Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Chư Bồ Tát Trụ Xứ

Kinh Hoa Nghiêm

Đại Phương Quảng Phật

giảng giải

Phẩm Thứ 32

Hòa Thượng TUYÊN HÓA
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh

— o0o —

PHẨM CHƯ BỒ TÁT TRỤ XỨ

Bồ Tát chẳng có trụ xứ. Nếu Bồ Tát có trụ xứ, thì chẳng thể xưng là Bồ Tát. Bồ Tát lấy từ bi hỷ xả làm trụ xứ. Vì Bồ Tát chẳng có một tư tưởng về cái ta, làm sao có trụ xứ? Trụ xứ ở đây là chẳng có sự nhất định. Tuy chẳng có sự nhất định, nhưng Bồ Tát Tâm Vương vẫn nói có phương sở, có trụ xứ. Trụ này là trụ chỗ vô trụ, chẳng có sự chấp trước. Xứ này là xứ chỗ vô xứ, cũng chẳng có sự chấp trước. Nếu Bồ Tát chẳng có sự chấp trước, thì gọi là Bồ Tát.

Bồ Tát cũng chẳng chấp trong, cũng chẳng chấp ngoài, cũng chẳng chấp không, cũng chẳng chấp có, tất cả đều không chấp trước. Hiện tại trụ xứ này, bất quá là giả danh mà thôi. Phẩm này thuộc về phẩm thứ ba mươi hai.

 

Nhĩ thời, tâm Vương Bồ-Tát Ma-ha-tát ư chúng hội trung cáo chư Bồ-tát ngôn:

Bấy giờ, đại Bồ Tát Tâm Vương ở trong chúng hội, bảo các Bồ Tát rằng:

Giảng: Khi Bồ Tát Tâm Vương nói xong Phẩm A Tăng Kỳ và Phẩm Thọ Lượng rồi, nhưng cảm thấy ý vẫn chưa hết, vẫn còn điều muốn nói. Cho nên lúc đó, vị đại Bồ Tát Tâm Vương, ở trong pháp hội Hoa Nghiêm, bảo hết thảy các Bồ Tát: “Trụ xứ của các Bồ Tát”. Bồ Tát ở trong pháp hội, vốn đều biết trụ xứ của các Bồ Tát. Vậy, tại sao còn phải hổ tương vấn đáp? Vì Bồ Tát biết chúng ta chúng sinh tương lai ở trong pháp hội Hoa Nghiêm tại Vạn Phật Thánh Thành, giảng Kinh Hoa Nghiêm và lắng nghe Kinh Hoa Nghiêm, cho nên, đây là vì chúng ta mà nói.

 

Phật tử! Đông phương hữu xứ, danh: Tiên nhân sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh: Kim cương thắng, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng tam bách nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phật tử! Phương đông có nơi gọi là núi Tiên Nhân, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát đang ở trong đó. Hiện có Bồ Tát tên là Kim Cang Thắng, với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, ba trăm người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Theo ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) mà nói, thì phương đông là Giáp Ất Mộc, Giáp Mộc là dương, Ất Mộc là âm. Do đó:

“Một âm một dương gọi là đạo”,
“Lệch dương lệch âm gọi là bệnh”.

Âm dương điều hoà, hay sinh vạn vật; âm dương thất điều, thì vật chẳng sinh, đây là luật tự nhiên của vũ trụ. Mộc là màu xanh, Mộc có sinh khí hân hân hướng vinh, cho nên mùa xuân thuộc Mộc thịnh vương. Mùa xuân là mùa đầu tiền trong bốn mùa. Do đó, trước hết bắt đầu từ phương đông.

Ngũ hành là phù hiệu chân lý của vũ trụ, chứ chẳng phải từ chuyên dùng của đạo nào đó, vẫn là danh từ thông dụng. Nho giáo có thể dùng, Đạo giáo cũng có thể dùng, Phật giáo cũng có thể dùng, đừng chấp trước vào. Phàm là hợp với chân lý thì có thể xử dụng, không nên phân biệt đó đây, có thành kiến môn hộ.

Phương đông thuộc Mộc, Giáp Ất Mộc. Phương nam thuộc Hoả, Bính Đinh Hoả. Phương tây thuộc Kim, Canh Tân Kim. Phương bắc thuộc Thuỷ, Nhâm Quý Thuỷ. Chính giữa thuộc Thổ, Mậu Kỷ Thổ. Mộc màu xanh, Hoả màu đỏ, Kim màu trắng, Thuỷ màu đen, Thổ màu vàng. Đó là đại biểu của ngũ phương, ngũ hành, ngũ sắc.

Ngũ hành có sự khác nhau về tướng sinh môn, và tướng khắc môn: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, đó là đạo lý tương sinh. Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, đây là đạo lý tương khắc. Do đó: “Cha mẹ sinh ta ra, ta sinh ra con cháu”. Ví như Mộc hay sinh Hoả, Mộc là cha mẹ của Hoả. Hoả hay sinh Thổ, Thổ là con của Hoả. Thổ hay sinh Kim, Kim là cháu của Hoả. Hồi đầu tương khắc, Kim khắc Mộc .v.v…

Đạo lý tương sinh tương khắc, vô cùng vô tận, diệu không thể tả, tất cả sự lý trong trời đất, đều có sự quan hệ này, bên trong đều hàm chứa triết lý. Giống như sáu mươi bốn quẻ, đều bao hàm ở trong Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. Quẻ Càn là do ngũ hành biến hoá mà ra, nếu nghiên cứu kỹ thì có triết học rất sâu rộng. Âm dương, ngũ hành, thiên can, và địa chi, tuy là phù hiệu, nhưng có triết lý diễn biến vô cùng. Đó là văn hoá của Trung Hoa, đáng tiếc có những người dùng không chánh đáng, cuối cùng trở thành mê tín.

Bồ Tát Tâm Vương gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật! “Ở phương đông có một nơi, gọi là núi Tiên Nhơn. Từ trước cho đến bây giờ, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, đang ở trong núi đó. Bồ Tát có thần thông biến hoá, ở bất cứ chỗ nào. Ngẫu nhiên đến ở nơi đó, cũng có khả năng. Hiện tại ở trong núi Tiên Nhơn, có vị Bồ Tát tên là Bồ Tát Kim Cang Thắng, cùng với quyến thuộc của Ngài và các chúng Bồ Tát, khoảng hơn ba trăm người, đang cùng nhau tu hành. Bồ Tát Kim Cang Thắng, thường ở trong núi đó, vì họ giảng kinh thuyết pháp.

 

Nam phương hữu xứ, danh: thắng phong sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh viết: Pháp tuệ, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng ngũ bách nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương nam có nơi tên là núi Thắng Phong. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Pháp Huệ, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, năm trăm người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương nam có một nơi, tên gọi là núi Thắng Phong. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Pháp Huệ, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng hơn năm trăm người cùng ở với nhau. Bồ Tát Pháp Huệ thường ở trong núi Thắng Phong, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Tây phương hữu xứ, danh: Kim cương diệm sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh: tinh tấn vô úy hành, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng tam bách nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương tây có nơi gọi là núi Kim Cang Diệm. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Tinh Tấn Vô Uý Hành, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, ba trăm người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương tây có một nơi, tên gọi là núi Kim Cang Diệm. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Tinh Tấn Vô Úy Hành, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng hơn ba trăm người, cùng ở với nhau. Bồ Tát Tinh Tấn Vô Úy Hành thường ở trong núi Kim Cang Diệm, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Bắc phương hữu xứ, danh: hương tích sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh viết: hương tượng, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng tam thiên nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương bắc có nơi gọi là núi Hương Tích. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Hương Tượng, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, ba ngàn người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương bắc có một nơi, tên gọi là núi Hương Tích. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Hương Tượng, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng hơn ba ngàn người cùng ở với nhau. Bồ Tát Hương Tượng thường ở trong núi Hương Tích, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Đông Bắc phương hữu xứ, danh: thanh lương sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh: Văn-thù-sư-lợi, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng nhất vạn nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương đông bắc có nơi gọi là núi Thanh Lương. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Văn Thù Sư Lợi, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, một vạn người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương đông bắc có một nơi, tên gọi là núi Thanh Lương, tức nay là Ngũ Đài Sơn, tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng một vạn người người cùng ở với nhau. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thường ở trong núi Thanh Lương, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Hải trung hữu xứ, danh: Kim Cương sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh viết: Pháp khởi, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng thiên nhị bách nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Giữa biển có nơi gọi là núi Kim Cang. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Pháp Khởi, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, một ngàn hai trăm người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Ở giữa biển đông có một nơi, tên gọi là núi Kim Cang. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Pháp Khởi, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng một ngàn hai trăm người cùng ở với nhau. Bồ Tát Pháp Khởi thường ở trong núi Kim Cang, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Đông Nam phương hữu xứ, danh: chi đề sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh viết: thiên quan, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng nhất thiên nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương đông nam có nơi gọi là núi Chi Đề. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Thiên Quan, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, một ngàn người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương đông nam có một nơi, tên gọi là núi Chi Đề. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Thiên Quan, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng một ngàn người cùng ở với nhau. Bồ Tát Thiên Quan thường ở trong núi Chi Đề, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Tây Nam phương hữu xứ, danh: quang minh sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh viết: hiền thắng, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng tam thiên nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương tây nam có nơi gọi là núi Quang Minh. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Hiền Thắng, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, ba ngàn người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương tây nam có một nơi, tên gọi là núi Quang Minh. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Hiền Thắng, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng ba ngàn người cùng ở với nhau. Bồ Tát Hiền Thắng thường ở trong núi Quang Minh, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Tây Bắc phương hữu xứ, danh: hương phong sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ; hiện hữu Bồ Tát, danh viết: Hương Quang, dữ kỳ quyến thuộc, chư Bồ-tát chúng ngũ thiên nhân câu, thường tại kỳ trung nhi diễn thuyết Pháp.

Phương tây bắc có nơi gọi là núi Hương Phong. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó. Hiện tại có Bồ Tát tên là Hương Quang, cùng với quyến thuộc của Ngài các chúng Bồ Tát, năm ngàn người tụ hội, thường ở trong đó mà diễn nói pháp.

Giảng: Phương tây bắc có một nơi, tên gọi là núi Hương Phong. Từ trước đến nay, mười phương ba đời các chúng Bồ Tát, thường ở trong núi đó. Hiện tại có vị Bồ Tát, hiệu là Bồ Tát Hương Quang, và quyến thuộc của Ngài với các chúng Bồ Tát, khoảng năm ngàn người cùng ở với nhau. Bồ Tát Hương Quang thường ở trong núi Hương Phong, vì họ diễn nói diệu pháp.

 

Đại hải chi trung phục hưũ trụ xứ, danh: trang nghiêm quật, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Ở giữa biển lớn, lại có trụ xứ gọi là Trang Nghiêm Quật. Từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Ở giữa biển lớn, lại có trụ xứ, tên gọi là Trang Nghiêm Quật. Từ trước đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

 

Tỳ xá ly Nam hữu nhất trụ xứ, danh: thiện trụ căn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Phía nam Tỳ Xá Ly, có một trụ xứ tên là Thiện Trụ Căn, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Phía nam thành Tỳ Xá Ly (Quảng bát), tức thành của cư sĩ Tịnh Danh ở, thuộc trung Ấn Độ, có một trụ xứ tên là Thiện Trụ Căn, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở nơi đó.

 

Ma độ la thành hữu nhất trụ xứ, danh: mãn túc quật, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Thành Ma Độ La, có một trụ xứ tên là Mãn Túc Quật, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại thành Ma Độ La (Khổng tước), có một trụ xứ tên là Mãn Túc Quật, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở tại thành đó.

 

Câu trân na thành hữu nhất trụ xứ, danh viết: Pháp tọa, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Thành Câu Trân Na, có một trụ xứ tên là Pháp Toà, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại thành Câu Trân Na (Đại mãnh pháp luật), có một trụ xứ tên là Pháp Toà, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở tại thành đó.

 

Thanh tịnh bỉ ngạn thành hữu nhất trụ xứ, danh: mục chân lân đà quật, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Thành Thanh Tịnh Bỉ Ngạn, có một trụ xứ tên là Mục Chân Lân Đà Quật, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại thành Thanh Tịnh Bỉ Ngạn (tức nam Ấn Độ), có một trụ xứ tên là Mục Chân Lân Đà Quật (tức chỗ rồng ở), từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong thành đó.

 

Ma lan đà quốc hữu nhất trụ xứ, danh: vô ngại long Vương kiến lập, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Ma Lan Đà, có một trụ xứ tên là Vô Ngại Long Vương Kiến Lập, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Ma Lan Đà, có một trụ xứ tên là Vô Ngại Long Vương Kiến Lập (tức Phổ quang pháp đường), từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong nước đó.

 

Cam bồ già quốc hữu nhất trụ xứ, danh: xuất sanh từ, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Cam Bồ Già, có một trụ xứ tên là Xuất Sinh Từ, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Cam Bồ Già (Quả danh), có một trụ xứ tên là Xuất Sinh Từ, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong nước đó.

 

Chấn-đán quốc hữu nhất trụ xứ, danh: Na-la-diên quật, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Chấn Đán, có một trụ xứ tên là Na La Diên Quật, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Chấn Đán (Trung Hoa), có một trụ xứ tên là Na La Diên Quật (kiên ngưu). Tại tỉnh Sơn Đông núi Thanh châu đông ngưu, hiện có Thánh tích cổ Phật. Từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở tại đó.

 

Sơ lặc quốc hữu nhất trụ xứ, danh: ngưu đầu sơn, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Sớ Lặc, có một trụ xứ tên là núi Ngưu Đầu, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Sớ Lặc (tức Sớ Lặc tỉnh Tân Cương), có một trụ xứ tên là núi Ngưu Đầu (Vu Chấn tỉnh Tân Cương), từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong núi đó.

 

Ca-diếp-di-la quốc hữu nhất trụ xứ, danh viết: thứ đệ, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Ca Diếp Di La, có một trụ xứ tên là Thứ Đệ, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Ca Diếp Di La, có một trụ xứ tên là Thứ Đệ, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong nước đó.

 

Tăng trưởng hoan hỉ thành hữu nhất trụ xứ, danh: Tôn-Giả quật, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Thành Tăng Trưởng Hoan Hỉ, có một trụ xứ tên là Tôn Giả Quật, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại Thành Tăng Trưởng Hoan Hỉ (tức Nam Ấn Độ), có một trụ xứ tên là Tôn Giả Quật, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

 

Am phù lê ma quốc hữu nhất trụ xứ, danh: kiến ức tạng quang minh, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Am Phù Lê Ma, có một trụ xứ tên là Kiến Ức Tạng Quang Minh, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Am Phù Lê Ma (Quả danh), tức trung Ấn Độ, có một trụ xứ tên là Kiến Ức Tạng Quang Minh, từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong nước đó.

 

Kiền-đà-la quốc hữu nhất trụ xứ, danh: thiêm bà la quật, tùng tích dĩ lai, chư Bồ-tát chúng ư trung chỉ trụ.

Nước Càn Đà La, có một trụ xứ tên là Chiêm Bà La Quật, từ xưa đến nay, các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Giảng: Tại nước Càn Đà La (Trì địa), có một trụ xứ tên là Chiêm Bà La Quật (Hương hoa thụ danh), từ xưa đến nay, mười phương các chúng Bồ Tát thường ở trong đó.

Bồ Tát là vô sở trụ, tức nhiên vô sở trụ, tại sao lại nói là Ngài trụ? Đây là tuỳ thuận chúng sinh mà nói. Rốt ráo Bồ Tát toại tâm sở dục, muốn ở đâu thì ở đó. Muốn ở trong hạt bụi, thì ở trong hạt bụi; muốn ở trong cung điện, thì ở trong cung điện. Bồ Tát không vào mà chẳng tự được. Cho nên nói Bồ Tát chẳng có trụ xứ.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói trụ xứ của Bồ Tát, đây là khiến chúng sinh biết Bồ Tát vô tại vô bất tại.