Kinh Pháp Hoa – Phẩm Phân Biệt Công Đức

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp

Phật Sở Hộ Niệm

— o0o —

Phụng chiếu dịch :Diêu Tần Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập

Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá

— o0o —

Phẩm Phân Biệt Công Đức

Trước hết, giải thích sơ lược về tên gọi Phẩm Phân Biệt Công Ðức. Phân biệt là gì ? Phân là phân tích; biệt là khác biệt. Tức là phân biệt công đức có lớn nhỏ, có nhiều ít. Công đức là gì ? Công là đối với bên ngoài mà nói; đức là đối bên trong mà nói. Bên ngoài thường lập công, thì bên trong mới có đức. Công là việc thiện mà bạn thường làm, việc thiện này vốn có thể làm, cũng có thể không làm. Song, nếu bạn làm việc thiện, thì đó là công đức. Có công rồi, thì trong tự tánh sinh ra một cảm giác rất vui mừng, có cảm giác vui mừng đó tức là đức.
Công đức do tích lũy mà thành, từ nhỏ thành lớn, từ ít mà tích tụ thành nhiều. Do đó :

‘’Núi Thái Sơn là do từng hạt bụi,
Từng hạt bụi tích tụ mà thành;
Biển cả là do từng giọt nước,
Từng giọt nước tích tụ mà thành.’’

Công đức cũng như thế. Bên ngoài lập công, bên trong bồi đức, thì đạo nghiệp mới có thể thành tựu.Phẩm này nói về phân biệt công đức, trước khi công đức chưa viên mãn, thì hãy làm nhiều công đức. Chúng ta nghe rồi, thì phải cố gắng làm công đức thiện. Tông chỉ của phẩm này, khiến cho chúng ta phân biệt so sánh công đức thọ trì kinh này, tức cũng là ngày mới lại mới thêm, sức cầu của chúng ta tiến thêm.

 

Nhĩ thời đại hội, văn Phật thuyết thọ mạng kiếp số trường viễn như thị, vô lượng vô biên a tăng kì chúng sanh đắc Đại nhiêu ích.

 Lúc bấy giờ, trong đại hội nghe Phật nói thọ mệnh, kiếp số dài lâu như thế, vô lượng , vô biên, vô số chúng sinh được lợi ích lớn.

Bấy giờ, đại chúng trong đại hội, nghe Phật nói số kiếp tuổi thọ lâu dài như thế, thì vô lượng vô biên A tăng kỳ chúng sinh, đều được lợi ích.

Khi Ðức Phật giảng xong Phẩm Như Lai Thọ Lượng, đại chúng trong đại hội, nghe Phật nói Như Lai thọ lượng kiếp số lâu dài như thế, thì vô lượng vô biên A tăng kỳ chúng sinh, thảy đều đắc được lợi ích rất lớn.

 

Ư thời Thế Tôn  cáo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: “A Dật Đa! ngã thuyết thị Như Lai thọ mạng trường viễn thời, lục bách bát thập vạn ức na do tha Hằng hà sa chúng sanh, đắc Vô sanh Pháp nhẫn.”

Khi đó, đức Thế Tôn bảo ngài Di Lặc đại Bồ Tát: “A Dật Ða! Lúc ta nói đức Như Lai thọ mệnh dài lâu như thế, có sáu trăm tám muôn ức na do tha hằng hà sa chúng sinh được “Vô sinh pháp nhẫn”.

Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo đại Bồ Tát Di Lặc : A Dật Ða ! Khi ta nói Như Lai thọ mạng lâu dài như thế, thì có sáu trăm tám mươi vạn ức, Na do tha Hằng hà sa chúng sinh, được vô sinh pháp nhẫn.

Lúc đó, Ðức Phật bảo đại Bồ Tát Di Lặc : ‘’A Dật Ða (Vô Năng Thắng) ! Khi ta nói thọ mạng của Như Lai lâu dài, thì có sáu trăm tám mươi vạn ức, Na do tha Hằng hà sa số chúng sinh, đều chứng được vô sinh pháp nhẫn.’’
Cảnh giới này chẳng thấy có chút pháp sinh, cũng chẳng thấy có chút pháp diệt. Chứng được tứ quả A La Hán, mới đắc được vô sinh pháp nhẫn, tức cũng là cảnh giới bất thối chuyển. Hơn nữa, an trụ vào cảnh không sinh không diệt mà bảo trì bất động, do đó ‘’Như như bất động, liễu liễu thường minh.’’

Lại có gấp bội ngàn lần đại Bồ Tát, đắc được môn văn trì Ðà la ni. Lại có số đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của một thế giới, đắc được nhạo thuyết biện tài vô ngại. Lại có số đại Bồ Tát nhiều như hạt bụi của một thế giới, đắc được trăm ngàn vạn ức vô lượng toàn Ðà la ni.

 

Phục hữu Thiên bội Bồ Tát Ma Ha Tát, đắc văn trì đà la ni môn; phục hữu nhất thế giới vi trần số Bồ Tát Ma ha tát, đắc nhạo thuyết vô ngại biện tài; phục hữu nhất thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, đắc bách Thiên vạn ức vô lượng toàn Đà La Ni;

Lại có đại Bồ Tát  nghìn lần gấp bội được môn “văn trì đà la ni”. Lại có một thế giới vi trần số đại Bồ Tát  được “Nhạo thuyết vô ngại biện tài”. Lại có một thế giới vi trần số đại Bồ Tát  được trăm nghìn muôn ức vô lượng  môn “Triền đà la ni”.

Lại có gấp bội ngàn lần đại Bồ Tát, đắc được môn văn trì Ðà la ni. Ðà la ni dịch là “tổng trì”, tổng tất cả pháp, trì vô lượng nghĩa.

Ðà la ni có bốn ý nghĩa :

1). Pháp Ðà la ni : Ðối với giáo pháp của Phật, văn trì chẳng quên.

2). Nghĩa Ðà la ni : Ðối với nghĩa của các pháp, tổng trì chẳng quên.

3). Chú Ðà la ni : Ðối với Chú tổng trì chẳng quên.

4). Nhẫn đà la ni : An trụ đối với thật tướng của pháp, gọi là nhẫn, trì nhẫn gọi là nhẫn Ðà la ni.

Lại có số đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của một thế giới, đắc được nhạo thuyết biện tài vô ngại. Nhạo thuyết biện tài vô ngại là gì ? Tức là biện luận với bất cứ ai, cũng đều thắng lợi. Biện luận đều là chánh tri chánh kiến, khiến cho đối phương tâm phục khẩu phục, chứ chẳng phải là cường từ đoạt lý.
Bồ Tát thuyết pháp có bốn trí huệ, bốn thứ biện tài vô ngại :

1). Pháp vô ngại biện : Nói pháp thế gian và pháp xuất thế gian, đối với tất cả danh tướng, chẳng có gì mà không thông đạt, do đó : ‘’Chẳng có gì mà không biết, chẳng có gì mà không thấu.’’ Tuy thấu rõ các pháp, nhưng chẳng chấp trước.

2). Nghĩa vô ngại biện : Giải nói nghĩa lý sai biệt của các pháp, thông đạt vô ngại. Tuy biết các nghĩa mà chẳng chấp trước.

3). Từ vô ngại biện : Ðối với các lời lẽ thông đạt tự tại. Có thể nói một lời, mà bao hàm vô lượng nghĩa, dùng thế trí phân biệt nói rõ lý này.

4). Nhạo thuyết vô ngại biện : Tùy thuận sở thích của chúng sinh, phương tiện thiện xảo mà vì họ nói pháp, ‘’Quán cơ thí giáo, vì người nói pháp.’’ Tóm lại, thấy người gì thì nói pháp đó, thấy người có tâm tham, thì nói pháp bố thí; thấy người có tâm sân, thì nói pháp nhẫn nhục; thấy người có tâm si, thì nói pháp Bát Nhã. Theo bệnh cho thuốc. Nếu không khế cơ, thì họ chẳng bao giờ tin.
Lại có đại Bồ Tát, số nhiều như hạt bụi của một thế giới, đều chứng được vô lượng toàn Ðà la ni. Toàn Ðà la ni là gì ? Tức là tại pháp môn đắc được sức toàn chuyển tự tại, cũng có thể nói là toàn chuyển không giả, pháp môn thông đạt vô ngại.

 

Phục hữu tam Thiên đại Thiên thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, năng chuyển bất thoái Pháp luân; phục hữu nhị Thiên Trung Quốc độ vi trần số Bồ Tát ma ha tát, năng chuyển thanh tịnh Pháp luân; phục hữu tiểu Thiên quốc độ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, bát sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề;

Lại có tam thiên dại thiên thế giới vi trần số đại Bồ Tát  chuyển được “Pháp luân bất thối”. Lại có nhị thiên trung quốc độ vi trần số đại Bồ Tát chuyển được “Pháp luân thanh tịnh”. Lại có Thiểu thiên quốc độ vi trần số đại Bồ Tát  tám đời sẽ được vô thượng chính đẳng chính giác.

Lại có các đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của ba ngàn đại thiên thế giới, chuyển được pháp luân bất thối. Lại có các đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của trung thiên thế giới, chuyển được pháp luân thanh tịnh. Lại có các đại Bồ Tát, nhiều như số hạt bụi của tiểu thiên thế giới, còn tám đời nữa, sẽ đắc được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại có các đại Bồ Tát, nhiều như số hạt bụi của ba ngàn đại thiên thế giới (mười ức thế giới) chuyển được bánh xe pháp bất thoát, tức là tinh tấn hướng về trước, tuyệt đối không lùi về sau.

Thế nào là ba ngàn đại thiện thế giới ? Tức một núi Tu Di, một mặt trời, một mặt trăng, một bốn đại bộ châu, làm một thế giới. Tích tập một ngàn thế giới, làm một tiểu thiên thế giới. Tích tập một ngàn tiểu thiên thế giới, làm một trung thiên thế giới. Tích tập một ngàn trung thiên thế giới, làm một đại thiên thế giới. Vì nói ba ngàn, cho nên là ba ngàn đại thiên thế giới, chứ chẳng phải ba đại thiên thế giới.

Lại có các đại Bồ Tát, nhiều như số hạt bụi trung thiên thế giới (một trăm vạn thế giới), chuyển được bánh xe pháp thanh tịnh. Chuyển bánh xe pháp, tức là nói giáo pháp. Phàm là giảng kinh nói pháp, đều gọi là chuyển bánh xe pháp, do đó ‘’Pháp luân thường chuyển.’’ Ý nghĩa chuyển bánh xe pháp, là chuyển pháp tự tâm để di động tâm người khác, giống như chuyển bánh xe. Cũng có thể nói là hồi chuyển tất cả chúng sinh giới, phá tan tất cả phiền não. Giống như luân bảo (bánh xe báu) của vua chuyển luân Thánh vương, hồi chuyển bốn thiên hạ, hàng phục các oán địch.

Lại có các đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của tiểu thiên thế giới (một ngàn thế giới), còn trải qua tám đời nữa (siêu nhập tứ địa, hướng đến ngũ địa, lục địa… thập địa, đẳng giác, diệu giác) sẽ chứng được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Phục hữu tứ tứ Thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, tứ sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề;

Phục hữu tam tứ Thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, tam sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề;

Phục hữu nhị tứ Thiên hạ vi trần số Bồ Tát ma ha tát, nhị sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề;

Phục hữu nhất tứ Thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, nhất sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề;

Phục hữu bát thế giới vi trần số chúng sanh, giai phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề tâm.

 Lại có bốn Tứ thiên hạ vi trần số đại Bồ Tát  bốn đời sẽ được chính đẳng chính giác.

Lại có ba tứ thiên hạ vi trần số đại Bồ Tát  ba đời sẽ được vô thượng chính đẳng chính giác.

Lại có hai tứ thiên hạ vi trần số đại Bồ Tát  hai đời sẽ được vô thượng chính đẳng chính giác.

Lại có một tứ thiên hạ vi trần số đại Bồ Tát  một đời sẽ được vô thượng chính đẳng chính giác. 

Lại có tám thế giới vi trần số chúng sinh đều phát tâm vô thượng chính đẳng chính giác.”

Lại có đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của bốn tứ thiên hạ (bốn tứ đại bộ châu), còn trải qua bốn đời nữa, (siêu nhập bát địa, cửu địa, thập địa, đẳng giác, diệu giác), sẽ chứng được quả vị Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Lại có đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của ba tứ thiên hạ, còn trải qua ba đời nữa, (thập địa, đẳng giác, diệu giác) sẽ chứng quả vị Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại có đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của hai tứ thiên hạ, còn trải qua hai đời nữa, sẽ chứng quả vị Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Lại có đại Bồ Tát, nhiều như hạt bụi của một tứ thiên hạ, còn trải qua một đời nữa, sẽ chứng quả vị Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại có chúng sinh, nhiều như hạt bụi của tám thế giới, đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại có chúng sinh, nhiều như hạt bụi của tám thế giới, ngay lúc đó, họ đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Người tu học Phật pháp, nhất định phải phát bồ đề tâm, ‘’Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh.’’ (Trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng dinh), mới có thể kết quả bồ đề. Bằng không, giống như hoa nở mà chẳng kết trái. Có người nói : ‘’Mọi người đều là Phật,’’ song phải tu hành, mới có thẻ thành Phật. Chỉ nói mà chẳng thực hành, cũng giống như nói món ăn mà chẳng ăn, hoặc đếm tiền dùm cho người khác, cuối cùng cũng rơi vào không. Có người nói : ‘’Thức ăn này ngon quá, mùi vị thơm ngon đều có đủ.’’ Nhưng họ chẳng ăn thì cũng chẳng ích gì. Lại giống như người làm ở ngân hàng, suốt ngày đếm tiền thế cho người khác. Do đó có câu :

‘’Chung nhật số tha bảo,
Tự vô bán phân tiền,
Ư pháp bất tu hành,
Kỳ quá diệc như thị.’’

Nghĩa là :
Suốt ngày đếm tiền mướn,
Mình chẳng có xu nào;
Với pháp chẳng tu hành,
Lỗi lầm vẫn trơ trơ.

 

Phật thuyết thị chư Bồ Tát Ma Ha Tát đắc Đại pháp lợi thời, ư hư không trung, vũ mạn đà la hoa, Ma ha mạn đà la hoa, dĩ tán vô lượng bách Thiên vạn ức chúng bảo thụ hạ, sư tử tọa thượng chư Phật, tinh tán thất bảo tháp trung sư tử tọa thượng Thích Ca Mâu Ni Phật cập cửu diệt độ Đa Bảo Như Lai, diệc tán nhất thiết chư đại Bồ Tát cập tứ bộ chúng.

 Lúc đức Phật nói các vị đại Bồ Tát đó được pháp lợi, trên giữa hư không, rưới hoa Mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la để rải vô lượng  trăm nghìn muôn ức các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới gốc cây báu, và rải đức Thích Ca Mâu Ni Phật cùng đức Ða Bửu Phật ngồi trên tòa sư tử trong tháp bảy báu: cùng rải tất cả các đại Bồ Tát  và bốn bộ chúng.

Khi Ðức Phật nói các đại Bồ Tát đó, đắc được đại pháp lợi, thì ở trong hư không mưa xuống hoa tiểu bạch và hoa đại bạch. Dùng hoa quý đó, để rải lên trên thân của vô lượng trăm ngàn vạn ức các Ðức Phật, ngồi trên tòa sư tử ở dưới cây báu. Các vị Phật đó, đều là Phật hóa thân của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hoa đó lại rải trong tháp bảy báu trên tòa sư tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, và Ðức Ða Bảo Như Lai đã diệt độ từ lâu. Hoa đó cũng rải trên thân của tất cả các đại Bồ Tát và tất cả bốn bộ chúng.

 

Hựu vũ tế mạt chiên đàn, trầm thủy hương đẳng, ư hư không trung, thiên cổ tự minh, diệu thanh thâm viễn. Hựu vũ Thiên chủng Thiên y, thùy chư anh lạc, trân châu anh lạc, ma ni châu anh lạc, như ý châu anh lạc, biến ư cửu phương. Chúng bảo hương lô thiêu vô giá hương, tự nhiên châu chí, cúng dường đại hội.

Lại rưới bột gỗ chiên đàn, trầm thủy hương v.v. . . trong hư không, trốn trời tự kêu tiếng hay sâu xa. Lại rải nghìn thứ thiên y, thòng các chuỗi ngọc chân châu, chuỗi châu ma ni, chuỗi châu như ý khắp cả chín phương, các lò hương báu đốt hương vô giá, tự nhiên khắp đến cúng dàng đại chúng.

Lại mưa xuống hương bột chiên đàn, hương trầm thủy. Ðồng thời trống trời ở trong hư không tự kêu lên, âm thanh vi diệu truyền bá sâu xa. Lại mưa xuớng hàng nghìn thứ y trời, thòng rũ tất cả các thứ chuỗi ngọc trân châu, chuỗi ma ni, chuỗi như ý, khắp cả thảy chín phương, dùng các lò hương báu xông đốt hương thơm vô giá tự nhiên xông khắp cùng pháp giới. Tâm hương đốt lên thì có thể huân ác thành thiện, dùng tâm thành để cúng dường pháp hội.

 

Nhất nhất Phật thượng, hữu chư Bồ Tát, chấp trì phan cái, thứ đệ nhi thượng, chí vu phạm Thiên. Thị chư Bồ Tát, dĩ diệu âm thanh, ca vô lượng tụng, tán thán chư Phật.

Trên mỗi đức Phật có các vị Bồ Tát  nắm cầm phan lọng, thứ đệ mà lên đến trời Phạm thiên. Các vị Bồ Tát  đó dùng tiếng tăm hay, ca vô lượng  bài tụng ngợi khen các đức Phật. Khi ấy ngài Di Lặc Bồ Tát  từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng về phía Phật mà nói kệ rằng:

Chư Phật đến từ mười phương (hóa thân của Phật Thích Ca), ở phía trên của mỗi vị Phật, đều có các Bồ Tát tay cầm phan báu và lọng báu, thứ tự thăng đi lên đến trên trời Ðại Phạm.

 

Nhĩ thời Di Lặc Bồ Tát tùng tọa nhi khởi, Thiên đản hữu kiên, hợp chưởng hướng Phật, nhi thuyết kệ ngôn:

Những vị Bồ Tát đó, dùng âm thanh vi diệu ca xướng vô lượng bài kệ, để khen ngợi công đức của vô lượng chư Phật.

 Lúc đó, Bồ Tát Di Lặc từ tòa ngồi đứng dậy, hở áo bên mặt, chắp tay lại cung kính hướng về Ðức Phật, sau đó nói ra bài kệ dưới đây.

 

Phật thuyết hy hữu Pháp,                     Phật nói pháp ít có
Tích sở vị tằng văn,                             Từ xưa chưa từng nghe
Thế Tôn  hữu Đại lực,                         Thế Tôn có sức lớn
Thọ mạng bất khả lượng.                     Thọ mệnh chẳng thể lường.

Vô số chư Phật tử,                               Vô số các Phật tử
Văn Thế Tôn  phân biệt,                      Nghe Thế Tôn phân biệt
Thuyết đắc pháp lợi giả,                      Nói được pháp lợi đó
Hoan hỉ sung biến thân.                       Vui mừng đầy khắp thân

Pháp của Phật nói đều là pháp ít có, nhất là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là ít có trong sự ít có, thuở xưa vốn chưa từng nghe qua pháp vi diệu thâm sâu vô thượng. Ðức Thế Tôn có sức đại thần thông, tuổi thọ của Phật không thể dò lường được. Vô số vô lượng con của đấng Pháp Vương, nghe đức Thế Tôn phân biệt nói công đức của Bồ Tát được pháp lợi, tâm của các Ngài đều vui mừng khắp toàn thân. Tóm lại, sự vui mừng không cách nào hình dung được.

 

Hoặc trụ bất thoái địa,                          Hoặc trụ bậc bất thối
Hoặc đắc Đà La Ni,                             Hoặc được đà la ni
Hoặc vô ngại nhạo thuyết,                   Hoặc vô ngại nhạo thuyết
Vạn ức toàn tổng trì.                            Muôn ức triên tổng trì.

Hoặc hữu Đại Thiên giới,                    Hoặc có cõi đại thiên
Vi trần số Bồ Tát,                                Số vi trần Bồ Tát
Các các giai năng chuyển,                    Mỗi vị đều nói được
Bất thoái chi Pháp luân.                       Pháp luân bất thối chuyển.

Sau khi nghe được pháp này, có Bồ Tát trụ ở bậc bất thoái, hoặc có Bồ Tát được Ðà la ni, hoặc có Bồ Tát chứng được nhạo thuyết vô ngại biện tài, hoặc có Bồ Tát được vạn ức toàn tổng trì, hoặc có Bồ Tát nhiều như hạt bụi của đại thiên thế giới, ai nấy đều chuyển được pháp luân bất thối.

 

Phục hữu trung Thiên giới,                  Hoặc có trung thiên giới
Vi trần số Bồ Tát,                                Số vi trần Bồ Tát
Các các giai năng chuyển,                    Mỗi vị đều có thể
Thanh tịnh chi Pháp luân.                    Chuyển pháp luân thanh tịnh.

Phục hữu tiểu Thiên giới,                    Lại có tiểu thiên giới
Vi trần số Bồ Tát,                                Số vi trần Bồ Tát
Dư các bát sanh tại,                              Còn dư lại tám đời
Đương đắc thành Phật đạo.                  Sẽ được thành Phật đạo.

Lại có các Bồ Tát nhiều như hạt bụi của trung thiên thế giới, các Ngài đều chuyển được đại pháp luân thanh tịnh. Lại có các Bồ Tát nhiều như hạt bụi của tiểu thiên thế giới, các Ngài còn tám đời nữa, tức cũng là còn tám phẩm vô minh vi tế chưa đoạn, nếu đoạn sạch thì sẽ chứng được Phật đạo.

Bồ Tát còn bốn mươi hai phần vô minh hoặc, đoạn một phần vô minh hoặc thì chứng được một phần pháp thân, thăng lên một bậc, đến bậc Ðẳng giác thì còn có một phần sinh tướng (biến dịch sinh tử) vô minh chưa phá, nếu phá được thì lập tức đến bậc Diệu giác (Phật vị).

 

Phục hữu tứ tam nhị,                           Lại có bốn, ba, hai
Như thử tứ Thiên hạ,                           Tứ thiên hạ như thế
Vi trần chư Bồ Tát,                              Số vi trần Bồ Tát
Tùy số sanh thành Phật.                       Theo số đời thành Phật.

Hoặc nhất tứ Thiên hạ,                        Hoặc một tứ thiên hạ
Vi trần số Bồ Tát,                                Số vi trần Bồ Tát
Dư hữu nhất sanh tại,                          Còn dư có một đời
Đương thành nhất thiết trí.                   Sẽ thành nhất thiết trí.

Như thị đẳng chúng sanh,                    Hàng chúng sinh như thế
Văn Phật thọ trường viễn,                    Nghe Phật thọ dài lâu
Đắc vô lượng vô lậu,                           Ðược vô lượng vô lậu
Thanh tịnh chi quả báo.                       Quả báo rất thanh tịnh.

Lại có bốn tứ thiên hạ, ba tứ thiên hạ, hai tứ thiên hạ, số Bồ Tát nhiều như hạt bụi, tùy theo bốn, ba, hai đời nữa sẽ thành tựu quả vị Phật. Bốn tứ thiên hạ là bát địa Bồ Tát, các Ngài còn bốn phẩm vi tế sinh tướng vô minh chưa phá. Ba tứ thiên hạ là cửu địa Bồ Tát, các Ngài còn ba phẩm sinh tướng vô minh chưa phá. Hai tứ thiên hạ là thập địa Bồ Tát, các Ngài còn hai phẩm sinh tướng vô minh vi tế chưa phá. Nếu phá sạch thì sẽ thành Phật đạo.

Hoặc có một tứ thiên hạ số hạt bụi Bồ Tát, các Ngài là đẳng giác Bồ Tát, còn một phẩm sinh tướng vô minh vi tế chưa phá. Nếu phá sạch sẽ lập tức thành Phật. Những Bồ Tát vừa nói ở trên, nghe Phật nói tuổi thọ của Như Lai lâu dài, đều chứng được vô lượng trí huệ vô lậu, đắc được quả vị Phật diệu giác thanh tịnh.

 

Phục hữu bát thế giới,                          Lại có tám thế giới
Vi trần số chúng sanh,                         Số vi trần chúng sinh
Văn Phật thuyết thọ mạng,                  Nghe Phật nói thọ mệnh
Giai phát vô thượng tâm.                     Ðều phát tâm vô thượng

Lại có chúng sinh, nhiều như hạt bụi của tám thế giới, nghe Phật nói thọ mạng của Như Lai lâu dài, đều phát tâm vô thượng, nguyện sẽ chứng đến quả vị Phật. Tóm lại, hàng phàm phu nghe được Phẩm Thọ Lượng của Như Lai trong Kinh Pháp Hoa, thì đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Thế Tôn  thuyết vô lượng,                   Thế Tôn nói vô lượng
Bất khả tư nghị Pháp,                          Bất khả tư nghì pháp
Đa hữu sở nhiêu ích,                            Nhiều được có lợi ích
Như hư không vô biên.                       Như hư không vô biên

Bồ Tát Di Lặc nói : ‘’Ðức Thế Tôn ! Ngài nói vô lượng diệu pháp không thể nghĩ bàn, có rất nhiều chúng sinh đắc được lợi ích của pháp, giống như hư không chẳng có bờ bến.’’

 

Vũ Thiên Mạn đà la,                            Rưới hoa thiên mạn đà
Ma ha Mạn đà la,                                 Hoa ma ha mạn đà
Thích Phạm như hằng sa,                    Thích, Phạm như hằng sa
Vô số Phật thổ lai.                               Vô số cõi Phật đến

Từ hư không mưa xuống hoa trời mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la. Lại có Thích Ðề Hoàn Nhân và Ðại Phạm Thiên Vương, nhiều như số cát sông Hằng, đến từ vô số cõi Phật.

 

Vũ chiên đàn trầm thủy,          Rưới chiên đàn trầm thủy
Tân phân nhi loạn trụy,                       Lăng xăng loạn sa xuống
Như điểu phi không hạ,                       Như chiêm bay liệng xuống
Cung tán ư chư Phật.                           Rải cúng các đức Phật.

Lại từ hư không mưa xuống hương bột chiên đàn và hương bột trầm thủy, tấp nập rơi rớt xuống, giống như chim từ không trung bay xuống. Những hương bột đó rải lên cúng dường các Ðức Phật.

 

Thiên cổ hư không trung,                    Trống trời trong hư không
Tự nhiên xuất diệu thanh,                    Tự nhiên vang tiếng mầu,
Thiên y Thiên vạn chủng,                    Áo trời nghìn muôn thứ
Toàn chuyển nhi lai hạ.                       Xoay chuyển mà rơi xuống

Trống trời ở trong hư không, tự nhiên phát ra âm thanh vi diệu, trống trời chẳng đánh mà tự kêu. Lại có ngàn vạn thứ y trời, xoay chuyển ở trong hư không, rồi rơi rớt xuống.

 

Chúng bảo diệu hương lô,                   Các lò hương đẹp báu
Thiêu vô giá chi hương,                       Ðốt hương quý vô giá
Tự nhiên tất chu biến,                          Tự nhiên đều cùng khắp
Cúng dường chư Thế Tôn .                 Cúng dàng các Thế Tôn.

Lại có lò hương đẹp làm bằng bảy báu, xông đốt hương quý vô giá, mùi thơm tỏa khắp pháp giới, để cúng dường các Ðức Phật và Ða Bảo Như Lai.

 

Kỳ đại Bồ Tát chúng,                           Chúng đại Bồ Tát kia
Chấp thất bảo phan cái,                        Cầm phan lọng bảy báu
Cao diệu vạn ức chủng,                       Cao đẹp muôn ức thứ
Thứ đệ chí phạm Thiên.                       Thứ lớp đến Phạm Thiên.

Lại có đại Bồ Tát từ dưới đất vọt lên, ai nấy đều cầm phan lọng bảy báu. Phan lọng này rất cao, tốt đẹp khác thường, có hàng vạn ức thứ, rất có thứ tự, từ phương dưới mà thăng đến trời Phạm Thiên (cõi sơ thiền sắc giới).

 

Nhất nhất chư Phật tiền,                       Trước mỗi mỗi đức Phật
Bảo tràng huyền thắng phiên,              Tràng báu treo phan tốt
Diệc dĩ Thiên vạn kệ,                           Cũng dùng nghìn muôn kệ
Ca vịnh chư Như Lai.                          Ca vịnh các Như Lai

 

Như thị chủng chủng sự,                     Như thế các món việc
Tích sở vị tằng hữu,                             Từ xưa chưa từng có
Văn Phật thọ vô lượng,                        Nghe Phật thọ vô lượng
Nhất thiết giai hoan hỉ.                         Tất cả đều vui mừng

Ở trước tòa mỗi vị Phật, phát tâm cúng dường, treo tràng báu và phan báu thù thắng nhất, để làm đồ trang nghiêm. Cũng dùng ngàn vạn bài kệ, để ca ngợi công đức của các Như Lai, những việc không thể nghĩ bàn như thế, thuở xưa chưa từng có, nghe Phật nói Phẩm Thọ Lượng của Như Lai, hết thảy đều sinh tâm vui mừng.

 

Phật danh văn thập phương,                Phật tiếng đồn mười phương
Quảng nhiêu ích chúng sanh,              Rộng lợi ích chúng sinh
Nhất thiết cụ thiện căn,                        Tất cả đủ căn lành
Dĩ trợ vô thượng tâm.                          Ðể trợ tâm vô thượng.

Danh hiệu của Phật, tất cả chúng sinh trong mười phương thế giới đều nghe được. Nhưng chúng sinh có căn lành mới nghe được, bằng không, thì chẳng nghe được danh hiệu của Phật. Phật dùng từ bi làm bổn hoài, để rộng lợi ích tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh, đều đầy đủ căn lành. Phàm là người không có căn lành, thì khiến cho họ trồng căn lành; người đã có căn lành thì khiến cho họ tăng trưởng; người đã tăng trưởng, thì khiến cho họ thành thục; người đã thành thục thì khiến cho họ được giải thoát. Trợ giúp chúng sinh phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Nhĩ thời Phật cáo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: “A Dật Đa! kỳ hữu chúng sanh, văn Phật thọ mạng trường viễn như thị, nãi chí năng sanh nhất niệm tín giải, sở đắc công đức, vô hữu hạn lượng.”

 Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Di Lặc đại Bồ Tát  rằng: “A Dật Ða! Có chúng sinh nào nghe đức Phật thọ mệnh dài lâu như thế, nhẫn đến có thể sinh một niệm tín giải, được công đức không hạn lượng được.”

Lúc đó, Ðức Phật bảo đại Bồ Tát Di Lặc : ‘’A Dật Ða ! Có chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng, mà nghe được thọ mạng của Phật lâu dài như thế, mà trong một niệm sinh tâm tin hiểu, thì sẽ được công đức công đức chẳng có hạn lượng.’’

 

Nhược hữu Thiện nam tử, thiện nữ nhân, vị A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố, ư bát thập vạn ức na do tha kiếp, hành ngũ Ba la mật đàn ba la mật, thi la Ba la mật, Sạn đề Ba la mật, Tỳ lê da Ba la mật, Thiền ba La mật trừ Bát nhã Ba la mật, dĩ thị công đức bỉ tiền công đức, bách phần, Thiên phần, bách Thiên vạn ức phần, bất cập kỳ nhất, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng trai.

Nếu có thiện nam tử, thiện nử nhơn, vì đạo vô thượng chính đẳng chính giác, trong tám muôn ức na do tha kiếp tu năm pháp ba la mật: bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thuyền định ba la mật, trừ trí tuệ ba la mật, đem công đức này sánh với công đức tín giải trước, trăm phần, nghìn phần, trăm nghìn muôn ức phần chẳng kịp một, nhẫn đến tính đếm, thí dụ, không thể biết được.

Nếu có người thiện nam, thiện nữ, vì Vô thượng chánh đẳng chánh giác, ở trong tám mươi vạn ức Na do tha kiếp, thực hành năm Ba la mật, trì giới Ba la mật, nhẫn nhục Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, thiền định Ba la mật, trừ Bát Nhã Ba la mật ra, đem công đức này, so sánh với công đức ở trên, chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn vạn ức, cho đến tính toán ví dụ, cũng không thể biết được.

Nếu như có người thiện nam, người thiện nữ, giữ năm giới, thực hành thập thiện, họ vì cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, ở trong tám mươi vạn ức Na do tha kiếp, tu hành năm Ba la mật (dịch là đến bờ kia). Năm Ba la mật là gì ? Lược giải như sau:

1). Bố thí Ba la mật : Bố thí có ba thứ : Bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô uý. Bố thí tài gồm có nội tài và ngoại tài. Nội tài là đầu mắt tủy não; ngoại tài là đất nước vợ con, thảy đều bố thí cho người cần. Bố thí pháp tức là giảng kinh thuyết pháp, do đó :

‘’Trong các sự cúng dường,
Cúng dường pháp là hơn hết.’’

Bố thí tài là tu phước, bố thí pháp là tu huệ. Phước huệ song tu, thì công đức mới viên mãn. Ðức Phật từng trải qua :

‘’Ba A tăng kỳ tu phước huệ,
Trăm kiếp trồng tướng tốt.’’

Có công đức thì mới thành Phật. Nếu như tu phước mà không tu huệ, thì giống như voi được người trang sức chuỗi ngọc. Tuy trang nghiêm, nhưng mình chẳng cách gì thọ dụng được. Nếu chỉ tu huệ mà chẳng tu phước, thì giống như A La Hán ôm bát không, thường thường đi khất thực chẳng được thức ăn. Tại sao ? Vì thuở xưa chẳng tu công đức bố thí, tức chẳng kết duyên lành, cho nên đời này thọ quả báo đó. Bố thí vô úy là như có người gặp việc sợ hãi, thì giúp đỡ họ giải quyết sự khó khăn, khiến cho họ chẳng sợ hãi. Song, phải dùng tâm từ bi thương xót đi cứu giúp, không thể có tâm xí đồ đi trợ giúp.

2). Trì giới Ba la mật : Giới là ngừa điều ác, không làm việc quấy. Tức là :

‘’Ðừng làm các việc ác,
Hãy làm các việc lành.’’

Giới luật rất quan trọng ở trong Phật giáo, cho nên người xuất gia cần phải thọ giới cụ túc, do đó :

‘’Chúng sinh thọ Phật giới,
Tức nhập chư Phật vị,
Vị đồng đại giác dĩ,
Chân thị chư Phật tử.’’

Nghĩa là :
Chúng sinh thọ giới Phật,
Liền vào chư Phật vị,
Tuy chưa được giác ngộ,
Mà thật là Phật tử.

Vào đời Ðường, Ðạo Tuyên luật sư là sơ tổ của luật tông. Ngài tu ở núi Chung Nam, nghiên cứu luật luận, giữ giới rất nghiêm minh, tơ hào chẳng cẩu thả, cảm ứng người trời mang thức ăn đến cúng dường. Do đó, đủ thấy quỷ thần cũng sùng bái, người xuất gia giữ gìn giới luật trong sạch, mà cung kính đảnh lễ. Ngài Khuy Cơ đại sư (nhị Tổ của Duy Thức tông) nghe Ngài Ðạo Tuyên luật sư được người trời cúng dường, Ngài muốn thưởng thức món ăn của người trời mùi vị như thế nào ? Do đó, từ Trường An đến núi Chung Nam, song quá ngọ chẳng thấy người trời mang thức ăn đến, Ngài bèn trở về. Trưa ngày thứ hai, người trời mang thức ăn đến, Ngài Ðạo Tuyên luật sư hỏi : ‘’Sao hôm qua chẳng đến ?‘’

– Người trời nói : ‘’Hôm qua tôi đến ở ngoài cửa, nhìn thấy trong nhà có một vị nhục thân Bồ Tát phóng hào quang rực rỡ, cho nên tôi không dám vào, do đó phải trở về.’’

Học Phật pháp nhất định phải thọ giới. Thọ giới rồi phải giữ gìn cẩn thận, tức cũng là phải giữ quy cụ của Phật giáo, do đó ‘’Vô quy cụ bất thành phương viên.’’ Nghĩa là : Chẳng có quy cụ thì chẳng thành vuông tròn. Người cư sĩ tại gia phải thọ năm giới, tám giới, mười giới trọng bốn mươi tám giới khinh của Bồ Tát giới. Người xuất gia trước hết thọ mười giới Sa Di, sau đó thọ giới Tỳ Kheo.

Bất cứ là người tại gia, hoặc người xuất gia, thọ giới rồi mà phạm giới, thì giống như chiếc thuyền ở giữa biển có lỗ thủng, sẽ chìm xuống đáy biển. Phàm là người thọ giới mà chẳng giữ giới, thì sau khi chết sẽ đọa vào ba đường ác, do đó có câu :
‘’Ðịa ngục môn tiền tăng đạo đa.’’

Nghĩa là :
Dưới địa ngục rất nhiều ông Tăng ông Ðạo.

Nhất là xuất gia rồi mà chẳng giữ giới luật, tùy tiện chẳng giữ quy cụ, thì nhất định đến địa ngục thọ khổ, chẳng có gì nghi ngờ.

Người thọ giới nếu trong sự vô ý mà phạm giới, thì tình có thể tha, có thể khai duyên, do đó có câu : ‘’Khai giá trì phạm.’’ Khai là khai duyên, giá là giá tội, trì là thọ trì, phạm là phạm giới. Ở đây lại có rất nhiều quy định chi tiết nhỏ, không thể nói ra.

3). Nhẫn nhục Ba la mật : Tức là những người khác nhẫn không được mà bạn nhẫn được. Nếu ai ai cũng nhẫn được thì đâu có gì lạ. Ví như, có người vô duyên vô cớ đến gây sự với bạn, hoặc mắng chưởi bạn, hoặc đánh bạn, mà bạn chẳng động tâm, chẳng nổi lửa vô minh, chẳng sinh tâm báo thù, vẫn an nhiên tự tại. Ðến được hỏa hầu như thế, thì mới xứng đáng là người xuất gia. Bằng không, nói nghe rất hay, tuyệt đối không nóng giận, khi cảnh giới đến khảo nghiệm, mà lý trí khống chế chẳng đặng, nổi giận lôi đình, làm cho công đức mình tu hằng ngày, bị lửa vô minh đốt sạch. Cho nên hy vọng các vị hãy cẩn thận.

4). Tinh tấn Ba la mật : Tức là không giải đãi. Bất cứ là tụng kinh, trì chú, hoặc tham thiền, lạy Phật, nhất định phải dũng mãnh tinh tấn, không thể một ngày nóng mười ngày lạnh. Thời xưa, các vị cao Tăng đại đức đều thân tâm siêng tinh tấn, chứng được tất cả tự tại, chẳng giống như chúng ta giải đãi lười biếng, chẳng nhận chân tu hành, thì đừng nói đến thân tinh tấn, tâm tinh tấn, ngày tinh tấn, đêm tinh tấn, thật là cách xa mười vạn tám ngàn dặm.

5). Thiền Ba la mật : Thiền dịch là “tư duy tu”, còn dịch là “tĩnh lự”, tức là ngưng bặt mọi vọng tưởng, đừng để cho nó nổi sóng làm gió. Cho nên phải tham câu : ‘’Niệm Phật là ai ?‘’ Ðây là biện pháp lấy độc trị độc, do đó có câu :

‘’Vọng tưởng không sinh tức là Thiền.’’

Vọng tưởng như mây trôi, dễ che lấp đi tự tánh ánh sáng mặt trời, tu thiền định khiến cho tâm thanh tịnh, không sinh vọng tưởng thì bồ đề sẽ hiện tiền. Tại sao không nói Bát Nhã Ba la mật ? Vì Bát Nhã là mẹ của chư Phật. Nếu có Bát Nhã thì có cơ hội thành Phật. Hiện tại nói về công đức, chứ chẳng phải nói về thành Phật, cho nên chẳng nói về Bát Nhã. Bây giờ, người đó tu năm Ba la mật này, trải qua tám mươi vạn ức Na do tha kiếp thời gian, đắc được công đức so sánh với công đức nghe Phẩm Thọ Lượng của Như Lai, mà sinh một tâm niệm tin hiểu, thì không thể nào bằng được, dù một phần trăm, một phần ngàn, cho đến một phần ngàn vạn ức, cũng không sánh được. Dù có tính toán, ví dụ để hình dung, cũng chẳng cách chi biết được cứu kính có bao nhiêu?

 

Nhược Thiện nam tử, thiện nữ nhân, hữu như thị công đức, ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thoái giả, vô hữu thị xứ.

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn có công đức như thế mà thối thất nơi vô thượng chính đẳng chính giác, thời quyết không có lẽ đó.

Nếu như có người thiện nam, người thiện nữ, có công đức nghe Phẩm Thọ Lượng của Như Lai, sinh một tâm niệm tin hiểu, mà chẳng đắc được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì tuyệt đối chẳng có đạo lý đó. Các vị chú ý ! Phật là bậc Thánh nhân chẳng nói dối, chúng ta phải tin lời từ kim khẩu của Phật nói, không thể hủy báng kinh nào đó là kinh giả, chẳng phải Phật nói, nếu không thì sẽ đọa vào địa ngục cắt lưỡi.

 

Nhĩ thời Thế Tôn  dục trọng tuyên thử nghỉa, nhi thuyết kệ ngôn:

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng:

Lúc đó, Ðức Phật e rằng đại chúng trong pháp hội không tin đạo lý này, đối với thọ lượng của Như Lai lâu dài, sinh một tâm niệm tin hiểu, làm sao lại có công đức lớn như thế ? Vì khiến cho đại chúng giải trừ tâm hoài nghi, bèn thuật lại nghĩa lý trường hàng ở trên, nói ra bằng kệ.

 

Nhược nhân cầu Phật tuệ,                    Nếu người cầu tuệ Phật.
Ư bát thập vạn ức,                               Trong tám nươi muôn ức
Na do tha kiếp số,                                Na do tha kiếp số
Hành ngũ Ba la mật.                            Tu năm ba la mật

Nếu như có người muốn cầu trí huệ vô thượng của Phật, ở trong tám vạn ức kiếp, tu hành pháp môn năm Ba la mật. Công đức đó, chẳng bằng công đức sinh một tâm niệm tin hiểu.

 

Ư thị chư kiếp trung,                           Ở trong các kiếp đó
Bố thí cúng dường Phật,                      Bố thí cúng dàng Phật
Cập duyên giác đệ tử,                          Và Duyên giác đệ tử
Tinh chư Bồ Tát chúng.                       Cùng các chúng Bồ Tát ,

Trân dị chi ẩm thực,                             Ðồ uống ăn báu lạ
Thượng phục dữ ngọa cụ,                   Thượng phục và đồ nằm
Chiên đàn lập Tịnh Xá,                        Chiên đàn dựng tinh xá
Dĩ viên lâm trang nghiêm.                   Dùng vườn rừng trang nghiêm

Như thị đẳng bố thí,                            Bố thí như thế thảy
Chủng chủng giai vi diệu,                    Các món đều vi diệu
Tận thử chư kiếp số,                            Hết các kiếp số này
Dĩ hồi hướng Phật đạo.                        Ðể hồi hướng Phật đạo,

Trong thời gian dài như thế, bố thí cúng dường cho các Ðức Phật và các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thảy, dùng vật ăn thức uống ngon nhất, quần áo tốt đẹp nhất, thuốc thang hay quý nhất, để cúng dường cho bốn bậc Thánh. Dùng gỗ chiên đàn để làm tịnh xá, dùng vườn rừng để trang nghiêm chung quanh, khiến cho thanh tịnh u nhã. Những đồ bố thí này, đều vi diệu thù thắng, bố thí hết thảy tám mươi vạn ức Na do tha kiếp số, đều hồi hướng công đức về Phật đạo.

 

Nhược phục trì cấm giới,                     Nếu lại gìn cấm giới
Thanh tịnh vô khuyết lậu,                    Thanh tịnh không thiếu sót
Cầu ư vô thượng đạo,                          Cầu nơi đạo vô thượng
Chư Phật chi sở thán.                           Ðược các Phật khen ngợi

Nếu như, lại hay giữ gìn giới cấm thanh tịnh viên mãn, chẳng có chỗ thiếu sót. Muốn cầu Phật đạo vô thượng, thì nhất định được chư Phật gia trì và khen ngợi. Giữ giới quan trọng như giữ đầu.

 

Nhược phục hạnh nhẫn nhục,              Nếu lại tu nhẫn nhục
Trụ ư điều nhu địa,                              Trụ nơi chỗ điều nhu
Thiết chúng ác lai gia,                          Dầu các ác đến hại
Kỳ tâm bất khuynh động.                    Tâm đó chẳng khuynh động

Chư hữu đắc pháp giả,                         Các người có được pháp
Hoài ư tăng thượng mạn,                     Cưu lòng tăng thượng mạn
Vị thử sở khinh não,                            Bị bọn này khinh não
Như thị diệc năng nhẫn.                      Như thế đều nhẫn được

Nếu như tu hành pháp môn nhẫn nhục, trụ ở chỗ điều thuận nhu hòa, tuyệt đối không sinh lửa vô minh. Nếu có người không biết đạo lý đến nhiễu loạn bạn, hoặc phỉ báng, hoặc nhục mạ, thậm chí đánh đập, cảnh giới nghịch như thế đến, thì phải có định lực, đừng để cảnh giới chuyển. Hoặc có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, bị họ khinh khi nhiễu loạn khổ não, thì đừng sinh tâm sân hận, xem họ như thiện tri thức khai đạo. Quán như thế, thì tự nhiên sẽ sóng yên gió lặng, bình an vô sự. Bằng không, nổi trận lôi đình, thì cả hai đều thảm bại thương đau, tạo thành chuyện cười cho thiên hạ. Cho nên có câu:

‘’Một niệm sân nổi lên,
Trăm vạn chướng ngại đều xảy ra.’’

 

Nhược phục cần tinh tấn,                     Hoặc lại siêng tinh tấn
Chí niệm thường kiên cố,                    Chí niệm thường bền vững
Ư vô lượng ức kiếp,                            Trong vô lượng  ức kiếp
Nhất tâm bất giải tức.                           Một lòng chẳng trể thôi.

Hựu ư vô số kiếp,                                Lại trong vô số kiếp
Trụ ư không nhàn xứ,                         Trụ nơi chỗ vắng vẻ
Nhược tọa nhược kinh hành,               Hoặc ngồi hoặc kinh hành
Trừ thụy thường nhiếp tâm.                 Trừ ngủ thường nhiếp tâm

Nếu như hay siêng tu tinh tấn Ba la mật, chí niệm kiên cố. Bất cứ gặp khó khăn gì, nhất định cũng không thối chuyển. Ở trong vô lượng ức kiếp, một lòng tinh tấn hướng về trước, vĩnh viễn không giải đãi. Lại ở trong vô lượng ức kiếp, trụ ở chỗ vắng lặng, hoặc là ngồi thiền, hoặc là đi kinh hành, đều phải nhiếp tâm thu niệm. Trừ sự ngủ nghỉ ra, bình thường phải thu nhiếp tâm viên ý mã, đừng để chúng rong chạy bên ngoài, huấn luyện chúng giữ gìn quy cụ.

 

Dĩ thị nhân duyên cố,                          Do các nhân duyên đó
Năng sanh chư Thiền định,                  Hay sinh các thuyền định,
Bát thập ức vạn kiếp,                           Tám mươi ức muôn kiếp
An trụ tâm bất loạn.                             An trụ tâm chẳng loạn

Trì thử nhất tâm phước,                       Ðem phước thuyền định đó
Nguyện cầu vô thượng đạo,                Nguyện cầu đạo vô thượng
Ngã đắc nhất thiết trí,                           Ta được nhất thiết trí
Tận chư Thiền định tế.                         Tận ngằn các thuyền định

Nhờ nhân duyên đó, cho nên sinh tất cả thiền định, trải qua thời gian tám mươi ức vạn kiếp, trụ an ổn ở trong thiền định, khiến cho tâm chẳng tán loạn, tinh thần tập trung tại một chỗ, tư duy niệm Phật là ai ? Tham đến chỗ sơn cùng thủy tận, thì sẽ khai ngộ.

Như đem phước nhất tâm tu trì thiền định tam muội, thệ nguyện cầu Phật đạo vô thượng. Con nguyện đắc được nhất thiết trí, hết tất cả bờ mé thiền định, tức cũng là đắc được hết thảy thiền định tam muội.

 

Thị nhân ư bách Thiên,                        Người đó trong trăm nghìn
Vạn ức kiếp số trung,                          Muôn ức kiếp số lâu
Hành thử chư công đức,                      Tu các công đức này
Như thượng chi sở thuyết.                   Như trên đã nói rõ.

Hữu thiện nam nữ đẳng,                      Có thiện nam, tín nữ.
Văn ngã thuyết thọ mạng,                    Nghe ta nói thọ mệnh
Nãi chí nhất niệm tín,                           Nhẫn đến một niềm tin
Kỳ phước qua ư bỉ.                              Phước đâ hơn phước kia

Nhược nhân tất vô hữu,                       Nếu người trọn không có
Nhất thiết chư nghi hối,                       Tất cả các nghi hối
Thâm tâm tu du tín,                             Thân tâm giây lát tin
Kỳ phước vị như thử.                          Phước đó nhiều như thế.

Người tu hành đó, trong trăm ngàn vạn ức kiếp tu hành pháp môn năm Ba la mật, công đức đắc được rất là thù thắng. Nếu như, có người thiện nam, người thiện nữ, nghe ta nói thọ mạng dài lâu, cho đến sinh một tâm niệm tin hiểu, thì phước đức này thù thắng hơn công đức tu năm Ba la mật vừa nói ở trên. Nếu như có người chẳng có tất cả nghi hoặc, trong khoảnh khắc sinh tâm tin sâu, thì đắc được phước báu, đồng với công đức tám mươi vạn ức kiếp tu năm Ba la mật.

 

Kỳ hữu chư Bồ Tát,                             Nếu có các Bồ Tát
Vô lượng kiếp hành đạo,                     Vô lượng kiếp hành đạo
Văn ngã thuyết thọ mạng,                    Nghe ta nói thọ mệnh
Thị tắc năng tín thọ.                             Ðây thời tin nhận được

Như thị chư nhân đẳng,                       Các hàng người như thế
Đảnh thọ thử Kinh điển,                      Ðỉnh thụ kinh điển này
Nguyện ngã ư vị lai,                            Nguyện ta thuở vị lai
Trường thọ độ chúng sanh.                 Sống lâu độ chúng sinh

Hết thảy các Bồ Tát trong vô lượng kiếp đến nay, tu hành Bồ Tát đạo, gieo trồng các căn lành. Các vị đó, nghe ta nói thọ mạng của Như Lai, thì sẽ tin hiểu thọ trì, chẳng sinh tâm hoài nghi. Những người như thế thảy, đều tin thọ bộ kinh điển này, phát nguyện hy vọng Phật thọ mạng vô lượng, ở đời vị lai độ tất cả chúng sinh, lìa khổ được vui, đồng lên bờ kia.

 

Như kim nhật Thế Tôn ,                      Như Thế Tôn ngày nay
Chư thích trung chi Vương,                 Vua trong các họ Thích
Đạo tràng sư tử hống,                          Ðạo tràng rền tiếng lớn
Thuyết Pháp vô sở úy.                         Nói pháp không sợ sệt

Ngã đẳng vị lai thế,                              Chúng ta đời vị lai
Nhất thiết sở tôn kính,                         Ðược mọi người tôn kính
Tọa ư đạo tràng thời,                           Lúc ngồi nơi đạo tràng
Thuyết thọ diệc như thị.                       Nói thọ mệnh cũng thế,

Giống như Ðức Thế Tôn hôm nay, là bậc Pháp Vương vô thượng ở trong dòng họ Thích. Ngồi ở nơi đạo tràng thuyết pháp như sư tử hống, chẳng có sợ hãi. Trong Chứng Ðạo Ca có nói :

‘’Sư tử hống, vô úy thuyết.
Bách thú văn chi giai lão liệt,
Hương tượng bôn ba thất cước uy,
Thiên long tịch thính sinh hân duyệt.’’

Lúc Phật còn ở đời, thì Ðề Bà Ðạt Ða và vua A Xà Thế liên kết hại Phật, lợi dụng uy lực của voi say để đạp chết Phật. Khi Phật đến thành Vương Xá khất thực, thì thả bầy voi say ra, để thực hành quỷ kế của họ. Voi say đó xông đến ở trước Phật, lúc đó thập phần nguy hiểm, Phật bèn dùng định lực, cũng chẳng tránh né, duỗi tay hướng ra ngoài, năm ngón tay lập tức biến thành năm con sư tử, hống lên một tiếng, thì bầy voi nghe tiếng bèn quỳ xuống. Cảnh giới này cảm động đến các dân chúng, bèn quy y với Ðức Phật.

Ðức Phật lại nói : ‘’Chúng con ở đời vị lai, được tất cả chúng sinh tôn kính, tương lai thành Phật sẽ ngồi ở tại đạo tràng, nói thọ lượng của Như Lai, cũng như Ðức Thế Tôn nói pháp.’’

 

Nhược hữu thâm tâm giả,                    Nếu có người thâm tâm
Thanh tịnh nhi chất trực,                      Trong sạch mà ngay thực
Đa văn năng tổng trì,                           Học rộng hay tổng trì
Tùy nghĩa giải Phật ngữ,                     Tùy nghĩa giải lời Phật

Như thị chư nhân đẳng,                       Những người như thế đó
Ư thử vô hữu nghi.                              Nơi đây không có nghi.

Nếu như có người thâm tâm, một lòng thanh tịnh chẳng cấu nhiễm, chất trực thật thà, bác học đa văn, nghiên cứu kinh điển, tổng trì chẳng quên. Tùy theo nghĩa lý mà giải thích lời lẽ của Phật nói. Người đắc được đa văn tam muội, và tổng trì tam muội như thế, thì đối với Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chẳng có hoài nghi, một lòng thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, ấn tống, truyền bá kinh này.

 

Hựu, A Dật Đa! nhược hữu văn Phật thọ mạng trường viễn, giải kỳ ngôn thú, thị nhân sở đắc công đức vô hữu hạn lượng, năng khởi Như Lai vô thượng chi tuệ. hà huống quảng văn thị Kinh,

Lại A Dật Ða! Nếu có người nghe nói đức Phật thọ mệnh dài lâu, hiểu ý thú của lời nói đó, người này được công đức không có hạn lượng, có thể sinh tuệ vô thượng của Như Lai. Huống là người rộng nghe kinh này

Ðức Phật lại gọi một tiếng : ‘’A Dật Ða ! Nếu có chúng sinh nghe được thọ mạng lâu dài của Phật, mà thấu hiểu nghĩa lý bên trong của lời nói, thì người đó được công đức chẳng có hạn lượng, hay trợ giúp họ sinh ra trí huệ vô thượng của Như Lai. Hà huống rộng nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ! Công đức đắc được không thể nói được.’’

 

Nhược giáo nhân văn, nhược tự trì, nhược giáo nhân trì, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, nhược dĩ hoa, hương, anh lạc, tràng phan, tăng cái, hương du, tô đăng, cúng dường Kinh quyển, thị nhân công đức vô lượng vô biên, năng sanh nhất thiết chủng trí.

Hoặc bảo người nghe, hoặc tự chép, hoặc bảo người chép, hoặc đem hoa hương, chuỗi ngọc, tràng phan, lọng nhiễu, dầu thơm, đèn nến cúng dường quyển kinh, công đức của người này vô lượng  vô biên có thể sinh nhất thiết chủng trí.

Hoặc dạy bảo người thân, bạn bè đến nghe Kinh Pháp Hoa, hoặc tự mình thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc dạy người thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc tự mình biên chép Kinh Pháp Hoa, hoặc dạy bảo người biên chép Kinh Pháp Hoa. Hoặc dùng hoa tươi, hương thơm, anh lạc, tràng báu, phan báu, lọng báu, dầu thơm, đèn .v.v… để cúng dường Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Công đức của người đó, vô lượng vô biên, sẽ thành tựu nhất thiết chủng trí của Như Lai.

 

A Dật Đa! nhược Thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn ngã thuyết thọ mạng trường viễn, thâm tâm tín giải, tức vị kiến Phật thường tại Kì xà Quật sơn, cọng đại Bồ Tát, chư Thanh văn chúng vi nhiễu thuyết Pháp.

 A Dật Ða! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe ta nói thọ mệnh dài lâu sinh lòng tin hiểu chắc, thời chính là thấy đức Phật thường ở núi Kỳ Xà Quật, cùng chúng Bồ Tát  lớn và hàng Thanh văn vây quanh nói pháp.

A Dật Ða ! Nếu như có thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe ta nói thọ mạng lâu dài của Như Lai, mà phát tâm tin hiểu, lại hay thấu rõ nghĩa lý bên trong, tức là thấy được pháp thân của Phật. Tại sao ? Vì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tức là chân thân của Phật, tức cũng là pháp thân của Phật. Thấy được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì giống như gặp được Phật, đừng cho rằng Phật vào Niết Bàn thì không thuyết pháp. Phật luôn luôn đều đang nói Kinh Diệu pháp Liên Hoa. Phật nói Kinh Pháp Hoa trong khoảng thời gian tám năm, từ khi Phật bảy mươi hai tuổi thì bắt đầu nói Kinh Pháp Hoa. Sau này, đem kinh văn biên trên lá bối, liên kết lá bối lại dài khoảng tám dặm. Do đó, kinh này là đại biểu cho chân thân của Phật.

Người này thường thấy Phật ở tại núi Kỳ Xà Quật (Linh Thứu) và các chúng đại Bồ Tát Thanh Văn vây quanh Phật, nghe Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

 

Hựu kiến thử Ta Bà thế giới, kỳ địa lưu ly, thản nhiên bình chánh, diêm phù đàn kim dĩ giới bát đạo, bảo thụ hàng liệt, chư đài lâu quán giai tất bảo thành, kỳ Bồ Tát chúng hàm xử kỳ trung. Nhược hữu năng như thị quán giả, đương tri thị vị thâm tín giải tướng.

Lại thấy cõi Ta bà này đất bằng lưu ly ngang liền bằng phẳng, dây vàng Diêm phù đàn để ngăn tám nẻo đường, cây báu bày hàng, các đài lầu nhà thảy đều các thú báu hợp thành, chúng Bồ Tát  đều ở trong đó. Nếu có người tưởng quán được như thế, phải biết đó là tướng tin hiểu sâu chắc.

Lại thấy thế giới Ta Bà này, đất bằng chất lưu ly, mặt đất bằng phẳng, chẳng có núi cao, chẳng có biển sâu. Tại sao thế giới có núi cao biển sâu, cao thấp chẳng bằng phẳng ? Vì tâm người chẳng bằng phẳng, do nghiệp báo cảm ứng hiện ra. Người chứng quả, tuy nhiên ở tại thế giới này, nhưng thấy những cảnh giới khác nhau. Họ thấy mặt đất bằng phẳng như lòng bàn tay, chúng ta phàm phu thấy mặt đất lồi lõm chẳng bằng phẳng.

Tại châu Diêm Phù Ðề có con sông lớn, bờ sông có cây đàn kim, khi lá cây này rớt xuống sông, thì làm cho cát dưới sông biến thành vàng, ánh sáng rất sáng đặc biệt, có thể nói là rực rỡ chóa mắt. Dùng vàng này để làm tám con đường (biểu thị cho bát chánh đạo). Lại có cây bằng bảy báu, thẳng tắp thành hàng. Hết thảy đền đài lầu gác, đều dùng bảy báu tạo thành. Các chúng Bồ Tát đều ở trong đó. Nếu như có người quán tưởng như thế, thọ trì kinh này, đọc tụng kinh này, thì nên biết người đó tin hiểu sâu xa kinh này.

 

Hựu phục Như Lai diệt hậu, nhược văn thị Kinh nhi bất hủy khởi tùy hỉ tâm, đương tri dĩ vị thâm tín giải tướng, hà huống độc tụng, thọ trì chi giả, tư nhân tức vị đảnh đái Như Lai.

Và lại sau đức Như Lai diệt độ, nếu có người nghe kinh này mà không chê bai, sinh lòng tùy hỷ phải biết đó đã là tướng tin hiểu sâu chắc, huống là người đọc, tụng, thụ trì kinh này, người này thời là kẻ đầu đội đức Như Lai.

Sau khi Như Lai diệt độ, nếu như có người nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mà tin sâu chẳng nghi ngờ, chẳng hủy báng, phát khởi tâm tùy hỷ, thì nên biết người đó, đã tin hiểu sâu xa. Hà huống, là người hay đọc tụng lại hay thọ trì, người đó cung kính như đầu đội Ðức Như Lai.

 

A Dật Đa! Thị Thiện nam tử, thiện nữ nhân, bất tu vị ngã phục khởi tháp tự, cập tác tăng phường, dĩ tứ sự cúng dường chúng tăng. sở dĩ giả hà? thị Thiện nam tử, thiện nữ nhân, thọ trì đọc tụng thị Kinh điển giả, vị dĩ khởi tháp, tạo lập tăng phường, cúng dường chúng tăng.

A Dật Ða! Thiện nam tử cùng thiện nữ nhân đó chẳng cần lại vì ta mà dựng chùa tháp, và cất Tăng phường dùng bốn sự cúng dường để cúng dường chúng Tăng. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân đó thụ trì, đọc tụng kinh điển này thời là đã dựng tháp tạo lập Tăng phường cúng dường chúng tăng.

A Dật Ða ! Người thiện nam, người thiện nữ đó, nếu hay thọ trì, đọc tụng giải nói, biên chép ấn tống kinh này, thì chẳng cần vì ta tạo dựng chùa tháp. Tại sao ? Vì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tức là chùa tháp của Phật. Có người nói : ‘’Vậy kinh điển là chùa tháp thì chẳng cần làm chùa nữa.’’ Tuy nhiên Phật nói như thế, song phát tâm làm chùa tháp thì rất tốt. Vì tạo tháp để cúng dường xá lợi của Phật; tạo chùa để cúng dường tượng Phật vàng, biểu thị cung kính, khiến cho chúng sinh thấy trang nghiêm mà sinh tâm tín ngưỡng, mới phát tâm bồ đề, do đó mà trồng xuống căn lành.

Cũng chẳng cần vì Tăng mà tạo phòng ốc, cũng chẳng cần cúng dường Tăng, tứ sự (quần áo, thức ăn uống, đồ nằm, thuốc thang). Lời có thể nói lại, nếu chẳng cúng dường tứ sự lên chư Tăng, thì chẳng thể gieo trồng căn lành, chẳng đắc được công đức, chẳng có công đức thì chẳng có phước báo. Tại sao nói như thế ? Vì người thiện nam thiện nữ đó thọ trì, đọc tụng kinh này, thì đồng như đã tạo chùa tháp, tạo phòng xá cho Tăng, cúng dường chúng Tăng. Ðây là nói về công đức thọ trì kinh điển, so với công đức cúng dường còn muốn lớn hơn. Nếu không thể thọ trì kinh điển, thì vẫn phải cúng dường Tam Bảo, nhờ phước lực này mà tăng trưởng căn lành.

 

Tức vị dĩ Phật Xá Lợi khởi thất bảo tháp, cao quảng tiệm tiểu chí vu phạm Thiên, huyền chư phan cái cập chúng bảo linh, hoa, hương, anh lạc, mạt hương, đồ hương, thiêu hương, chúng cổ, kỹ nhạc, tiêu, địch, không hầu, chủng chủng vũ hí, dĩ diệu âm thanh ca bái tán tụng, tức vị ư vô lượng Thiên vạn ức kiếp tác thị cúng dường dĩ.

Thời là đem xá lợi của Phật dựng tháp bảy báu cao rộng nhỏ lần lên đến trời Phạm Thiên, treo các phan lọng và các linh báu, hoa, hương, chuỗi ngọc, hương bột, hương xoa, hương đốt, các trống, kỹ nhạc, ống tiêu, ống địch, không hầu các thứ múa chơi, dùng tiếng giọng tốt ca ngâm khen ngợi, thời là ở trong vô lượng  nghìn muôn ức kiếp đã làm việc cúng dường đó rồi.

Tức là đồng như đem xá lợi của Phật, tạo dựng tháp bằng bảy báu. Tháp đó dọc cao tam giới, ngang khắp mười phương, nền tháp cao rộng lên trên nhỏ dần, cao đến cõi trời Phạm Thiên thuộc cõi sắc. Lại treo các phan báu, lọng báu, linh báu, hoa tươi, hương quý, anh lạc, hương bột, hương thoa, hương đốt, ống tiêu, ống địch, đàn không hầu, các loại trống, các thứ âm nhạc, đủ thứ kịch múa, âm thanh ca rất hay, ngâm nga tán thán khen ngợi. Tức là ở trong vô lượng ngàn vạn ức kiếp, đã từng cúng dường xá lợi như thế.

 

A Dật Đa! nhược ngã diệt hậu, văn thị Kinh điển, hữu năng thọ trì, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, tức vị khởi lập tăng phường, dĩ xích chiên đàn tác chư điện đường tam thập hữu nhị, cao bát Ta la thụ, cao Quảng nghiêm hảo, bách Thiên Tỳ kheo ư kỳ trung chỉ.

 A Dật Ða! Nếu sau khi ta diệt độ, nghe kinh điển này, có người hay thụ trì, hoặc tự chép hoặc bảo người chép, đó là dựng lập Tăng phường, dùng gỗ chiên đàn đỏ làm các cung điện nhà cửa ba mươi hai sở, cao bằng tám cây đa la, cao rộng nghiêm đẹp, trăm nghìn Tỳ Kheo ở nơi trong đó.

A Dật Ða ! Nếu sau khi ta diệt độ, có người nào nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hoặc tự mình biên chép, hoặc bảo người biên chép, thì đồng như tạo lập phòng ốc cho chư Tăng, dùng gỗ chiên đàn đỏ, làm các điện đường ba mươi hai sở (tạo lập điện đường trong tự tánh). Ðiện đường cao khoảng tám cây đa la, chẳng những cao rộng mà còn trang nghiêm tốt đẹp, có trăm ngàn vị Tỳ Kheo trụ ở trong đó.

 

Viên lâm, dục trì, kinh hành, Thiền quật, y phục, ẩm thực, sàng nhục, thang dược, nhất thiết nhạo cụ sung mãn kỳ trung. Như thị tăng phường, đường các, nhược can bách Thiên vạn ức, kỳ số vô lượng, dĩ thử hiện tiền cúng dường ư ngã cập Tỳ kheo tăng.

Vườn, rừng, ao tắm, chỗ kinh hành, hang ngồi thuyền, y phục đồ uống ăn, giường nệm, thuốc thang tất cả đồ vui dẫy đầy trong đó. Tăng phường có ngần ấy trăm nghìn muôn ức nhà gác như thế, số đó nhiều vô lượng , dùng để hiện tiền cúng dường nơi ta và Tỳ Kheo tăng

Lại có vườn rừng ao tắm, lại có chỗ đi kinh hành, hang động ngồi thiền, y phục thức ăn uống, giường nệm thuốc thang, tất cả dụng cụ âm nhạc đầy dẫy trong đó. Nhà Tăng lầu các như thế, hàng trăm ngàn vạn ức nhiều vô số. Dùng những thứ đó, hiện tiền cúng dường nơi ta và Tỳ Kheo Tăng.

Lại có vườn rừng, lại có ao tắm, lại có chỗ đi kinh hành, lại có hang động ngồi thiền rất là đẹp đẽ. Lại có y phục, thức ăn uống, giường nệm, thuốc thang, muốn gì có nấy. Lại có đủ thứ dụng cụ âm nhạc đầy dẫy trong đó. Nhà Tăng lầu các như thế, nhiều hàng trăm ngàn vạn ức vô lượng vô biên. Dùng cảnh giới hiện tiền đó, cúng dường cho ta, và tất cả chúng Tỳ Kheo.

Vì lẽ đó mà ta nói, sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người thọ trì đọc tụng, vì người khác nói, hoặc tự biên chép, hoặc bảo người khác biên chép, cúng dường kinh quyển, không cần tạo lập chùa tháp, và tạo phòng ốc chư Tăng, cúng dường chúng Tăng.

 

Thị cố ngã thuyết: Như Lai diệt hậu, nhược hữu thọ trì, độc tụng, vi tha nhân thuyết, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, cúng dường Kinh quyển, bất tu phục khởi tháp tự, cập tạo tăng phường, cúng dường chúng tăng.

Cho nên ta nói: Sau khi Như Lai diệt độ nếu có người thụ trì, đọc tụng, vì người khác nói. Hoặc mình chép hoặc bảo người chép, cúng dường kinh quyển thời chẳng cần lại dựng chùa tháp và tạo lập Tăng phường cúng dường chúng Tăng.

Ðức Phật lại nói, bởi nhân duyên đó, cho nên ta mới nói : ‘’Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người hay thọ trì đọc tụng bộ Kinh Pháp Hoa này, hoặc vì người khác giải nói, hoặc tự mình biên chép, cúng dường bộ kinh này, thì không cần tạo lập chùa tháp, phòng chư Tăng, cúng dường chư Tăng. Vì công đức thọ trì kinh quyển đã vượt hơn công đức cúng dàng.’’

 

Huống phục hữu nhân năng trì thị Kinh, kiêm hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ, kỳ đức tối thắng, vô lượng vô biên. Thí như hư không, Đông Tây Nam Bắc, tứ duy thượng hạ vô lượng vô biên; Thị nhân công đức, diệc phục như thị vô lượng vô biên, tật chí nhất thiết chủng trí.

Huống lại có người hay thụ trì kinh này mà gồm tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ, công đức của người đây rất thù thắng vô lượng vô biên. Thí như hư không, đông, tây, nam, bắc, bốn phía trên, dưới vô lượng  vô biên, công đức của người đó cũng lại như thế vô lượng  vô biên mau đến bậc nhất thiết chủng trí.

Hà huống lại có người, chẳng những thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dũng mãnh tinh tấn, mà còn hay thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, sáu pháp môn Ba la mật, công đức này rất là thù thắng vô lượng vô biên, chẳng có biện pháp có thể tính toán là bao nhiêu. Ví như hư không, chẳng tìm được bờ mé của nó. Ðông tây nam bắc, bốn hướng trên dưới, mười phương vô lượng vô biên. Công đức của người đó, cũng vô lượng vô biên như thế, sớm sẽ đắc được quả vị Nhất thiết chủng trí, tức cũng là quả vị Phật.

 

Nhược nhân độc tụng thọ trì thị Kinh, vi tha nhân thuyết, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, phục năng khởi tháp, cập tạo tăng phường, cúng dường tán thán Thanh văn chúng tăng, diệc dĩ ách Thiên vạn ức tán thán chi Pháp tán thán Bồ Tát công đức. Hựu vị tha nhân, chủng chủng nhân duyên tùy nghĩa giải thuyết thử Pháp Hoa Kinh.

Nếu có người đọc tụng thụ trì kinh này vì người khác nói, hoặc tự chép, hoặc bảo người chép, lại có thể dựng tháp cùng tạo lập Tăng phường cúng dường khen ngợi chúng Thanh văn tăng, cũng dùng trăm nghìn muôn pháp ngợi khen mà ngợi khen công đức của Bồ Tát. Lại vì người khác dùng các món nhân duyên theo nghĩa giải nói kinh Pháp Hoa này.

Nếu như có người, chẳng những đọc tụng kinh này, thọ trì kinh này, mà còn vì người khác giải nói kinh này, hoặc tự mình biên chép kinh này, hoặc bảo người khác biên chép kinh này. Lại hay tạo lập chùa tháp và phòng Tăng, cúng dàng và khen ngợi đại chúng Thanh Văn, cũng dùng trăm ngàn vạn ức pháp khen ngợi, để khen ngợi công đức của Bồ Tát. Lại vì người khác đủ thứ nhân duyên tùy nghĩa lý của kinh, mà giải thích nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đây là pháp môn bố thí.

Nói đến đây tôi nhớ lại một câu chuyện. Thuở xưa, có một vị quan lớn, ông ta là Phật giáo đồ, rất kiền thành đọc tụng Kinh Pháp Hoa. Kinh này có bảy quyển, ông ta tụng ba quyển đầu thuộc lòng rất nhanh, chẳng quên một chữ. Song, đọc tụng bốn quyển sau thì chẳng nhớ, chính ông ta cảm thấy rất kỳ lạ, suy nghĩ mãi chẳng hiểu. Do đó, bèn đi hỏi thiện tri thức, nguyên nhân như thế nào ? Vị thiện tri thức đó chứng được túc mạng thông, biết nhân quả trong quá khứ. Ông ta quán sát nhân duyên ở trong thiền định, biết rõ nhân duyên của ông quan. Bèn nói với ông quan rằng : ‘’Nhân duyên của ông rất là đặc biệt, nói ra xin ông đừng sinh phiền não.’’

– Ông quan nói : ‘’Xin Ngài cứ nói thẳng, tốt xấu cũng chẳng sao.’’

– Vị thiện tri thức nói : ‘’Ðời trước của ông là một con bò, do người ta đem đến chùa phóng sinh, tập tục ở trong chùa đó vào ngày mồng 6 tháng 6, thì đem đại tạng kinh, và tất cả các kinh khác ra ngoài sân phơi nắng, để cho kinh khỏi bị mọt ăn.

Lúc ấy, con bò phóng sinh đó đi đến chỗ phơi kinh, dùng lưỡi liếm tới ba quyển đầu của Kinh Pháp Hoa, còn bốn quyển sau chẳng liếm tới.’’ Bởi nhân duyên đó, mà ông nhớ được ba quyển đầu của Kinh Pháp Hoa, còn bốn quyển sau chẳng nhớ được. Ông quan nghe rồi thì chẳng vui, đòi vị thiện tri thức đưa ra bằng chứng. Chẳng có bằng cớ khó khiến cho người tin.

– Vị thiện tri thức nói : ‘’Ở sau ngôi chùa nọ có ngôi mộ con bò, tức là con bò phóng sinh đó. Ðương thời, vị hoà thượng trụ trì chùa đó là vị cao Tăng, biết rõ con bò đó, vì chùa cày ruộng có công đùc, nên được tái sinh làm người như thế nào, ở tại đâu, đều biên rõ ra giấy chôn đi theo với con bò. Nếu ông không tin thì hãy đào mộ con bò đó lên thì sẽ biết.’’

Vị quan đó nửa tin nửa ngờ, bèn đến đào mộ con bò đó lên, thì quả nhiên có tờ giấy trắng, biên rõ hết mọi chi tiết.

– Vị quan đó lại hỏi : ‘’Cứu kính thì nhân duyên gì mà được chuyển sinh làm người ?

– Vị thiện tri thức nói : ‘’Kiếp trước ông làm bò, có công lao cày ruộng cho chùa, và có công đức liếm Kinh Pháp Hoa, cho nên đời này được sinh làm người, còn được làm quan.’’ Vị quan đó mới khoát nhiên đại ngộ tiền nhân hậu quả tơ hào chẳng sai. Từ đó về sau, trở thành vị đại hộ pháp, cúng dường Tam Bảo hộ trì Phật giáo.

Do đó đủ thấy, phàm là người làm công quả cho chùa, cống hiến sức lực, thì đời sau phần đông được chuyển sinh làm người giàu có, có thể làm quan làm tướng. Các bạn hãy xem ! Một con bò vì chùa mà cày ruộng, đời này được làm quan, hà huống là người, hiến thân cho Phật, đời sau chẳng cần nói cũng biết, tuyệt đối chẳng đọa vào ba đường ác.

 

Phục năng thanh tịnh trì giới, dữ nhu hòa giả nhi cộng đồng chỉ, nhẫn nhục vô sân, chí niệm kiên cố, thường quý tọa Thiền đắc chư thâm định, tinh tấn dũng mãnh nhiếp chư thiện Pháp, lợi căn trí tuệ thiện đáp vấn nạn.

Lại hay giữ giới thanh tịnh, và nhu hòa ở chung với nhau, nhẫn nhục chẳng sân hận, ý chí kiên cố, thường thích ngồi thiền, được các thiền định thâm sâu, dũng mãnh tinh tấn, nhiếp các pháp lành, lợi căn trí huệ, khéo đáp các vấn nạn.

Lại hay giữ giới thanh tịnh, tức là thanh tịnh cả thân lẫn tâm. Tâm thanh tịnh tức là trong tâm chẳng có phiền não, sân hận, nhiễm ô. Thân thanh tịnh tức là chẳng làm những việc phi lý, nhu nhuyến hòa thuận, nhẫn nhục ở với nhau, chẳng sinh tâm sân hận, ý chí đặc biệt vững chắc, vĩnh viễn chẳng sinh tâm thối chuyển. Thời gian ngồi thiền rất quý báu, dù một phút một giây cũng chẳng để trôi qua lãng phí. Tại sao ? Vì chẳng biết giây nào phút nào sẽ khai ngộ. Nếu không, thì bỏ qua cơ hội khai ngộ. Thường ngồi thiền thì hay vào cảnh định thâm diệu. Thường tinh tấn thì hay khắc phục mọi khó khăn. Dũng mãnh tinh tấn tuyệt đối không giải đãi, thì hay nhiếp thọ tất cả pháp lành. Người lợi căn thì có đại trí huệ, khéo giải đáp các vấn nạn mà đáp trôi chảy, thì khiến cho người hỏi vừa ý mà sinh tâm hoan hỷ.

 

A Dật Đa! Nhược ngã diệt hậu, chư Thiện nam tử, thiện nữ nhân, thọ trì đọc tụng thị Kinh điển giả, phục hữu như thị chư thiện công đức, đương tri thị nhân dĩ thú đạo tràng, cận A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, tọa đạo thụ hạ.

A Dật Ða! Nếu sau khi ta diệt độ các thiện nam tử, thiện nữ nhân thụ trì, đọc tụng kinh điển này lại có các công đức lành như thế, phải biết người đó đã đến đạo tràng gần vô thượng chính đẳng chính giác ngồi dưới gốc đạo thụ.

A Dật Ða ! Nếu như sau khi ta diệt độ, tất cả các thiện nam, thiện nữ, hay thọ trì kinh này, đọc tụng kinh này. Lại có công đức lành như thế, thì nên biết người đó đã hướng về đạo tràng, gần quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác, ngồi dưới bồ đề đạo tràng, chuyển đại pháp luân, giáo hóa chúng sinh.

 

A Dật Đa! Thị Thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược tọa, nhược lập, nhược hành xử, thử trung tiện ưng khởi tháp, nhất thiết Thiên Nhân giai Ứng Cúng dưỡng như Phật chi tháp.

A Dật Ða! Chỗ của thiện nam tử cùng thiện nữ nhân đó hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, trong đó bèn nên xây tháp, tất cả trời người đều phải cúng dường như tháp của Phật.

A Dật Ða ! Người thiện nam, người thiện nữ, thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì chỗ của họ ngồi, hoặc chỗ của họ đứng, hoặc chỗ của họ đi kinh hành, đều nên xây bảo tháp. Trời người đều nên cúng dường tháp đó, đồng như cúng dường cung kính tháp của Phật, đều đắc được công đức.

 

Nhĩ thời Thế Tôn  dục trọng tuyên thử nghỉa, nhi thuyết kệ ngôn:

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng:

Lúc đó, Ðức Phật muốn thuật lại nghĩa lý trường hàng ở trên, cho nên nói ra bài kệ dưới đây.

 

Nhược ngã diệt độ hậu,                       Sau khi ta diệt độ
Năng phụng trì thử Kinh,                    Hay phụng trì kinh này
Tư nhân phước vô lượng,                    Người đó phúc vô lượng
Như thượng chi sở thuyết,                   Như trên đã nói rõ.

Thị tắc vị cụ túc,                                  Ðó thời là đầy đủ
Nhất thiết chư cúng dường.                 Tất cả các cúng dường
Dĩ xá lợi khởi tháp,                              Dùng xá lợi xây tháp
Thất bảo nhi trang nghiêm,                  Bảy báu để trang nghiêm.

Biểu sát thậm cao quảng,                     Chùa chiền rất cao rộng
Tiệm tiểu chí phạm Thiên,                   Nhỏ lần đến Phạm thiên
Bảo linh Thiên vạn ức,                        Linh báu nghìn muôn ức
Phong động xuất Diệu Âm.                 Gió động vang tiếng mầu,

Nếu như, sau khi ta diệt độ, có người hay phụng trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì người đó đắc được công đức vô lượng vô biên, đồng như công đức đã nói ở trên.

Hay phụng trì Kinh Pháp Hoa, thì đầy đủ tất cả sự cúng dường. Vì cúng dường xá lợi của Phật, mà xây dựng tháp báu trang nghiêm, đắc được công đức nhiều chẳng bằng phụng trì Kinh Pháp Hoa.

Nền tháp xây vừa rộng vừa cao, dần dần nhỏ đến cõi trời Phạm Thiên. Các góc tháp có treo linh báu nhiều hàng nghìn vạn ức, gió thổi làm vang ra âm thanh vi diệu rất êm tai, khiến cho người nghe sinh chánh niệm, khởi tâm niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng.

 

Hựu ư vô lượng kiếp,                          Lại trong vô lượng  kiếp
Nhi cúng dường thử tháp,                    Mà cúng dường tháp đó
Hoa hương chư anh lạc,                       Hoa hương, các chuỗi ngọc
Thiên y chúng kỹ nhạc,                       Thiên y, các kỹ nhạo

Nhiên hương du tô đăng,                     Thắp đèn dầu nến thơm
Châu táp thường chiếu minh.               Quanh khắp thường soi sáng,

Ác thế Pháp mạt thời,                          Lúc đời ác mạt pháp
Năng trì thị Kinh giả,                           Người hay trì kinh này
Tức vị dĩ như thượng,                          Thời là đã đầy đủ
Cụ túc chư cúng dường.                      Các cúng dường như trên.

Lại ở trong vô lượng kiếp về trước, cúng dường tháp đó, dùng đủ thứ hoa tươi, hương thơm, chuỗi ngọc, y trời, âm nhạc, dầu thơm, đèn .v.v… thường chiếu sáng chung quanh tháp.

Vào đời ác năm trược thời mạt pháp, người hay thọ trì Kinh Pháp Hoa, tức đầy đủ tất cả mọi sự cúng dường như đã nói ở trên, đắc được tất cả công đức như trên đã nói.

 

Nhược năng trì thử Kinh,                     Nếu hay trì kinh này
Tức như Phật hiện tại,                          Thời như Phật hiện tại
Dĩ ngưu đầu chiên đàn,                       Dùng ngưu đầu chiên đàn
Khởi tăng phường cúng dường.           Dựng Tăng phường cúng dường

Đường hữu tam thập nhị,                     Nhà ba mươi hai sở
Cao bát Ta la thụ,                                 Cao tám cây Ða la
Thượng soạn diệu y phục,                   Ðồ ngon y phục tốt
Sàng ngọa giai cụ túc,                          Giường nằm đều đầy đủ.

Bách Thiên chúng trụ xứ,                    Trăm nghìn chúng nương ở
Viên lâm chư dục trì,                           Vườn rừng các ao tắm
Kinh hành cập Thiền quật,                   Chỗ kinh hành, ngồi thiền
Chủng chủng giai nghiêm hảo.            Các món đều nghiêm tốt.

Nếu như hay thọ trì Kinh Pháp Hoa, thì công đức giống như công đức Phật ở tại thế. Dùng gỗ ngưu đầu chiên đàn để làm nhà Tăng, nhà gồm có ba mươi hai sở (biểu thị cho ba mươi hai tướng). Tháp cao khoảng tám cây đa la (biểu thị cho tám mươi vẻ đẹp). Cúng dường thức ăn uống thượng hảo hạng, quần áo đẹp nhất, giường nệm thuốc thang đều đầy đủ. Có thể cúng dường cho ngàn vạn ức chúng ở trong đó. Lại có vườn rừng và ao tắm, lại có chỗ đi kinh hành và có hang động ngồi thiền, hết thảy các thứ trang bị đều thập toàn thập mỹ, thù thắng trang nghiêm, thật là đạo tràng lý tưởng nhất.

 

Nhược hữu tín giải tâm,                       Nếu có lòng tín hiểu
Thọ trì đọc tụng thư,                            Thụ trì, đọc tụng biên
Nhược phục giáo nhân thư,                 Nếu lại bảo người biên
Cập cúng dường Kinh quyển,              Và cúng dường kinh quyển.

Tán hoa hương mạt hương,                 Rải hoa hương, hương bột
Dĩ tu mạn Chiêm bặc,                          Dùng tu mạn, chiêm bặc
A đề mục đa già,                                  A đề, mục đa dà
Huân du thường nhiên chi.                  Ướp dầu thường đốt đó

Như thị cúng dường giả,                      Người cúng dường như thế
Đắc vô lượng công đức,                      Ðược công đức vô lượng
Như hư không vô biên,                       Như hư không vô biên
Kỳ phước diệc như thị.                        Phước đó cũng như thế.

Nếu có người đối với Phẩm Thọ Lượng của Như Lai, mà phát tâm tin hiểu, hoặc tự mình thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, ấn tống, hoặc dạy người khác biên chép và cúng dường kinh quyển. Rải hoa tươi, hương thơm, hương bột, dùng hoa duyệt ý, hoa kim sắc, hạt cây vừng chế thành dầu, xông đốt chỗ có Kinh Pháp Hoa, chiếu sáng bốn phía. Cúng dường như thế, sẽ được vô lượng công đức, giống như hư không chẳng có bờ bến.

 

Huống phục trì thử Kinh,                    Huống lại trì kinh này
Kiêm bố thí trì giới,                             Gồm bố thí trì giới,
Nhẫn nhục nhạo Thiền định,               Nhẫn nhục ưa thuyền định
Bất sân bất ác khẩu,                             Chẳng sân, chẳng ác khẩu

Cung kính ư tháp miếu,                       Cung kính nơi tháp miếu
Khiêm hạ chư Tỳ kheo,                       Khiêm hạ các Tỳ Kheo
Viễn ly tự cao tâm,                              Xa lìa tâm tự cao
Thường tư tánh trí tuệ,                         Thường nghĩ suy trí tuệ,

Hữu vấn nan bất sân,                           Có gạn hỏi chẳng sân
Tùy thuận vị giải thuyết,                      Tùy thuận vì giải nói
Nhược năng hàng thị hành                  Nếu làm được hạnh đó
Công đức bất khả lượng.                     Công đức chẳng lường được.

Hà huống lại thọ trì Kinh Pháp Hoa, lại hay bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, năm Ba la mật này. Ðối với tất cả chúng sinh chẳng sanh tâm sân hận, chẳng mắng chưởi chúng sinh, dùng tâm từ bi đối đãi với chúng sinh. Gặp chùa cũng cung kính, thấy tháp cũng cung kính, đối với hàng Tỳ Kheo cũng cung kính khiêm nhường, chẳng có tâm tăng thượng mạn, xa lìa hành vi cống cao ngã mạn. Luôn luôn suy gẫm trí huệ, không thể suy gẫm ngu si. Tu hành tức là tu trí huệ, có trí huệ thì tất cả phiền não đều tiêu trừ, đoạn sạch phiền não thì sẽ được giải thoát.

Nếu có người đến vấn nạn, thì phải hòa nhan duyệt sắc mà vì họ giải đáp, không được sinh tâm sân hận. Tùy thuận mọi nhân duyên lấy làm giải thoát, khiến cho họ minh bạch mới thôi. Nếu hay tu hành hạnh môn như thế, thì công đức đắc được không thể lường được.

 

Nhược kiến thử pháp sư,                     Nếu thấy Pháp sư này
Thành tựu như thị đức,                        Nên công đức như thế
Ưng dĩ Thiên hoa tán,                          Phải dùng hoa trời rải
Thiên y phước kỳ thân,                        Áo trời trùm thân kia

Đầu diện tiếp túc lễ,                             Ðầu mặt tiếp chân lạy
Sanh tâm như Phật tưởng.                   Sinh lòng tưởng như Phật,
Hựu ưng tác thị niệm:                          Lại nên nghĩ thế này:
Bất cửu nghệ đạo thụ,                          Chẳng lâu đến đạo thụ

Nếu như thấy vị pháp sư giảng kinh thuyết pháp, tu hành lục độ, vị đó thành tựu công đức như thế, thì nên rải hoa trời để cúng dường, dùng y trời che trên thân của vị pháp sư đó. Ðối với vị pháp sư đó, phải đảnh lễ sát đất, sinh tâm cung kính nghĩ như Phật. Lại nên nghĩ như vầy : Vị pháp sư đó, chẳng bao lâu sẽ đến dưới cội bồ đề chuyển bánh xe pháp, giáo hóa chúng sinh.

 

Đắc vô lậu vô vị,                                 Ðược vô lậu vô vi
Quảng lợi chư nhân Thiên.                  Rộng lợi các người trời
Kỳ sở trụ chỉ xứ,                                  Chỗ trụ chỉ của kia
Kinh hành nhược tọa ngọa,                  Kinh hành hoặc ngồi nằm

Nãi chí thuyết nhất kệ,                         Nhẫn đến nói một kệ
Thị trung ưng khởi tháp,                      Trong đây nên xây tháp
Trang nghiêm lệnh diệu hảo,               Trang nghiêm cho tốt đẹp
Chủng chủng dĩ cúng dường.              Các món đem cúng dường,

Phật tử trụ thử địa,                               Phật tử ở chỗ này
Tức thị Phật thọ dụng,                         Thời là Phật thụ dụng
Thường tại ư kỳ trung,                        Thường ở nơi trong đó
Kinh hành cập tọa ngọa.                      Kinh hành và ngồi nằm.

Vị pháp sư đó đã chứng được vô lậu tam muội, diệu pháp vô vi. Vị đó rộng làm lợi ích cho hàng trời người. Chỗ của vị đó ở, chỗ đi kinh hành, chỗ ngồi nằm, cho đến chỗ vị đó nói một bài kệ, đều nên xây dựng tháp báu, dùng bảy báu để trang nghiêm khiến cho tốt đẹp. Dùng đủ thứ đồ cúng, để cúng dường tháp đó, biểu thị cung kính.

Chỗ của Phật tử đó ở thọ dụng giống như Phật, luôn đi kinh hành và ngồi nằm ở trong đó, chẳng lìa khỏi đạo tràng.