Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Thập Định – Đệ 1-5

Kinh Hoa Nghiêm

Đại Phương Quảng Phật

giảng giải

Phẩm Thứ 27

Hòa Thượng TUYÊN HÓA
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh

— o0o —

Đệ Nhất Phổ Minh Đại Tam Muội

 

Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát hữu thập chủng nhập Đại tam muội thiện xảo trí.

Hà giả vi thập? Phật tử! Bồ-Tát Ma-ha-tát dĩ tam thiên đại thiên thế giới vi nhất liên hoa, hiện thân biến thử liên hoa chi thượng kết già phu tọa, thân trung phục hiện tam thiên đại thiên thế giới, kỳ trung hữu bách ức tứ thiên hạ, nhất nhất tứ thiên hạ hiện bách ức thân, nhất nhất thân nhập bách ức bách ức tam thiên đại thiên thế giới, ư bỉ thế giới nhất nhất tứ thiên hạ hiện bách ức bách ức Bồ Tát tu hành, nhất nhất Bồ Tát tu hành sanh bách ức bách ức quyết định giải, nhất nhất quyết định giải lệnh bách ức bách ức căn tánh viên mãn, nhất nhất căn tánh thành bách ức bách ức Bồ Tát Pháp bất thoái nghiệp. Nhiên sở hiện thân phi nhất phi đa, nhập định, xuất định vô sở thác loạn.

Phật tử ! Đại Bồ Tát này có mười thứ trí thiện xảo vào tam muội. Những gì là mười ?

Phật tử ! Đại Bồ Tát dùng ba ngàn đại thiên thế giới làm một hoa sen. Hiện thân  ngồi kiết già khắp trên hoa sen này. Trong thân lại hiện ba ngàn đại thiên thế giới, trong đó có trăm ức tứ thiên hạ. Mỗi mỗi tứ thiên hạ, hiện trăm ức thân. Mỗi mỗi thân, vào trăm ức trăm ức ba ngàn đại thiên thế giới. Nơi thế giới đó, mỗi mỗi tứ thiên hạ, hiện trăm ức trăm ức Bồ Tát tu hành. Mỗi mỗi Bồ Tát tu hành, sinh trăm ức trăm ức quyết định giải. Mỗi mỗi quyết định giải, khiến cho trăm ức trăm ức căn tánh viên mãn. Mỗi mỗi căn tánh, thành trăm ức trăm ức pháp nghiệp bất thối của Bồ Tát. Những thân đã hiện đó, chẳng phải một, chẳng phải nhiều, nhập định, xuất định, không có lầm loạn.

Giảng: Các vị Phật tử ! Vị đại Bồ Tát này lại có mười thứ trí huệ thiện xảo vào đại tam muội. Những gì là mười ? Các vị đệ tử của Phật ! Các vị phải chú ý nghe, vị đại Bồ Tát này tu hành Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tụ đủ thứ căn lành.
1. Dùng ba ngàn đại thiên thế giới làm một đoá hoa sen lớn.
2. Hiện thân ngồi kiết già khắp trên hoa sen lớn này.
3. Tại thân tướng của Bồ Tát lại hiện ra ba ngàn đại thiên thế giới.
4. Trong đó có trăm ức tứ thiên hạ (bốn đại châu).
5. Mỗi tứ thiên hạ, hiện ra trăm ức thân.
6. Mỗi mỗi thân, vào trăm ức trăm ức ba ngàn đại thiên thế giới.
7. Ở trong những thế giới đó, mỗi tứ thiên hạ, hiện ra trăm ức trăm ức Bồ Tát đang ở đó tu hành.
8. Mỗi vị Bồ Tát tu hành, sinh ra trăm ức trăm ức quyết định trí huệ giải.
9. Mỗi quyết định trí huệ giải, khiến cho trăm ức trăm ức căn tánh viên mãn, mà thành Phật đạo.
10. Mỗi căn tánh, thành tựu trăm ức trăm ức pháp nghiệp bất thối của Bồ Tát.

Bồ Tát hiện những thân đó, cũng chẳng phải một, cũng chẳng phải nhiều, cũng là một, cũng là nhiều, một nhiều viên dung vô ngại. Hoặc người nhập định, hoặc xuất định, không có lầm loạn nhau, đều có thứ tự.

 

Phật tử! như La-hầu A-tu-la Vương, bản thân trưởng thất bách do-tuần, hóa hình trưởng thập lục vạn bát thiên do-tuần, ư Đại hải trung xuất kỳ bán thân, dữ Tu-di sơn nhi chánh tề đẳng.

Phật tử! bỉ A-tu-la Vương tuy hóa kỳ thân trưởng thập lục vạn bát thiên do-tuần, nhiên diệc bất hoại bản thân chi tướng, chư uẩn, giới, xứ tất giai như bổn, tâm bất thác loạn, bất ư biến hóa thân nhi tác tha tưởng, ư kỳ bản thân sanh phi kỷ tưởng, bổn thọ sanh thân hằng thọ chư lạc, hóa thân thường hiện chủng chủng tự tại thần thông uy lực.

Phật tử ! Như La Hầu A Tu La Vương, bổn thân cao bảy trăm do tuần. Hoá thân cao đến mười sáu vạn tám ngàn do tuần, đứng ở trong biển lộ nửa thân, cao ngang bằng núi Tu Di. 

Phật tử ! A Tu La Vương đó, tuy hoá thân như thế, cao mười sáu vạn tám ngàn do tuần, mà cũng không hoại tướng bổn thân. Các uẩn giới xứ đều như cũ, tâm chẳng lầm loạn. Nơi thân biến hoá không nghĩ là thân người khác, cũng không nghĩ bổn thân đó chẳng phải thân mình. Vốn thọ sinh thân, luôn thọ các sự an vui. Hoá thân thường hiện đủ thứ tự tại thần thông oai lực.

Giảng: Các vị đệ tử ! Ví như La Hầu A Tu La Vương, bổn thân cao bảy trăm do tuần (tiểu do tuần là bốn mươi dặm, trung do tuần là sáu mươi dặm, đại do tuần là tám mươi dặm), biến hoá thân hình cao mười sáu vạn tám ngàn do tuần, đứng ở trong biển mới tới nửa thân, cao ngang bằng núi Tu Di.

Các vị Phật tử ! Biến hoá thân của La Hầu A Tu La Vương, tuy cao mười sáu vạn tám ngàn do tuần, nhưng cũng không thể hư hoại thân cũ. Năm uẩn, mười tám giới, mười hai xứ, đều giống như thân cũ. Tâm cũng không lầm loạn, không thể vì có sự biến hoá thân, mà nghĩ tưởng là người khác. A Tu La Vương cũng không đối với bổn thân, nghĩ chẳng phải là thân mình, A Tu La Vương chẳng có tư tưởng điên đảo như thế. Vốn thọ sinh thân, thường thọ tất cả các an vui. Thân biến hoá luôn hiện ra đủ thứ tự tại, đủ thứ thần thông, đủ thứ oai lực, đều là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

 

Phật tử! A-tu-la Vương hữu tham, nhuế, si, cụ túc kiêu mạn, thượng năng như thị biến hiện kỳ thân; hà huống Bồ-Tát Ma-ha-tát năng thâm liễu đạt tâm Pháp như huyễn, nhất thiết thế gian giai tất như mộng, nhất thiết chư Phật xuất hưng ư thế giai như ảnh tượng, nhất thiết thế giới do như biến hóa, ngôn ngữ âm thanh tất giai như hưởng, kiến như thật Pháp, dĩ như thật Pháp nhi vi kỳ thân, tri nhất thiết pháp bổn tánh thanh tịnh, liễu tri thân tâm vô hữu thật thể, kỳ thân phổ trụ vô lượng cảnh giới, dĩ Phật trí tuệ quảng đại quang minh tịnh tu nhất thiết Bồ-đề chi hạnh!

Phật tử ! A Tu La Vương có tham sân si, đầy đủ kiêu mạn, mà còn biến hiện được thân như vậy. Hà huống đại Bồ Tát thấu đạt được tâm pháp như huyễn. Tất cả thế gian thảy đều như mộng. Tất cả chư Phật xuất hiện ra đời, đều như hình bóng. Tất cả thế giới như biến hoá. Lời lẽ âm thanh thảy đều như vang. Thấy pháp như thật, dùng pháp như thật mà làm thân mình. Biết tất cả pháp tánh vốn thanh tịnh, biết rõ thân tâm chẳng có thật thể, thân này trụ khắp vô lượng thế giới. Dùng trí huệ quang minh rộng lớn của Phật, tịnh tu tất cả hạnh Bồ Tát. 

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! La Hầu A Tu La Vương vẫn còn tâm tham, sân, si. Lại đầy đủ tâm kiêu ngạo ngã mạn (A Tu La Vương tuy tu hành, nhưng thiện ác lẫn lộn, có thiện có ác, công đức đều có một nửa, cho nên làm A Tu La Vương), mà còn biến hoá được thân như vậy, hà huống là đại Bồ Tát, tu hành lục độ vạn hạnh, lại chẳng còn tham sân si, lại thấu đạt thâm sâu tất cả tâm và tất cả pháp, đều như huyễn như hoá. Không những hết thảy tất cả vinh hoa phú quý, danh văn lợi dưỡng của thế gian, đều giống như mộng, mà tất cả chư Phật xuất hiện ra đời, cũng đều như hình như bóng. Tất cả thế giới giống như biến hoá ra. Tất cả lời lẽ âm thanh biểu đạt, đều như vang. Bồ Tát thấy được pháp chân thật, dùng pháp chân thật để làm pháp thân của mình. Biết tất cả pháp tánh vốn đều là thanh tịnh, thấu hiểu được thân tâm chẳng có thể tánh chân thật, chỉ là đất nước gió lửa bốn đại giả hoà hợp mà thành. Thân thể này, trụ ở khắp trong vô lượng cảnh giới. Dùng trí huệ của Phật phóng ra quang minh rộng lớn, chuyên tâm thanh tịnh tu hành tất cả hạnh bồ đề.

 

Phật tử! Bồ-Tát Ma-ha-tát trụ thử tam muội, siêu quá thế gian, viễn ly thế gian, vô năng hoặc loạn, vô năng ánh đoạt.

Phật tử! thí như Tỳ-kheo quan sát nội thân, trụ bất tịnh quán, thẩm kiến kỳ thân giai thị bất tịnh. Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, trụ thử tam muội, quan sát Pháp thân, kiến chư thế gian phổ nhập kỳ thân, ư trung minh kiến nhất thiết thế gian cập thế gian pháp, ư chư thế gian cập thế gian pháp giai vô sở trước.  

Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, vượt qua thế gian, xa lìa thế gian, không có mê loạn, không ai che lấp được. 

Phật tử ! Ví như Tỳ Kheo quán sát trong thân, trụ nơi quán bất tịnh, quán thấy thân mình đều là bất tịnh. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, trụ tam muội này, quán sát pháp thân, thấy các thế gian, vào khắp thân mình. Thấy rõ trong thân, tất cả thế gian và pháp thế gian. Nơi các thế gian và pháp thế gian, đều không chấp trước.

Giảng: Các vị Phật tử ! Vị đại Bồ Tát này trụ tại đại tam muội Phổ quang minh, vượt qua tất cả pháp thế gian, xa lìa tất cả pháp thế gian. Chẳng có thiên ma ngoại đạo đến mê hoặc Ngài, nhiễu loạn Ngài. Chẳng có quang minh khác vượt hơn quang minh này của Ngài, che lấp được quang minh này.

Các vị đệ tử của Phật ! Ví như Tỳ Kheo, quán trong thân của mình, chín lỗ thường chảy ra đồ bất tịnh, trụ nơi quán bất tịnh. Ngài thấy rõ ngũ tạng lục phủ bên trong thân thể, đều là vật bất tịnh. Đại Bồ Tát cũng như thế, khi trụ ở trong tam muội này, quán sát pháp thân của mình, nhìn thấy hết thảy tất cả thế gian, đều vào khắp trong thân của mình. Thanh tịnh rõ ràng nhìn thấy tất cả pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Đối với hết thảy pháp thế gian và hết thảy pháp xuất thế gian, đều chẳng chấp trước. Tại sao ? Vì thân cũng không, tâm cũng không, thế gian cũng không, cho nên chẳng chấp trước tất cả.

 

Phật tử! thị danh Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ nhất phổ quang minh Đại tam muội thiện xảo trí.

Phật tử ! Đó là trí thiện xảo đại tam muội Phổ quang minh thứ nhất của đại Bồ Tát.

Giảng: Các vị Phật tử ! Đó tức là trí huệ thiện xảo đại tam muội Phổ quang minh thứ nhất của đại Bồ Tát tu.

 

— o0o —

Đệ Nhị  Diệu Quang Minh Tam Muội

 

Phật tử! vân hà vi Bồ-Tát Ma-ha-tát diệu quang minh tam muội?

Phật tử ! Thế nào là tam muội Diệu quang minh của đại Bồ Tát ?

Giảng: Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào gọi là tam muội Diệu quang minh của đại Bồ Tát tu hành ?

 

Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát năng nhập tam thiên đại thiên thế giới vi trần số tam thiên đại thiên thế giới, ư nhất nhất thế giới hiện tam thiên đại thiên thế giới vi trần số thân, nhất nhất thân phóng tam thiên đại thiên thế giới vi trần số quang, nhất nhất quang hiện tam thiên đại thiên thế giới vi trần số sắc, nhất nhất sắc chiếu tam thiên đại thiên thế giới vi trần số thế giới, nhất nhất thế giới trung điều phục tam thiên đại thiên thế giới vi trần số chúng sanh.

Thị chư thế giới chủng chủng bất đồng, Bồ Tát tất tri, sở vị: thế giới tạp nhiễm, thế giới thanh tịnh, thế giới sở nhân, thế giới kiến lập, thế giới đồng trụ, thế giới quang sắc, thế giới lai vãng; như thị nhất thiết, Bồ Tát tất tri, Bồ Tát tất nhập. Thị chư thế giới diệc tất lai nhập Bồ Tát chi thân, nhiên chư thế giới vô hữu tạp loạn, chủng chủng chư Pháp diệc bất hoại diệt.

Phật tử ! Đại Bồ Tát này, có thể vào ba ngàn đại thiên thế giới, nhiều như số hạt bụi của ba ngàn đại thiên thế giới. Nơi mỗi mỗi thế giới, hiện ra số thân nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Mỗi mỗi thân, phóng ra quang minh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Mỗi mỗi quang minh, hiện ra màu sắc nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Mỗi mỗi màu sắc, chiếu thế giới nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới.

Trong mỗi mỗi thế giới, điều phục chúng sinh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Các thế giới đó đủ thứ sự khác nhau, Bồ Tát đều biết. Đó là : Thế giới tạp nhiễm, thế giới thanh tịnh, thế giới sở nhân, thế giới kiến lập, thế giới đồng trụ, thế giới quang sắc, thế giới lai vãng. Tất cả như vậy, Bồ Tát đều biết, Bồ Tát đều vào. Các thế giới đó, cũng đều đến nhập vào thân của Bồ Tát, mà các thế giới chẳng có tạp loạn, đủ thứ các pháp cũng không hoại diệt.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Vị đại Bồ Tát này tu hành Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành. Ngài có thể vào ba ngàn đại thiên thế giới, nhiều như số hạt cụi của ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi thế giới, lại hiện ra số thân nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi thân, lại phóng ra quang minh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi quang minh, lại hiện ra màu sắc nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi màu sắc, lại chiếu sáng thế giới nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới. Ở trong mỗi thế giới, lại điều phục chúng sinh nhiều như số hạt bụi ba ngàn đại thiên thế giới.

Hết thảy các thế giới đó có đủ thứ hình tướng khác nhau, Bồ Tát hoàn toàn biết được. Đó là : Thế giới tạp nhiễm, thế giới thanh tịnh, nhân duyên thế giới thành tựu, thế giới kiến lập như thế nào, thế giới đồng trụ ra sao, thế giới có quang gì, thế giới có sắc gì, thế giới đến như thế nào, thế giới đi như thế nào. Tất cả những tình hình vi tế như vậy, Bồ Tát hoàn toàn đều biết được, Bồ Tát hoàn toàn đều vào được. Hết thảy thế giới đó, cũng đều đến nhập vào trong thân của Bồ Tát, tuy nhiên hết thảy thế giới đều đến nhập vào thân Bồ Tát, mà các thế giới chẳng có tạp loạn, đủ thứ các pháp cũng không hoại diệt.

 

Phật tử! thí như nhật xuất nhiễu Tu-di sơn, chiếu thất bảo sơn, kỳ thất bảo sơn cập bảo sơn gian giai hữu quang ảnh phân minh hiển hiện, kỳ bảo sơn thượng sở hữu nhật ảnh mạc bất hiển hiện sơn gian ảnh trung, kỳ thất sơn gian sở hữu nhật ảnh diệc tất hiển hiện sơn thượng ảnh trung; như thị triển chuyển, cánh tướng ảnh hiện,

Hoặc thuyết nhật ảnh xuất thất bảo sơn, hoặc thuyết nhật ảnh xuất thất sơn gian, hoặc thuyết nhật ảnh nhập thất bảo sơn, hoặc thuyết nhật ảnh nhập thất sơn gian. Đãn thử nhật ảnh cánh tướng chiếu hiện, vô hữu biên tế, thể tánh phi hữu, diệc phục phi vô, bất trụ ư sơn, bất ly ư sơn, bất trụ ư thủy, diệc bất ly thủy.

Phật tử ! Ví như mặt trời mọc lên, trước tiên chiếu núi Tu Di, sau chiếu núi bảy báu. Ở giữa núi bảy báu và núi báu, đều có hình ảnh ánh sáng, hiển hiện rõ ràng. Những hình ảnh mặt trời ở trên núi báu đó, đều hiển hiện ở trong hình ảnh giữa núi. Những hình ảnh mặt trời ở giữa núi bảy báu đó, cũng đều hiển hiện trong hình ảnh ở trên núi. Cứ hiện hình bóng với nhau như vậy.

Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện giữa núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào giữa núi bảy báu. Nhưng hình ảnh mặt trời này chiếu hiện với nhau, chẳng có bờ mé. Thể tánh chẳng có, cũng lại chẳng không. Chẳng trụ ở núi, chẳng lìa khỏi núi, chẳng trụ ở nước, cũng chẳng lìa khỏi nước.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Ví như lúc mặt trời vừa mới mọc lên, trước hết chiếu núi Tu Di, sau đó chiếu núi bảy báu. Tại núi bảy báu này và ở giữa núi báu, đều có ánh sáng mặt trời và hình ảnh mặt trời, hiển hiện ra rõ ràng. Những hình ảnh ở trên mỗi núi báu, đều hiển hiện rõ trong hình ảnh ở giữa núi. Những hình ảnh ở giữa núi bảy báu, cũng hiển hiện rõ ở trong hình ảnh ở trên núi, cứ hiển hiện với nhau như vậy, tức cũng là hình ảnh này chiếu hình ảnh kia, hình ảnh kia chiếu hình ảnh này.

Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện ở trên núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời xuất hiện ở giữa núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào trên núi bảy báu. Hoặc nói hình ảnh mặt trời nhập vào ở giữa núi bảy báu. Nhưng đó là hình ảnh mặt trời, chiếu hiện với nhau, chẳng có bờ mé.
Hình ảnh mặt trời chẳng có thể tánh, cũng chẳng phải chẳng có thể tánh. Hình ảnh mặt trời này, chẳng trụ ở trên núi, cũng chẳng lìa khỏi núi. Chẳng trụ ở trong nước, cũng chẳng lìa khỏi nước.

 

Phật tử! Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, trụ thử diệu quang quảng đại tam muội, bất hoại thế gian an lập chi tướng, bất diệt thế gian chư pháp tự tánh; bất trụ thế giới nội, bất trụ thế giới ngoại; ư chư thế giới vô sở phân biệt, diệc bất hoại ư thế giới chi tướng; quán nhất thiết pháp nhất tướng vô tướng, diệc bất hoại ư chư pháp tự tánh; trụ chân như tánh, hằng bất xả ly.

Phật tử ! Đại Bồ Tát cũng lại như thế, trụ ở tam muội Diệu quang rộng lớn này, chẳng hoại tướng an lập của thế gian, chẳng diệt tự tánh các pháp của thế gian. Chẳng trụ ở trong thế giới, chẳng trụ ở ngoài thế giới. Nơi các thế giới chẳng có sự phân biệt, cũng chẳng hoại tướng của thế giới. Quán tất cả pháp một tướng vô tướng, cũng chẳng hoại tự tánh của các pháp, trụ tánh chân thật, luôn không xả lìa.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát tu hành tam muội Diệu quang rộng lớn cũng như thế. Giống như hình ảnh mặt trời của núi bảy báu, chiếu sáng với nhau, cũng có thể nói là có, cũng có thể nói là không có. Cũng có thể nói nó là thật, cũng có thể nói nó là giả. Bồ Tát an trụ ở trong tam muội diệu quang rộng lớn này, không phá hoại tướng an lập của thế gian – tức cũng là tướng pháp thế gian an lập lên như thế nào. Thật tánh của tất cả các pháp, cũng chẳng phải là không có. Chẳng trụ ở trong thế gian, chẳng trụ ở ngoài thế gian. Đối với tất cả thế giới, chẳng có gì phân biệt. Cũng chẳng phá hoại tướng của thế giới, quán sát tất cả các pháp là một tướng, cũng là vô tướng. Cũng chẳng hoại tự tánh của tất cả các pháp, trụ nơi chân như tự tánh, chẳng có xả bỏ, vĩnh viễn chẳng lìa khỏi.

 

Phật tử! thí như huyễn sư thiện tri huyễn thuật, trụ tứ cù đạo tác chư huyễn sự, ư nhất nhật trung nhất tu du khoảnh, hoặc hiện nhất nhật, hoặc hiện nhất dạ, hoặc phục hiện tác thất nhật thất dạ, bán nguyệt nhất nguyệt, nhất niên bách niên, tùy kỳ sở dục giai năng thị hiện thành ấp tụ lạc, tuyền lưu hà hải, nhật nguyệt vân vũ, cung điện ốc trạch

Như thị nhất thiết mị bất cụ túc; bất dĩ thị hiện Kinh niên tuế cố, hoại kỳ căn bản nhất nhật nhất thời; bất dĩ ản thời cực đoản xúc cố, hoại kỳ sở hiện nhật nguyệt niên tuế; huyễn tướng minh hiện, bổn nhật bất diệt.

Phật tử ! Ví như huyễn sư, khéo biết huyễn thuật. Ở nơi ngã tư đường làm các việc huyễn như : Khoảng một sát na trong một ngày, hoặc hiện một ngày, hoặc hiện một đêm, hoặc lại hiện làm bảy ngày bảy đêm, nửa tháng một tháng, một năm trăm năm. Tuỳ theo ý muốn của nhà huyễn thuật, đều thị hiện được. Thành ấp tụ lạc, suối chảy hồ biển, mặt trời mặt trăng mây mưa, cung điện phòng ốc, tất cả như vậy, đều đầy đủ.

Chẳng vì thị hiện trải qua năm tuổi, mà hoại mất căn bổn một ngày một thời, chẳng vì bổn thời rất ngắn ngủi, mà hoại sở hiện ngày tháng năm tuổi. Tướng huyễn hiện rõ, nhưng ngày vốn có chẳng diệt.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Ví như nhà huyễn thuật, có thể tự có hoá không, tự không hoá có, tự không huyễn thật, tự thật huyễn không. Ông ta khéo biến hoá ra đủ thứ cảnh giới. Ông ta khéo biết đủ thứ pháp thuật huyễn hoá. Ông ta ở tại ngã tư đường, biểu diễn đủ thứ pháp thuật : Trong khoảng thời gian rất ngắn trong một ngày, hoặc hiện thời gian một ngày dài, hoặc hiện thời gian một đêm dài, hoặc hiện thời gian bảy ngày bảy đêm, hoặc hiện thời gian nửa tháng một tháng, hoặc hiện một năm, hoặc hiện trăm năm, tuỳ theo ý mình muốn thế nào thì làm như thế đó. Bất cứ hình tướng gì, cũng đều có thể biến hoá ra. Hoặc thị hiện thành lớp ấp nhỏ, hoặc thị hiện thôn xóm tụ lạc, hoặc thị hiện suối chảy sông biển, hoặc thị hiện mặt trời mặt trăng mây mưa, hoặc thị hiện cung điện phòng ốc, tất cả sự vật như vậy, đều có thể thị hiện ra đầy đủ.

Nhưng không thể vì ông ta thị hiện pháp huyễn thuật, trải qua một năm thời gian, mà bổn lai một ngày một giờ phá hoại. Cũng chẳng vì thời gian một giờ rất ngắn ngủi, mà ngày tháng năm tuổi sở hiện phá hoại. Huyễn tướng của huyễn thuật hiện ra, tuy nhiên hiện ra rất rõ ràng, nhưng một ngày một thời vốn có không bị tiêu diệt.

 

Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, nhập thử diệu quang quảng đại tam muội, hiện a-tăng-kì thế giới nhập nhất thế giới. Kỳ a-tăng-kì thế giới nhất nhất giai hữu địa, thủy, hỏa, phong, đại hải, chư sơn, thành ấp, tụ lạc, viên lâm, ốc trạch, Thiên cung, long cung, dạ xoa cung, Càn thát bà cung, A-tu-la cung, Ca Lâu La cung, khẩn-na-la cung, Ma hầu la già cung, chủng chủng trang nghiêm giai tất cụ túc.

Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, Tiểu Thiên thế giới, Đại Thiên thế giới, nghiệp hành quả báo, tử thử sanh bỉ. Nhất thiết thế gian sở hữu thời tiết, tu du, trú dạ, bán nguyệt, nhất nguyệt, nhất tuế, bách tuế, thành kiếp, hoại kiếp, tạp nhiễm quốc độ, thanh tịnh quốc độ, quảng đại quốc độ, hiệp tiểu quốc độ, ư trung chư Phật xuất hưng vu thế, Phật sát thanh tịnh, Bồ Tát chúng hội châu táp vi nhiễu, thần thông tự tại, giáo hóa chúng sanh.

Kỳ chư quốc độ sở tại phương xứ, vô lượng nhân chúng tất giai sung mãn, thù hình dị thú chủng chủng chúng sanh vô lượng vô biên bất khả tư nghị, khứ, lai, hiện tại thanh tịnh nghiệp lực xuất sanh vô lượng thượng diệu trân bảo. Như thị đẳng sự, hàm tất thị hiện, nhập nhất thế giới.

Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vào tam muội diệu quang rộng lớn, hiện ra A tăng kỳ thế giới, vào trong một thế giới. A tăng kỳ thế giới đó, mỗi mỗi đều có đất nước gió lửa, có biển cả các núi, thành ấp tụ lạc, vườn rừng nhà cửa, Thiên cung, long cung, Dạ xoa cung, Càn thát bà cung, A tu la cung, Ca lâu la cung, Khẩn na la cung, Ma hầu la già cung, đủ thứ sự trang nghiêm, thảy đều đầy đủ. 

Có cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, tiểu thiên thế giới, đại thiên thế giới, nghiệp hành quả báo, chết đây sinh kia, hết thảy thời tiết của tất cả thế gian, khoảnh khắc ngày đêm, nửa tháng một tháng, một năm trăm năm, kiếp thành kiếp hoại, cõi nước tạp nhiễm, cõi nước thanh tịnh, cõi nước rộng lớn, cõi nước hẹp nhỏ, ở trong các cõi đó, đều có chư Phật xuất hiện ra đời. Cõi Phật thanh tịnh, có Bồ Tát chúng hội vây khắp chung quanh, thần thông tự tại, giáo hoá chúng sinh. 

Các cõi nước đó ở tại phương chốn nào, đều có vô lượng chúng người thảy đều đầy dẫy. Hình thù dị thú đủ thứ chúng sinh, vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Do nghiệp lực thanh tịnh quá khứ vị lai hiện tại, mà sinh ra vô lượng châu báu tốt đẹp, những sự việc như vậy, thảy đều thị hiện vào một thế giới.

Giảng: Đủ thứ cảnh giới của vị đại Bồ Tát này thị hiện, giống như nhà huyễn thuật đó. Ngài vào tam muội diệu quang rộng lớn rồi, có thể hiện ra A tăng kỳ thế giới, mà vào trong một thế giới. Mỗi thế giới trong số A tăng kỳ thế giới đó, đều có đất nước gió lửa, lại có biển cả và các núi, thành ấp và tụ lạc, vườn rừng và nhà cửa, lại có cung điện trên trời, cung điện của long vương, cung điện của Dạ xoa, cung điện của Càn thát bà, cung điện của A tu la, cung điện của Ca lâu la, cung điện của Khẩn na la, cung điện của Ma hầu la già, có đủ thứ sự trang nghiêm, thảy đều viên mãn đầy đủ.

Hoặc cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, tiểu thiên thế giới, đại thiên thế giới, nghiệp tạo ra, thọ quả báo, có cảnh giới chết đây sinh kia, hết thảy thời tiết nhân duyên của tất cả thế gian, trong thời gian khoảnh khắc thì trải qua một ngày một đêm, hoặc nửa tháng một tháng, hoặc một năm trăm năm, hoặc kiếp thành kiếp hoại, hoặc cõi nước tạp nhiễm, hoặc cõi nước thanh tịnh, hoặc cõi nước rộng lớn, hoặc cõi nước hẹp nhỏ, ở trong mỗi cõi nước, đều có chư Phật xuất hiện ra đời, cõi Phật thanh tịnh, có Bồ Tát chúng hội vây khắp chung quanh, dùng sức thần thông tự tại, giáo hoá chúng sinh.

Hết thảy tất cả các cõi nước đó, bất cứ ở tại địa phương nào ? Xứ sở nào ? Đều có vô lượng vô biên thính chúng, thảy đều đầy dẫy trong cõi nước. Hoặc thân hình khác nhau, hoặc có các cõi khác nhau, đủ thứ chúng sinh khác nhau, có vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Do nghiệp lực thanh tịnh trong quá khứ, vị lai, hiện tại, ba đời tạo ra, nên sinh ra vô lượng vô biên châu báu tốt đẹp, đủ thứ những sự việc như vậy, thảy đều thị hiện vào một thế giới.

 

Bồ Tát ư thử phổ giai minh kiến, phổ nhập phổ quán, phổ tư phổ liễu, dĩ vô tận trí giai như thật tri, bất dĩ bỉ thế giới đa cố hoại thử nhất thế giới, bất dĩ thử thế giới nhất cố hoại bỉ đa thế giới.

Hà dĩ cố? Bồ Tát tri nhất thiết pháp giai vô ngã cố

Thị danh: nhập vô mạng Pháp, vô tác Pháp giả; Bồ Tát ư nhất thiết thế gian cần tu hành vô tránh Pháp cố

Thị danh: trụ vô ngã Pháp giả; Bồ Tát như thật kiến nhất thiết thân giai tùng duyên khởi cố 

Thị danh: trụ vô chúng sanh pháp giả; Bồ Tát tri nhất thiết sanh diệt pháp giai tùng nhân sanh cố 

Thị danh: trụ vô bổ già la Pháp giả; Bồ Tát tri chư pháp bản tánh bình đẳng cố,  

Thị danh: trụ vô ý sanh, vô ma nạp Bà Pháp giả; Bồ Tát tri nhất thiết pháp bổn tánh tịch tĩnh cố,  

Thị danh: trụ tịch tĩnh pháp giả; Bồ Tát tri nhất thiết pháp nhất tướng cố,  

Thị danh: trụ vô phân biệt Pháp giả; Bồ Tát tri Pháp giới vô hữu chủng chủng sái biệt Pháp cố,  

Thị danh: trụ bất tư nghị Pháp giả; Bồ Tát cần tu nhất thiết phương tiện, thiện điều phục chúng sanh cố,  

Thị danh: trụ đại bi Pháp giả.

Bồ Tát ở đây đều thấy rõ khắp, vào khắp, quán khắp, nghĩ khắp, biết khắp. Dùng vô tận trí, đều biết như thật. Chẳng vì các thế giới kia nhiều, mà hư hoại một thế giới này. Chẳng vì một thế giới này, mà hư hoại nhiều thế giới kia.

Tại sao ? Vì Bồ Tát biết tất cả pháp đều vô ngã, đó gọi là người vào pháp không mạng pháp không làm.

Vì Bồ Tát ở nơi tất cả thế gian, siêng tu hành pháp không tranh, đó gọi là người trụ pháp vô ngã.

Vì Bồ Tát thấy tất cả thân như thật, đều từ duyên khởi, đó gọi là người trụ pháp không chúng sinh.

Vì Bồ Tát biết tất cả pháp sinh diệt đều từ nhân sinh ra, đó gọi là người trụ nơi pháp Vô bổ già la.

Vì Bồ Tát biết các pháp bổn tánh bình đẳng, đó gọi là người trụ pháp Vô ý sinh vô ma nạp bà.

Vì Bồ Tát biết tất cả pháp bổn tánh tịch tĩnh, đó gọi là người trụ pháp tịch tĩnh.

Vì Bồ Tát biết tất cả pháp một tướng, đó gọi là người trụ pháp không phân biệt.

Vì Bồ Tát biết pháp giới không có đủ thứ pháp khác biệt, đó gọi là người trụ pháp không nghĩ bàn.

Vì Bồ Tát siêng tu tất cả phương tiện, khéo điều phục chúng sinh,

Đó gọi là người trụ pháp đại bi.

Giảng: Bồ Tát đối với đủ thứ cảnh giới đã nói ở trước, đều viên mãn khắp mà thấy rõ, có thể tiến vào khắp, quán sát khắp, tư duy khắp, thấu rõ khắp, dùng vô tận trí huệ, đều biết như thật. Bồ Tát chẳng vì các thế giới kia nhiều, mà làm hư hoại một thế giới này. Cũng chẳng vì một thế giới này, mà làm hư hoại nhiều thế giới kia.

Tại sao ? Vì Bồ Tát biết tất cả pháp đều vô ngã, đó gọi là người vào pháp không mạng pháp không làm.

Vì Bồ Tát ở nơi tất cả thế gian, siêng tu hành pháp không tranh luận, đó gọi là người trụ pháp vô ngã.

Vì Bồ Tát thấy tất cả thân như thật, đều từ duyên khởi, do đó : « Nhân duyên hoà hợp mà khởi, nhân duyên phân ly mà diệt, cho nên là duyên khởi », đó gọi là người trụ pháp không chúng sinh.

Vì Bồ Tát biết tất cả pháp sinh diệt, đều từ nhân sinh ra, đó gọi là người trụ nơi pháp vô bổ già la (số thủ thú).

Vì Bồ Tát biết các pháp bổn tánh đều là bình đẳng, đó gọi là người trụ pháp vô ý sinh vô ma nạp bà (nho đồng).

Vì Bồ Tát biết tất cả pháp bổn tánh đều là tịch tĩnh, đó gọi là người trụ pháp tịch tĩnh.

Vì Bồ Tát biết tất cả pháp đều là một tướng, đó gọi là người trụ pháp không phân biệt.

Vì Bồ Tát biết pháp giới không có đủ thứ pháp khác biệt, đó gọi là người trụ pháp không nghĩ bàn.

Vì Bồ Tát siêng tu tất cả phương tiện, khéo điều phục chúng sinh,

Đó gọi là người trụ pháp đại bi.

 

Phật tử! Bồ Tát như thị năng dĩ a-tăng-kì thế giới nhập nhất thế giới, tri vô số chúng sanh chủng chủng sái biệt, kiến vô số Bồ Tát các các phát thú, quán vô số chư Phật xứ xứ xuất hưng; bỉ chư Như Lai sở diễn thuyết Pháp, kỳ chư Bồ-tát tất năng lĩnh thọ, diệc kiến tự thân ư trung tu hành. Nhiên bất xả thử xứ nhi kiến tại bỉ, diệc bất xả bỉ xứ nhi kiến tại thử, bỉ thân, thử thân vô hữu sái biệt. Nhập Pháp giới cố, thường cần quan sát vô hữu hưu tức, bất xả trí tuệ vô thoái chuyển cố.

Phật tử ! Như vậy Bồ Tát có thể dùng A tăng kỳ thế giới vào một thế giới. Biết vô số chúng sinh đủ thứ sự khác biệt. Thấy vô số Bồ Tát đều phát bồ đề tâm. Quán vô số chư Phật nơi nơi đều xuất hiện ra đời. Các Như Lai đó diễn nói pháp, các Bồ Tát đó đều lãnh thọ. Cũng thấy thân mình ở trong đó tu hành, mà không bỏ chỗ đây mà thấy nơi kia. Cũng chẳng bỏ chỗ kia mà thấy nơi đây. Thân kia thân đây không có sự khác biệt. Vì vào pháp giới, thường siêng quán sát, không có ngừng nghỉ, vì không bỏ trí huệ không thối chuyển.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Như vậy Bồ Tát có thể dùng A tăng kỳ thế giới mà vào một thế giới. Biết vô số vô lượng chúng sinh, có đủ thứ sự khác biệt. Lại thấy vô số vô biên Bồ Tát đều phát bồ đề tâm, hướng về quả vị bồ đề. Lại quán vô số vô lượng chư Phật, tại hết thảy cõi nước đều xuất hiện ra đời. Hết thảy chư Phật, diễn nói Phật pháp, hết thảy Bồ Tát gần gũi chư Phật, đều lãnh thọ được. Bồ Tát tu thập định, cũng thấy thân mình ở chỗ mười phương chư Phật, siêng năng tu hành, mà Bồ Tát không lìa khỏi chỗ ở, mà đi đến nơi khác. Tuy nhiên tại chỗ kia có Bồ Tát đang tu hành, nhưng đó là hoá thân của Bồ Tát. Ngài cũng chẳng xả bỏ thế giới khác, mà trở về thế giới đang ở. Thân Ngài ở tại cõi nước khác và thân Ngài đang ở cõi nước này, chẳng có gì phân biệt. Vì Bồ Tát có pháp thân, cho nên vào được pháp giới. Bồ Tát thường siêng quán sát cảnh giới này, không có lúc nào ngừng nghỉ, cũng chẳng xả bỏ trí huệ, lúc nào cũng tu hành, tinh tấn hướng về trước, không có lúc nào thối chuyển.

 

Như hữu huyễn sư tùy ư nhất xứ tác chư huyễn thuật, bất dĩ huyễn địa cố hoại ư bản địa, bất dĩ huyễn nhật cố hoại ư bổn nhật.

Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, ư vô quốc độ hiện hữu quốc độ, ư hữu quốc độ hiện vô quốc độ; ư hữu chúng sanh hiện vô chúng sanh, ư vô chúng sanh hiện hữu chúng sanh; vô sắc hiện sắc, sắc hiện vô sắc; sơ bất loạn hậu, hậu bất loạn sơ.

Bồ Tát liễu tri nhất thiết thế Pháp tất diệc như thị, đồng ư huyễn hóa. Tri Pháp huyễn cố, tri trí huyễn; tri trí huyễn cố, tri nghiệp huyễn; tri trí huyễn, nghiệp huyễn dĩ, khởi ư huyễn trí, quán nhất thiết nghiệp như thế huyễn giả, bất ư xứ ngoại nhi hiện kỳ huyễn, diệc bất ư huyễn ngoại nhi hữu kỳ xứ

Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, bất ư hư không ngoại nhập thế gian, diệc bất ư thế gian ngoại nhập hư không.

Như có nhà huyễn thuật, ở tại một nơi làm các huyễn thuật. Chẳng vì dùng huyễn địa, mà hoại nơi bổn địa. Chẳng vì dùng huyễn nhật, mà hoại bổn nhật.

Đại Bồ Tát cũng lại như thế, nơi không có cõi nước, mà hiện có cõi nước. Nơi có cõi nước, mà hiện không có cõi nước. Nơi có chúng sinh, mà hiện không có chúng sinh. Nơi không có chúng sinh, mà hiện có chúng sinh. Không có sắc mà hiện có sắc. Có sắc mà hiện không có sắc. Trước chẳng loạn sau, sau chẳng loạn trước.

Bồ Tát biết rõ tất cả pháp thế gian, cũng đều như vậy, giống như huyễn hoá. Vì biết pháp huyễn nên biết trí huyễn, biết trí huyễn nên biết nghiệp huyễn. Biết trí huyễn, nghiệp huyễn rồi, khởi lên huyễn trí, quán tất cả nghiệp. Như thế giới huyễn, chẳng phải ở bên ngoài xứ mà hiện huyễn, cũng chẳng phải bên ngoài huyễn mà có bổn xứ. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, chẳng ở ngoài hư không mà vào thế gian, cũng chẳng phải ở ngoài thế gian mà vào hư không.

Giảng: Giống như nhà huyễn thuật, ở tại một địa phương, mà làm đủ thứ việc huyễn thuật. Chẳng phải vì tại địa phương này làm huyễn thuật, mà phá hoại địa phương này. Chẳng phải vì Ngài ở tại ngày này làm huyễn thuật, mà làm biến hoại ngày này.

Đại Bồ Tát cũng như thế, có thể ở nơi không có cõi nước, mà hiện ra có cõi nước. Lại có thể ở nơi có cõi nước, mà hiện ra không có cõi nước, có, không đều tuỳ ý biến hoá ra. Lại có thể ở trong cõi nước có chúng sinh, mà hiện ra không có chúng sinh. Lại có thể ở trong cõi nước không có chúng sinh, mà hiện ra có chúng sinh. Tại nơi không có nhan sắc, mà hiện ra có nhan sắc. Tại nơi có nhan sắc, mà hiện ra không có nhan sắc. Song, trước chẳng loạn sau, sau cũng chẳng loạn trước.

Bồ Tát biết rõ tất cả pháp thế gian hoàn toàn là như thế, giống như huyễn hoá. Vì biết pháp là huyễn hoá không thật, cho nên biết trí huệ cũng là huyễn hoá. Vì biết trí huệ là hư huyễn không thật, cho nên biết nghiệp là vọng huyễn. Biết trí là hư huyễn, nghiệp là hư huyễn rồi, lại sinh khởi một thứ trí huệ hư huyễn, để quán sát tất cả nghiệp quả.

Giống như thế giới huyễn hoá, ở trong cảnh giới này biết là hư vọng, chẳng phải ở bên ngoài cảnh giới, mà hiện ra hư huyễn; cũng chẳng phải ở bên ngoài hư huyễn, lại có bổn xứ. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, chẳng phải ở ngoài hư không, mà tìm thế gian; cũng chẳng phải ở ngoài thế gian, mà tìm hư không. Hư không và thế gian vốn là một thể.

 

Hà dĩ cố? hư không, thế gian vô sái biệt cố, trụ ư thế gian diệc trụ hư không.

Bồ-Tát Ma-ha-tát ư hư không trung năng kiến, năng tu nhất thiết thế gian chủng chủng sái biệt diệu trang nghiêm nghiệp, ư nhất niệm khoảnh tất năng liễu tri vô số thế giới nhược thành nhược hoại, diệc tri chư kiếp tướng tục thứ đệ; năng ư nhất niệm hiện vô số kiếp, diệc bất lệnh kỳ nhất niệm quảng đại.

Bồ-Tát Ma-ha-tát đắc bất tư nghị giải thoát huyễn trí, đáo ư bỉ ngạn; trụ ư huyễn tế, nhập thế huyễn số, tư tánh chư Pháp tất giai như huyễn; bất vi huyễn thế, tận ư huyễn trí, liễu tri tam thế dữ huyễn vô biệt, quyết định thông đạt, tâm vô biên tế.

Như chư Như Lai trụ như huyễn trí, kỳ tâm bình đẳng; Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, tri chư thế gian giai tất như huyễn, ư nhất thiết xứ giai vô sở trước, vô hữu ngã sở.

Tại sao ? Vì hư không thế gian chẳng có sự khác biệt. Ở tại thế gian, cũng ở tại hư không.

Đại Bồ Tát trụ ở trong hư không, thấy được, tu được đủ thứ nghiệp diệu trang nghiêp khác biệt của tất cả thế gian. Trong khoảng một niệm, đều biết rõ vô số thế giới, hoặc thành, hoặc hoại. Cũng biết các kiếp liên tục thứ lớp. Có thể ở trong một niệm hiện vô số kiếp, cũng chẳng khiến cho một niệm đó rộng lớn.

Đại Bồ Tát đắc được giải thoát huyễn trí không nghĩ bàn, đến bờ bên kia. Trụ nơi huyễn tế, vào thế giới huyễn số. Suy gẫm các pháp thảy đều như huyễn, chẳng trái với huyễn thế. Tận nơi huyễn trí, biết rõ ba đời với huyễn không khác. Quyết định thông đạt, tâm không bờ mé. Như các Như Lai trụ nơi trí như huyễn, tâm các Ngài bình đẳng. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, biết các thế gian thảy đều như huyễn. Ở tại tất cả mọi nơi, đều không chấp trước, không có cái gì là của ta.

Giảng: Tại sao ? Vì hư không và thế gian là một thể, chẳng có sự phân biệt. Ngoài hư không chẳng có thế giới. Ngoài thế giới chẳng có hư không, tức hư không tức thế giới. Cho nên, ở tại thế gian, tức cũng là ở tại hư không.

Đại Bồ Tát trụ ở trong hư không, thấy được hư không tức thế gian, thế gian tức hư không. Lại tu hành đủ thứ nghiệp diệu trang nghiêm khác nhau của tất cả thế gian, tức cũng là tại thế gian mà tu pháp xuất thế gian.
Bồ Tát ở trong một niệm, biết rõ vạn sự ở trong vũ trụ. Lại hiểu biết rõ vô số thế giới, hoặc là thành, hoặc là hoại. Cũng biết tướng kiếp này và kiếp kia thứ lớp liên tục. Ở trong một niệm hiện ra, hiện ra vô lượng vô số kiếp, cũng không làm cho thời gian một niệm rộng lớn dài thêm.

Đại Bồ Tát đắc được trí huệ giải thoát như huyễn không thể nghĩ bàn, đạt được cảnh giới bờ bên kia. Trụ ở trong huyễn hoá, vào trong huyễn số thế giới. Suy gẫm tất cả các pháp, thảy đều như huyễn, không chấp trước. Tuy là hư vọng, nhưng cũng không trái với pháp thế gian hư huyễn, mà trí huệ hư vọng chẳng còn nữa. Phải biết rõ ba đời và huyễn hoá chẳng có sự phân biệt, quyết định thông đạt, tâm chẳng có bờ mé. Giống như tất cả chư Phật, trụ ở trong trí huệ hư vọng, tâm của các Ngài bình đẳng.

Đại Bồ Tát cũng như thế, tất cả đều không chấp trước, biết tất cả thế gian đều là hư vọng, đều là huyễn hoá. Ở tại tất cả mọi nơi, đều không chấp trước, cũng chẳng có cái ta, cũng chẳng có cái gì là của ta.

 

Như bỉ huyễn sư tác chư huyễn sự, tuy bất dữ bỉ huyễn sự đồng trụ, nhi ư huyễn sự diệc vô mê hoặc. Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, tri nhất thiết pháp đáo ư bỉ ngạn, tâm bất kế ngã năng nhập ư Pháp, diệc bất ư Pháp nhi hữu thác loạn.

Như nhà huyễn thuật đó, làm các việc huyễn. Tuy chẳng trụ với việc huyễn đó, mà nơi việc huyễn cũng không mê hoặc. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, biết tất cả pháp đến nơi bờ kia. Tâm chẳng cho rằng ta vào được nơi pháp, cũng chẳng ở nơi pháp mà có sự lầm loạn.

Giảng: Giống như nhà huyễn thuật đó, ông ta có thể làm tất cả việc huyễn du hí. Tuy chẳng trụ với việc huyễn đó, mà biết tất cả việc huyễn đều là hư huyễn, chẳng bị việc huyễn mê hoặc. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, biết tất cả các pháp, đạt đến rốt ráo bờ bên kia, trong tâm chẳng cho rằng ta vào được pháp rốt ráo, cũng chẳng nhận thức đối với pháp chẳng rõ ràng, cũng không có sự điên đảo làm lầm loạn.

 

Thị vi Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ nhị diệu quang minh Đại tam muội thiện xảo trí.

Đó là đại tam muội Diệu quang minh thiện xảo trí thứ hai của đại Bồ Tát.

Giảng: Đó là đại tam muội Diệu quang minh thiện xảo trí thứ hai của đại Bồ Tát tu. Bồ Tát minh bạch tất cả cảnh giới, minh bạch tất cả các pháp, mà chẳng chấp trước tất cả cảnh giới, chẳng chấp trước tất cả các pháp. Đó tức là :

« Thấy sự sự thời xuất thế giới,

Thấy sự sự thời đoạ trầm luân.

Tóm lại, phàm phu thì mê hoặc tất cả mọi sự, Bồ Tát thì giác ngộ tất cả mọi sự, do đó :

« Mê là chúng sinh, giác là Bồ Tát ».

 

 — o0o —

Đệ  Tam Thần Thông Tam Muội

 

Phật tử! vân hà vi Bồ-Tát Ma-ha-tát thứ đệ biến vãng chư Phật quốc độ thần thông tam muội?

Phật tử ! Thế nào là thần thông tam muội thứ tự đi đến cõi nước chư Phật của đại Bồ Tát ?

Giảng: Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào gọi là thần thông tam muội thứ tự đi đến cõi nước chư Phật của đại Bồ Tát ?

 

Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát qua ư Đông phương  ư bỉ chư thế giới trung nhập thử tam muội,

Hoặc sát-na nhập, hoặc tu du nhập, hoặc tướng tục nhập, hoặc nhật sơ phần thời nhập, hoặc nhật trung phần thời nhập, hoặc nhật hậu phần thời nhập, hoặc dạ sơ phần thời nhập, hoặc dạ trung phần thời nhập, hoặc dạ hậu phần thời nhập, hoặc nhất nhật nhập, hoặc ngũ nhật nhập, hoặc bán nguyệt nhập, hoặc nhất nguyệt nhập, hoặc nhất niên nhập, hoặc bách niên nhập, hoặc thiên niên nhập, hoặc bách thiên niên nhập, hoặc ức niên nhập, hoặc bách thiên ức niên nhập, hoặc bách thiên na-do-tha ức niên nhập, hoặc nhất kiếp nhập, hoặc bách kiếp nhập, hoặc bách thiên kiếp nhập, hoặc bách thiên na-do-tha ức kiếp nhập, hoặc vô số kiếp nhập, hoặc vô lượng kiếp nhập, hoặc vô biên kiếp nhập, hoặc vô đẳng kiếp nhập, hoặc bất khả số kiếp nhập, hoặc bất khả xưng kiếp nhập, hoặc bất khả tư kiếp nhập, hoặc bất khả lượng kiếp nhập, hoặc bất khả thuyết kiếp nhập, hoặc bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp nhập,

Phật tử ! Đại Bồ Tát này qua phương đông vô số thế giới. Lại qua khỏi các thế giới đó nhiều như số hạt bụi thế giới. Ở trong các thế giới đó, nhập tam muội này.

Hoặc sát na nhập, hoặc khoảnh khắc nhập, hoặc liên tục nhập, hoặc mặt trời mọc nhập, hoặc giữa trưa nhập, hoặc mặt trời lặn nhập, hoặc ban đêm nhập, hoặc nửa đêm nhập, hoặc cuối đêm nhập, hoặc một ngày nhập, hoặc năm ngày nhập, hoặc nửa tháng nhập, hoặc một tháng nhập, hoặc một năm nhập, hoặc trăm năm nhập, hoặc ngàn năm nhập, hoặc trăm ngàn năm nhập, hoặc ức năm nhập, hoặc trăm ngàn ức năm nhập, hoặc trăm ngàn Na do tha ức năm nhập, hoặc một kiếp nhập, hoặc trăm kiếp nhập, hoặc trăm ngàn kiếp nhập, hoặc trăm ngàn Na do tha ức kiếp nhập, hoặc vô số kiếp nhập, hoặc vô lượng kiếp nhập, hoặc vô biên kiếp nhập, hoặc vô đẳng kiếp nhập, hoặc bất khả số kiếp nhập, hoặc bất khả xưng kiếp nhập, hoặc bất khả tư kiếp nhập, hoặc bất khả lượng kiếp nhập, hoặc bất khả thuyết kiếp nhập, hoặc bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp nhập.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Vị đại Bồ Tát này tu Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành. Trải qua phương đông vô số vô lượng thế giới. Lại trải qua các thế giới đó nhiều như số hạt bụi thế giới. Ở trong các thế giới nhiều như số hạt bụi đó, nhập thần thông tam muội thứ lớp đi đến cõi nước chư Phật.

Hoặc khoảng sát na nhập vào tam muội này, hoặc trong khoảnh khắc nhập tam muội này, hoặc liên tục không ngừng nhập tam muội này, hoặc khi mặt trời mọc nhập tam muội này, hoặc lúc giữa trưa nhập tam muội này, hoặc lúc mặt trời lặn nhập tam muội này, hoặc lúc đầu hôm nhập tam muội này, hoặc lúc nửa đêm nhập tam muội này, hoặc lúc cuối đêm nhập tam muội này, hoặc tại một ngày nhập tam muội này, hoặc tại năm ngày nhập tam muội này, hoặc tại nửa tháng nhập tam muội này, hoặc tại một tháng nhập tam muội này, hoặc tại một năm nhập tam muội này, hoặc tại trăm năm nhập tam muội này, hoặc tại ngàn năm nhập tam muội này, hoặc tại trăm ngàn năm nhập tam muội này, hoặc tại ức năm nhập tam muội này, hoặc tại trăm ngàn ức năm nhập tam muội này, hoặc tại trăm ngàn Na do tha ức năm nhập tam muội này, hoặc tại một kiếp nhập tam muội này, hoặc tại trăm kiếp nhập tam muội này, hoặc tại trăm ngàn kiếp nhập tam muội này, hoặc tại trăm ngàn Na do tha ức kiếp nhập tam muội này, hoặc tại vô số kiếp nhập tam muội này, hoặc tại vô lượng kiếp nhập tam muội này, hoặc tại vô biên kiếp nhập tam muội này, hoặc tại vô đẳng kiếp nhập tam muội này, hoặc tại bất khả số kiếp nhập tam muội này, hoặc tại bất khả xưng kiếp nhập tam muội này, hoặc tại bất khả tư kiếp nhập tam muội này, hoặc tại bất khả lượng kiếp nhập tam muội này, hoặc tại bất khả thuyết kiếp nhập tam muội này, hoặc tại bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp nhập tam muội này.

 

Nhược cửu, nhược cận, nhược Pháp, nhược thời, chủng chủng bất đồng. Bồ Tát ư bỉ bất sanh phân biệt, tâm vô nhiễm trước, bất tác nhị, bất tác bất nhị, bất tác phổ, bất tác biệt, tuy ly thử phân biệt nhi dĩ thần thông phương tiện tùng tam muội khởi, ư nhất thiết Pháp bất vong bất thất chí ư cứu cánh. Thí như Nhật Thiên tử châu hàng chiếu diệu, trú dạ bất trụ; nhật xuất danh trú, nhật một danh dạ, trú diệc bất sanh, dạ diệc bất diệt.

Bồ-Tát Ma-ha-tát ư vô số thế giới nhập thần thông tam muội, nhập tam muội dĩ, minh kiến nhĩ sở vô số thế giới diệc phục như thị.

Hoặc lâu, hoặc gần, hoặc pháp, hoặc thời, đủ thứ sự khác nhau. Bồ Tát ở đó chẳng sinh phân biệt. Tâm không nhiễm trước, chẳng nghĩ hai, chẳng nghĩ chẳng hai, chẳng nghĩ khắp, chẳng phân biệt. Tuy lìa phân biệt đây, mà dùng thần thông phương tiện từ tam muội khởi. Nơi tất cả pháp không quên không mất, đến nơi rốt ráo. Ví như mặt trời, đi vòng quanh chiếu khắp, ngày đêm không ngừng. Mặt trời mọc lên gọi là ngày, mặt trời lặn gọi là đêm. Ngày cũng chẳng sinh, đêm cũng chẳng diệt.

Đại Bồ Tát nơi vô số thế giới nhập thần thông tam muội. Nhập tam muội rồi, thấy rõ vô số thế giới đó, cũng lại như thế.

Giảng: Hoặc thời gian lâu dài, hoặc thời gian ngắn, hoặc nhập định pháp này. Hoặc nhập định thời gian này, có đủ thứ sự khác nhau. Bồ Tát nhập vào tam muội này chẳng sinh tâm phân biệt, tâm chẳng chấp trước, cũng chẳng nghĩ đến hai thứ pháp này, cũng chẳng nghĩ chẳng phải hai thứ pháp này. Cũng chẳng nghĩ khắp cùng, cũng chẳng nghĩ đặc biệt. Tuy nhiên Bồ Tát lìa khỏi sự phân biệt, mà dùng trí huệ thần thông phương tiện, từ trong tam muội xuất định. Đối với tất cả pháp chẳng quên chẳng mất, đến nơi rốt ráo.

Giống như mặt trời, đi vòng quanh chiếu khắp thế gian, ngày đêm chiếu sáng không ngừng. Mặt trời mọc gọi là ngày, mặt trời lặn gọi là đêm. Ngày cũng chẳng sinh, đêm cũng không diệt.

Đại Bồ Tát ở trong vô số thế giới, nhập vào thần thông tam muội, thấy rõ vô số thế giới như thế, cũng giống như mặt trời chiếu sáng khắp.

 

Phật tử! thị vi Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ tam thứ đệ biến vãng chư Phật quốc độ thần thông Đại tam muội thiện xảo trí.

Phật tử ! Đó là thần thông đại tam muội thứ ba, Thiện xảo trí thứ lớp đi đến các cõi nước chư Phật của đại Bồ Tát.

Giảng: Các vị Phật tử ! Đó là thần thông đại tam muội thứ ba, Thiện xảo trí huệ thứ lớp đi đến các cõi nước chư Phật của đại Bồ Tát tu.

 

— o0o —

Đệ Tứ Đại Tam Muội

 

Phật tử! vân hà vi Bồ-Tát Ma-ha-tát thanh tịnh thâm tâm hạnh tam muội?

Phật tử ! Thế nào là tam muội Thanh tịnh thâm tâm hạnh của đại Bồ Tát ?

Giảng: Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào là tam muội thanh tịnh thâm tâm hạnh của đại Bồ Tát tu ?

 

Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát tri chư Phật thân số đẳng chúng sanh, kiến vô lượng Phật qua a-tăng-kì thế giới vi trần số.

Ư bỉ nhất nhất chư Như Lai sở, dĩ nhất thiết chủng chủng diệu hương nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết chủng chủng hương khí nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết chủng chủng cái đại như a-tăng-kì Phật sát nhi tác cúng dường, dĩ siêu quá nhất thiết thế giới nhất thiết thượng diệu trang nghiêm cụ nhi tác cúng dường, tán nhất thiết chủng chủng bảo nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết chủng chủng trang nghiêm cụ trang nghiêm Kinh hành xử nhi tác cúng dường, dĩ nhất thiết vô số thượng diệu ma-ni Bảo Tạng nhi tác cúng dường, dĩ Phật thần lực sở lưu xuất qua chư Thiên thượng vị ẩm thực nhi tác cúng dường, nhất thiết Phật sát chủng chủng thượng diệu chư cúng dường cụ, năng dĩ thần lực phổ giai nhiếp thủ nhi tác cúng dường.

Phật tử ! Đại Bồ Tát này biết số thân chư Phật đồng chúng sinh. Thấy vô lượng Phật hơn số hạt bụi A tăng kỳ thế giới. 

Ở nơi mỗi chỗ các Như Lai đó, đem tất cả các thứ hương thơm dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ hoa đẹp dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ lọng lớn như A tăng kỳ cõi Phật dâng lên cúng dường. Đem tất cả đồ trang nghiêm tốt đẹp, hơn hẳn tất cả thế giới dâng lên cúng dường. Rải tất cả các thứ báu dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ đồ trang nghiêm, để trang nghiêm nơi kinh hành dâng lên cúng dường. Đem tất cả vô số ma ni bảo tạng thượng hạng dâng lên cúng dường. Dùng Phật thần lực hoá ra ẩm thực thượng vị hơn các cõi trời dâng lên cúng dường. Tất cả cõi Phật có đủ thứ đồ cúng dường thượng hạng, dùng thần lực thảy đều nhiếp lấy dâng lên cúng dường.

Giảng: Các vị Phật tử ! Vị đại Bồ Tát này tu Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành, Ngài biết có bao nhiêu chúng sinh, thì có bấy nhiêu vị Phật. Thấy được vô lượng vô biên chư Phật, số lượng đó đã vượt qua số hạt bụi A tăng kỳ thế giới.

Ở tại mỗi chỗ vị Phật, đem tất cả các thứ hương thơm, để cúng dường Phật. Lại đem tất cả các thứ hoa đẹp, để cúng dường Phật.Đem tất cả các thứ lọng báu, lớn như A tăng kỳ cõi Phật dâng lên cúng dường. Đem tất cả đồ trang nghiêm tốt đẹp, hơn hẳn tất cả thế giới dâng lên cúng dường. Rải tất cả các thứ báu đẹp dâng lên cúng dường. Đem tất cả các thứ đồ trang nghiêm, để trang nghiêm nơi kinh hành dâng lên cúng dường. Đem tất cả vô số ma ni bảo tạng thượng hạng dâng lên cúng dường. Dùng Phật thần lực hoá ra ẩm thực, thượng vị hơn các cõi trời dâng lên cúng dường. Hết thảy mười phương ba đời tất cả cõi Phật, đủ thứ đồ cúng dường thượng hạng, Bồ Tát dùng sức thần thông nhiếp lấy để dâng lên cúng dường.

 

Ư bỉ nhất nhất chư Như Lai sở, cung kính tôn trọng, đầu đính lễ kính, cử thân bố địa, thỉnh vấn Phật Pháp, tán Phật bình đẳng, xưng dương chư Phật quảng đại công đức, nhập ư chư Phật sở nhập đại bi, đắc Phật bình đẳng vô ngại chi lực; ư nhất niệm khoảnh, nhất thiết Phật sở cần cầu diệu pháp, nhiên ư chư Phật xuất hưng ư thế, nhập Bát Niết Bàn, như thị chi tướng giai vô sở đắc.

Như tán động tâm, liễu biệt sở duyên, tâm khởi bất tri hà sở duyên khởi, tâm diệt bất tri hà sở duyên diệt. Thử Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, chung bất phân biệt Như Lai xuất thế cập Niết-Bàn tướng.

Ở nơi mỗi các Như Lai đó, cung kính tôn trọng, cúi đầu đảnh lễ, thưa hỏi Phật pháp, khen Phật bình đẳng, tán thán công đức chư Phật rộng lớn. Vào đại bi của chư Phật đã vào, đắc được sức bình đẳng vô ngại của Phật. 

Trong khoảng một niệm, siêng cầu diệu pháp ở chỗ tất cả chư Phật. Nhưng tướng thị hiện ra đời, vào Niết Bàn của chư Phật như vậy, đều vô sở đắc. Như tâm tán động, biết rõ sở duyên khác biệt. Tâm khởi chẳng biết duyên khởi chỗ nào. Tâm diệt chẳng biết duyên diệt chỗ nào. Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, trọn không phân biệt tướng ra đời và Niết Bàn của Như Lai.

Giảng: Bồ Tát ở trong đạo tràng của mỗi vị Phật, cung kính Phật, tôn trọng Phật, đảnh lễ chân Phật, lễ lạy cung kính, năm thể sát đất để thưa hỏi Phật pháp, tán thán trí huệ bình đẳng của chư Phật, khen ngợi công đức rộng lớn của chư Phật. Nhập vào đại bi trí huệ của tất cả chư Phật đã chứng được, đắc được pháp môn bình đẳng của Phật, chẳng có sức lực chướng ngại. Trong một niệm, đến được hết thảy đạo tràng của tất cả chư Phật, siêng cầu tất cả diệu pháp của chư Phật nói.

Tuy nhiên, là như vậy, song đối với chư Phật xuất hiện ra đời, hoặc vào Niết Bàn, những tướng như thế, đều vô sở đắc, tức cũng là chẳng có mọi sự chấp trước. Giống như tâm tán loạn, biết rõ sở duyên như thế nào ? Khi tâm niệm sinh khởi, cũng chẳng biết tại sao sinh khởi, khi tâm niệm ngừng, cũng chẳng biết tại sao ngừng. Đại Bồ Tát cũng như thế, trọn không phân biệt tướng Phật xuất hiện ra đời, hoặc vào Niết Bàn.

 

Phật tử! như nhật trung dương diệm, bất tùng vân sanh, bất tùng trì sanh, bất xứ ư lục, bất trụ ư thủy, phi hữu phi vô, phi thiện phi ác, phi thanh phi trược, bất kham ẩm thấu, bất khả uế ô, phi hữu thể phi vô thể, phi hữu vị phi vô vị, dĩ nhân duyên cố nhi hiện thủy tướng, vi thức sở liễu, viễn vọng tự thủy nhi hưng thủy tưởng, cận chi tức vô, thủy tưởng tự diệt;

Thử Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, bất đắc Như Lai xuất hưng ư thế cập Niết-Bàn tướng. Chư Phật hữu tướng cập dĩ vô tướng, giai thị tưởng tâm chi sở phân biệt.

Phật tử ! Như dương diệm giữa ban ngày, chẳng phải từ mây sinh ra, chẳng phải từ sông sinh ra. Chẳng ở nơi đất, chẳng ở nơi nước. Chẳng có, chẳng không, chẳng thiện, chẳng ác, chẳng sạch, chẳng dơ, không thể uống rửa được, không thể làm ô uế được. Chẳng có thể, chẳng không thể. Chẳng có vị, chẳng không vị. Bởi do nhân duyên mà hiện tướng nước. Vì thức biết rõ, xa nhìn tựa như nước, mà khởi tưởng nước, đến gần thì không có, tưởng nước tự diệt mất. 

Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, chẳng đắc được tướng ra đời và Niết Bàn của Như lai. Chư Phật có tướng và không tướng, đều do tâm tưởng phân biệt.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Giống như dương diệm giữa ban ngày, ở xa nhìn tựa như có, đến gần thì chẳng có. Dương diệm chẳng phải từ trong mây sinh ra, cũng chẳng phải từ trong sông sinh ra. Cũng chẳng từ đất sinh lên, cũng chẳng từ nước sinh lên. Nói nó có chăng ? Cũng chẳng có. Nói nó chẳng có chăng ? Cũng chẳng phải không có. Nó cũng chẳng thiện, nó cũng chẳng ác. Nó cũng chẳng sạch sẽ, nó cũng chẳng dơ bẩn. Tuy ở xa nhìn tựa như nước, nhưng không thể dùng để uống, không thể dùng để rửa. Cũng không thể làm ô uế nó được. Ở gần nhìn nó chẳng có thể tướng vật gì, ở xa nhìn tựa như có thể tướng. Nó chẳng có vị gì hết, nó cũng chẳng phải không có vị. Bởi do đủ thứ nhân duyên, cho nên hiện ra tướng nước. Nếu nhận thức biết rõ, thì tự nhiên sẽ minh bạch, ở xa nhìn tựa như nước, nên trong tâm khởi vọng tưởng nước. Đến gần thì không có tướng nước, nên vọng tưởng nước tự diệt mất.

Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, Ngài minh bạch chẳng có tướng ra đời của Phật, và cũng chẳng có tướng Niết Bàn của Phật. Hoặc là có tướng hoặc là không tướng, đó đều là do hiện tượng tâm vọng tưởng phân biệt.

 

Phật tử! thử tam muội danh vi: thanh tịnh thâm tâm hành. Bồ-Tát Ma-ha-tát ư thử tam muội, nhập dĩ nhi khởi, khởi dĩ bất thất. Thí như hữu nhân tùng thụy đắc ngụ, ức sở mộng sự, giác thời tuy vô mộng trung cảnh giới, nhi năng ức niệm, tâm bất vong thất.

Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, nhập ư tam muội, kiến Phật văn pháp, tùng định nhi khởi, ức trì bất vong, nhi dĩ thử pháp khai hiểu nhất thiết đạo tràng chúng hội, trang nghiêm nhất thiết chư Phật quốc độ, vô lượng nghĩa thú tất đắc minh đạt, nhất thiết pháp môn giai diệc thanh tịnh, nhiên Đại trí cự, trưởng chư Phật chủng, vô úy cụ túc, biện tài bất kiệt, khai thị diễn thuyết thậm thâm Pháp tạng.

Phật tử ! Tam muội này gọi là thanh tịnh thâm tâm hành. Đại Bồ Tát nơi tam muội này, vào rồi thì khởi, khởi rồi chẳng mất. Ví như có người ngủ thức dậy, nhớ việc trong mộng. Khi thức giấc, tuy không ở trong cảnh mộng, mà nhớ lại được, tâm không quên mất.

Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vào tam muội thấy Phật nghe pháp. Từ định dậy nhớ trì chẳng quên, đem pháp này diễn nói trong tất cả đạo tràng chúng hội. Trang nghiêm tất cả cõi nước chư Phật, vô lượng nghĩa lý, thảy đều thông đạt. Tất cả pháp môn, cũng đều thanh tịnh. Thắp sáng đuốc đại trí huệ, nối tiếp giống chư Phật. Đầy đủ vô uý, biện tài không cạn, khai thị diễn nói tạng pháp thâm sâu.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Tên tam muội này gọi là thanh tịnh thâm tâm hành. Đại Bồ Tát đối với tam muội này, nhập định rồi, lại xuất định. Xuất định rồi, đối với cảnh giới ở trong định, tâm chẳng quên mất.
Ví như có người ngủ thức dậy, nhớ lại cảnh giới ở trong chiêm bao. Khi thức tỉnh, tuy nhiên không ở trong cảnh mộng, mà nhớ được tất cả sự vật phát sinh ở trong mộng, tâm không quên mất.

Đại Bồ Tát cũng lại như thế, nhập vào trong định, thấy Phật nghe pháp. Từ trong định dậy, nhớ trì chẳng quên mất, bèn đem pháp này diễn nói trong tất cả đạo tràng chúng hội. Trang nghiêm tất cả cõi nước chư Phật, vô lượng vô biên nghĩa lý, hoàn toàn minh bạch thông đạt không chướng ngại. Tất cả pháp môn tu, đều được thanh tịnh. Thắp sáng lên đuốc lớn đại trí huệ, trưởng dưỡng hạt giống chư Phật. Oai đức vô uý đầy đủ viên mãn, biện tài vô ngại thao thao bất tuyệt, khai thị diễn nói tạng pháp thâm sâu vô thượng.

 

Thị vi Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ tứ thanh tịnh thâm tâm hạnh Đại tam muội thiện xảo trí.

Đó là đại tam muội thiện xảo trí thanh tịnh thâm tâm hành thứ tư của đại Bồ Tát.

Giảng: Đó là đại tam muội thiện xảo trí thanh tịnh thâm tâm hành thứ tư của đại Bồ Tát tu.

 

— o0o —

Đệ Ngũ Đại tam muội

 

Phật tử! vân hà vi Bồ-Tát Ma-ha-tát tri quá khứ trang nghiêm tạng tam muội?

Phật tử ! Thế nào là tam muội Biết quá khứ trang nghiêm tạng của đại Bồ Tát ? 

Giảng: Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào gọi là tam muội biết quá khứ trang nghiêm tạng của đại Bồ Tát tu ?

 

Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát năng tri quá khứ chư Phật xuất hiện, sở vị: kiếp thứ đệ trung chư sát thứ đệ, sát thứ đệ trung chư kiếp thứ đệ, kiếp thứ đệ trung chư Phật xuất hiện thứ đệ, Phật xuất hiện thứ đệ trung thuyết Pháp thứ đệ, thuyết Pháp thứ đệ trung chư tâm lạc thứ đệ, tâm lạc thứ đệ trung chư căn thứ đệ, căn thứ đệ trung điều phục thứ đệ, điều phục thứ đệ trung chư Phật thọ mạng thứ đệ, thọ mạng thứ đệ trung tri ức na-do-tha niên tuế số lượng thứ đệ.

Phật tử ! Đại Bồ Tát này biết chư Phật quá khứ xuất hiện. Đó là : Trong kiếp thứ tự, các cõi thứ tự. Trong cõi thứ tự, các kiếp thứ tự. Trong kiếp thứ tự, chư Phật xuất hiện thứ tự. Trong Phật xuất hiện thứ tự, nói pháp thứ tự. Trong sự nói pháp thứ tự, các tâm ưa thích thứ tự. Trong tâm ưa thích thứ tự, các căn thứ tự. Trong căn thứ tự, điều phục thứ tự. Trong sự điều phục thứ tự, chư Phật thọ mạng thứ tự. Trong sự thọ mạng thứ tự, biết ức Na do tha năm tuổi số lượng thứ tự.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Vị đại Bồ Tát này tu hành, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành. Biết chư Phật quá khứ xuất hiện ra đời. Lại biết trong kiếp quá khứ thứ tự, cõi nước chư Phật thứ tự. Ở trong cõi nước chư Phật thứ tự, hết thảy kiếp thứ tự, biết rõ với nhau. Lại biết thứ tự ở trong kiếp đó, thứ tự có vị Phật nào xuất hiện ra đời. Ở trong vị Phật nào xuất hiện thứ tự, vị đó nói pháp thứ tự. Trước hết nói pháp gì ? Sau đó nói pháp gì ? Đều biết rõ hết. Ở trong việc Phật nói pháp thứ tự, lại biết tất cả tâm hoan hỉ thứ tự. Ở trong tất cả tâm hoan hỉ thứ tự, lại biết tất cả các căn thứ tự. Ở trong tất cả các căn thứ tự, biết dùng phương pháp gì để thứ tự điều phục chúng sinh. Ở trong sự thứ tự điều phục chúng sinh, biết chư Phật thọ mạng thứ tự. Trong sự thọ mạng thứ tự của chư Phật, biết ức Na do tha năm tuổi số lượng thứ tự.

 

Phật tử! thử Bồ-Tát Ma-ha-tát đắc như thị vô biên thứ đệ trí cố, tức tri quá khứ chư Phật, tức tri quá khứ chư sát, tức tri quá khứ chư Pháp môn, tức tri quá khứ chư kiếp, tức tri quá khứ chư Pháp, tức tri quá khứ chư tâm, tức tri quá khứ chư giải, tức tri quá khứ chư chúng sanh, tức tri quá khứ chư phiền não, tức tri quá khứ chư nghi thức, tức tri quá khứ chư thanh tịnh.

Phật tử ! Vì đại Bồ Tát này đắc được vô biên trí huệ thứ tự như vậy : Nên biết chư Phật quá khứ, nên biết các cõi quá khứ, nên biết pháp môn quá khứ, nên biết các kiếp quá khứ, nên biết các pháp quá khứ, nên biết các tâm quá khứ, nên biết các sự hiểu biết quá khứ, nên biết các chúng sinh quá khứ, nên biết các phiền não quá khứ, nên biết các nghi thức quá khứ, nên biết các thanh tịnh quá khứ.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Do vị đại Bồ Tát này, đắc được vô biên đại trí huệ thứ tự, nên biết tất cả chư Phật quá khứ, nên biết cõi nước chư Phật quá khứ, nên biết pháp môn quá khứ của chư Phật nói, nên biết các kiếp quá khứ, nên biết pháp quá khứ của chư Phật nói, nên biết tất cả tâm chúng sinh quá khứ, nên biết các sự hiểu biết quá khứ của tất cả chúng sinh minh bạch, nên biết các chúng sinh quá khứ là căn tánh gì, nên biết tất cả chúng sinh quá khứ có phiền não gì, nên biết tất cả nghi thức Phật pháp quá khứ, nên biết pháp môn thanh tịnh quá khứ chư Phật nói.

 

Phật tử! thử tam muội danh: quá khứ thanh tịnh tạng, ư nhất niệm trung, năng nhập bách kiếp, năng nhập thiên kiếp, năng nhập bách thiên kiếp, năng nhập bách thiên ức na-do-tha kiếp, năng nhập vô số kiếp, năng nhập vô lượng kiếp, năng nhập vô biên kiếp, năng nhập vô đẳng kiếp, năng nhập bất khả số kiếp, năng nhập bất khả xưng kiếp, năng nhập bất khả tư kiếp, năng nhập bất khả lượng kiếp, năng nhập bất khả thuyết kiếp, năng nhập bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp.

Phật tử ! Tam muội này gọi là Quá khứ thanh tịnh tạng. Ở trong một niệm, vào được trăm kiếp, vào được ngàn kiếp, vào được trăm ngàn kiếp, vào được trăm ngàn ức Na do tha kiếp, vào được vô số kiếp, vào được vô lượng kiếp, vào được vô biên kiếp, vào được vô đẳng kiếp, vào được bất khả số kiếp, vào được bất khả xưng kiếp, vào được bất khả tư kiếp, vào được bất khả lượng kiếp, vào được bất khả thuyết kiếp, vào được bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Tam muội này tên gọi là Quá khứ thanh tịnh tạng. Ở trong một niệm, vào được trăm kiếp, vào được ngàn kiếp, vào được trăm ngàn kiếp, vào được trăm ngàn ức na do tha kiếp. Lại vào được vô số kiếp, vào được vô lượng kiếp, vào được vô biên kiếp, vào được vô đẳng kiếp. Lại vào được bất khả số kiếp, vào được bất khả xưng kiếp, vào được bất khả tư kiếp, vào được bất khả lượng kiếp, vào được bất khả thuyết kiếp, vào được bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp.

 

Phật tử! bỉ Bồ-Tát Ma-ha-tát nhập thử tam muội, bất diệt hiện tại, bất duyên quá khứ.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đó vào tam muội này, chẳng diệt hiện tại, chẳng duyên quá khứ.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Đại Bồ Tát đó, vào tam muội này, chẳng diệt thời gian hiện tại, cũng chẳng duyên thời gian quá khứ.

 

Phật tử! bỉ Bồ-Tát Ma-ha-tát tòng thử tam muội khởi, ư Như Lai sở thọ thập chủng bất khả tư nghị quán đảnh Pháp, diệc đắc, diệc thanh tịnh, diệc thành tựu, diệc nhập, diệc chứng, diệc mãn, diệc trì, bình đẳng liễu tri tam luân thanh tịnh.

Phật tử ! Đại Bồ Tát đó từ tam muội này khởi, ở chỗ Như Lai, thọ mười pháp quán đảnh không thể nghĩ bàn. Cũng đắc được, cũng thanh tịnh, cũng thành tựu, cũng nhập vào, cũng chứng được, cũng viên mãn, cũng thọ trì, bình đẳng biết rõ, tam luân thanh tịnh.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật !Vị đại Bồ Tát đó từ tam muội này xuất định, ở trong đạo tràng của Phật, thọ mười pháp quán đảnh không thể nghĩ bàn. Pháp đó phân biệt có hình và không có hình. Quán đảnh có hình, tức là lúc thái tử kế thừa ngôi vua, cử hành nghi thức, một số phàm phu đều nhìn thấy được. Quán đảnh vô hình, tức là lúc Bồ Tát kế thừa Pháp Vương tử vị, mười phương chư Phật đều đến quán đảnh. Nghi thức đó một số phàm phu không cách chi nhìn thấy được. Vị Bồ Tát đó thọ quán đảnh vô hình, chỉ có Phật và Bồ Tát đương sự mới biết với nhau được. Bồ Tát chưa đạt đến trình độ này, cũng chẳng cách chi biết được.

Vị đại Bồ Tát đó, đắc được mười pháp quán đảnh rồi, lập tức cũng đắc được, lập tức cũng thanh tịnh, lập tức cũng thành tựu, cũng vào định này, cũng chứng định lực này, cũng viên mãn Bồ Tát đạo, cũng tu trì tất cả Phật pháp, cũng bình đẳng, cũng biết rõ, tam luân cũng thanh tịnh. Tam luân là gì ? Tức là người thí, người thọ, vật thí. Có bài kệ rằng :

“Người thí, kẻ nhận và vật thí
Ở trong ba đời vô sở đắc
Chúng ta an trụ tâm tối thắng
Cúng dường tất cả mười phương Phật”.

Đó là tam luân thanh tịnh.

 

Hà đẳng vi thập? nhất giả biện bất vi nghĩa, nhị giả thuyết Pháp vô tận, tam giả huấn từ vô thất, tứ giả lạc thuyết bất đoạn, ngũ giả tâm vô khủng úy, lục giả ngữ tất thành thật, thất giả chúng sanh sở y, bát giả cứu thoát tam giới, cửu giả thiện căn tối thắng, thập giả điều ngự diệu pháp.

Những gì là mười ? Một là biện luận chẳng trái nghĩa. Hai là thuyết pháp vô tận. Ba là huấn từ không lỗi. Bốn là lạc thuyết không dứt. Năm là tâm không sợ hãi. Sáu là lời quyết thành thật. Bảy là chỗ nương tựa của chúng sinh. Tám là cứu thoát ba cõi. Chín là căn lành tối thắng. Mười là điều ngự diệu pháp.

Giảng: Những gì là mười pháp quán đảnh?

1. Biện không trái nghĩa: Lời lẽ của Bồ Tát nói, đạo lý giảng giải chẳng trái với tông chỉ, chẳng trái với nghĩa lý, là chánh quyết không ngoa.

2. Thuyết pháp vô tận: Bất cứ Bồ Tát nói pháp gì, đạo lý đều không cùng tận, càng nói càng nhiều, vĩnh viễn nói không hết.

3. Huấn từ không lỗi: Lời lẽ Bồ Tát dạy bảo, rất chánh quyết có đạo lý, tuyệt đối không nói những lời không hợp tình hợp lý.

4. Lạc thuyết không dứt: Bồ Tát thường muốn vì chúng sinh nói không gián đoạn.

5. Tâm không sợ hãi: Khi Bồ Tát nói pháp, bất cứ gặp bậc đại đức đáng sợ nào, tâm của Ngài cũng không sợ hãi.

6. Lời quyết thành thật: Lời lẽ của Bồ Tát nói, nhất định chân thật thành khẩn, tuyệt đối không có hư nguỵ.

7. Bảy là chỗ nương tựa của chúng sinh: Bồ Tát làm chỗ nương tựa của chúng sinh.

8. Tám là cứu thoát ba cõi: Bồ Tát hay cứu thoát tất cả chúng sinh ba cõi, lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử.

9. Chín là căn lành tối thắng: Căn lành của Bồ Tát thù thắng nhất.

10. Mười là điều ngự diệu pháp: Bồ Tát thao thao bất tuyệt, rộng nói diệu pháp. Ngài điều ngự được tất cả diệu pháp, chi phối được tất cả diệu pháp, vận dụng được tất cả diệu pháp.

 

Phật tử! thử thị thập chủng quán đảnh Pháp. Nhược Bồ Tát nhập thử tam muội, tùng tam muội khởi, Vô gián tức đắc. Như Ca la lá nhập thai tạng thời, ư nhất niệm gian thức tức thác sanh; Bồ-Tát Ma-ha-tát diệc phục như thị, tòng thử định khởi, ư Như Lai sở, nhất niệm tức đắc thử thập chủng Pháp.

Phật tử ! Đó là mười pháp quán đảnh. Nếu Bồ Tát vào tam muội này, từ tam muội khởi, không gián đoạn liền đắc được. Như Ca la la, khi nhập thai tạng thì trong khoảng một niệm, thức liền thác sinh. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, từ định này khởi, ở chỗ Như Lai, một niệm liền được mười thứ pháp này.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Đó là mười thứ diệu pháp quán đảnh. Nếu Bồ Tát vào tam muội này, từ tam muội xuất định, chẳng có gián đoạn, liền chứng được. Giống như Ca la la, khi nhập thai tạng, trong khoảng một niệm, thức liền từ trong thai thác sinh. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, từ tam muội xuất định, ở tại đạo tràng của Phật, trong khoảng một niệm, liền đắc được mười thứ pháp môn quán đảnh này.

 

Phật tử! thị danh Bồ-Tát Ma-ha-tát đệ ngũ tri quá khứ trang nghiêm tạng Đại tam muội thiện xảo trí.

Phật tử ! Đó gọi là đại tam muội Trí thiện xảo biết quá khứ trang nghiêm tạng thứ năm của đại Bồ Tát.

Giảng: Các vị đệ tử của Phật ! Đó là đại tam muội Trí thiện xảo biết quá khứ trang nghiêm tạng thứ năm của đại Bồ Tát tu.