Kinh Lăng Nghiêm Tam Muội – Quyển Thượng

Phật thuyết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh

Quyển Thượng

 

Hậu Tần Quy Tư quốc Tam Tạng Cưu-ma La-thập dịch

 

Như thị ngã văn. Nhất thời Phật tại Vương-Xá thành, Kì-xà-Quật sơn trung, dữ đại Tỳ-kheo tăng, tam vạn nhị thiên nhân câu. Bồ-Tát Ma-ha-tát, thất vạn nhị thiên.

Tôi nghe như vầy, một thời, Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá cùng với ba muôn hai nghìn vị Đại tỳ kheo tăng câu hội. Đại Bồ-tát có bảy muôn hai nghìn người, chúng đều quen biết.

 

Chúng sở tri thức đắc Đà-la-ni, thành tựu biện tài lạc thuyết vô tận, an trụ tam muội, nhi bất động chuyển, thiện năng liễu tri, vô tận chi tuệ. Đắc thâm pháp nhẫn, nhập thâm pháp môn, ư chư vô lượng, a-tăng-kỳ kiếp. Sở tu thiện Pháp, giai tất thành tựu, tồi phục chúng ma, hàng chư oán địch. Nhiếp thủ tối tôn, nghiêm tịnh Phật độ, hữu đại từ bi, chư tướng nghiêm thân, ư đại tinh tấn, đắc đáo bỉ ngạn. Thiện tri nhất thiết, ngôn từ phương tiện. Sở hạnh uy nghi, cụ túc thanh tịnh. Tất dĩ đắc trụ, tam giải thoát môn. Dĩ vô ngại trí, thông đạt tam thế, phát quyết định tâm, bất xả nhất thiết, ức niệm nghĩa thú, kham nhẫn trí tuệ, kỳ chư Bồ-tát, đức giai như thị.

Các ngài đắc đà-la-ni thành tựu biện tài nhạo thuyết vô tận, an trụ tam-muội mà chẳng động chuyển, có huệ vô tận khéo hay rõ biết, được pháp nhẫn sâu, vào pháp môn thâm diệu, ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp đã tu thành tựu các thiện pháp, bẻ dẹp chúng ma, hàng phục oán địch, nhiếp thủ Phật độ nghiêm tịnh hơn hết, có đại từ bi, có các tướng trang nghiêm sắc thân, nhờ đại tinh tấn được đến bờ kia, khéo biết tất cả ngôn từ phương tiện, oai nghi sở hành đầy đủ thanh tịnh, đều đã được trụ ba môn giải thoát, dùng trí vô ngại thông suốt ba thời, phát tâm quyết chẳng bỏ tất cả chúng sinh, nhớ nghĩ nghĩa lý, kham nhẫn trí huệ, đức của các vị Bồ-tát ấy đều như vậy.

 

Kỳ danh: Viết chuyển bất thoái pháp luân Bồ Tát. Phát tâm tức chuyển pháp luân Bồ-tát. Vô ngại chuyển pháp luân Bồ-tát. Ly cấu tịnh Bồ Tát. Trừ chư cái Bồ Tát. Thị tịnh uy nghi kiến giải ái hỉ Bồ Tát. Diệu tướng nghiêm Tịnh Vương ý Bồ Tát. Bất cuống nhất thiết chúng sanh Bồ Tát. Vô lượng công đức hải ý Bồ Tát. Chư căn thường định bất loạn Bồ Tát. Thật âm thanh Bồ Tát. Nhất thiết Thiên tán Bồ Tát. Đà-la-ni tự tại Vương Bồ Tát. Biện tài trang nghiêm Bồ Tát. Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử Bồ Tát. Di Lặc Bồ-tát. Tu Di Đảnh Vương Bồ Tát. Hải đức bảo nghiêm tịnh ý Bồ Tát. Đại nghiêm tịnh Bồ Tát. Đại tướng Bồ Tát. Quang tướng Bồ Tát. Quang đức Bồ Tát. Tịnh ý Bồ Tát. Hỉ Vương Bồ Tát. Kiên thế Bồ Tát. Kiên Ý Bồ Tát.

Tên của các ngài là: Bồ-tát Chuyển Bất Thoái Pháp Luân, Bồ-tát Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân, Bồ-tát Vô Ngại Chuyển Pháp Luân, Bồ-tát Ly Cấu Tịnh, Bồ-tát Trừ Chư Cái, Bồ-tát Thị Tịnh Oai Nghi Kiến Giai Ái Hỷ, Bồ-tát Diệu Tướng Nghiêm Tịnh Vương Ý, Bồ-tát Bất Cuống Nhất Thiết Chúng Sinh, Bồ-tát Vô Lượng Công Đức Hải Ý, Bồ-tát Chư Căn Thường Định Bất Loan, Bồ-tát Thật Âm Thanh, Bồ-tát Nhất Thiết Thiên Tán, Bồ-tát Đà-la-ni Tự Tại Vương, Bồ-tát Biện Tài Trang Nghiêm, Bồ-tát Pháp vương tử Văn-thù-sư -lợi, Bồ-tát Di Lặc, Bồ-tát Tu-di Đảnh Vương, Bồ-tát Hải Đức Bảo Nghiêm Tịnh Ý, Bồ-tát Đại Nghiêm Tịnh, Bồ-tát Đại Tướng, Bồ-tát Quang Tướng, Bồ-tát Quang Đức, Bồ-tát Tịnh Ý, Bồ-tát Hỷ Vương, Bồ-tát Kiên Thế, Bồ-tát Kiên Ý.

 

Như thị đẳng Bồ-Tát Ma-ha-tát, thất vạn nhị thiên nhân, cập tam thiên đại thiên thế giới sở hữu Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương, Tinh chư thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A-tu-la, Ca Lâu La, Khẩn-na-la, Ma hầu la, già nhân dữ phi nhân. Chúng sở tri thức đa chủng thiện căn, lạc đại pháp giả, giai lai tập hội.

Các vị Đại Bồ-tát như thế bảy muôn hai nghìn và trong tam thiên đại thiên thế giới được mọi người quen biết, có các Đế Thích, Phạm Vương, Hộ Thế thiên vương cùng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người cùng phi nhân. Phần đông đều vun trồng thiện căn, ưa thích pháp lớn đều đến tập họp.

 

Nhĩ thời Kiên Ý Bồ Tát, tại đại hội trung, tác thị niệm ngôn: Ngã ư kim giả, đương vấn Như Lai, dĩ thị sở vấn, dục thủ hộ Phật chủng, pháp chủng, tăng chủng, Lệnh chư ma cung, ẩn tế bất hiện, tồi phục tự đại, tăng thượng mạn giả, Vị chủng thiện căn giả, kim đương lệnh chủng. Dĩ chủng thiện căn giả, đương lệnh tăng trưởng. Nhược hữu vị phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm giả, đương lệnh phát tâm. Dĩ phát tâm giả, lệnh bất thoái chuyển. Dĩ bất thoái giả, đương lệnh tật đắc, A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Kế hữu sở đắc, trụ chư kiến giả. Giai tất lệnh phát, xả ly chi tâm. Lạc tiểu pháp giả lệnh, bất nghi đại pháp. Lạc đại pháp giả, lệnh sanh hoan hỉ.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý ở trong đại hội nghĩ rằng: “Tôi nay nên hỏi Như Lai, nhờ những câu hỏi này mà thủ hộ Phật chủng, Pháp chủng, Tăng chủng, khiến cho các cung ma ẩn khuất chẳng hiện, dẹp kẻ tự đại tăng thượng mạn, khiến cho người chưa vun trồng thiện căn nay sẽ vun trồng, người đã vun trồng thiện căn sẽ khiến cho thêm lớn. Nếu có người chưa phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác sẽ khiến phát tâm, người đã phát tâm khiến cho bất thoái chuyển. Người đã bất thoái chuyển sẽ khiến cho chóng đắc Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người chấp có sở đắc trụ nơi các kiến, đều khiến cho phát tâm lìa bỏ. Người thích pháp nhỏ, khiến cho chẳng thích pháp lớn. Người ưa pháp lớn, khiến sinh hoan hỷ”.

 

Tác thị niệm dĩ, tức tùng toạ khởi. Thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa. Hợp chưởng hướng Phật bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã kim dục ư Như Lai Pháp trung thiểu hữu sở vấn. Duy nguyện thính hứa.

Nghĩ như thế rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch y bày vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay hướng về Phật, bạch rằng: – Thế Tôn! Nay con ở trong pháp Như Lai có chút điều muốn thưa hỏi.

 

Phật cáo Kiên Ý: Tùy nhữ sở vấn. Ngô đương giải thuyết, lệnh nhữ hoan hỉ.

Phật hỏi Kiên Ý: Theo điều ông hỏi, ta sẽ giải nói khiến ông hoan hỷ.

 

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Pha hữu tam muội. Năng lệnh Bồ Tát tật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Thường đắc bất ly trị kiến chư Phật. Năng dĩ quang minh phổ chiếu thập phương. Đắc tự tại tuệ dĩ phá chư ma. Đắc tự tại trí. Hoạch tự nhiên trí. Đắc vô sanh trí. Năng bất tùy tha đắc. bất đoạn biện tài. Tận vị lai tế đắc như ý túc thọ vô lượng mạng. Lạc thanh văn giả thị Thanh văn thừa. Lạc Bích Chi Phật giả thị Bích Chi Phật thừa. Lạc Đại-Thừa giả vi thị Đại-Thừa. Thông đạt thanh văn Pháp nhi bất nhập Thanh văn đạo. Thông đạt Bích Chi Phật Pháp nhi bất nhập Bích Chi Phật đạo. Thông đạt Phật Pháp nhi bất tất cánh diệt tận.

Thế Tôn! Có tam-muội nào có năng lực khiến cho Bồ-tát đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thường được chẳng rời các đức Phật, có thể dùng ánh sáng soi khắp mười phương, được huệ tự tại để phá các ma, được trí tự tại, được trí tự nhiên, được trí vô sinh, chẳng do người khác mà được. Biện tài chẳng dứt, tận đến vị lai, được như ý túc, thọ vô lượng thân mạng; người thích Thanh văn thì thị hiện Thanh văn thừa, người thích Bích-chi-phật thì thị hiện Bích-chi-phật thừa, người thích Đại thừa thì thị hiện Đại thừa. Thông đạt pháp Thanh văn mà chẳng nhập vào đạo Thanh văn. Thông đạt pháp Bích-chi-phật mà chẳng nhập vào đạo Bích-chi-phật. Thông đạt pháp Phật mà chẳng rốt ráo diệt tận.

 

Thị hiện Thanh văn, hình sắc uy nghi, nhi nội bất ly, Phật Bồ-đề tâm. Thị hiện Bích Chi Phật, hình sắc uy nghi, nhi nội bất ly, Phật đại bi tâm. Dĩ như huyễn tam muội lực, thị hiện Như Lai, hình sắc uy nghi. Dĩ thiện căn lực, thị hiện tại ư, Đâu suất thiên thượng. Hiện thọ hậu thân, nhập ư bào thai, sơ sanh xuất gia, tọa Phật đạo tràng. Dĩ thâm tuệ lực, hiện chuyển pháp luân. Dĩ phương tiện lực, hiện nhập Niết Bàn. Dĩ tam muội lực, hiện phần xá lợi. Dĩ ản nguyện lực, hiện pháp diệt tận.

Thị hiện hình sắc oai nghi Thanh văn mà bên trong chẳng lìa tâm Phật bồ-đề. Thị hiện hình sắc oai nghi Bích-chi-phật mà bên trong chẳng lìa tâm Phật đại bi. Dùng sức Như Huyễn tam-muội thị hiện hình sắc oai nghi Như Lai. Dùng sức thiện căn thị hiện ở trên cung trời Đâu-suất, thị hiện thọ thân sau bằng cách vào bào thai, sơ sinh, xuất gia, ngồi đạo tràng thành Phật. Dùng sức huệ sâu thị hiện chuyển pháp luân. Dùng sức phương tiện thị hiện nhập Niết-bàn. Dùng sức tam-muội thị hiện phân chia xá-lợi. Dùng sức bản nguyện thị hiện pháp diệt tận.

 

Duy nhiên Thế Tôn! hành hà tam muội, năng lệnh Bồ Tát, thị hiện như thị, chư công đức sự, nhi bất tất cánh, nhập ư Niết-Bàn.

Bạch đức Thế Tôn! Từ tam-muội nào có năng lực khiến cho Bồ-tát thị hiện các việc công đức như thế mà chẳng rốt ráo nhập niết-bàn.

 

Phật cáo Kiên Ý Bồ Tát ngôn: Thiện tai thiện tai! Kiên Ý! Năng vấn Như Lai, như thị chi nghĩa. Đương tri nhữ năng, đa sở nhiêu ích, an lạc chúng sanh. Liên mẫn thế gian, lợi an Thiên Nhân, kim thế hậu thế, Bồ Tát mông ích. Đương tri nhữ dĩ, thâm chủng thiện căn, cúng dường thân cận, quá khứ vô lượng, bách thiên ức Phật, biến hàng chư đạ,o hàng ma oán địch, ư Phật Pháp trung, đắc tự tại trí, giáo hóa thủ hộ, chư Bồ-tát chúng. Dĩ tri nhất thiết, chư Phật Pháp tạng, tằng ư hằng hà, sa đẳng Phật sở, thành tựu vấn đáp.

Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Lành thay, lành thay! Kiên Ý hỏi được Như Lai những nghĩa như thế, phải biết là ông đã đem lại nhiều lợi ích an vui chúng sinh, thương xót thế gian làm lợi lạc trời, người và Bồ-tát đời này, đời sau đều được lợi ích. Phải biết ông đã trồng sâu thiện căn gần gũi cúng dường vô lượng trăm nghìn ức Phật đời quá khứ, đi khắp các đường, hàng phục oán địch, ở trong Phật pháp được trí tự tại giáo hóa, thủ hộ các chúng Bồ-tát, ông đã biết pháp tạng của tất cả chư Phật, ông từng ở chỗ Hằng hà sa các đức Phật thành tựu vấn đáp.

 

Kiên Ý! Như Lai ư thử, chúng hội chi trung, bất kiến thiên long, dạ xoa, Càn thát bà, cập chư Thanh văn, cầu Bích Chi Phật giả, năng tác thị vấn. Duy hữu nhữ đẳng, đại trang nghiêm giả, nãi năng khải phát, như thị chi vấn. Nhữ kim đế thính, thiện tư niệm chi, ngô đương vi nhữ, chư Bồ-tát thành tựu tam muội, đắc thị công đức, phục qua ư thử.

Này Kiên Ý! Như Lai ở trong chúng hội này chẳng thấy Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà và các Thanh văn, Bích-chi-phật có thể hỏi như thế. Chỉ có người đại trang nghiêm như ông mới có thể mở lời hỏi như thế. Ông hãy lắng nghe, ta sẽ nói cho ông nghe. Các Bồ-tát thành tựu tam-muội được công đức này rất là vĩ đại.

 

Kiên Ý bạch Phật ngôn: Nguyện lạc dục văn.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Con xin nguyện lắng nghe.

 

Phật cáo Kiên Ý: Hữu tam muội danh, Thủ Lăng Nghiêm, nhược hữu Bồ Tát, đắc thị tam muội. Như nhữ sở vấn, giai năng thị hiện, ư Bát Niết Bàn, nhi bất vĩnh diệt. Thị chư hình sắc, nhi bất hoại sắc tướng. biến du nhất thiết, chư Phật quốc độ, nhi ư quốc độ, vô sở phân biệt. Tất năng đắc trị, nhất thiết chư Phật, nhi bất phân biệt, bình đẳng pháp tánh. Thị hiện biến hành, nhất thiết chư hạnh, nhi năng thiện tri, chư hạnh thanh tịnh. Ư chư Thiên Nhân, tối tôn tối thượng, nhi bất tự cao, kiêu mạn phóng dật.

Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Có tam-muội tên Thủ-lăng-nghiêm nếu có Bồ-tát đắc tam-muội này, như lời ông hỏi, đều hay thị hiện bát-niết-bàn mà chẳng hằng diệt, thị hiện các hình sắc mà chẳng hoại sắc tướng, đi khắp tất cả cõi nước của các đức Phật mà đối với cõi nước không có phân biệt, đều hay gặp tất cả chư Phật mà chẳng phân biệt pháp tánh bình đẳng, thị hiện tu tập khắp tất cả các hạnh mà hay khéo biết các hạnh thanh tịnh, là bậc tối tôn tối thượng trong trời, người mà chẳng tự cao, ngã mạn buông lung.

 

Hiện hành nhất thiết, ma tự tại lực, nhi bất y y, ma sở hạnh sự. Biến hành nhất thiết, tam giới chi trung, nhi ư Pháp tướng, vô sở động chuyển. Thị hiện biến sanh, chư thú đạo trung, nhi bất phân biệt, hữu chư đạo tướng. Thiện năng giải thuyết, nhất thiết pháp cú. Dĩ chư ngôn từ, khai thị kỳ nghĩa, nhi tri văn tự, nhập bình đẳng tướng, ư chư ngôn từ, vô sở phân biệt. Thường tại Thiền định, nhi hiện hóa chúng sanh. Hành ư tận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, nhi thuyết chư pháp, hữu sanh diệt tướng, độc bộ vô úy, do như sư tử.

Thị hiện làm tất cả các sức tự tại của ma mà chẳng nương tựa vào việc làm của ma. Đi khắp trong tất cả ba cõi mà đối với pháp tướng không bị động chuyển. Thị hiện sinh vào khắp các đường ác mà chẳng phân biệt có tướng các đường. Khéo hay giải nói tất cả pháp cú, dùng các ngôn từ khai thị nghĩa ấy mà biết văn tự nhập vào tướng bình đẳng, không có phân biệt đối với các ngôn từ. Thường tại thiền định mà thị hiện giáo hóa chúng sinh. Thực hành tận nhẫn, vô sinh pháp nhẫn mà thuyết các pháp có tướng sinh diệt, đi một mình không sợ hãi giống như sư tử.

 

Nhĩ thời, hội trung chư Thích Phạm, Hộ thế Thiên Vương, nhất thiết Đại chúng, giai tác thị niệm: Ngã đẳng do thượng, vị tằng văn thị, tam muội danh tự., hà huống đắc văn, giải thuyết kỳ nghĩa. Kim lai kiến Phật, khoái đắc thiện lợi, giai cộng đắc văn, thuyết Thủ Lăng Nghiêm, tam muội danh tự. Nhược thiện nam tử, thiện nữ, nhân cầu Phật đạo, văn Thủ Lăng Nghiêm, tam muội nghĩa thú, tín giải bất nghi. Đương tri thị nhân, tất ư Phật đạo, bất phục thoái chuyển, hà huống tín dĩ, thọ trì đọc tụng, vi tha nhân thuyết, như thuyết tu hành.

Bây giờ, trong hội chúng các Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương, tất cả đại chúng đều nghĩ thế này: “Chúng ta còn chưa từng nghe danh tự của tam muội này, huống là được nghe giải nói về nghĩa ấy. Nay đến thấy Phật, mau được lợi lành và cũng được nghe nói về danh tự Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, người cầu Phật đạo nghe nghĩa lý Thủ-lăng nghiêm tam-muội mà tin hiểu chẳng nghi, phải biết người này ắt chẳng còn thoái chuyển nơi Phật đạo, hà huống tin rồi thọ trì, đọc tụng, vì người khác nói, y theo lời dạy tu hành”.

 

Thời chư Thích Phạm, Hộ thế Thiên Vương, giai tác thị niệm: Ngã đẳng kim đương, vi Phật Như Lai, phu sư tử tọa, chánh Pháp tọa, Đại thượng nhân tọa, đại trang nghiêm tọa, đại chuyển pháp luân tọa, đương lệnh Như Lai, ư ngã thử tọa, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Thị trung nhân nhân, các các tự vị, Duy ngã vi Phật, phu sư tử tọa, dư nhân bất năng.

Lúc ấy, các vị Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương đều nghĩ rằng: “Chúng ta hôm nay nên vì đức Phật Như Lai mà trải tòa sư tử, tòa chánh pháp, tòa đại thượng nhân, tòa đại trang nghiêm, tòa đại chuyển pháp luân để Như Lai ngồi trên các tòa này của chúng ta nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội”. Mỗi người trong ấy đều tự nói: “Chỉ có tôi vì Phật trải tòa sư tử, còn người khác chẳng thể trải”.

 

Nhĩ thời,Thích Phạm, Hộ thế Thiên Vương, các vi Như Lai, phu sư tử tọa, trang hiệu thanh tịnh, đoan nghiêm cao hiển. Vô lượng bảo y, dĩ phu kỳ thượng, tất giai trương thí, chúng diệu bảo cái. Hựu dĩ chúng bảo, nhi vi lan thuẫn, ư tọa tả hữu, vô lượng bảo thụ, chi diệp gian thác, hành liệt tướng đương, thùy chư tràng phan, trương đại bảo trương. Chúng bảo giao lạc, huyền chư bảo linh, chúng diệu tạp hoa, dĩ tán kỳ thượng, chư thiên tạp hương, thiêu dĩ huân chi. Kim ngân chúng bảo, quang minh gian thác, chủng chủng nghiêm tịnh, mị bất cụ hữu. Tu du chi gian, ư Như Lai tiền, hữu bát vạn tứ, thiên ức na-do-tha, bảo sư tử tọa, tất ư chúng hội, vô sở phương ngại.

Bấy giờ, Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương, mỗi vị đều vì Như Lai trải tòa sư tử trang sức đẹp đẽ thanh tịnh cao rộng, dùng vô lượng y báu trải lên trên, mỗi tòa đều có giăng bảo cái làm bằng các thứ báu, lại dùng các thứ báu làm lan can, ở hai bên tòa có vô lượng cây báu nhánh lá cân đối nhau thòng các tràng phan, buông rũ các màn báu lớn. Các dây kết bằng nhiều chất báu xen nhau treo các chuông báu, dùng các thứ hoa đẹp rải lên trên tòa, dùng các thứ hương trời đốt xông tòa ấy. Ánh sáng của vàng bạc và các thứ châu báu xen nhau, các thứ nghiêm tịnh thảy đều có đủ. Trong khoảnh khắc ở trước Như Lai có tám muôn bốn nghìn ức na-do-tha tòa sư tử báu, nhưng ở trong chúng hội không bị chướng ngại.

 

Nhất nhất Thiên Tử, bất kiến dư tọa, các tác thị niệm: Ngã độc vi Phật, phu sư tử tọa, Phật đương ư ngã, sở phu tọa thượng, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Mỗi vị thiên tử chẳng thấy tòa khác, mỗi vị đều nghĩ rằng: “Chỉ có một mình tôi vì Phật trải tòa sư tử, Phật sẽ ngồi trên tòa của tôi mà nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội”.

 

Thời, chư Thích Phạm, Hộ thế Thiên Vương, phu tọa dĩ cánh, các bạch Phật ngôn. Duy nguyện Như Lai, tọa ngã tọa thượng, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Lúc Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương trải tòa xong, mỗi vị đều bạch Phật: Cúi xin đức Như Lai ngồi trên tòa của con nói Thủ-lăng-nghiêm tam muội.

 

Tức thời Thế Tôn, hiện đại thần lực. biến tọa bát vạn, tứ thiên ức na-do-tha, sư tử tọa thượng.

Tức thì đức Thế Tôn hiện sức thần lớn ngồi khắp trên tám muôn bốn nghìn ức na-do-tha tòa sư tử.

 

Chư Thiên các các, kiến Phật tọa kỳ, sở phu tọa thượng, bất kiến dư tọa.

Chư thiên mỗi vị, đều thấy Phật ngồi trên tòa của mình mà chẳng thấy tòa khác.

 

Hữu nhất Đế Thích, ngữ dư thích ngôn: Nhữ quán Như Lai, tọa ngã tọa thượng.

Có một vị Đế Thích nói với vị Đế Thích khác: “Ông xem đức Như Lai ngồi trên tòa của tôi”.

 

Như thị Thích Phạm, Hộ thế Thiên Vương, các tướng vị ngôn: Nhữ quán Như Lai, tọa ngã tọa thượng.

Cũng vậy, các vị Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương đều nói với nhau rằng: “Ông xem đức Như Lai ngồi trên tòa của tôi”.

 

Hữu nhất thích ngôn: Như Lai kim giả, đãn tọa ngã tọa, bất tại nhữ tọa.

Có một vị Đế Thích nói: “Đức Như Lai hôm nay chỉ ngồi trên tòa của tôi, chẳng ngồi tòa của các ông”.

 

Nhĩ thời Như Lai, dĩ chư Thích Phạm, Hộ thế Thiên Vương, tú duyên ưng độ. Hựu dục thiểu hiện, Thủ Lăng Nghiêm tam muội thế lực, diệc vi thành tựu, Đại-Thừa hạnh cố, lệnh chư chúng hội, giai kiến Như Lai, biến tại bát vạn, tứ thiên ức na-do-tha, bảo sư tử tọa.

Bấy giờ, đức Như Lai biết túc duyên của các Thiên, Phạm, Hộ Thế thiên vương đáng độ, lại muốn hiện chút ít thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, cũng vì thành tựu hạnh Đại thừa nên khiến các chúng hội đều thấy Như Lai ngồi khắp hết tám muôn bốn nghìn ức na-do-tha tòa sư tử báu.

 

Nhất thiết đại chúng, giai đại hoan hỉ, đắc vị tằng hữu, các tùng tọa khởi, hợp chưởng lễ Phật, hàm tác thị ngôn: Thiện tai Thế Tôn! Uy thần vô lượng, lệnh chư Thiên Tử, các mãn sở nguyện.

Tất cả đại chúng đều rất vui mừng được điều chưa từng có, mỗi người đều từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay lễ Phật và nói: “Lành thay! Thế Tôn oai thần vô lượng khiến các thiên tử đều mãn sở nguyện”.

 

Kỳ chư Thiên Tử, sở vị Như Lai, thí thiết tọa giả, kiến Phật thần lực, giai phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm. Câu bạch Phật ngôn:

Các vị thiên tử trải tòa dâng cúng Như Lai, thấy thần lực của Phật, đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và bạch Phật rằng:

 

Thế Tôn! Ngã đẳng vi dục, cúng dường Như Lai, diệt trừ nhất thiết, chúng sanh khổ não, thủ hộ chánh pháp, bất đoạn Phật chủng. Thị cố giai phát, a nậu đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm. Nguyện lệnh ngã đẳng, ư vị lai thế, tác Phật như thị, uy thần chi lực, như kim Như Lai, sở tác biến hiện.

Thế Tôn! Chúng con vì muốn cúng dường Như Lai để diệt trừ khổ não cho tất cả chúng sinh, gìn giữ chánh pháp, chẳng đoạn dứt dòng giống Phật, thế nên đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nguyện cho chúng con ở đời vị lai trụ sức oai thần như vậy của Phật, như sự biến hiện của đức Như Lai đã làm hôm nay.

 

Nhĩ thời Phật tán, chư Thiên Tử ngôn: Thiện tai thiện tai! Như nhữ sở thuyết, vi dục lợi ích, nhất thiết chúng sanh, phát a nậu đa la, tam miệu tam Bồ-Đề tâm, thị vị đệ nhất, cúng dường Như Lai.

Bấy giờ, Phật khen các thiên tử: Lành thay, lành thay! Như lời ông nói, vì muốn lợi ích tất cả chúng sinh nên các ông phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ấy là đệ nhất cúng dường Như Lai.

 

Thời phạm chúng trung, hữu nhất Phạm Vương, danh viết đẳng hạnh, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! hà đẳng Như Lai, vi thị chân thật. Ngã tọa thượng thị, dư tọa thượng thị ?

Lúc ấy, trong chúng Phạm thiên có một vị Phạm vương tên là Đẳng Hạnh bạch Phật: Thế Tôn! Đức Như Lai nào là thật? Vị ngồi trên tòa con là thật hay ngồi trên tòa khác là thật?

 

Phật cáo Đẳng Hạnh: Nhất thiết chư pháp, giai không như huyễn, tùng hòa hợp hữu, vô hữu tác giả, giai tùng ức tưởng, phân biệt nhi khởi, vô hữu chủ cố, tùy ý nhi xuất.

Phật bảo Đẳng Hạnh: Tất cả các pháp đều không, như huyễn, từ hòa hợp có, không có tác giả, đều từ ức tưởng phân biệt mà khởi, không có chủ cho nên tùy ý mà xuất hiện.

 

Thị chư Như Lai, giai thị chân thật. Vân hà vi thật?

Các đức Như Lai ấy đều thật. Tại sao đều thật?

 

Thị chư Như Lai, bổn tự bất sanh, thị cố vi thật. Thị chư Như Lai, kim hậu diệc vô, thị cố vi thật. Thị chư Như Lai, phi tứ đại nhiếp, thị cố vi thật. Chư uẩn nhập giới, giai sở bất nhiếp, thị cố vi thật. Thị chư Như Lai, như tiên trung hậu, đẳng vô sái biệt, thị cố vi thật.

Các đức Như Lai ấy vốn tự chẳng sinh thế nên thật. Các đức Như Lai ấy hiện tại và về sau cũng không diệt thế nên thật. Các đức Như Lai ấy chẳng phải thuộc bốn đại thế nên thật, đều chẳng thuộc về các ấm nhập, giới, thế nên thật. Các đức Như Lai ấy trước giữa và sau bình đẳng không sai biệt thế nên thật.

 

Phạm Vương! Thị chư Như Lai, đẳng vô sái biệt. Sở dĩ giả hà?

Này Phạm vương! Các đức Như Lai ấy bình đẳng không sai biệt. Vì sao?

 

Thị chư Như Lai, dĩ sắc như cố đẳng, dĩ thọ tưởng hành, thức như cố đẳng, dĩ thị cố đẳng. Thị chư Như Lai, dĩ quá khứ thế, như cố đẳng, dĩ vị lai thế, như cố đẳng. Dĩ hiện tại thế như cố đẳng. Dĩ như huyễn Pháp, cố đẳng. Dĩ như ảnh Pháp, cố đẳng. Dĩ vô sở hữu Pháp, cố đẳng. Dĩ vô sở tòng lai, vô sở tùng khứ, cố đẳng. Thị cố Như Lai, danh vi bình đẳng. Như nhất thiết pháp đẳng. Thị chư Như Lai, diệc phục như thị. Như nhất thiết chúng sanh đẳng, thị chư Như Lai, diệc phục như thị. Như chư nhất thiết thế gian Phật đẳng, thị chư Như Lai, diệc phục như thị. Như nhất thiết thế gian đẳng, thị chư Như Lai, diệc phục như thị, thị cố chư Phật, danh vi bình đẳng.

Các đức Như Lai ấy vì sắc Như nên bình đẳng; vì thọ, tưởng, hành, thức cũng điều là bình đẳng. Các đức Như Lai trong quá khứ đều bình đẳng tánh. Trong đời vị lai đều bình đẳng tánh, và đời hiện tại đều bình đẳng tánh. Vì pháp như huyễn nên bình đẳng, vì pháp như bóng nên bình đẳng, vì pháp vô sở hữu nên bình đẳng, vì không từ đâu đến cũng không đi về đâu nên bình đẳng. Thế nên Như Lai được gọi là bình đẳng. Như tất cả pháp bình đẳng, các đức Như Lai ấy cũng lại như vậy. Như tất cả chúng sinh bình đẳng, các đức Như Lai ấy cũng lại như vậy. Như tất cả thế giới bình đẳng, các đức Như Lai ấy cũng lại như vậy. Thế nên chư Phật được gọi là bình đẳng. Thế nên chư Phật, gọi là bình đẳng.

 

Phạm Vương! Thị chư Như Lai, bất quá nhất thiết, chư pháp như cố, danh vi bình đẳng.

Này Phạm vương! Vì các đức Như Lai ấy chẳng vượt qua tất cả các pháp Như, nên gọi là bình đẳng.

 

Phạm Vương đương tri: Như Lai tất tri, nhất thiết chư pháp, như thị bình đẳng. Thị cố Như Lai, ư nhất thiết Pháp, danh vi bình đẳng.

Phạm vương nên biết: Như Lai biết hết tất cả các pháp bình đẳng như vậy, thế nên Như Lai đối với tất cả pháp gọi là bình đẳng.

 

Đẳng Hạnh Phạm Vương bạch Phật ngôn: Vị tằng hữu dã. Thế Tôn! Như Lai đắc thị, chư pháp đẳng dĩ, dĩ diệu sắc thân, thị hiện chúng sanh.

Phạm vương Đẳng Hạnh bạch Phật: Chưa từng có vậy! Thế Tôn! Như Lai đắc các pháp bình đẳng này rồi dùng sắc thân vi diệu thị hiện độ chúng sinh.

 

Phật ngôn: Phạm Vương! Thị giai Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Bổn hành thế lực, chi sở trí dã. Dĩ thị sự cố, Như Lai đắc thử, chư Pháp đẳng dĩ, dĩ diệu sắc thân, thị hiện chúng sanh.

Phật nói: Này Phạm vương! Đó đều do thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội làm ra. Do vì việc này nên Như Lai đắc các pháp bình đẳng này rồi, dùng sắc thân vi diệu thị hiện độ chúng sinh.

 

Thuyết thị pháp thời, đẳng Hạnh Phạm Vương, cập vạn Phạm Thiên, ư chư pháp trung, đắc nhu thuận nhẫn. Nhĩ thời Như Lai, hoàn nhiếp thần lực. Chư Phật cập tọa, giai bất phục hiện. Nhất thiết chúng hội, duy kiến nhất Phật.

Lúc Phật nói pháp này, Phạm vương Đẳng Hạnh và một muôn Phạm thiên ở trong các pháp đắc nhu thuận nhẫn. Bấy giờ, Như Lai thu nhiếp thần lực lại, các đức Phật và tòa đều ẩn mất, tất cả chúng hội chỉ thấy một đức Phật.

 

Nhĩ thời Phật cáo, Kiên Ý Bồ Tát: Thủ Lăng Nghiêm tam muội, phi sơ địa nhị, địa tam địa tứ, địa ngũ địa lục, địa thất địa bát, địa cửu địa Bồ Tát, chi sở năng đắc. Duy hữu trụ tại, thập địa Bồ-tát, nãi năng đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng phải hàng Bồ-tát sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa, lục địa, thất địa, bát địa, cửu địa có thể đắc. Chỉ có Bồ-tát sau khi trụ thập địa mới có thể đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Hà đẳng thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội?

Những gì là Thủ-lăng-nghiêm tam-muội?

 

  1. Vị tu trì tâm, do như hư không .
  2. Quan sát hiện tại, chúng sanh chư tâm.
  3. Phân biệt chúng sanh, chư căn lợi độn.
  4. Quyết định liễu tri, chúng sanh nhân quả.
  5. Ư chư nghiệp trung, tri vô nghiệp báo.

– Tu trị tâm giống như hư không.
– Quán sát các tâm chúng sinh hiện tại.
– Phân biệt các căn lợi độn của chúng sinh.
– Quyết định biết rõ nhân quả của chúng sinh.
– Ở trong các nghiệp, biết không có nghiệp báo.

 

  1. Nhập chủng chủng lạc, dục nhập dĩ bất vong.
  2. Hiện tri vô lượng, chủng chủng chư tánh.
  3. Thường năng du hí, hoa âm tam muội, năng thị chúng sanh, kim cương tâm tam muội, nhất thiết Thiền định, tự tại tùy ý.
  4. Phổ quán nhất thiết, sở chí chư đạo.
  5. Ư tú mạng trí, đắc vô sở ngại.

– Nhập vào các sở nguyện, nhập vào rồi chẳng quên.
– Hiện biết vô lượng các thứ tính.
– Thường hay du hý Hoa Âm tam-muội có năng lực chỉ dạy cho chúng sinh Kim Cang tâm tam-muội, tất cả thiền định tự tại tùy ý.
– Quán khắp tất cả chỗ đến các đường thọ sinh.
– Đối với túc mạng trí được không bị chướng ngại.

 

  1. Thiên nhãn vô chướng.
  2. Đắc lậu tận trí, phi thời bất chứng.
  3. Ư sắc vô sắc, đắc đẳng nhập trí .
  4. Ư nhất thiết sắc, thị hiện du hí.
  5. Tri chư âm thanh, do như hưởng tướng.

– Thiên nhãn không chướng ngại.
– Đắc lậu tận trí, phi thời chẳng chứng.
– Đối với sắc, vô sắc, đắc trí đẳng nhập.
– Thị hiện du hý nơi tất cả sắc.
– Biết các âm thanh như là tiếng vang.

 

  1. Thuận nhập niệm tuệ.
  2. Năng dĩ thiện ngôn, duyệt khả chúng sanh.
  3. Tùy ưng thuyết Pháp.
  4. Tri thời phi thời.
  5. Năng chuyển chư căn.

– Tùy thuận nhập vào niệm huệ.
– Hay dùng lời lành làm vui chúng sinh đáng độ.
– Tùy loại thuyết pháp.
– Biết thời, phi thời.
– Hay chuyển các căn cơ.

 

  1. Thuyết Pháp bất hư .
  2. Thuận nhập chân tế .
  3. Thiện năng nhiếp phục, chúng sanh chi loại .
  4. Tất năng cụ túc, chư Ba-la-mật .
  5. Uy nghi tiến chỉ, vị tằng hữu dị.

– Thuyết pháp chẳng hư luống.
– Thuận nhập chân đế.
– Khéo hay nhiếp phục các loại chúng sinh.
– Có năng lực đầy đủ các ba-la-mật.
– Oai nghi cử chỉ chưa từng có khác.

 

  1. Phá chư ức tưởng, hư vọng phân biệt.
  2. Bất hoại pháp tánh, tận kỳ biên tế
  3. Nhất thời hiện thân, trụ nhất thiết Phật sở.
  4. Năng trì nhất thiết, Phật sở thuyết pháp.
  5. Phổ ư nhất thiết, chư thế gian trung, tự tại biến thân, do như ảnh hiện.

– Phá các ức tưởng phân biệt hư vọng.
– Chẳng hoại pháp tính, cùng tận bờ mé.
– Đồng thời hiện thân ở chỗ tất cả Phật.
– Hay hộ trì pháp của tất cả Phật thuyết.
– Tự tại biến hiện thân khắp trong thế gian giống như bóng hiện.

 

  1. Thiện thuyết chư thừa, độ thoát chúng sanh, thường năng hộ trì, Tam Bảo bất tuyệt.
  2. Phát đại trang nghiêm, tận vị lai tế, nhi tâm vị tằng, hữu bì quyền tưởng.
  3. Phổ ư nhất thiết, chư sở sanh xứ, thường năng hiện thân, tùy thời bất tuyệt.
  4. Ư chư sanh xứ, thị hữu sở tác
  5. Thiện năng thành tựu, nhất thiết chúng sanh

– Khéo hay nói các thừa độ thoát chúng sinh, thường hay hộ trì tam bảo chẳng dứt,
– Hay ở hiện đời phát tâm đại trang nghiêm tận đến vị lai mà tâm chưa từng chán nản.
– Tùy thời chẳng ngừng thường hiện thân sinh ra khắp tất cả chỗ.
– Ở các chỗ sinh thị hiện có sở tác.
– Khéo hay thành tựu tất cả chúng sinh.

 

  1. Thiện năng thức tri, nhất thiết chúng sanh
  2. Nhất thiết nhị thừa, bất năng trắc lượng
  3. Thiện năng cụ tri, chư âm thanh phần
  4. Năng sử nhất thiết, chư pháp sí thịnh
  5. Năng sử nhất kiếp, tác a-tăng-kì kiếp

– Khéo hay biết rõ tất cả chúng sinh.
– Tất cả Nhị thừa chẳng thể đo lường.
– Khéo hay biết đủ các thứ âm thanh.
– Hay khiến tất cả các pháp xí thạnh.
– Hay khiến một kiếp thành a-tăng-kỳ kiếp.

 

  1. A-tăng-kì kiếp, sử tác nhất kiếp
  2. Năng sử nhất quốc, nhập a-tăng-kì quốc
  3. A-tăng-kì quốc, sử nhập nhất quốc
  4. Vô lượng Phật quốc, nhập nhất mao khổng
  5. Nhất thiết chúng sanh, thị nhập nhất thân

– A-tăng-kỳ kiếp làm thành một kiếp.
– Hay khiến một cõi nước nhập vào a-tăng-kỳ cõi nước.
– A-tăng-kỳ cõi nước nhập vào một cõi nước.
– Vô lượng cõi Phật nhập vào một lỗ chân lông.
– Tất cả chúng sinh thị hiện nhập vào một thân.

 

  1. Liễu chư Phật thổ, đồng như hư không
  2. Thân năng biến chí, vô dư Phật thổ
  3. Sử nhất thiết thân, nhập ư pháp tánh, giai sử vô thân
  4. Nhất thiết pháp tánh, thông đạt vô tướng
  5. Thiện năng liễu tri, nhất thiết phương tiện

– Rõ biết các cõi Phật đồng như hư không.
– Thân hay đến khắp hết thảy cõi Phật.
– Khiến tất cả thân nhập vào pháp tính, đều khiến không có thân.
– Tất cả pháp tính thông đạt vô tướng.
– Khéo hay rõ biết tất cả phương tiện.

 

  1. Nhất âm sở thuyết, tất năng thông đạt, nhất thiết pháp tánh
  2. Diễn thuyết nhất cú, năng chí vô lượng, a-tăng-kì kiếp
  3. Thiện quán nhất thiết, pháp môn sái biệt
  4. Tri thiện đồng dị, lược quảng thuyết Pháp
  5. Thiện tri xuất qua, nhất thiết ma đạo

– Một lời nói ra đều hay thông đạt tất cả pháp tính.
– Diễn nói một câu hay đến vô lượng a-tăng-kỳ kiếp.
– Khéo quán tất cả pháp môn sai biệt.
– Khéo biết sự thuyết pháp đồng, khác, rộng, hẹp.
– Khéo biết vượt qua tất cả ma đạo.

 

  1. Phóng đại phương tiện, trí tuệ quang minh
  2. Thân khẩu ý nghiệp, trí tuệ vi thủ
  3. Vô hành thần thông, thường hiện tại tiền
  4. Dĩ tứ vô ngại trí, năng lệnh nhất thiết, chúng sanh hoan hỉ
  5. Hiện thần thông lực, thông nhất thiết pháp tánh

– Phóng ánh sáng trí huệ phương tiện lớn.
– Thân, miệng, ý nghiệp, lấy trí huệ làm đầu.
– Thần thông vô hành thường hiện tiền.
– Dùng bốn trí vô ngại hay khiến tất cả chúng sinh hoan hỷ.
– Hiện sức thần thông thông tất cả pháp tính.

 

  1. Năng dĩ nhiếp Pháp, phổ nhiếp chúng sanh
  2. Giải chư thế gian, chúng sanh ngữ ngôn
  3. Ư như huyễn Pháp, vô hữu sở nghi
  4. Nhất thiết sanh xứ, biến năng tự tại
  5. Sở tu chi vật, tùy ý vô phạp

– Hay dùng nhiếp pháp nhiếp khắp chúng sinh.
– Hiểu ngữ ngôn của chúng sinh trong các thế gian.
– Không có nghi ngờ đối với pháp như huyễn.
– Tất cả chỗ sinh đều hay tự tại.
– Các vật cần dùng tùy ý không thiếu.

 

  1. Tự tại thị hiện, nhất thiết chúng sanh
  2. Ư thiện ác giả, giai đồng phước điền
  3. Đắc nhập nhất thiết, Bồ Tát mật pháp
  4. Thường phóng quang chiếu, vô dư thế giới
  5. Kỳ trí thâm viễn, vô năng trắc giả

– Tự tại thị hiện tất cả chúng sinh.
– Đối với người thiện, kẻ ác đều đồng là phước điền.
– Được nhập vào tất cả pháp sâu kín của Bồ-tát.
– Thường phóng ánh sáng soi khắp các thế giới.
– Trí sâu xa không ai có thể lường.

 

  1. Kỳ tâm do như, địa thủy hỏa phong
  2. Thiện ư chư Pháp, chương cú ngôn từ, nhi chuyển pháp luân
  3. Ư Như Lai địa, vô sở chướng ngại
  4. Tự nhiên nhi đắc, Vô sanh Pháp nhẫn
  5. Đắc như thật tâm, chư phiền não cấu, sở bất năng ô

– Tâm giống như đất, nước, lửa, gió.
– Khéo đối với các pháp chương cú, ngôn từ mà chuyển pháp luân.
– Đối với Như Lai địa không bị chướng ngại.
– Tự nhiên mà đắc vô sinh pháp nhẫn.
– Được tâm như thật, các cấu phiền não chẳng thể làm nhơ.

 

  1. Sử nhất thiết thủy, nhập nhất mao khổng, bất nhiêu thủy tánh
  2. Tu tập vô lượng, phước đức thiện căn
  3. Thiện tri nhất thiết, phương tiện hồi hướng
  4. Thiện năng biến hóa, biến hành nhất thiết, chư Bồ-tát hạnh
  5. Phật nhất thiết pháp, tâm đắc an ổn

– Khiến tất cả nước nhập vào lỗ chân lông, mà chẳng quấy nhiễu tính nước.
– Tu tập vô lượng phước đức thiện căn.
– Khéo biết tất cả phương tiện hồi hướng.
– Khéo hay biến hóa làm khắp tất cả các hạnh Bồ-tát.
– Tất cả pháp Phật, tâm được an ổn.

 

  1. Dĩ đắc xả ly, tú nghiệp bản thân
  2. Năng nhập chư Phật, bí mật Pháp tạng
  3. Thị hiện tự tại, du hí chư dục
  4. Văn vô lượng pháp, cụ túc năng trì
  5. Cầu nhất thiết pháp, tâm vô yếm túc

– Đã được lìa bỏ bản thân của túc nghiệp.
– Hay nhập vào tạng bí mật của chư Phật.
– Thị hiện tự tại du hý các dục.
– Nghe vô lượng pháp mà đều có khả năng thọ trì đầy đủ.
– Cầu tất cả pháp, tâm không biết chán, không biết đủ.

 

  1. Thuận chư thế Pháp, nhi bất nhiễm ô
  2. Ư vô lượng kiếp, vi nhân thuyết Pháp, giai lệnh vị như, tùng đán chí thực
  3. Thị hiện chủng chủng, lung tàn bả kiển, lung manh âm ngọng, dĩ hóa chúng sanh
  4. Bách thiên mật tích, Kim Cương lực sĩ, thường tùy hộ thị
  5. Tự nhiên năng quán, tri chư Phật đạo

– Thuận các thế pháp, tâm không biết chán, không biết đủ.
– Trong vô lượng kiếp vì người thuyết pháp nhưng khiến cho họ thấy là trong thời gian rất ngắn như từ sáng sớm đến bữa ăn.
– Thị hiện các thứ khuyết tật như què chân, điếc, đui, câm, ngọng để hóa độ chúng sinh.
– Trăm nghìn lực sĩ Kim Cang Mật Tích thường theo bảo hộ.
– Tự nhiên hay xét biết các Phật đạo.

 

  1. Năng ư nhất niệm, thị thọ vô lượng, vô số kiếp thọ
  2. Hiện hành nhất thiết, nhị thừa nghi Pháp, nhi nội bất xả, chư Bồ-tát hạnh
  3. Kỳ tâm thiện tịch, không vô hữu tướng
  4. Ư chúng kĩ nhạc, hiện tự ngu lạc, nhi nội bất xả, niệm Phật tam muội
  5. Nhược kiến nhược văn, cập xúc cộng trụ, giai năng thành tựu, vô lượng chúng sanh

– Có thể ở trong một niệm thị hiện tuổi thọ vô lượng vô số kiếp.
– Thị hiện thực hành tất cả pháp nghi Nhị thừa mà bên trong chẳng bỏ các hạnh Bồ-tát.
– Tâm khéo tịch tịnh, không, không có tướng.
– Thị hiện tự vui chơi theo các thứ kỹ nhạc mà bên trong chẳng bỏ niệm Phật tam-muội.
– Hoặc thấy, hoặc nghe và tiếp xúc, ở chung đều hay thành tựu vô lượng chúng sinh.

 

  1. Năng ư niệm niệm, thị thành Phật đạo, tùy bổn sở hóa, lệnh đắc giải thoát
  2. Thị hiện nhập thai sơ sanh
  3. Xuất gia thành tựu Phật đạo
  4. Chuyển ư Pháp luân
  5. Nhập đại diệt độ, nhi bất vĩnh diệt

– Có thể ở trong mỗi niệm thị hiện thành Phật đạo, tùy theo chỗ giáo hóa khiến chúng sinh đều được giải thoát.
– Thị hiện nhập vào thai sơ sinh.
– Xuất gia thành tựu Phật đạo.
– Chuyển pháp luân.
– Nhập đại diệt độ mà chẳng diệt hẳn.

 

Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm tam muội, như thị vô lượng, tất năng thị Phật, nhất thiết thần lực, vô lượng chúng sanh, giai đắc nhiêu ích.

Này Kiên Ý! Thủ-lăng-nghiêm tam-muội như vậy vô lượng đều hay thị hiện tất cả thần lực của Phật, và khiến vô lượng chúng sinh đều được lợi ích.

 

Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất dĩ nhất sự, nhất duyên nhất nghĩa, khả tri. Nhất thiết Thiền định, giải thoát tam muội, thần thông như ý, vô ngại trí tuệ, giai nhiếp tại Thủ Lăng Nghiêm trung.

Này Kiên Ý! Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, chẳng dùng một sự, một duyên, một nghĩa có thể biết. Tất cả thiền định giải thoát tam-muội, thần thông như ý, vô ngại trí huệ đều gồm ở trong Thủ-lăng-nghiêm.

 

Thí như pha tuyền, giang hà chư lưu, giai nhập đại hải. Như thị Bồ Tát, sở hữu Thiền định, giai tại Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Thí như, Chuyển luân Thánh Vương, hữu đại dũng tướng, chư tứ chủng binh, giai tất tùy tùng.

Ví như sông ngòi khe suối, các dòng nước đều chảy về biển cả, cũng vậy thiền định của Bồ-tát đều ở tại Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Ví như Chuyển luân thánh vương có viên đại dũng tướng, bốn đội binh đều dưới quyền chỉ huy của viên tướng ấy.

 

Kiên Ý! Như thị sở hữu, tam muội môn, Thiền định môn, biện tài môn, giải thoát môn, Đà-la ni môn, thần thông môn, minh giải thoát môn. Thị chư Pháp môn, tất giai nhiếp tại, Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Tùy hữu Bồ Tát, hạnh Thủ Lăng Nghiêm tam muội, nhất thiết tam muội, giai tất tùy tùng.

Này Kiên Ý! Cũng vậy, các pháp môn như là tam-muội, thiền định, biện tài, giải thoát, đà-ra-ni, thần thông, minh giải thoát thảy đều gồm trong Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Bồ-tát hành Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì tất cả tam-muội đều theo.

 

Kiên Ý! Thí như Chuyển luân Thánh Vương hành thời, thất bảo giai tùng.

Này Kiên Ý! Ví như lúc Chuyển luân thánh vương đi thì bảy báu đều theo.

 

Như thị Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm tam muội, nhất thiết trợ Bồ-đề Pháp, giai tất tùy tùng. Thị cố, thử tam muội danh, vi Thủ Lăng Nghiêm.

Như vậy Kiên Ý! Tất cả các pháp trợ bồ-đề đều theo Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thế nên tam-muội này gọi là Thủ-lăng-nghiêm.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất hành cầu tài, nhi dĩ ố thí. Đại Thiên thế giới, cập chư đại hải, Thiên cung nhân gian. Sở hữu bảo vật, ẩm thực y phục, tượng mã xa thừa, như thị đẳng vật, tự tại thí dữ. Thử giai thị bổn, công đức sở trí, huống dĩ thần lực, tùy ý sở tác. Thị danh Bồ-tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đàn ba-la-mật, bổn sự quả báo.

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng vì cầu tiền của mà bố thí. Các vật báu, thức uống ăn, y phục, voi ngựa xe cộ trong đại thiên thế giới, và các biển lớn, thiên cung nhân gian, các vật như thế Bồ-tát đều bố thí một cách tự tại. Đây là do bản công đức làm ra, huống là dùng thần lực tùy ý làm ra. Đây gọi là bản sự quả báo bố thí ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất phục thọ giới, ư giới bất động. Vi dục hóa đạo, chư chúng sanh cố. Hiện thọ trì giới, hạnh chư uy nghi. Thị hữu sở phạm, diệt trừ quá tội, nhi nội thanh tịnh, thường vô khuyết thất. Vi dục giáo hóa, chư chúng sanh cố, sanh ư dục giới, tác Chuyển luân Vương. Chư cung nữ chúng, cung kính vi nhiễu, hiện hữu thê tử, ngũ dục tự tứ, nhi nội thường tại, Thiền định tịnh giới, thiện năng liễu kiến, tam hữu quá hoạn.

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng còn thọ giới, chẳng động đối với giới, nhưng vì muốn hóa đạo các chúng sinh nên thị hiện thọ trì giới hạnh và các oai nghi. Thị hiện diệt trừ tội lỗi đã phạm mà bên trong thường chẳng thiếu mất sự thanh tịnh. Vì muốn giáo hóa chúng sinh nên sinh trong Dục giới làm Chuyển luân vương có các thể nữ cung kính vây quanh, thị hiện có vợ con và vui chơi ngũ dục mà bên trong thường ở tại thiền định tịnh giới, và khéo hay thấy rõ tội lỗi của ba cõi.

 

Kiên Ý! Thị danh Bồ-tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thi Ba-la-mật, bổn sự quả báo.

Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo trì giới ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, tu hành nhẫn nhục, tất cánh tận cố, chúng sanh bất sanh, nhi tu ư nhẫn. Chư Pháp bất khởi, nhi tu ư nhẫn. Tâm vô hình sắc, nhi tu ư nhẫn. Bất đắc bỉ ngã, nhi tu ư nhẫn. Bất niệm sanh tử, nhi tu ư nhẫn. Dĩ Niết-Bàn tánh, nhi tu ư nhẫn. Bất hoại pháp tánh, nhi tu ư nhẫn. Bồ Tát như thị, tu hành nhẫn nhục, nhi vô sở tu, diệc vô bất tu.

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tu hành nhẫn nhục, vì đến chỗ rốt ráo chúng sinh chẳng sinh mà tu nhẫn nhục, các pháp chẳng khởi mà tu nhẫn nhục, tâm không hình sắc mà tu nhẫn nhục, chẳng có bỉ ngã mà tu nhẫn nhục, chẳng niệm sinh tử mà tu nhẫn nhục, dùng tính Niết-bàn mà tu nhẫn nhục, chẳng hoại pháp tính mà tu nhẫn nhục. Bồ-tát tu hành nhẫn nhục như vậy mà không hề tu, cũng không chẳng tu.

 

Vi hóa chúng sanh, sanh ư dục giới, hiện hữu sân hận, nhi nội thanh tịnh. Hiện hành viễn ly, nhi vô viễn cận. Vi tịnh chúng sanh, hoại thế uy nghi, nhi vị tằng hoại, chư Pháp chi tánh. Hiện hữu sở nhẫn, nhi vô hữu Pháp. Thường định bất hoại, khả dĩ nhẫn giả. Bồ Tát thành tựu, như thị nhẫn nhục. Vi đoạn chúng sanh, đa sân ác tâm, nhi thường xưng thán, nhẫn nhục chi phước, diệc phục bất đắc, sân khuể nhẫn nhục.

Vì hóa độ chúng sinh mà sinh vào Dục giới thị hiện có sân hận, nhưng bên trong thanh tịnh; thị hiện thực hành hạnh viễn ly mà không có xa gần, vì làm thanh tịnh chúng sinh, phá hoại oai nghi thế gian mà chưa từng phá hoại tính của các pháp; thị hiện có sở nhẫn mà không có pháp, thường định chẳng hoại cái đáng nhẫn. Bồ-tát thành tựu nhẫn nhục như thế, vì dứt tâm ác độc nhiều giận hờn của chúng sinh mà thường ngợi khen về phước của nhẫn nhục, nhưng cũng chẳng thấy có sân khuể và nhẫn nhục.

 

Kiên Ý: Thị danh Bồ-tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Sạn-đề Ba-la-mật, bổn sự quả báo.

Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo nhẫn nhục ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, phát đại tinh tấn, đắc chư thiện Pháp, nhi bất phát động, thân khẩu ý nghiệp, vi giải đãi giả, hiện hành tinh tấn, dục lệnh chúng sanh, tùy hiệu ngã học, nhi ư chư Pháp, vô phát thị cố. Sở dĩ giả hà?

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát Thủ-lăng-nghiêm tam-muội phát đại tinh tấn, được các pháp lành mà chẳng phát động nghiệp của thân, miệng, ý, vì người lười biếng mà thị hiện thực hành tinh tấn muốn chúng sinh bắt chước ngài học hạnh đối với các pháp không phát động không lãnh thọ. Tại sao như thế?

 

Bồ Tát tất tri, nhất thiết chư pháp, thường trụ pháp tánh, bất lai bất khứ, như thị viễn ly, thân khẩu ý hạnh, nhi năng thị hiện, phát hạnh tinh tấn. Diệc bất kiến pháp, hữu thành tựu giả. Hiện ư thế gian, phát hạnh tinh tấn, nhi ư nội ngoại, vô sở tác vi. Thường năng vãng lai, vô lượng Phật quốc, nhi ư thân tướng, bình đẳng bất động. Thị hiện phát hạnh, nhất thiết thiện pháp, nhi ư chư Pháp bất đắc thiện ác.

Bồ-tát biết hết tất cả các pháp thường trụ pháp tính chẳng đến chẳng đi, như vậy xa lìa hạnh của thân, miệng, ý mà hay thị hiện thực hành tinh tấn mà cũng chẳng thấy pháp có thành tựu. Thị hiện ở thế gian thực hành tinh tấn mà cả trong ngoài đều không có hề làm. Thường hay qua lại trong vô lượng cõi Phật mà nơi thân tướng bình đẳng chẳng động. Thị hiện thực hành tất cả pháp thiện mà đối với pháp chẳng chấp thiện, ác.

 

Hiện hành cầu pháp, hữu sở ti thọ. Nhi ư Phật đạo, bất tùy tha giáo. Hiện hành thân cận, hòa thượng chư sư, nhi vi nhất thiết, chư Thiên Nhân tôn. Hiện cần thỉnh vấn, nhi nội tự đắc, vô chướng ngại biện. Hiện hành cung kính, nhi vi nhất thiết, Thiên Nhân đái ngưỡng. Hiện nhập bào thai, nhi ư chư Pháp, vô sở nhiễm ô. Hiện hữu xuất sanh, nhi ư chư Pháp, bất kiến sanh diệt. Hiện vi tiểu nhi, nhi thân chư căn, tất giai cụ túc. Hiện hành kỹ nghệ, y phương chú thuật, văn chương toán số, công xảo sự năng, nhi nội tiên lai, giai tất thông đạt. Hiện hữu bệnh khổ, nhi dĩ vĩnh ly, chư phiền não hoạn. Thị hiện suy lão, nhi ư tiên lai, chư căn bất hoại. Thị hiện hữu tử, nhi vị tằng hữu, sanh diệt thoái thất.

Thị hiện cầu pháp có chỗ lãnh thọ mà đối với Phật đạo chẳng theo lời người khác dạy. Thị hiện thân cận các vị hòa thượng mà thật ra là đấng tôn quý trong tất cả trời, người. Thị hiện siêng năng thưa hỏi mà bên trong tự được biện tài vô chướng ngại. Thị hiện làm hạnh cung kính mà thực ra là bậc đã được tất cả trời người kính ngưỡng. Thị hiện nhập vào bào thai mà đối với các pháp không bị nhiễm ô. Thị hiện có sinh ra mà đối với các pháp chẳng thấy sinh diệt. Thị hiện làm trẻ con mà các giác quan trên thân thảy đều đầy đủ. Thị hiện làm các việc kỹ thuật, y dược, chú thuật, văn chương, toán số, công xảo mà bên trong đều đã thông đạt trước. Thị hiện có bệnh khổ mà đã hằng lìa các họa phiền não. Thị hiện suy già mà từ trước đến nay các căn chẳng hoại. Thị hiện có chết mà chưa từng có sinh diệt thoái thất.

 

Kiên Ý: Thị danh Bồ-tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tinh tấn Ba-la-mật, bổn sự quả báo.

Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo tinh tấn ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, tuy tri chư Pháp, thường thị định tướng, nhi thị chúng sanh, chư Thiền sái biệt. Hiện thân trụ Thiền, hóa loạn tâm giả, nhi ư chư Pháp, bất kiến hữu loạn, nhất thiết chư pháp, như pháp tánh tướng, dĩ điều phục tâm, ư Thiền bất động. Hiện chư uy nghi, lai khứ tọa ngọa, nhi thường tịch nhiên, tại ư Thiền định. Thị đồng chúng nhân, hữu sở ngôn thuyết, nhi thường bất xả, chư Thiền định tướng, từ mẫn chúng sanh, nhập ư thành ấp, tụ lạc quận quốc, nhi thường tại định. Vi dục nhiêu ích, chư chúng sanh cố, hiện hữu sở thực, nhi thường tại định. Kỳ thân kiên lao, do nhược Kim cương, nội thật bất hưn bất khả phá hoại. Kỳ nội vô hữu, sanh tạng thục tạng, đại tiểu tiện lợi, xú uế bất tịnh. Hiện hữu sở thực, nhi vô sở nhập, đãn vi từ mẫn, nhiêu ích chúng sanh. Ư nhất thiết xứ, vô hữu quá hoạn, hiện hành nhất thiết, phàm phu sở hạnh, nhi thật vô hạnh, dĩ qua chư hạnh.

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tuy biết các pháp thường là tướng định mà thị hiện cho chúng sinh các thiền định sai khác. Thị hiện thân trụ thiền định hóa độ kẻ loạn tâm mà đối với các pháp chẳng thấy có loạn. Tất cả các pháp như tướng pháp tính, vì điều phục tâm nên nơi thiền chẳng động. Thị hiện các oai nghi đến đi ngồi nằm mà thường tịch nhiên trụ nơi thiền định. Thị hiện đồng chúng sinh có nói năng mà thường chẳng bỏ các tướng thiền định. Vì thương xót chúng sinh nên vào trong thành ấp xóm làng, quận nước mà thường tại định. Vì muốn lợi ích chúng sinh nên thị hiện có thọ thực mà thường tại định. Thân của các ngài bền chắc như kim cương, bên trong thật chẳng hư, chẳng thể phá hoại, bên trong không có sinh tạng, thục tạng, đại tiểu tiện lợi hôi hám bất tịnh, thị hiện có thọ thực mà không có ăn vào. Chỉ vì thương xót lợi ích chúng sinh mà ở tất cả chỗ không có lỗi lầm, thị hiện làm tất cả hạnh phàm phu mà thật không có làm các hạnh đã qua.

 

Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, hiện tại không nhàn, tụ lạc vô dị. Hiện tại cư gia, xuất gia vô dị. Hiện vi bạch y, nhi bất phóng dật. Hiện vi Sa Môn. nhi bất tự cao. Ư chư ngoại đạo ,xuất gia Pháp trung. Vi hóa chúng sanh, nhi vô sở xuất gia, bất vi nhất thiết, tà kiến sở nhiễm. Diệc bất ư trung, vị đắc thanh tịnh, hiện hành nhất thiết, ngoại đạo nghi Pháp, nhi bất tùy thuận, kỳ sở hạnh đạo.

Này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thị hiện ở chỗ vắng vẻ cùng chỗ xóm làng đông đúc không khác. Thị hiện tại gia, xuất gia không khác. Thị hiện làm bạch y mà chẳng buông lung. Thị hiện làm sa-môn mà chẳng tự cao. Xuất gia ở trong pháp ngoại đạo để giáo hóa chúng sinh mà không hề có xuất gia, chẳng bị tất cả tà kiến làm nhiễm, cũng chẳng ở trong đó cho là được thanh tịnh. Thị hiện làm tất cả pháp thức ngoại đạo mà chẳng tùy thuận theo đạo của họ hành.

 

Kiên Ý: Thí như Đạo sư, tướng chư nhân chúng, qua hiểm đạo dĩ, hoàn độ dư nhân.

Này Kiên Ý! Ví như ông thầy dẫn đường đưa mọi người qua con đường hiểm rồi, quay trở lại đưa những người khác.

 

Như thị Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, tùy chư chúng sanh, sở phát đạo ý, nhược Thanh văn đạo, nhược Bích Chi Phật đạo, nhược phát Phật đạo, tùy nghi thị đạo, lệnh đắc độ dĩ, tức phục lai hoàn, độ dư chúng sanh. Thị cố đại sĩ, danh vi Đạo sư. Thí như lao thuyền, tùng ư thử ngạn, độ vô lượng nhân, lệnh chí bỉ ngạn, chí bỉ ngạn dĩ, hoàn độ dư nhân.

Cũng vậy, này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tùy theo sự phát tâm của chúng sinh hoặc Thanh văn đạo, hoặc Bích-chi-phật đạo, hoặc Phật đạo mà tùy nghi hướng dẫn khiến cho họ được độ rồi, liền trở lại độ các chúng sinh khác. Thế nên Đại sĩ được gọi là ông thầy dẫn đường. Ví như chiếc thuyền chắc chắn đưa vô lượng người từ bờ này đến bờ kia, đến bờ kia rồi trở lại đưa những người khác.

 

Như thị Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, kiến chư chúng sanh, đọa sanh tử thủy, tứ lưu sở phiêu. Vi dục độ thoát, lệnh đắc xuất cố, tùy kỳ sở chủng, thiện căn thành tựu. Nhược kiến khả dĩ, duyên giác độ giả, tức vi hiện thân, thị Niết-Bàn đạo. Nhược kiến khả dĩ, Thanh văn độ giả, vi thuyết tịch diệt, cọng nhập Niết Bàn. Thủ Lăng Nghiêm tam muội lực cố, hoàn phục hiện sanh, độ thoát dư nhân. Thị cố đại sĩ, danh vi thuyền sư.

Này Kiên Ý! Cũng vậy Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thấy các chúng sinh bị bốn dòng nước sinh tử cuốn trôi, vì muốn độ thoát họ ra khỏi nên tùy theo thiện căn thuần thục của họ đã vun trồng, nếu thấy người đáng dùng đạo Duyên giác độ liền hiện thân chỉ dạy đạo Niết-bàn. Nếu thấy người đáng dùng đạo Thanh văn độ, liền vì họ nói tịch diệt cùng nhập Niết-bàn, rồi nhờ sức Thủ-lăng-nghiêm tam-muội trở lại thị hiện sinh ra độ thoát người khác. Thế nên Đại sĩ được gọi là người lái đò.

 

Kiên Ý: Thí như huyễn sư, ư đa chúng tiền, tự hiện thân tử, sình trướng lan xú, nhược hỏa sở thiêu, điểu thú sở thực. Ư chúng nhân tiền, như thị hiện thân, đắc tài vật dĩ, nhi tiện hoàn khởi, dĩ kỳ thiện năng, học huyễn thuật cố. Bồ Tát như thị, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, vi hóa chúng sanh, thị hiện lão tử, nhi thật vô hữu, sanh lão bệnh tử.

Này Kiên Ý! Ví như nhà ảo thuật ở trước mọi người hiện thân chết sình hôi thúi, hoặc bị lửa thiêu, hoặc bị chim thú ăn. Ở trước mọi người hiện thân như vậy được tiền thưởng, quà tặng rồi, người ấy bèn sống lại, đó là do vì người ấy khéo học về ảo thuật. Cũng vậy, Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội vì hóa độ chúng sinh thị hiện già chết mà thật không có sinh già bệnh chết.

 

Kiên Ý: Thị danh Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Thiền Ba-la-mật, bổn sự quả báo.

Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo thiền ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, tu hành trí tuệ, chư căn mãnh lợi, vị tằng kiến hữu, chúng sanh chi tánh. Vi dục hóa cố, thuyết hữu chúng sanh, bất kiến thọ giả, mạng giả, thuyết hữu thọ giả. mạng giả. Bất đắc nghiệp tánh, cập nghiệp báo tánh, nhi thị chúng sanh, hữu nghiệp nghiệp báo. Bất đắc sanh tử, chư phiền não tánh, nhi thuyết đương trin kiến sanh tử phiền não. Bất kiến Niết-Bàn, nhi thuyết chí Niết-Bàn. Bất kiến chư Pháp, hữu sái biệt tướng, nhi thuyết chư pháp, hữu thiện bất thiện.

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tu hành trí huệ, các căn bén nhạy chưa từng thấy có tính của chúng sinh, vì muốn hóa độ nên nói có chúng sinh. Chẳng thấy thọ giả, mạng giả mà nói có thọ giả, mạng giả. Chẳng thấy nghiệp tính và nghiệp báo tính mà thị hiện chúng sinh có nghiệp báo. Chẳng thấy các phiền não sinh tử mà nói phải thấy biết phiền não sinh tử. Chẳng thấy Niết-bàn mà nói đến Niết-bàn. Chẳng thấy các pháp có tướng sai biệt mà nói các pháp có thiện, bất thiện.

 

Dĩ năng độ chí, vô ngại trí ngạn, hiện sanh dục giới, nhi bất trước dục giới. Hiện hành sắc giới Thiền nhi, bất trước sắc giới. Hiện nhập vô sắc định, nhi sanh ư sắc giới. Hiện hành sắc giới Thiền, nhi sanh ư dục giới. Hiện ư dục giới, nhi bất hành dục giới hạnh. Tất tri chư Thiền, cập tri Thiền phần, tự tại giai năng, nhập Thiền xuất Thiền. Vi hóa chúng sanh, tùy ý sở sanh, nhất thiết sanh xứ, tất năng thọ thân, thường năng thành tựu, thâm diệu trí tuệ, trừ đoạn nhất thiết, chúng sanh chư hạnh. Vi hóa chúng sanh, hiện hữu sở hạnh, nhi ư chư Pháp, thật vô sở hành. Giai dĩ xuất qua, nhất thiết chư hạnh, cửu dĩ diệt trừc ngã ngã sở tâm, nhi thị hiện thọ, chư sở tu vật.

Đã qua đến bờ vô ngại trí, thị hiện sinh vào Dục giới mà chẳng đắm Dục giới. Thị hiện hành thiền Sắc giới mà chẳng đắm Sắc giới. Thị hiện nhập Vô sắc định mà sinh nơi Sắc giới. Thị hiện hành thiền Sắc giới mà sinh nơi Dục giới. Thị hiện ở Dục giới mà chẳng làm hạnh Dục giới. Biết hết các thiền và biết thiền phần, tự tại đều hay nhập thiền, xuất thiền. Vì hóa độ chúng sinh nên tùy ý thọ sinh, tất cả chỗ sinh đều hay thọ thân thường thành tựu trí huệ sâu mầu dứt trừ tất cả các hạnh chúng sinh. Vì hóa độ chúng sinh nên thị hiện có sở hành mà đối với các pháp thật không có sở hành, đều đã vượt qua tất cả các hành. Từ lâu rồi đã diệt trừ tâm ngã, ngã sở mà thị hiện thọ nhận các vật cần dùng.

 

Bồ Tát thành tựu, như thị trí tuệ, hữu sở thí tác, giai tùy trí tuệ. Nhi vị tằng vi, nghiệp quả sở ô. Vi hóa chúng sanh, thị hiện âm ngọng, nhi nội thật hữu, vi diệu Phạm Âm. Thông đạt ngữ ngôn, Kinh thư bỉ ngạn, bất tiên tư lượng, đương thuyết hà Pháp, tùy sở chí chúng, sở thuyết giai diệu. Tất năng lệnh hỉ, tâm đắc kiên cố, tùy kỳ sở ưng, nhi vi thuyết Pháp, nhi thị Bồ Tát, trí tuệ bất giảm.

Bồ-tát thành tựu trí huệ như thế có làm việc gì thảy đều thuận theo trí huệ, mà chưa từng bị nghiệp quả làm ô nhiễm. Vì hóa độ chúng sinh, thị hiện câm ngọng mà bên trong thật có phạn âm vi diệu, thông suốt ngữ ngôn, kinh sách, toán số, chẳng cần phải suy nghĩ trước phải nói pháp gì mà tùy theo trình độ của chúng mà nói pháp đều hay, khiến cho họ vui vẻ tâm được kiên cố. Tùy theo người đáng được độ mà nói pháp, nhưng Bồ-tát này trí huệ chẳng giảm bớt.

 

Kiên Ý: Thí như nam nữ, nhược đại nhược tiểu, tùy sở trì khí, hàng nghệ thủy sở, nhược tuyền nhược trì, cừ hà đại hải, tùy khí đại tiểu, các mãn nhi quy, nhi thử chư thủy, vô sở giảm thiểu.

Này Kiên Ý! Ví như nam nữ hoặc lớn hoặc nhỏ mang bình đến chỗ có nước như suối, ao, sông ngòi, biển cả tùy theo cái bình lớn nhỏ đều đựng đầy nước mang về, mà nước trong suối, ao, sông ngòi, biển cả không bị giảm bớt.

 

Như thị Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tùy sở chí chúng, nhược sát lợi chúng, Bà-la-môn chúng, nhược Cư-sĩ chúngn thích chúng phạm chúng, chí thị chư chúng, bất gia tâm lực, năng dĩ thiện ngôn, giai lệnh hỉ duyệt, tùy nghi sở ưng, nhi vi diễn Pháp, nhiên kỳ trí biện, vô sở giảm thiểu.

Này Kiên Ý! Cũng vậy, Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tùy theo chúng đến nghe pháp hoặc chúng sát-lợi, chúng bà-la-môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Thích, chúng Phạm, Bồ-tát này chẳng cần cố gắng tâm lực mà vẫn khéo nói khiến cho các chúng đến nghe pháp đều vui vẻ, tùy theo người đáng được độ mà nói pháp, nhưng trí huệ biện tài của Bồ-tát vẫn không giảm bớt.

 

Kiên Ý: Thị danh Bồ-tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Bát-nhã Ba-la-mật, bổn sự quả báo.

Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật cáo Kiên Ý. Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội, chúng sanh kiến giả, giai đắc độ thoát, hữu văn danh tự, hữu kiến uy nghi, hữu văn thuyết pháp, hữu kiến mặc nhiên, nhi giai đắc độ.

Phật bảo Kiên Ý: Chúng sinh nào thấy Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đều được giải thoát, hoặc có người nghe danh hiệu của ngài, hoặc có người thấy oai nghi của ngài, hoặc có người nghe ngài thuyết pháp, hoặc có người thấy ngài im lặng thảy đều được độ.

 

Kiên Ý! Thí như đại dược, thụ vương danh vi, Hỉ-Kiến. Hữu nhân kiến giả, bệnh giai đắc dũ.

Này Kiên Ý! Ví như người nào thấy cây thuốc chúa tên là Hỷ Kiến thì bệnh đều được lành.

 

Như thị Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, chúng sanh kiến giả, tham khuể si bệnh, giai đắc trừ dũ. Như đại dược-Vương danh viết Diệt Trừ, nhược đấu chiến thời, dụng dĩ đồ cổ. Chư bị tiến xạ, đao mâu sở thương, đắc văn cổ thanh, tiến xuất độc trừ.

Này Kiên Ý! Cũng vậy, chúng sinh thấy Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì các bệnh tham, sân, si đều được dứt hết. Như cây thuốc chúa tên là Diệt Trừ, nếu khi đấu chiến, dùng thuốc ấy bôi vào trống, những người bị tên bắn, đao kiếm, giáo mâu làm tổn thương được nghe tiếng trống này tên tự văng ra và các độc đều trừ.

 

Như thị Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, hữu văn danh giả, tham khuể si tiến, tự nhiên bạt xuất, chư tà kiến độc, giai tất trừ diệt, nhất thiết phiền não, bất phục động phát.

Này Kiên Ý! Cũng vậy, người nào nghe đến tên của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thì mũi tên tham sân si tự nhiên văng ra, các độc tà kiến thảy đều trừ diệt, tất cả phiền não chẳng còn động phát.

 

Kiên Ý: Thí như dược thụ, danh vi Cụ túc, hữu nhân dụng căn, bệnh đắc trừ dũ., hành tiết tâm bì, chi diệp hoa quả, giai năng trừ dũ. Nhược sanh nhược kiền, nhược đoạn đoạn tiệt, tất năng trừ dũ, chúng sanh chư bệnh.

Này Kiên Ý! Ví như cây thuốc tên là Cụ Túc, có người dùng rễ để trị bệnh thì bệnh được lành, thân, lóng lõi, da, nhánh, lá, bông, trái đều có thể trị lành bệnh. Hoặc tươi hoặc khô hoặc chặt từng khúc đều trị lành các bệnh của chúng sinh.

 

Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, diệc phục như thị, ư chư chúng sanh, vô thời bất ích, thường năng diệt trừ, nhất thiết chúng hoạn. Vị dĩ thuyết Pháp, kiêm hành tứ nhiếp, chư Ba-la-mật, lệnh đắc độ thoát. Nhược nhân cúng dường, nhược bất cúng dường, hữu ích vô ích. Nhi thị Bồ Tát, giai dĩ pháp lợi, lệnh đắc an ổn, nãi chí thân tử, hữu thực nhục giả. Nhược chư súc sanh, nhị túc tứ túc, cập chư điểu thú, nhân dữ phi nhân, thị chư chúng sanh, giai dĩ Bồ-tát, giới nguyện lực cố, tử đắc sanh thiên, thường vô bệnh thống, suy não chư hoạn.

Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội cũng lại như vậy đối với chúng sinh không có lúc nào chẳng lợi ích, thường hay diệt trừ tất cả các bệnh, nghĩa là dùng thuyết pháp và thực hành cả tứ nhiếp, các ba-la-mật để độ thoát chúng sinh. Đối với người cúng dường, hoặc chẳng cúng dường, hữu ích, hay vô ích, Bồ-tát này đều dùng pháp lợi khiến cho đều được an ổn, nhẫn đến thân ngài chết, có chúng sinh nào như là các súc sinh hai chân, bốn chân và các loài chim thú, người, phi nhân ăn thịt ngài thì các chúng sinh này đều nhờ nguyện lực của giới Bồ-tát mà chết được sinh lên Trời, thường không có các nạn bệnh tật, suy não.

 

Kiên Ý: Trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội Bồ Tát, do như dược thụ.

Này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội giống như cây thuốc.

 

Phật cáo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, lục Ba la mật, thế thế tự tri, bất tòng tha học, cử túc hạ túc, nhập tức xuất tức. Niệm niệm thường hữu, lục Ba la mật. Hà dĩ cố?

Phật bảo Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đủ sáu ba-la-mật đời đời tự biết chẳng học từ người khác, dỡ chân hạ chân, hít vô thở ra, mỗi niệm thường có sáu ba-la-mật. Vì sao?

 

Kiên Ý: Như thị Bồ Tát, thân giai thị pháp, hạnh giai thị pháp.

Này Kiên Ý! Vì thân và hạnh của Bồ-tát này đều là pháp.

 

Kiên Ý: Thí như hữu Vương, nhược chư đại thần, bách thiên chủng hương, đảo dĩ vi mạt. Nhược hữu nhân lai, tác trung nhất chủng, bất dục dư hương, cộng tướng huân tạp.

Này Kiên Ý! Ví như có vua hoặc các đại thần lấy trăm nghìn thứ hương trộn chung tán ra thành bột. Nếu có người đến đòi trong đó một thứ mà chẳng muốn các thứ hương trộn lẫn khác.

 

Kiên Ý: Như thị bách thiên, chúng hương mạt trung, khả đắc nhất chủng, bất tạp dư bất.

Này Kiên Ý! Trong bột của trăm nghìn thứ hương kia, có thể nào lấy ra một thứ hương không có lẫn với hương khác được chăng?

 

Bất dã Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn! Không.

 

Kiên Ý: Thị Bồ Tát dĩ, nhất thiết Ba-la-mật, huân thân tâm cố, ư niệm niệm trung, thường sanh lục Ba la mật.

Này Kiên Ý! Bồ-tát ấy vì dùng tất cả ba-la-mật xông ướp thân tâm nên ở trong mỗi niệm thường sinh ba-la-mật

 

Kiên Ý: Bồ Tát vân hà, ư niệm niệm trung, sanh lục Ba la mật.

Này Kiên Ý! Thế nào là ở trong mỗi niệm sinh sáu ba-la-mật?

 

Kiên Ý: Thị Bồ Tát, nhất thiết tất xả, tâm vô tham trước, thị đàn ba-la-mật. Tâm thiện tịch diệt, tất cánh vô ác,thị thi Ba-la-mật. Tri tâm tận tướng, ư chư trần trung, nhi vô sở thương, thị Sạn-đề Ba-la-mật. Cần quán trạch tâm, tri tâm ly tướng, thị Tỳ-lê-da Ba-la-mật. Tất cánh thiện tịch, điều phục kỳ tâm, thị Thiền Ba-la-mật. Quán tâm tri tâm, thông đạt tâm tướng, thị Bát-nhã Ba-la-mật.

Này Kiên Ý! Bồ-tát ấy tất cả đều xả bỏ, tâm không tham đắm là bố thí ba-la-mật; tâm thiện tịch diệt rốt ráo không ác là trì giới ba-la-mật; biết tâm hết tướng, ở trong các trần không bị tổn thương là nhẫn nhục ba-la-mật; siêng năng quán tâm biết tâm lìa tướng là tinh tấn ba-la-mật; rốt ráo thiện tịch điều phục tâm mình là thiền ba-la-mật; quán tâm, biết tâm, thông đạt tâm tướng là bát-nhã ba-la-mật.

 

Kiên Ý: Bồ-tát trụ Thủ, Lăng Nghiêm tam muội. Như thị pháp môn, niệm niệm giai hữu, lục Ba la mật.

Này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, pháp môn như vậy mỗi niệm đều có sáu ba-la-mật.

 

Nhĩ thời Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Vị tằng hữu dã.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Chưa từng có

 

Thế Tôn! Bồ Tát thành tựu, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, kỳ sở thí hạnh, bất khả tư nghị.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thành tựu Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì việc làm của vị ấy chẳng thể nghĩ bàn.

 

Thế Tôn! Nhược chư Bồ-tát, dục hành Phật hạnh, đương học thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Hà dĩ cố?

Thế Tôn! Nếu các Bồ-tát muốn thực hành hạnh Phật phải học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này. Vì sao?

 

Thế Tôn! Thị Bồ Tát, hiện hành nhất thiết, chư phàm phu hạnh, nhi ư kỳ tâm, vô tham khuể si.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thị hiện làm tất cả các hạnh phàm phu mà trong tâm các ngài không có tham, sân, si.

 

Ư thời chúng trung, hữu Đại Phạm Vương, danh viết Thành Từ, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Nhược Bồ Tát, dục hành nhất thiết, chư phàm phu hạnh, đương học Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Hà dĩ cố?

Khi ấy, trong chúng có vị Phạm vương tên Thành Từ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu Bồ-tát muốn làm tất cả các hạnh phàm phu thì phải học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Vì sao?

 

Thị Bồ Tát, hiện hành nhất thiết, chư phàm phu hạnh, nhi tâm vô hữu, tham khuể si hạnh.

Vì Bồ-tát ấy thị hiện làm tất cả các hạnh phàm phu mà không có tham, sân, si.

 

Phật ngôn:. Thiện tai thiện tai! Thành từ. Như nhữ sở thuyết, nhược Bồ Tát, dục hành nhất thiết, chư phàm phu hạnh, đương học Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất niệm nhất thiết, chư sở học cố.

Phật nói: Lành thay! Lành thay! Thành Từ. Đúng như lời ông nói: Nếu Bồ-tát muốn làm tất cả các hạnh phàm phu thì phải học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, chẳng nghĩ đến tất cả các việc học nào khác.

 

Kiên Ý Bồ Tát, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Bồ Tát dục học, Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Đương vân hà học?

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Bồ-tát muốn học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì phải học như thế nào?

 

Phật cáo Kiên Ý: Thí như học xạ, tiên xạ đại chuẩn. Xạ đại chuẩn, dĩ học xạ tiểu chuẩn. Xạ tiểu chuẩn, dĩ thứ học xạ đích. Học xạ đích, dĩ thứ học xạ trượng. Học xạ trượng, dĩ học xạ bách mao. Xạ bách mao, dĩ học xạ thập mao. Xạ thập mao, dĩ học xạ nhất mao. Xạ nhất mao, dĩ học xạ bách phần mao chi nhất phân. Năng xạ thị, dĩ danh vi thiện xạ. Tùy ý bất không. Thị nhân nhược dục, ư dạ ám trung, sở văn âm thanh, nhược nhân phi nhân, bất dụng tâm lực, xạ chi giai trước. Như thị

Phật bảo Kiên Ý: Ví như học bắn, trước phải học bắn vào mục tiêu lớn. Bắn trúng mục tiêu lớn rồi, học bắn vào mục tiêu nhỏ. Học bắn vào mục tiêu nhỏ rồi, học bắn vào đích. Học bắn vào đích rồi học bắn vào đầu gậy. Học bắn vào đầu gậy rồi học bắn vào trăm sợi lông. Học bắn vào trăm sợi lông rồi học bắn vào mười sợi lông. Học bắn vào mười sợi lông rồi học bắn vào một sợi lông. Học bắn vào một sợi lông rồi học bắn vào một phần trăm sợi lông. Bắn được như vậy rồi mới gọi là bắn giỏi, tùy ý bắn chẳng sai. Người này hoặc trong đêm tối nghe tiếng của người hay phi nhân, chẳng cần dụng tâm lực mà bắn vẫn đều trúng.

 

Kiên Ý: Bồ Tát dục học, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tiên đương học ái lạc tâm, Học ái lạc tâm, dĩ đương học thâm tâm. Học thâm tâm, dĩ đương học đại từ. Học đại từ, dĩ đương học đại bi. Học đại bi, dĩ đương học tứ Thánh phạm hạnh. Sở vị từ bi hỉ xả. Học tứ Thánh phạm hạnh dĩ, đương học báo đắc, tối thượng ngũ thông, thường tự tùy thân. Học thị thông dĩ, nhĩ thời tiện năng, thành tựu lục Ba la mật. Thành tựu lục Ba la mật dĩ, tiện năng thông đạt phương tiện. Thông đạt phương tiện, dĩ đắc trụ đệ, tam nhu thuận nhẫn. Trụ đệ tam nhu thuận nhẫn, dĩ đắc Vô sanh Pháp nhẫn. Đắc Vô sanh Pháp nhẫn, dĩ chư Phật thọ kí.

Này Kiên Ý! Cũng vậy, Bồ-tát muốn học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội trước hết phải học ái nhạo tâm; học ái nhạo tâm rồi phải học thâm tâm; học thâm tâm rồi phải học đại từ; học đại từ rồi phải học đại bi; học đại bi rồi phải học phạm hạnh của tứ thánh, đó là từ, bi, hỷ, xả; học phạm hạnh của tứ thánh rồi phải học quả báo được ngũ thông tối thượng thường tự tùy thân. Học ngũ thông rồi, lúc ấy mới có thể thành tựu sáu ba-la-mật; thành tựu sáu ba-la-mật rồi mới có thể thông đạt phương tiện; thông đạt phương tiện rồi được trụ đệ tam Nhu thuận nhẫn, trụ Nhu thuận nhẫn rồi thì đắc Vô sinh pháp nhẫn, đắc Vô sinh pháp nhẫn rồi thì được chư Phật thọ ký

 

Chư Phật thọ kí, dĩ năng nhập đệ bát Bồ Tát địa. Nhập đệ bát Bồ Tát địa, dĩ đắc chư Phật, hiện tiền tam muội. Đắc chư Phật hiện tiền tam muội, dĩ thường bất ly kiến chư Phật. Thường bất ly kiến chư Phật, dĩ năng cụ túc, nhất thiết Phật Pháp nhân duyên. Cụ túc nhất thiết Phật Pháp nhân duyên, dĩ năng khởi trang nghiêm Phật thổ công đức. Năng khởi trang nghiêm Phật thổ công đức, dĩ năng cụ sanh gia chủng tính. Năng cụ sanh gia chủng tính, dĩ nhập thai xuất sanh. Nhập thai xuất sanh, dĩ năng cụ Thập Địa. Cụ Thập Địa dĩ, nhĩ thời tiện đắc thọ Phật chức hiệu. Thọ Phật chức hiệu dĩ tiện đắc nhất thiết Bồ Tát tam muội. Đắc nhất thiết Bồ Tát tam muội, dĩ nhiên hậu nãi đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, dĩ năng vi chúng sanh, thí tác Phật sự. Nhi diệc bất xả, Bồ Tát hạnh Pháp.

Chư Phật thọ ký rồi thì có thể nhập Bồ-tát đệ bát địa; nhập Bồ-tát đệ bát địa rồi thì đắc chư Phật hiện tiền tam-muội, đắc chư Phật hiện tiền tam-muội rồi thì thường chẳng lìa thấy chư Phật; thường chẳng lìa thấy chư Phật rồi thì hay đầy đủ tất cả nhân duyên Phật pháp; đầy đủ tất cả nhân duyên Phật pháp rồi thì hay khởi công đức trang nghiêm cõi Phật, khởi công đức trang nghiêm cõi Phật rồi thì hay đủ điều kiện sinh vào dòng dõi nhà vua; đủ điều kiện sinh vào dòng dõi nhà vua rồi thì nhập thai sinh ra; nhập thai sinh ra rồi thì có thể đủ Thập địa, đủ Thập địa rồi thì lúc ấy mới nhận chức hiệu Phật; nhận chức hiệu Phật rồi thì đắc tất cả tam-muội của Bồ-tát, đắc tất cả tam-muội của Bồ-tát rồi thì sau đó mới đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội rồi thì có thể vì chúng sinh làm các Phật sự mà cũng chẳng bỏ pháp hạnh Bồ-tát.

 

Kiên Ý: Bồ Tát nhược học, như thị chư Pháp. Tức đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Bồ Tát dĩ đắc, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tức ư chư Pháp, vô sở phục học. Hà dĩ cố?

Này Kiên Ý! Bồ-tát nếu học các pháp như vậy ắt đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, Bồ-tát đã đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đối với các pháp không còn gì để học. Vì sao?

 

Tiên dĩ thiện học, nhất thiết pháp cố. Thí như học xạ, năng xạ nhất mao, phần bất phục học dư. Sở dĩ giả hà? Tiên dĩ học cố.

Vì trước đã khéo học tất cả pháp. Ví như học bắn, có thể bắn vào một phần trăm sợi lông rồi thì chẳng còn học nữa. Tại sao như vậy? Vì trước đã học rồi.

 

Như thị Kiên Ý. Bồ-tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, ư nhất thiết Pháp, vô sở phục học, nhất thiết tam muội, nhất thiết công đức, giai dĩ học cố.

Này Kiên Ý! Cũng vậy, Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đối với tất cả pháp không còn gì để học, vì có tất cả tam muội, tất cả công đức, thì còn gì để học

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã kim, dục thuyết thí dụ, duy nguyện thính hứa.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Con nay muốn nói thí dụ, xin Phật cho phép con nói.

 

Phật ngôn: Tiện thuyết.

Phật đáp: Hãy nói!

 

Thế Tôn! Thí như tam thiên đại thiên thế giới, Đại phạm Thiên Vương, tự nhiên phổ năng, biến quán tam thiên, đại thiên thế giới, bất gia công lực. Như thị Bồ-tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội. ư nhất thiết Pháp, tự nhiên năng quán, bất dụng công lực, hựu diệc năng tri, nhất thiết chúng sanh, tâm tâm sở hành.

Thế Tôn! Ví như Đại Phạm thiên vương ở trong tam thiên đại thiên thế giới tự nhiên có thể thấy khắp tam thiên đại thiên thế giới mà chẳng gia công dụng lực. Cũng vậy, Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đối với tất cả pháp tự nhiên thấy hết mà chẳng gia công dụng lực, lại cũng có thể biết tâm, tâm sở hành của tất cả chúng sinh.

 

Phật cáo Kiên Ý: Như nhữ sở thuyết. Nhược Bồ-tát trụ, Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả, tất tri nhất thiết, chư Bồ-tát Pháp, nhất thiết Phật Pháp.

Phật bảo Kiên Ý: Đúng như lời ông nói. Nếu Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì biết hết tất cả các pháp Bồ-tát và tất cả các pháp Phật.

 

Nhĩ thời, hội trung hữu Thiên, Đế Thích danh Trì Tu Di Đảnh, ư thử tam thiên, đại thiên thế giới, tối tại biên ngoại, bạch Phật ngôn:

Bấy giờ, trong hội có vị trời Đế Thích tên Trì Tu-di Sơn ở mé ngoài cùng của tam thiên đại thiên thế giới này bạch Phật:

 

Thế Tôn! Thí như trụ ư, Tu-di Sơn Đảnh, tất năng đổ kiến,nhất thiết thiên hạ. Bồ Tát như thị, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, ư chư Thanh văn, Bích Chi Phật, hạnh cập chư nhất thiết, chúng sanh chi hạnh, tự nhiên năng quán.

Ví như người ở trên đảnh núi Tu-di có thể thấy hết tất cả thiên hạ. Cũng vậy, Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì tự nhiên có thể thấy hết các hạnh Thanh văn, Bích-chi-phật và các hạnh của tất cả chúng sinh.

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát, vấn thị Trì Tu Di Đảnh Thích: Ngôn nhữ tùng hà hứa, tứ thiên hạ lai? Trụ hà Tu-di Sơn đảnh?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý hỏi Đế Thích Trì Tu-di Sơn: Ông từ bốn châu thiên hạ nào lại? Trụ trên đảnh núi Tu-di nào?

 

Thị Thích báo ngôn: Thiện nam tử! Nhược hữu Bồ Tát, đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất ưng vấn kỳ, sở trụ xứ dã. Sở dĩ giả hà?

Vị Đế Thích này đáp: Này Thiện nam tử! Nếu có Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, chẳng nên hỏi trụ xứ của vị ấy. Vì sao?

 

Như thử Bồ Tát, nhất thiết Phật quốc, giai thị trụ xứ, Nhi bất trước trụ xứ, bất đắc trụ xứ, bất kiến trụ xứ.

Vì tất cả cõi Phật đều là trụ xứ của Bồ-tát này, mà chẳng chấp trụ xứ, chẳng đắc trụ xứ, chẳng thấy trụ xứ.

 

Kiên Ý vấn ngôn: Nhân giả đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội da?

Kiên Ý hỏi: Ngài đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chăng?

 

Thích ngôn: Thị tam muội trung, ninh phục hữu đắc, bất đắc tướng da?

Đế Thích hỏi: Trong tam-muội này còn có tướng đắc và chẳng đắc chăng?

 

Kiên Ý ngôn: bất dã!

Kiên Ý đáp: Không!

 

Thích ngôn: Thiện nam tử! Đương tri bồ Bồ-tát, hành thị tam muội, ư chư Pháp trung, đô vô sở đắc.

Đế Thích nói: Này Thiện nam tử! Phải biết Bồ-tát hành tam-muội này ở trong các pháp đều vô sở đắc.

 

Kiên Ý ngôn: Như nhữ biện giả, tất dĩ đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Như lời ông nói, ắt ông đã đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Thích ngôn: Thiện nam tử! Ngã bất kiến pháp, hữu sở trụ xứ., ư nhất thiết Pháp, vô sở trụ giả, nãi đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Đế Thích Trì Tu-di Sơn nói: Này thiện nam tử! Tôi chẳng thấy pháp có trụ xứ, người đối với tất cả pháp không có sở trụ mới đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Thiện nam tử! Trụ thị tam muội, tức ư chư Pháp, đô vô sở trụ, nhược vô sở trụ, tức vô sở thủ, nhược vô sở thủ, tức vô sở thuyết.

Thiện nam tử! Trụ tam-muội này ắt đối với các pháp đều vô sở trụ. Nếu vô sở trụ thì vô sở thủ, nếu vô sở thủ thì vô sở thuyết.

 

Nhĩ thời Phật cáo Kiên Ý Bồ Tát: Nhữ kiến thị Trì Tu Di Đảnh Thích bất?

Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Ông thấy Đế Thích Trì Tu-di Sơn này chăng?

 

Dĩ kiến Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn! Đã thấy.

 

Kiên Ý: Thị thích tự nhiên tùy ý. Năng đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Trụ thị tam muội. ư thử tam thiên, đại thiên thế giới, chư đế thích cung, giai năng hiện thân.

Này Kiên Ý! Vị Đế Thích này tự nhiên tùy ý có thể đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, trụ tam-muội này thì có thể hiện thân nơi các cung trời Đế Thích khắp tam thiên đại thiên thế giới này.

 

Nhĩ thời thử gian Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Nhược Trì Tu-di Đảnh Thích, ư chư thích cung, năng hiện thân giả. Ngã ư nhất thiết, Đế Thích xứ sở. Hà cố bất kiến?

Khi ấy, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật: Thế Tôn! Nếu Đế Thích Trì Tu-di Sơn hiện thân nơi các cung trời Đế Thích, tại sao con ở chỗ của tất cả Đế Thích mà chẳng thấy?

 

Nhĩ thời Trì Tu Di Đảnh Thích, ngữ thử thích ngôn: Kiêu-thi-ca! Nhược ngã kim dĩ, thật thân thị nhữ, nhữ ư cung điện, bất phục thiện lạc, ngã thường chí nhữ, sở trụ cung điện, nhữ bất kiến ngã.

Bấy giờ, Đế Thích Trì Tu-di Sơn nói: Này Kiều-thi-ca! Nếu tôi nay dùng thần lực để hiện cho ông thấy thì ông ở cung điện chẳng còn vui vẻ. Tôi thường đến chỗ cung điện của ông ở mà ông chẳng thấy tôi.

 

Nhĩ thời, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã dục, kiến thử đại sĩ, thành tựu diệu thân.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật: Thế Tôn! Con muốn thấy Đại sĩ này thành tựu sắc thân vi diệu.

 

Phật ngôn: Kiêu-thi-ca! Nhữ dục kiến da?

Phật nói: Này Kiều-thi-ca! Ông muốn thấy ư?

 

Thế Tôn! Nguyện lạc dục kiến.

Bạch Thế Tôn! Con thích muốn thấy.

 

Phật ngữ Trì Tu-di Đảnh Thích ngôn: Thiện nam tử! Nhữ thị thử thích, chân thật diệu thân, bỉ thích tức hiện, chân thật diệu thân.

Phật bảo Đế Thích Trì Tu-di Sơn: Ông hãy hiện cho Thích-đề-hoàn nhân thấy sắc thân vi diệu chân thật đi.

 

Nhĩ thời, hội trung kỳ chư, Thích Phạm, Hộ Thế Thiên Vương, Thanh văn, Bồ Tát, bất đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả, thân giai bất hiện, do nhược tụ mặc, Trì Tu-di Đảnh Thích, thân như Tu Di Sơn Vương, cao đại nguy nguy, quang minh viễn chiếu. Nhĩ thời Phật thân, bội cánh minh hiển.

Vị Đế Thích ấy liền hiện thân vi diệu chân thật. Bấy giờ trong hội, các Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương, Thanh văn, Bồ-tát, người chẳng đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thân đều chẳng hiện giống như đống mực; còn thân của Đế Thích Trì Tu-di Sơn như chúa Tu-di cao lớn vòi vọi ánh sáng chiếu xa. Lúc ấy, thân Phật lại càng rực rỡ gấp bội.

 

Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật ngôn: Vị tằng hữu dã.

Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật: Chưa từng có!

 

Thế Tôn! Kim thử đại sĩ, thân sắc thanh tịnh, thù diệu nan cập. Thị chư Thích Phạm, Hộ Thế Thiên Vương, thân giai bất hiện, do như tụ mặc. Thế Tôn! Ngã ư Tu-di sơn, thiện diệu đường thượng. Trước Thích Ca Tì Lăng già ma-ni anh lạc, dĩ thị quang minh, nhất thiết Thiên Chúng, thân giai bất hiện, Ngã kim dĩ thử, đại sĩ quang minh, thân bất phục hiện, sở trước bảo anh lạc, diệc vô quang sắc.

Bạch Thế Tôn! Hôm nay sắc thân Đại sĩ này thanh tịnh vi diệu khó sánh, các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương thân đều chẳng hiện giống như đống mực. Thế Tôn! Con ở trong Thượng Diệu Đường trên núi Tu-di đeo chuỗi báu Thích-ca Tỳ-lăng-già ma-ni, vì ánh sáng của châu này làm cho tất cả thân của Thiên chúng đều chẳng hiện. Nay con bị ánh sáng của Đại sĩ này làm cho thân con chẳng hiện, chuỗi báu con đeo cũng không còn ánh sáng.

 

Phật cáo Thích-đề-hoàn-nhân: Kiêu-thi-ca! Nhược thử tam thiên, đại thiên thế giới, mãn trung. Thích Ca Tì Lăng già ma ni châu, cánh hữu chiếu minh, chư Thiên ma ni châu, năng lệnh thử châu, giai bất phục hiện.

Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhân: Này Kiều-thi-ca! Nếu châu Thích-ca Tỳ-lăng-già ma-ni đầy trong tam thiên đại thiên thế giới này, lại có hạt châu tên Chiếu Minh Chư Thiên ma-ni hay khiến cho ngọc châu kia đều chẳng còn hiện.

 

Kiêu-thi-ca! Nhược thử tam thiên, đại thiên thế giới, mãn trung chiếu minh, chư Thiên ma ni châu, cánh hữu Kim cương, minh ma ni châu, năng lệnh thử châu, giai bất phục hiện.

Này Kiều-thi-ca! Nếu châu Chiếu Minh Chư Thiên ma-ni đầy trong tam thiên đại thiên thế giới này, lại có châu tên Kim Cang Minh ma-ni hay khiến cho châu kia đều chẳng còn hiện.

 

Kiêu-thi-ca! Nhược thử tam thiên, đại thiên thế giới, mãn trung, kim cương minh ma ni châu, cánh hữu chư minh, tập ma ni châu, năng lệnh thử châu, giai bất phục hiện.

Này Kiều-thi-ca! Nếu châu Kim Cang Minh ma-ni đầy trong tam thiên đại thiên thế giới này, lại có châu tên Chư Minh Tập ma-ni hay khiến cho châu kia đều chẳng còn hiện.

 

Kiêu-thi-ca! Nhữ kiến thị thích sở trước, chư minh tập ma ni châu bất.

Này Kiều-thi-ca! Ông thấy vị Đế Thích này đeo châu Chư Minh Tập ma-ni chăng?

 

Dĩ kiến Thế Tôn! Đãn vi thử châu, kỳ quang mãnh thịnh, ngã nhãn bất kham.

Bạch Thế Tôn! Đã thấy. Chỉ vì châu này ánh sáng mạnh mẽ, mắt con chẳng chịu nổi.

 

Phật cáo Kiêu-thi-ca: Nhược hữu Bồ Tát, đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, hoặc tác Đế Thích, giai trước như thị, ma-ni anh lạc.

Phật bảo Kiều-thi-ca: Nếu có Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hoặc thị hiện làm Đế Thích đều đeo chuỗi báu ma-ni này.

 

Nhĩ thời, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Chư hữu bất phát, a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm giả, bất đắc như thị, thanh tịnh diệu thân, diệc phục thất thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật: Thế Tôn! Những người chẳng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chẳng được sắc thân thanh tịnh vi diệu như vậy và cũng mất Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Ư thời, Cựu Thành Thiên Tử, ngữ Thích-đề-hoàn-nhân ngôn: Chư Thanh văn nhân, dĩ nhập pháp vị, tuy phục xưng thán, ái lạc Phật đạo, vô năng vi dã. Dĩ ư sanh tử, tác chướng cách cố, nhược nhân dĩ phát, a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm giả. Kim phát đương phát, thị nhân tức ưng, ái lạc Phật đạo. Năng đắc như thị, thượng diệu sắc thân. Thí như hữu nhân, tùng sanh nhi manh, tuy phục xưng thán, ái lạc nhật nguyệt, nhiên kỳ bất mông, nhật nguyệt quang minh. Như thị Thanh văn, nhập pháp vị giả, tuy phục xưng thán, ái lạc Phật Pháp, nhi Phật công đức, ư thân vô ích. Thị cố nhược dục, đắc thử diệu thân, đại trí tuệ giả, đương phát vô thượng, Phật Bồ-đề tâm, tiện đắc như thị, thượng diệu sắc thân.

Lúc ấy, Thiên tử Cựu Thành nói với Thích-đề-hoàn-nhân: Các vị Thanh văn đã vào pháp vị, tuy có ngợi khen và ưa thích Phật đạo nhưng không có khả năng làm, vì đã làm sự ngăn cách đối với sinh tử. Nếu người đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc đang phát, sẽ phát, người này ắt ưa thích Phật đạo và có thể được sắc thân vi diệu bậc thượng như thế. Ví như có người mù từ lúc sơ sinh tuy có ngợi khen và ưa thích mặt trời, mặt trăng nhưng người ấy chẳng thấy ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Cũng vậy, hàng Thanh văn nhập vào pháp vị tuy có ngợi khen và ưa thích Phật pháp, mà công đức Phật đối với tự thân các ngài vô ích. Thế nên người muốn được sắc thân vi diệu có trí huệ lớn này phải phát tâm Vô thượng bồ-đề mới được sắc thân vi diệu bậc thượng.

 

Cựu Thành Thiên Tử, thuyết thị ngữ thời, vạn nhị thiên Thiên Tử, phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm.

Lúc thiên tử Cựu Thành nói lời này, có một muôn hai nghìn thiên tử phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát, vấn Cựu Thành Thiên Tử ngôn: Hành hà công đức, chuyển nữ nhân thân?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý hỏi Thiên Tử Cựu Thành: Làm công đức gì để chuyển thân người nữ?

 

Đáp ngôn: Thiện nam tử! Phát Đại thừa giả, bất kiến nam nữ, nhi hữu biệt dị. Sở dĩ giả hà? Tát bà nhã Tâm, bất tại tam giới. Hữu phân biệt cố, hữu nam hữu nữ, nhân giả sở vấn, hành hà công đức, chuyển nữ nhân thân? Tích sự Bồ Tát, tâm vô siểm khúc.

Thiên Tử Cựu Thành nói: Này thiện nam tử! Người phát tâm Đại thừa chẳng thấy nam nữ có sự sai khác. Vì sao? Tâm tát-bà-nhã chẳng ở ba cõi, vì có phân biệt nên có nam có nữ. Ngài hỏi làm công đức gì để chuyển thân người nữ? Xưa phụng thờ Bồ-tát, tâm không dua dối.

 

Vân hà nhi sự?

Hỏi: Phụng thờ như thế nào?

 

Đáp ngôn: Như sự Thế Tôn.

Trả lời: Như phụng thờ Thế Tôn.

 

Vân hà kỳ tâm, nhi bất siểm khúc?

Hỏi: Thế nào là tâm chẳng dua dối?

 

Đáp ngôn: Thân nghiệp tùy khẩu, khẩu nghiệp tùy ý. Thị danh nữ nhân, tâm vô siểm khúc.

Trả lời: Thân nghiệp theo khẩu, khẩu nghiệp theo ý, đó gọi là người nữ tâm không dua dối.

 

Vấn ngôn: Vân hà chuyển nữ nhân thân?

Hỏi: Làm sao chuyển thân người nữ?

 

Đáp ngôn: Như thành.

Trả lời: Như thành.

 

Vấn ngôn: Vân hà như thành?

Hỏi: Thế nào là như thành?

 

Đáp ngôn: Như chuyển.

Trả lời: Như chuyển.

 

Vấn ngôn: Thiên Tử! thử ngữ hà nghĩa?

Hỏi: Thưa thiên tử! Lời này có ý nghĩa gì?

 

Đáp ngôn: Thiện nam tử! Nhất thiết chư pháp trung, bất thành bất chuyển, chư Pháp nhất vị, vị pháp tánh vị.

Trả lời: Này thiện nam tử! Tất cả các pháp chẳng thành chẳng chuyển, các pháp một vị, đó là vị pháp tính.

 

Thiện nam tử! Ngã tùy sở nguyện, hữu nữ nhân thân, nhược sử ngã thân, đắc thành nam tử, ư nữ thân tướng, bất hoại bất xả.

Này thiện nam tử! Tôi theo sở nguyện mà có thân người nữ, giả sử thân tôi được thành người nam, nhưng đối với tướng thân nữ chẳng hoại chẳng bỏ.

 

Thiện nam tử! Thị cố đương tri, thị nam thị nữ, câu vi điên đảo, nhất thiết chư pháp, cập dữ điên đảo, tất giai tất cánh, ly ư nhị tướng.

Này thiện nam tử! Vì thế nên biết là nam, là nữ đều là điên đảo, tất cả các pháp và cả điên đảo nữa thảy đều rốt ráo lìa nơi hai tướng

 

Kiên Ý Bồ Tát, vấn Cựu Thành ngôn: Nhữ ư Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tri thiểu phần da?

Bồ-tát Kiên Ý hỏi Cựu Thành: Ngài có biết chút phần về Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chăng?

 

Đáp ngôn: Thiện nam tử! Ngã tri tha đắc, thân tự bất chứng, ngã niệm quá thế, Thích Ca Mâu Ni Phật, tại Tịnh Phạn Vương, gia vi Bồ Tát thời, ư cung điện nội, chúng thải nữ trung, dạ bán thanh tịnh. Nhĩ thời Đông phương, hằng hà sa đẳng, chư Phạm Vương lai, hữu vấn Bồ-tát thừa giả, hữu vấn Thanh văn đạo giả, Bồ Tát các tùy, sở vấn nhi đáp.

Này thiện nam tử! Tôi biết người khác đắc, chứ bản thân tôi tự chẳng chứng. Tôi nhớ lại Phật Thích-ca Mâu-ni lúc làm Bồ-tát ở trong ở trong cung điện của vua Tịnh Phạn cùng với các thể nữ, nửa đêm thanh tịnh, bấy giờ các vị Phạm vương ở phương Đông nhiều như số cát sông Hằng đến, có người hỏi về Bồ-tát thừa, có người hỏi về Thanh văn đạo, Bồ-tát đều theo câu hỏi của mỗi người mà giải đáp.

 

Ư phạm chúng trung, hữu nhất Phạm Vương, bất giải Bồ Tát, sở hạnh phương tiện, nhi tác thị ngôn: Nhân giả nãi hữu, như thị trí tuệ, thiện đáp sở vấn, vân hà tham ái, vương vị sắc dục.

Ở trong chúng Phạm vương, có một vị Phạm vương chẳng hiểu phương tiện sở hành của Bồ-tát, mới nói rằng: “Ngài có trí huệ khéo đáp các câu hỏi như thế, tại sao lại tham hưởng thụ vương vị sắc dục”.

 

Dư chư Phạm Vương, liễu tri Bồ Tát, trí tuệ phương tiện, ngữ thử phạm ngôn: Bồ Tát bất tham, vương vị sắc dục, tướng vi giáo hóa, thành tựu chúng sanh, xứ tại cư gia, hiện vi Bồ Tát, nhi kim tha phương, thành tựu Phật đạo, chuyển diệu pháp luân?

Các vị Phạm vương khác biết rõ trí huệ phương tiện của Bồ-tát nên đáp Phạm vương ấy rằng: “Bồ-tát chẳng tham vương vị, sắc dục chỉ vì giáo hóa thành tựu chúng sinh nên ở tại cư gia hiện làm Bồ-tát, mà nay Ngài mới thành Phật đạo chuyển bánh xe diệu pháp”.

 

Thị phạm văn dĩ, nhi tác thị ngôn: Đắc hà tam muội, năng tác như thị, tự tại thần biến.

Vị Phạm vương này nghe xong, hỏi: Bồ-tát đắc tam-muội gì mà có thể làm thần biến tự tại như thế?

 

Dư phạm vị ngôn: Thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội thế lực.

Các Phạm vương kia đáp: Đó là thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Thiện nam tử! Ngã ư nhĩ thời, nhi tác thị niệm: Bồ-tát trụ tam muội, thần lực cảm ứng, chí vị tằng hữu, xứ tại ái dục, lĩnh lý quốc sự, nhi năng bất ly, như thị tam muội. Ngã văn thử dĩ, bội gia cung kính, ư Bồ Tát sở. sanhThế Tôn tưởng. thâm phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm, nguyện ư lai thế, diệc đương thành tựu, như thị công đức.

Này thiện nam tử! Cựu Thành lúc bấy giờ nghĩ rằng: “Bồ-tát trụ tam-muội thần lực cảm ứng đến chưa từng có, ở tại ái dục chăm lo việc nước mà có thể chẳng lìa tam-muội như thế. Tôi nghe nói điều này càng thêm cung kính, đối với Bồ-tát tưởng như Thế Tôn, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác sâu xa, nguyện vào đời sau cũng sẽ thành tựu công đức như vậy.

 

Thiện nam tử! Ngã sở kiến giả, như thị thiểu phần. Ngã duy tri thử, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đương hữu vô lượng, bất khả tư nghị, công đức thế lực.

Này thiện nam tử! Chỗ tôi thấy đó là chút ít phần như vậy, tôi chỉ biết đây là Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, sẽ có vô lượng bất khả tư nghị công đức thế lực.

 

Kiên Ý bạch Phật ngôn: Hy hữu Thế Tôn! Thị Cựu Thành Thiên Tử, thâm tâm thuyết thử, giai thị Như Lai vi tác. Thiện tri thức! thường sở thủ hộ cố.

Kiên Ý bạch Phật: Hy hữu! Thế Tôn! Thiên tử Cù-vức này thâm tâm nói điều này đều là do Như Lai làm thiện tri thức thường hay thủ hộ.

 

Thế Tôn! Cựu Thành Thiên Tử, bất cửu diệc đương, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đắc thị tự tại, thần biến thế lực, như kim Thế Tôn, sở vi vô dị.

Bạch Thế Tôn! Thiên tử Cù-vức chẳng bao lâu cũng sẽ trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội được thế lực thần biến tự tại như Thế Tôn hiện nay không khác.

 

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Kim thử hội trung, ninh hữu đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả bất?

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Nay ở trong hội này có người nào đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chăng?

 

Nhĩ thời, hội trung hữu Thiên Tử danh Hiện Ý, ngữ Kiên Ý Bồ Tát ngôn: Thí như cổ khách, nhập ư đại hải, nhi tác thị ngôn: Thử đại hải trung, hữu ma ni châu, khả trì khứ bất, nhữ ngữ tự thị. Sở dĩ giả hà? Ư kim Như Lai, Đại trí hải hội, kỳ trung Bồ Tát, thành tựu pháp bảo, phát đại trang nghiêm, nhữ tại trung tọa, nhi tác thị vấn, ư thử hội trung, ninh hữu Bồ Tát, đắc thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả bất?

Bấy giờ trong hội có vị thiên tử tên Hiện Ý nói với Bồ-tát Kiên Ý: Ví như người khách buôn vào trong biển lớn và nói rằng: “Trong biển lớn này có châu ma-ni có thể mang đi chăng?” Lời của ông hỏi cũng giống như vậy. Vì sao? Nay trong hải hội đại trí của Như Lai, trong ấy Bồ-tát thành tựu pháp bảo phát đại trang nghiêm, ông ngồi trong đó mà hỏi lời này: “Ở trong hội này có Bồ-tát nào đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chăng?”

 

Kiên Ý! Kim thử hội trung, tự hữu Bồ Tát, đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, hiện Đế Thích thân, hữu hiện Phạm Vương thân, hữu hiện chư thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A-tu-la, Ca Lâu La, Khẩn-na-la, Ma hầu la già thân, hữu đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, hiện Tỳ-kheo, Tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di thân. Hữu đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, dĩ chư tướng hảo, nhi tự nghiêm thân, tự hữu Bồ Tát, vi hóa chúng sanh, hiện tác nữ thân, hình sắc tướng mạo. Hữu hiện Thanh văn, hình sắc tướng mạo. Hữu hiện Bích Chi Phật, hình sắc tướng mạo.

Này Kiên Ý! Nay trong hội này tự có Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hiện thân Đế Thích; có vị hiện thân Phạm vương; có vị hiện thân chư Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già; có vị đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hiện thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, có vị đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, dùng các tướng hảo để tự nghiêm thân, tự có Bồ-tát vì giáo hóa chúng sinh hiện làm hình sắc tướng mạo người nữ, có vị hiện hình sắc tướng mạo Thanh văn, có vị hiện hình sắc tướng mạo Bích-chi-phật.

 

Kiên Ý! Như Lai tự tại, tùy sở chí chúng, nhược sát lợi chúng, Bà-la-môn chúng, nhược Cư-sĩ chúng, Thích chúng, Phạm chúng, chư hộ thế chúng, tùy thị chư chúng, phổ năng thị hiện, hình sắc tướng mạo, đương tri giai thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bổn sự quả báo.

Này Kiên Ý! Như Lai tự tại tùy theo chúng đến hoặc chúng sát-lợi, chúng bà-la-môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Thích, chúng Phạm, chúng các trời Hộ Thế, tùy theo các chúng này khắp hay thị hiện hình sắc tướng mạo, phải biết đều là bổn sự quả báo của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Kiên Ý! Nhược kiến Như Lai, sở thuyết pháp xứ, đương tri thử trung, tức hữu vô lượng, chư đại Bồ-tát, đại trí tự tại, phát đại trang nghiêm, ư nhất thiết pháp, tự tại hành giả, năng tùy Như Lai, chuyển pháp luân giả.

Này Kiên Ý! Nếu thấy chỗ Như Lai thuyết pháp phải biết trong đó có vô lượng các Đại Bồ-tát đại trí tự tại phát đại trang nghiêm tự tại làm tất cả pháp, hay theo Như Lai chuyển bánh xe pháp.

 

Kiên Ý Bồ Tát, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã kim vị thị, Hiện Ý Thiên Tử, đắc thử Thủ Lăng Nghiêm tam muội, như kỳ trí tuệ, biện tài vô ngại, thần thông như thị.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Con nay nghĩ rằng Thiên tử Hiện Ý này đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội vì trí huệ biện tài vô ngại thần thông như vậy.

 

Phật ngôn: Kiên Ý! Như nhữ sở thuyết, Thị Hiện Ý Thiên Tử, dĩ trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thông đạt thị tam muội cố, năng tác thị thuyết.

Đức Phật nói: Này Kiên Ý! Đúng như lời ông nói. Thiên tử Hiện Ý này đã trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thông đạt tam-muội này cho nên có thể nói như thế.

 

Nhĩ thời, Phật cáo hiện ý Thiên Tử: Nhữ khả thị hiệ,n Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bổn sự thiểu phần.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên tử Hiện Ý: Ông nên thị hiện chút phần bổn sự của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Hiện ý Thiên Tử ngữ Kiên Ý ngôn: Nhân giả! dục kiến Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thiểu thế lực bất.

Thiên tử Hiện Ý nói với Kiên Ý: Ngài muốn thấy chút ít thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chăng?

 

Đáp ngôn: Thiên Tử! Nguyện Lạc dục kiến.

Kiên Ý đáp: Thiên tử! Tôi thích muốn thấy.

 

Hiện ý Thiên Tử thiện đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội lực cố, tức hiện biến ưng, lệnh chúng hội giả, giai tác Chuyển luân Thánh Vương, tam thập nhị tướng, nhi tự trang nghiêm, cập chư quyến chúc, thất bảo thị tòng.

Thiên tử Hiện Ý vì khéo đắc sức Thủ-lăng-nghiêm tam-muội nên liền thể hiện biến hóa khiến chúng hội đều thành Chuyển luân thánh vương có ba mươi hai tướng hảo để tự trang nghiêm, có các quyến thuộc bảy báu theo hầu.

 

Thiên Tử vấn ngôn: Nhữ kiến hà đẳng.

Thiên tử hỏi: Ngài thấy những gì

 

Kiên Ý đáp ngôn: Ngã kiến chúng hội, giai tác Chuyển luân Thánh Vương, sắc tướng quyến thuộc, thất bảo thị tùng.

Kiên Ý đáp: Tôi thấy trong chúng hội đều thành sắc tướng Chuyển luân thánh vương có quyến thuộc bảy báu theo hầu.

 

Nhĩ thời, Thiên Tử phục hiện chúng hội, giai tác Thích-đề-hoàn-nhân, xứ Đao Lợi cung, bách thiên Thiên nữ, tác chúng kĩ nhạc, vi nhiễu ngu lạc. Phục dĩ thần lực, phổ lệnh chúng hội, giai tác Phạm Vương, sắc tướng uy nghi, tại ư phạm cung, hành tứ vô lượng.

Bấy giờ, Thiên tử lại hiện chúng hội đều thành Thích-đề-hoàn-nhân ở cung trời Đao-lợi, trăm nghìn thiên nữ trỗi các kỹ nhạc vây quanh vui chơi. Lại dùng thần lực khiến cả chúng hội đều thành sắc tướng oai nghi Phạm vương ở trong cung Phạm vương hành tứ vô lượng tâm.

 

Hựu vấn Kiên Ý: Nhữ kiến hà đẳng?

Lại hỏi Kiên Ý: Ngài thấy những gì?

 

Đáp ngôn: Thiên Tử! Ngã kiến chúng hội, giai thị Phạm Vương.

Kiên Ý đáp: Thiên tử! Tôi thấy chúng hội đều là Phạm vương.

 

Phục hiện thần lực, phổ lệnh chúng hội, giai tác Trưởng-lão Ma-ha Ca-diếp, hình sắc tướng mạo, chấp trì y bát, nhập chư Thiền định, hành bát giải thoát, giai vô hữu dị. Phục hiện thần lực, phổ lệnh chúng hội, giai như Thích Ca Mâu Ni Phật, thân tướng hảo uy nghi, các hữu Tỳ-kheo, quyến thuộc vi nhiễu.

Lại hiện thần lực khiến cả chúng hôi đều thành hình sắc tướng mạo trưởng lão Ma-ha-ca-diếp đắp y mang bát nhập các thiền định, hành bát-giải thoát đều không có khác. Lại hiện thần lực khiến cả chúng hội đều là oai nghi tướng hảo như thân Phật Thích-ca Mâu-ni, mỗi vị đều có quyến thuộc tỳ-kheo vây quanh.

 

Hựu vấn: Kiên Ý! Nhữ kiến hà đẳng?

Lại hỏi: Này Kiên Ý! Ngài thấy những gì?

 

Đáp ngôn: Thiên Tử! Ngã kiến đại chúng, giai thị Thích Ca Mâu Ni Phật, thân tướng hảo uy nghi, các hữu Tỳ-kheo, quyến thuộc vi nhiễu.

Kiên Ý đáp: Thiên tử! Tôi thấy đại chúng đều là oai nghi tướng hảo như Phật Thích-ca Mâu-ni, mỗi vị đều có quyến thuộc tỳ-kheo vây quanh.

 

Hiện ý Thiên Tử, vị Kiên Ý ngôn: Thị vi Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tự tại thế lực, như thị.

Thiên tử Hiện Ý nói với Kiên Ý: Đó là thế lực tự tại của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Kiên Ý Bồ Tát đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng dĩ tam thiên, đại thiên thế giới, nhập giới tử trung, lệnh chư sơn hà, nhật nguyệt tinh tú, hiện giai như cố, nhi bất bách trách, thị chư chúng sanh.

Này Kiên Ý! Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội có thể đem tam thiên đại thiên thế giới để vào trong một hạt cải, khiến núi sông, mặt trời, mặt trăng, các vì sao đều hiện như cũ mà chẳng chật hẹp, để chỉ cho chúng sinh xem.

 

Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất khả tư nghị, thế lực như thị.

Này Kiên Ý! Thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

 

Nhĩ thời, chư Đại đệ-tử, cập chư Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, Thích Phạm, Hộ Thế Thiên Vương, đồng thanh bạch Phật ngôn:

Bấy giờ, các Đại đệ tử và Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương đồng thanh bạch Phật:

 

Thế Tôn! Nhược nhân đắc thị,Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thị nhân công đức, bất khả tư nghị. Sở dĩ giả hà? Thị nhân tức vi, cứu cánh Phật đạo, thành tựu trí tuệ, thần thông chư minh. Ngã đẳng kim nhật, ư nhất tọa thượng, phổ kiến chúng hội, chủng chủng sắc tướng, nhược can biến hiện. Ngã đẳng duy niệm: Nhược nhân bất văn, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đương tri thị vi, ma sở đắc tiện, nhược đắc văn giả, đương tri thị nhân, chư Phật sở hộ, hà huống văn dĩ, tùy thuyết hành giả.

Thế Tôn! Nếu người đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này thì người ấy công đức chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì người ấy ắt rốt ráo Phật đạo, thành tựu trí huệ, thần thông, các minh. Chúng con hôm nay, ở trên một tòa, thấy khắp chúng hội, các thứ sắc tướng biến hiện chúng con nghĩ rằng: “Nếu người chẳng nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, phải biết là người bị ma có cơ hội khuấy nhiễu. Nếu người được nghe, phải biết là người được chư Phật hộ niệm, hà huống nghe rồi, y theo lời dạy tu hành”.

 

Thế Tôn! Bồ Tát nhược dục, thông đạt Phật Pháp, chí ư bỉ ngạn, đương nhất tâm thính, Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Thọ trì đọc tụng, vi tha nhân thuyết.

Thế Tôn! Bồ-tát nếu muốn thông đạt Phật pháp đến bờ bên kia, phải nhất tâm lắng nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thọ trì, đọc tụng, vì người khác diễn nói.

 

Thế Tôn! Bồ Tát nhược dục, phổ Hiện-Nhất-Thiết, hình sắc uy nghi, dục tất phổ tri, nhất thiết chúng sanh, tâm tâm sở hành, hựu dục phổ tri, nhất thiết chúng sanh, tùy bệnh dữ dược, đương thiện thính thị, tam muội pháp bảo, thọ trì đọc tụng.

Thế Tôn! Bồ-tát nếu muốn khắp hiện tất cả hình sắc oai nghi, muốn khắp biết tâm, tâm sở hành của tất cả chúng sinh, và muốn biết khắp tất cả chúng sinh tùy bệnh cho thuốc, phải khéo lắng nghe pháp bảo tam-muội này, thọ trì đọc tụng.

 

Thế Tôn! Nhược nhân đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đương tri thị nhân, nhập Phật cảnh giới, trí tuệ tự tại.

Thế Tôn! Nếu người đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, phải biết người ấy nhập vào cảnh giới Phật trí huệ tự tại.

 

Phật ngôn: Như thị như thị! Như nhữ đẳng thuyết. Nhược nhân bất đắc, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất đắc danh vi, thâm hàng Bồ Tát. Như Lai bất vị, thử nhân cụ túc, bố thí trì giới, nhẫn nhục tinh tấn, Thiền định trí tuệ. Thị cố nhữ đẳng, nhược dục biến hành, nhất thiết đạo giả, đương học đắc thị,Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất niệm nhất thiết, chư sở học cố.

Phật nói: Đúng thế! Đúng thế! Đúng như lời ông nói. Nếu người chẳng đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng được gọi là Bồ-tát tu sâu. Như Lai chẳng nói người này đầy đủ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Thế nên, các ông nếu muốn làm khắp tất cả đạo, phải học đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, chẳng nghĩ nhớ đến tất cả các sở học khác.

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát, vấn hiện ý Thiên Tử ngôn: Bồ Tát nhược dục, đắc thị tam muội, đương tu hành hà Pháp?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý hỏi thiên tử Hiện Ý: Bồ-tát nếu muốn đắc tam-muội này phải tu hành pháp gì?

 

Thiên Tử đáp ngôn: Bồ Tát nhược dục, đắc thị tam muội, đương tu hành phàm phu Pháp, nhược kiến phàm phu Pháp, Phật Pháp bất hợp bất tán, thị danh tu tập, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Thiên tử đáp: Bồ-tát nếu muốn đắc tam-muội này phải tu hành pháp phàm phu. Nếu thấy pháp phàm phu, pháp Phật chẳng hợp chẳng tan, ấy gọi là tu tập Thủ-lăng-nghiêm tam-muội

 

Kiên Ý vấn ngôn: Ư Phật Pháp trung, hữu hợp tán da?

Kiên Ý hỏi: Ở trong pháp Phật có hợp tan chăng?

 

Thiên Tử đáp ngôn: Phàm phu Pháp trung, thượng vô hợp tán, hà huống Phật Pháp. Vân hà danh tu hành? Nhược năng thông đạt, chư phàm phu Pháp, Phật Pháp vô nhị, thị danh tu tập, nhi thật thử pháp, vô hợp vô tán.

Thiên Tử đáp: Trong pháp phàm phu còn không có hợp tan, hà huống pháp Phật. Thế nào gọi là tu hành? Nếu hay thông đạt các pháp phàm phu, pháp Phật không hai ấy gọi là tu tập, mà thật pháp này không hợp không tan.

 

Thiện nam tử! Nhất thiết pháp tập, vô sanh tướng cố, nhất thiết pháp tập, vô hoại tướng cố. Nhất thiết pháp tập, hư không tướng cố. Nhất thiết pháp tập, thị cố tướng cố.

Này thiện nam tử. Vì tất cả pháp tập không có tướng sinh, vì tất cả pháp tập không có tướng hoại, vì tất cả pháp tập tướng như hư không, vì tất cả pháp tập không có tướng lãnh thọ.

 

Kiên Ý phục vấn: Thủ Lăng Nghiêm tam muội, khứ chí hà sở?

Kiên Ý lại hỏi: Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đi đến chỗ nào?

 

Thiên Tử đáp ngôn: Thủ Lăng Nghiêm tam muội, khứ chí nhất thiết, chúng sanh tâm hành, nhi diệc bất duyên, tâm hành thủ tướng, khứ chí nhất thiết, chư sở sanh xứ, nhi diệc bất vi, sanh xứ sở ô, khứ chí nhất thiết, thế giới Phật sở, nhi bất phân biệt, Phật thân tướng hảo, khứ chí nhất thiết, âm thanh ngữ ngôn, nhi bất phân biệt, chư văn tự tướng. Phổ năng khai thị, nhất thiết Phật Pháp, Nnhi bất chí ư, tất cánh tận xứ.

Thiên tử đáp: Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đi đến tâm hành của tất cả chúng sinh mà cũng chẳng duyên tâm hành chấp tướng, đi đến tất cả các chỗ sở sinh mà cũng chẳng bị chỗ sinh làm ô nhiễm, đi đến tất cả thế giới Phật mà chẳng phân biệt thân Phật tướng hảo, đi đến tất cả âm thanh ngữ ngôn mà chẳng phân biệt các tướng văn tự; khắp hay khai thị tất cả Phật pháp mà chẳng đến chỗ rốt ráo diệt tận.

 

Thiện nam tử! Vấn thị tam muội, chí hà xứ giả, tùy Phật sở chí, thị tam muội giả, diệc như thị chí.

Thiện nam tử! Hỏi tam-muội này đến chỗ nào nghĩa là theo chỗ Phật đến, tam-muội này cũng đến như vậy.

 

Kiên Ý vấn ngôn: Phật chí hà xứ?

Kiên Ý hỏi: Phật đến chỗ nào?

 

Thiên Tử đáp ngôn. Phật như như cố, chí vô sở chí.

Thiên tử đáp: Chư Phật như như bất động, có đến mà không thấy chỗ đến.

 

Hựu vấn: Phật bất chí Niết-Bàn da?

Lại hỏi: Phật chẳng đến niết-bàn chăng?

 

Đáp ngôn: Nhất thiết chư pháp, cứu cánh Niết Bàn, thị cố Như Lai, bất chí Niết-Bàn.

Thiên tử đáp: Tất cả các pháp là Niết Bàn, thế nên chư Phật không đến Niết Bàn.

 

Sở dĩ giả hà? Niết-Bàn tánh cố, bất chí Niết-Bàn.

Tại sao vậy? Vì Niết Bàn bản tính vốn thường tịnh, nên không chỉ gọi là đến Niết Bàn

 

Hựu vấn: Quá khứ hằng hà, sa đẳng chư Phật, bất chí Niết-Bàn da?

Lại hỏi: Các Đức Phật rất nhiều trong thời quá khứ, không đến Niết Bàn chăng?

 

Đáp ngôn. Hằng sa chư Phật, vi thị sanh da?

Thiên tử đáp: Các Phật nhiều như số sông Hằng có bị sanh tử chăng?

 

Kiên Ý ngôn: Như Lai sở thuyết, Hằng sa chư Phật, sanh dĩ diệt độ.

Kiên Ý đáp: Như Lai đã nói: Các đức Phật tự tại giáng sanh và diệt độ

 

Thiên Tử ngôn: Thiện nam tử! Như Lai bất vân. Nhất nhân xuất thế, đa sở nhiêu ích, an lạc chúng sanh.

Thiên tử nói: Thiện nam tử! Như Lai chẳng nói: “ Một người xuất thế đem lại nhiều lợi ích an lạc cho chúng sinh”.

 

Ư ý vân hà? Như Lai vi định, đắc chư chúng sanh, hữu sanh diệt da?

Ý ông nghĩ sao? Như Lai được đại định, cứu độ chúng sinh, có bị cảnh sanh diệt không?

 

Đáp ngôn: Thiên Tử! Như Lai ư Pháp, bất đắc sanh diệt.

Kiên Ý đáp: Thiên Tử! Như Lai đối với pháp chẳng có sinh diệt.

 

Thiện nam tử! Đương tri Như Lai, tuy thuyết chư Phật, xuất ư thế gian, ư Như Lai tướng, nhi thật vô sanh. Tuy thuyết chư Phật, chí ư Niết-Bàn, ư Như Lai tướng, nhi thật vô diệt.

Thiện nam tử! Phải biết Như Lai tuy nói các đức Phật xuất hiện ở thế gian mà tướng Như Lai thật không có sinh, tuy nói các đức Phật đến niết-bàn mà tướng Như Lai thật không có diệt.

 

Hựu vấn: Kim hiện, vô lượng Như Lai, đắc thành đạo bất?

Lại hỏi: Hiện nay vô lượng Như Lai có thành đạo chăng?

 

Đáp ngôn: Như Lai vô sanh vô diệt tướng, như thị thành đạo.

Trả lời: Như Lai vì tướng vô sinh vô diệt như thế nên thành đạo.

 

Thiện nam tử! Nhược chư Phật xuất, nhược nhập Niết Bàn, vô hữu sái biệt.

Này thiện nam tử! Các đức Phật hoặc xuất thế hoặc nhập niết-bàn không có sai biệt.

 

Sở dĩ giả hà? Như Lai thông đạt, nhất thiết chư pháp, thị tịch diệt tướng, thị danh vi Phật.

Vì sao? Như Lai thông đạt tất cả pháp là tướng tịch diệt, ấy gọi là Phật.

 

Hựu vấn: Nhược nhất thiết pháp, tất cánh tịch diệt, Niết-Bàn tướng giả, khả thông đạt da?

Lại hỏi: Nếu tất cả pháp rốt ráo tịch diệt, tướng niết-bàn đó có thể thông đạt chăng?

 

Đáp ngôn: Như nhất thiết pháp, tất cánh tịch diệt, đồng Niết-Bàn tướng, thông đạt tướng giả, diệc phục như thị.

Trả lời: Như tất cả pháp rốt ráo tịch diệt đồng với tướng niết-bàn, thông đạt tướng đó cũng lại như vậy.

 

Thiện nam tử! Như Lai bất dĩ, sanh trụ diệt xuất. Vô sanh trụ diệt, thị danh Phật xuất.

Thiện nam tử! Như Lai chẳng lấy sinh, trụ, diệt mà xuất thế. Không sinh, trụ, diệt, ấy gọi là Phật xuất thế.

 

Kiên Ý vấn ngôn: Nhữ trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng tác như thị thuyết da?

Kiên Ý hỏi: Ông trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội mới có thể nói như thế chăng?

 

Đáp ngôn: Thiện nam tử! ư ý vân hà? Như Lai hóa nhân, trụ hà Pháp trung, nhi hữu sở thuyết?

Trả lời: Này thiện nam tử! Ý ông nghĩ sao? Hóa nhân của Như Lai trụ trong pháp nào mà có nói pháp?

 

Kiên Ý đáp ngôn: Thừa Phật thần lực, năng hữu sở thuyết.

Kiên Ý đáp: Nương sức thần của Phật mà có thể nói pháp.

 

Hựu vấn: Phật trụ hà xứ, nhi tác hóa nhân?

Lại hỏi: Phật trụ chỗ nào mà làm ra hóa nhân?

 

Đáp ngôn: Phật trụ bất nhị thần thông, nhi tác hóa nhân.

Trả lời: Phật trụ thần thông bất nhị mà làm ra hóa nhân.

 

Thiên Tử ngôn: Như Như Lai, trụ bất trụ pháp, nhi tác hóa nhân, chư hóa nhân diệc, trụ bất trụ pháp, nhi hữu sở thuyết

Thiên tử nói: Như Như Lai trụ pháp không chỗ trụ để giáo hóa người. Những ai được nghe cũng phải trụ pháp không trụ để mà nghe

 

Kiên Ý ngôn. Nhược vô sở trụ, vân hà hữu thuyết.

Kiên Ý nói: Nếu không chỗ trụ, làm sao có nói?

 

Thiên Tử ngôn. Như vô sở trụ, thuyết diệc như thị.

Thiên tử nói: Như không chỗ trụ, nói cũng như vậy.

 

Hựu vấn: Bồ Tát vân hà cụ túc, lạc thuyết biện tài.

Lại hỏi: Bồ-tát làm thế nào để đầy đủ nhạo thuyết biện tài?

 

Đáp ngôn: Bồ Tát bất dĩ ngã tướng, bất dĩ bỉ tướng, bất dĩ Pháp tướng, nhi hữu sở thuyết, thị danh cụ túc, lạc thuyết biện tài. Tùy sở thuyết pháp, văn tự tướng bất tận, Pháp tướng diệc bất tận. Như thị thuyết giả, bất dĩ nhị thuyết, thị danh cụ túc, lạc thuyết biện tài.

Trả lời: Bồ-tát chẳng dùng tướng ngã, chẳng dùng tướng bỉ, chẳng dùng tướng pháp mà có chỗ nói, ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài. Tùy chỗ nói pháp, tướng văn tự chẳng hết, pháp tướng cũng chẳng hết. Nói như vậy là chẳng dùng đối đãi mà nói, ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài.

 

Hựu Thiện nam tử! Nhược Bồ Tát bất xả chư Pháp huyễn tướng, ư chư âm thanh, bất xả hưởng tướng, thị danh cụ túc, lạc thuyết biện tài. Hựu, như chư văn tự, âm thanh ngữ ngôn. Vô xứ vô phương, vô nội vô ngoại. Vô hữu sở trụ, tùng chúng duyên hữu. Nhất thiết chư pháp, diệc phục như thị. Vô xứ vô phương, vô nội vô ngoại, diệc vô sở trụ, phi thị quá khứ, vị lai hiện tại, bất vi văn tự, ngôn từ sở biểu. Nội tự thông đạt, nhi hữu sở thuyết, thị danh cụ túc, lạc thuyết biện tài. Thí dụ như hưởng, nhất thiết âm thanh, giai tùy hưởng tướn, nhi hữu sở thuyết.

Lại này thiện nam tử! Nếu Bồ-tát chẳng xả bỏ tướng huyễn của các pháp; đối với âm thanh chẳng xả bỏ tướng âm vang, ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài. Lại như các văn tự âm thanh ngữ ngôn không chỗ không nơi, không trong không ngoài, không có chỗ trụ, từ các duyên mà có, tất cả các pháp cũng đều như vậy, không nơi không chỗ, không trong không ngoài, cũng không chỗ trụ, chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng bị văn tự ngôn từ biểu hiện, bên trong tự thông đạt mà có chỗ nói ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài. Ví dụ như âm vang, tất cả âm thanh đều tùy theo tướng âm vang mà có chỗ nói.

 

Kiên Ý vấn ngôn: Tùy nghĩa vân hà?

Kiên Ý hỏi: Nghĩa “tùy” như thế nào?

 

Thiện nam tử! Tùy hư không thị tùy nghĩa. Như hư không vô sở tùy. Nhất thiết thuyết Pháp diệc vô sở tùy. Chư Pháp vô bỉ vô hữu thí dụ. Vi hữu đắc giả ngôn hữu sở tùy.

Thiện nam tử! Tùy hư không là nghĩa “tùy”. Như hư không không chỗ tùy, tất cả các pháp cũng không chỗ tùy. Các pháp không có so sánh, không có ví dụ, vì có được đó, nói có chỗ tùy.

 

Nhĩ thời Thế Tôn tán Thiên Tử ngôn: Thiện tai thiện tai! Như nhữ sở thuyết. Bồ Tát ư thử, bất ưng kinh phố. Sở dĩ giả hà? Nhược hữu sở tùy, bất đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề.

Bấy giờ, các đức Thế Tôn khen Thiên tử rằng: Hay thay! Hay thay! Đúng như lời ông nói. Bồ-tát đối với điều này chẳng nên kinh sợ. Vì sao? Vì nếu có chỗ tùy thì chẳng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Thị hiện ý Thiên Tử. Tùng hà Phật thổ, lai chí thử gian.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Thiên tử Hiện Ý này từ cõi Phật nào đến đây?

 

Thiên Tử vị ngôn: Vấn tác hà đẳng?

Thiên tử nói: Ngài hỏi để làm gì?

 

Kiên Ý đáp ngôn: Ngã kim dục hà, bỉ phương tác lễ, dĩ thị đại sĩ, du hành trụ xứ.

Kiên Ý đáp: Tôi nay muốn hướng về phương ấy để lễ lạy, vì đó là trụ xứ du hành của Đại sĩ.

 

Thiên Tử vị ngôn: Nhược nhân thủ đắc, thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả. Nhất thiết thế gian, chư Thiên nhân dân, giai ưng lễ kính.

Thiên tử nói: Nếu người đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, tất cả thế gian các trời, nhân dân đều nên lễ kính.

 

Nhĩ thời Phật cáo Kiên Ý Bồ Tát: Thị Hiện Ý Thiên Tử! Tùng A-Súc Phật, Diệu Hỉ thế giới, lai chí ư thử. Thị nhân ư bỉ, thường thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Thiên tử Hiện Ý này từ thế giới Diệu Hỷ của Phật A-súc đến đây. Vị này ở thế giới kia thường nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Kiên Ý! Nhất thiết chư Phật, vô hữu bất thuyết, Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả.

Này Kiên Ý! Tất cả các đức Phật đều nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội

 

Kiên Ý! Thị Hiện Ý Thiên Tử, ư thử Ta Bà, thế giới đương đắc thành Phật. Thị nhân dục đoạn, thử ngũ trược ác, thủ tịnh Phật độ, giáo hóa chúng sanh, tu tập tăng trưởng, Thủ Lăng Nghiêm cố lai chí ư thử.

Này Kiên Ý! Thiên tử Hiện Ý này ở thế giới Ta-bà này sẽ được thành Phật. Vị này vì muốn dứt năm trược ác này làm tịnh cõi Phật giáo hóa chúng sinh tu tập tăng trưởng Thủ-lăng-nghiêm nên đến đây.

 

Kiên Ý bạch Phật ngôn: Kim thử Thiên Tử! Kỷ thời đương ư, thử gian thế giới, đắc thành Phật đạo. Kỳ hiệu vân hà? Thế giới hà danh?

Kiên Ý bạch Phật: Nay vị thiên tử này lúc nào sẽ ở thế giới này được thành Phật đạo? Hiệu ngài là gì? Thế giới tên gì?

 

Phật ngôn: Thị Thiên Tử giả, qua thị hiền kiếp, thiên Phật diệt dĩ. Lục thập nhị kiếp, vô phục hữu Phật. Trung gian đãn hữu, bách thiên vạn ức, Bích Chi Phật xuất. Kỳ trung chúng sanh, đắc chủng thiện căn, qua thị kiếp dĩ. Đương đắc thành Phật, hiệu Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai. Thế giới nhĩ thời danh vi Tịnh Kiến. Ư thời Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai, năng lệnh chúng sanh, tâm đắc thanh tịnh. Thế giới chúng sanh, bất vi tham dục, sân khuể ngu si sở phước. Đắc pháp tịnh tín giai hành thiện Pháp.

Phật nói: Vị thiên tử này qua Hiền kiếp này nghìn đức Phật đã diệt, sáu mươi hai kiếp không còn có Phật, khoảng giữa chỉ có trăm nghìn muôn ức Bích-chi-phật xuất thế, trong thời gian đó chúng sinh được trồng thiện căn, qua kiếp này rồi sẽ được thành Phật hiệu Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai, thế giới lúc ấy tên là Tịnh Kiến. Bấy giờ, đức Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai hay khiến cho chúng sinh tâm được thanh tịnh, thế giới chúng sinh chẳng bị tham dục giận hờn, ngu si che lấp, được pháp tịnh tín đều làm pháp lành.

 

Kiên Ý! Thị Tịnh Quang Xưng Vương Phật, thọ thập tiểu kiếp, dĩ tam thừa pháp, độ thoát chúng sanh, kỳ trung vô lượng, vô biên Bồ Tát, đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, ư chư Pháp trung, đắc tự tại lực. Nhĩ thời ma nhược ma dân, giai tu Đại-Thừa, từ mẫn chúng sanh, kỳ Phật quốc độ, vô tam ác đạo, cập chư nạn xứ, trang nghiêm thanh tịnh, như uất đan việt, vô chúng ma sự, ly chư tà kiến. Phật diệt độ hậu, pháp trụ thiên vạn ức tuế.

Này Kiên Ý! Đức Phật Tịnh Quang Xưng Vương này thọ mười tiểu kiếp dùng pháp tam thừa độ thoát chúng sinh, trong đó vô lượng vô biên Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, ở trong các pháp được sức tự tại. Bấy giờ, ma hoặc ma dân đều tu đại thừa thương xót chúng sinh, cõi nước Phật kia không có ba đường ác và các chỗ nạn, trang nghiêm thanh tịnh như Uất-đan-việt, không có các việc ma, lìa các tà kiến. Sau khi Phật diệt độ, pháp trụ nghìn muôn ức năm.

 

Kiên Ý! Thị Thiên Tử giả. Đương ư như thị, thanh tịnh quốc độ, nhi thành Phật đạo.

Này Kiên Ý! Vị thiên tử này sẽ ở cõi nước thanh tịnh như vậy mà thành Phật đạo.

 

Nhĩ thời Kiên Ý Bồ Tát vị Thiên Tử ngôn: Nhữ đắc Đại lợi. Như Lai thọ nhữ, A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề ký.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý nói với Thiên tử: Ông được lợi lớn, Như Lai thọ ký cho ông Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Thiên Tử đáp ngôn: Thiện nam tử! Ư nhất thiết Pháp, nhược vô sở đắc, thị danh Đại lợi, ư pháp hữu đắc, thị tắc vô lợi.

Thiên tử đáp: Này thiện nam tử! Đối với tất cả pháp nếu không sở đắc, ấy là lợi lớn, đối với pháp có đắc ắt không có lợi.

 

Thiện nam tử! Thị cố đương tri. Nhược bất đắc pháp, thị danh Đại lợi.

Thiện nam tử! Thế nên phải biết, nếu chẳng đắc pháp ấy là lợi lớn.

 

Thuyết thị pháp thời. Nhị vạn ngũ thiên Thiên Tử, tằng ư tiên thế, thực chúng đức bổn, giai phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm. Hữu vạn Bồ Tát, đắc vô sanh nhẫn.

Lúc nói lời này, hai muôn năm nghìn thiên tử từng trồng các cội đức ở đời trước đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; có một muôn ngàn Bồ-tát đắc Vô sinh nhẫn.

 

Quyển Thượng Hết