Kinh Lăng Nghiêm Tam Muội – Quyển Hạ

Phật thuyết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh

Quyển Hạ

 

Hậu Tần Quy Tư quốc Tam Tạng Cưu-ma La-thập dịch

 

Nhĩ thời Xá-lợi-phất bạch Phật ngôn: Thế Tôn! vị tằng hữu dã, kim thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội, nhi thị ác ma, bất-lai nhiêu loạn.

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất bạch Phật: Thế Tôn! Chưa từng có vậy! Hôm nay Thế Tôn nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội mà ác ma chẳng đến nhiễu loạn.

 

Phật cáo Xá-lợi-phất: nhữ dục kiến ma, suy não sự bất, duy nhiên dục kiến?

Phật bảo Xá-lợi-phất: Ông muốn thấy sự suy não của ác ma chăng?

 

Nhĩ thời Phật phóng, my gian bạch hào, đại nhân tướng quang, nhất thiết chúng hội, giai kiến ác ma, bị ngũ hệ phược, bất năng tự giải.

Lúc ấy Phật phóng ánh sáng từ tướng đại nhân nơi lông trắng giữa chặng mày, tất cả chúng hội đều thấy ác mà bị trói năm lớp không thể tự cởi.

 

Phật cáo Xá-lợi-phất: Nhữ kiến ác ma, bị ngũ phược bất?

Phật bảo Xá-lợi-phất: Ông thấy ác ma bị trói năm chỗ chăng?

 

Duy nhiên dĩ kiến, thử ác ma giả, vi thùy sở phược?

Thưa, con đã thấy, nhưng ác ma này bị ai trói buộc?

 

Phật ngôn: Thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, uy thần chi lực, tại sở Phật thổ, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội, kỳ trung chư ma, dục dĩ ác tâm, tác chướng ngại giả. Thủ Lăng Nghiêm tam muội, cập dữ chư Phật, uy thần lực cố, kỳ chư ác ma, giai tự kiến thân, bị ngũ hệ phược.

Sức oai thần của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, tại chỗ cõi Phật nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, trong đó các ma muốn đem tâm ác làm chướng ngại, do vì sức oai thần của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội và chư Phật mà các ác ma ấy đều tự thấy thân mình bị trói buộc năm chỗ.

 

Xá-lợi-phất! Tại sở thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội xứ, nhược ngã hiện tại, nhược ngã diệt hậu, kỳ trung sở hữu, chư ma ma dân, cập dư nhân chúng, hoài ác tâm giả. Dĩ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, uy thần lực cố, giai bị ngũ phược.

Này Xá-lợi-phất! Tại chỗ nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hoặc ta còn hiện tại, hoặc sau khi ta diệt độ, trong đó có các ma, ma dân và những người khác mang tâm ác, do vì sức oai thần của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội nên đều bị trói buộc năm chỗ.

 

Nhĩ thời hội trung, Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, đẳng bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã đẳng ư thử tam muội, tâm vô hữu nghi, bất vi chướng ngại, ngã đẳng bất dục, thân bị ngũ phược.

Bấy giờ, Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà v.v… trong hội bạch Phật: Thế Tôn! Chúng con đối với tam-muội này tâm không có nghi, chẳng bị chướng ngại, chúng con chẳng muốn thân bị trói buộc ở năm chỗ.

 

Thế Tôn! Ngã đẳng cung kính, thử tam muội cố, giai đương vãng hộ, thuyết thị pháp giả, ư thị tam muội, sanh Thế Tôn tưởng.

Thế Tôn! Chúng con vì cung kính tam-muội này nên đều phải qua ủng hộ người nói pháp này, đối với tam-muội này tưởng như đức Thế Tôn.

 

Phật cáo chư Thiên Long Thần: Nhữ dĩ, thị cố đương ư, thập nhị kiến phược, nhi đắc giải thoát, hà đẳng thập nhị, ngã kiến phược, chúng sanh kiến phược, thọ mạng kiến phược, nhân kiến phược, đoạn kiến phược, thường kiến phược, ngã tác kiến phược, ngã sở kiến phược, hữu kiến phược, vô kiến phược, thử bỉ kiến phược, chư pháp kiến phược. Thị vi thập nhị

Phật hỏi chư Thiên, Long thần: Vì lý do này, các ông sẽ được giải thoát mười hai kiến phược. Những gì là mười hai? Ngã kiến phược, chúng sinh kiến phược, thọ mạng kiến phược, nhân kiến phược, đoạn kiến phược, thường kiến phược, ngã tác kiến phược, ngã sở kiến phược, hữu kiến phược, vô kiến phược, thử bỉ kiến phược, chư pháp kiến phược, đó là mười hai kiến phược.

 

Nhữ đẳng đương tri, nhược hữu chúng sanh, ư Phật Pháp trung, khởi sân hận tâm, dục hủy hoại giả, giai dĩ trụ thị, thập nhị kiến phược. Nhược nhân tín giải, tùy thuận bất nghịch, ư thử thập nhị, kiến phược đương đắc giải thoát.

Các ông nên biết, nếu có chúng sinh ở trong Phật pháp khởi tâm giận hờn muốn hủy hoại, đó là vì họ đều trụ nơi mười hai kiến phược này. Nếu người tin giải tùy thuận chẳng nghịch thì đối với mười hai kiến phược này sẽ được giải thoát.

 

Nhĩ thời Xá-lợi-phất bạch Phật ngôn: Thế Tôn! ác ma ư kim, đắc văn thuyết thử, Thủ Lăng Nghiêm tam muội danh bất?

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất bạch Phật: Thế Tôn! Ác ma hôm nay có được nghe nói danh tự Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chăng?

 

Phật ngôn: Diệc văn, dĩ bị phược cố, bất năng đắc lai.

Phật đáp: Cũng được nghe, nhưng vì bị trói buộc nên chẳng thể đến.

 

Xá-lợi-phất ngôn: Như Lai hà bất, dĩ uy thần lực, lệnh ma bất văn, thuyết Thủ Lăng Nghiêm, tam muội danh tự.

Xá-lợi-phất bạch Phật: Đức Như Lai sao chẳng dùng thần lực khiến cho ma chẳng nghe nói danh tự Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật ngôn: Thả chỉ! Vật tác thử ngữ, giả sử hằng hà, sa đẳng thế giới, mãn trung đại hỏa, vi văn thuyết thử,Thủ Lăng Nghiêm tam muội. đương tùng trung qua. Hà dĩ cố?

Phật đáp: Thôi đi! Chớ nói như thế. Giả sử lửa lớn đầy trong thế giới nhiều như cát sông Hằng, vì nghe nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này cũng nên đi ngang qua trong ấy. Vì sao?

 

Nhược nhân đãn văn, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội. ngã thuyết thử nhân, đại đắc thiện lợi, thắng đắc tứ Thiền, sanh tứ phạm xứ.

Nếu người chỉ nghe nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, ta nói người này rất được thiện lợi hơn đắc tứ thiền sinh vào bốn cõi Phạm thiên.

 

Xá-lợi-phất! Nhược sử ác ma, kim đắc văn thuyết, Thủ Lăng Nghiêm tam muội danh tự, dĩ thử nhân duyên, đương đắc xuất qua, nhất thiết ma sự, nhược dĩ bị phược, nhi đắc văn giả, diệc đương ư thử, thập nhị kiến phược, nhi đắc giải thoát.

Này Xá-lợi-phất! Nếu như ác ma hôm nay được nghe nói danh tự Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, do nhân duyên này sẽ được vượt qua tất cả việc ma. Nếu đang bị trói buộc mà được nghe tam-muội này thì cũng sẽ được giải thoát mười hai kiến phược này.

 

Thị cố Xá-lợi-phất! tà kiến ác nhân, nhập ma võng giả, thượng ưng văn thử, Thủ Lăng Nghiêm tam muội. hà huống tịnh tâm, hoan hỉ dục văn.

Thế nên, này Xá-lợi-phất! Người ác tà kiến vào trong lưới ma còn nên nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này hà huống người tâm thanh tịnh vui vẻ muốn nghe.

 

Nhĩ thời hội trung hữu nhất Bồ Tát Danh Ma Giới Hạnh Bất Ô, bạch Phật ngôn: Duy nhiên Thế Tôn! ngã kim đương hiện, ư ma giới trung, dĩ tự tại thần lực lệnh ma đắc trụ, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Bấy giờ, trong hội có một vị Bồ-tát tên Ma Giới Hạnh Bất Ô bạch Phật: Xin vâng Thế Tôn! Nay con sẽ hiện ở trong cảnh giới ma, dùng thần lực tự tại khiến ma được trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Phật ngôn: Tùy ý!

Phật nói: Tùy ý.

 

Thời Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, tức ư hội trung, hốt nhiên bất hiện, hiện ư ma cung, ngữ ác ma ngôn:

Bây giờ, Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô liền ở trong hội hốt nhiên biến mất, hiện ở cung ma nói với ác ma:

 

Nhữ ninh bất văn, Phật thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội, vô lượng chúng sanh, giai phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm, xuất nhữ cảnh giới, diệc giai đương phục, độ thoát dư nhân, xuất nhữ cảnh giới.

Ngươi đâu chẳng nghe Phật nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, vô lượng chúng sinh phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ra khỏi cảnh giới của ngươi, cũng đều sẽ độ thoát người khác ra khỏi cảnh giới của ngươi.

 

Ma tức báo ngôn: Ngã văn Phật thuyết, Thủ Lăng Nghiêm tam muội danh tự. dĩ bị ngũ phược, bất năng đắc vãng, sở vị lưỡng thủ, lưỡng túc cập đầu

Ma liền nói: Tôi nghe Phật nói danh tự Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, nhưng vì tôi bị trói năm chỗ nên chẳng qua được; năm chỗ là hai tay, hai chân và đầu.

 

Hựu vấn ác ma, thùy hệ nhữ giả?

Bồ-tát hỏi ác ma: Ai trói buộc ngươi?

 

Ma tức đáp ngôn: Ngã thích phát tâm, dục vãng hoại loạn, thính thọ Thủ Lăng Nghiêm tam muội giả, tức bị ngũ phược.

Ma liền trả lời: Tôi vừa mống tâm muốn qua khuấy phá người nghe nhận Thủ-lăng-nghiêm tam-muội liền bị trói năm chỗ.

 

Ngã thích phục niệm: Chư Phật Bồ-tát, hữu đại uy đức, nan khả hoại loạn. Ngã nhược vãng giả, hoặc đương tự hoại, bất như tự trụ, ư thử cung điện, tác thị niệm dĩ, tức ư ngũ phược, nhi đắc giải thoát.

Tôi vừa nghĩ lại: “Chư Phật Bồ-tát có oai đức lớn khó thể khuấy phá. Tôi nếu qua đó hoặc sẽ tự thất bại, chẳng bằng tự ở nơi cung điện này. Tôi nghĩ như vậy rồi, liền được giải thoát năm chỗ bị trói.

 

Bồ Tát đáp ngôn: Như thị, nhất thiết phàm phu, ức tưởng phân biệt, điên đảo thủ tướng, thị cố hữu phược, động niệm hí luận, thị cố hữu phược, kiến văn giác tri, thị cố hữu phược, thử trung thật vô, phược giả giải giả. Sở dĩ giả hà?

Bồ-tát nói: Cũng vậy, tất cả phàm phu vì ức tưởng phân biệt điên đảo chấp tướng nên có trói buộc, vì động niệm hí luận nên có trói buộc, vì thấy, nghe, hay, biết nên có trói buộc. Trong đây thật không có trói buộc và giải thoát. Vì sao?

 

Chư Pháp vô phược, bổn giải thoát cố, chư Pháp vô giải, bản vô phược cố, thường giải thoát tướng, vô hữu ngu si. Như Lai dĩ thử, pháp môn thuyết Pháp. Nhược hữu chúng sanh, đắc tri thử nghĩa, dục cầu giải thoát, cần tâm tinh tấn. tức ư chư phược, nhi đắc giải thoát.

Các pháp không trói buộc vì vốn giải thoát; các pháp không giải thoát vì vốn không trói buộc. Tướng thường giải thoát không có ngu si, Như Lai dùng pháp môn này nói pháp, nếu có chúng sinh được biết nghĩa này, muốn cầu giải thoát, tâm siêng năng tinh tấn thì được giải thoát các sự trói buộc.

 

Thời ma chúng trung, thất bách Thiên nữ, dĩ thiên hương hoa, mạt hương đồ hương, cập chư anh lạc, tán Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát. Nhi tác thị ngôn: Ngã đương hà thời, ư ma cảnh giới, nhi đắc giải thoát?

Bấy giờ, trong chúng ma có bảy trăm thiên nữ đem hương hoa, hương bột, hương xoa và các thứ chuỗi báu cõi trời rải lên Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô và nói: “Chúng tôi lúc nào sẽ được giải thoát cảnh giới ma?”

 

Bồ Tát báo ngôn: Nhữ đẳng nhược năng, bất hoại ma phược, tức đắc giải thoát. Vân hà danh vi ma phược? Vị lục thập nhị kiến. Nhược nhân bất hoại, thử chư kiến giả, tức ư ma phược, nhi đắc giải thoát.

Bồ-tát đáp: Các cô nếu hay chẳng hoại sự trói buộc của ma thì được giải thoát. Sao gọi là chẳng hoại sự trói buộc của ma? Đó là sáu mươi hai kiến. Nếu người chẳng hoại các kiến này tức là ở ngay nơi sự trói buộc của ma mà được giải thoát.

 

Thiên nữ phục ngôn: vân hà danh vi, ất hoại chư kiến, nhi đắc giải thoát?

Thiên nữ lại hỏi: Sao gọi là chẳng hoại các kiến mà được giải thoát?

 

Đáp ngôn: Chư kiến bổn, vô sở tòng lai, khứ vô sở chí, nhược tri chư kiến, vô khứ lai tướng. tức ư ma phược, nhi đắc giải thoát. chư kiến phi hữu phi vô. nhược bất phân biệt hữu vô. tức ư ma phược nhi đắc giải thoát. Nhược vô sở kiến, thị vi chánh kiến.

Các kiến vốn không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Nếu biết các kiến không có tướng đến đi tức là ở ngay nơi sự trói buộc của ma mà được giải thoát. Các kiến chẳng phải có chẳng phải không, nếu chẳng phân biệt có không tức là ở ngay nơi sự trói buộc của ma mà được giải thoát. Nếu không sở kiến, ấy là chánh kiến.

 

Như thị chánh kiến, vô chánh vô tà. Nhược pháp, vô chánh vô tà, vô tác thị cố, tức ư ma phược, nhi đắc giải thoát. Thị chư kiến giả, phi nội phi ngoại, diệc phi trung gian. Như thị chư kiến, diệc phục bất niệm, tức ư ma phược, nhi đắc giải thoát.

Như vậy chánh kiến không chánh , không tà. Nếu pháp không chánh , không tà, không tác, không thọ tức là ở ngay nơi sự trói buộc của ma mà được giải thoát. Các kiến này chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, cũng chẳng phải chặng giữa. Các kiến như vậy cũng lại chẳng nghĩ tưởng thì ở ngay nơi sự trói buộc của ma được giải thoát.

 

Thất bách Thiên nữ, văn thuyết thử pháp, tức đắc thuận nhẫn, nhi tác thị ngôn: Ngã đẳng diệc đương, ư ma giới trung, hạnh vô sở ô, độ thoát nhất thiết, ma sở phược giả.

Bảy trăm thiên nữ nghe nói pháp này liền đắc thuận nhẫn, và nói: Chúng tôi cũng ở trong cảnh giới ma hạnh không bị ô nhiễm, độ tất cả những người bị ma trói buộc.

 

Nhĩ thời Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, ngữ ác ma ngôn: Nhữ chư quyến chúc, dĩ phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm, nhữ tác hà đẳng?

Bấy giờ, Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô nói với ác ma: Các quyến thuộc của ngươi đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ông phải làm gì?

 

Ác ma đáp ngôn: Ngã bị ngũ phược, bất tri sở tác?

Ác ma đáp: Tôi bị trói năm chỗ, chẳng biết phải làm gì?

 

Bồ Tát đáp ngôn: Nhữ phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm, đương tòng thử phược, nhi đắc giải thoát.

Bồ-tát trả lời: Người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì sẽ được giải thoát sự trói buộc này.

 

Thời chư Thiên nữ từ mẫn ma cố, giai tác thị ngôn: Khả phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm, vật ư an ổn, sanh bố úy tưởng, vật ư lạc trung, nhi sanh khổ tưởng, vật ư giải thoát, nhi sanh phược tưởng.

Bấy giờ, thiên nữ xót thương ác ma nên đều nói: Ông nên phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chớ nên ở chỗ an ổn mà sinh ra ý tưởng sợ hãi, chớ nên ở chỗ giải thoát mà sinh ra ý tưởng trói buộc.

 

Nhĩ thời ác ma, sanh siểm khúc tâm, nhi tác thị ngôn: Nhược nhữ xả ly, Bồ-đề tâm giả, ngã đương phát tâm.

Bấy giờ, ác ma sinh tâm dua dối nói: Nếu các ngươi lìa bỏ tâm Bồ-đề, ta sẽ phát tâm.

 

Thời chư Thiên nữ, dĩ phương tiện lực, nhi vị ma ngôn: Ngã đẳng giai dĩ, xả ly thử tâm, nhữ tiện khả phát, a nậu đa la, tam miệu tam Bồ-Đề tâm. Nhược nhất Bồ Tát, phát Bồ-đề tâm, nhất thiết Bồ Tát, diệc đồng thị tâm. Sở dĩ giả hà?

Khi ấy các thiên nữ dùng sức phương tiện, mà nói với ma: Chúng tôi đều đã lìa bỏ tâm này, ông hãy phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đi! Nếu một Bồ-tát phát tâm Bồ-đề thì tất cả Bồ-tát cũng đồng một tâm này. Vì sao?

 

Tâm vô sái biệt, ư chư chúng sanh, tâm giai bình đẳng.

Vì tâm không sai khác, đối với chúng sinh, tâm đều bình đẳng.

 

Nhĩ thời ác ma, vị Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát ngôn: Ngã kim đương phát, a nậu đa la, tam miệu tam Bồ-Đề tâm, dĩ thị thiện căn, lệnh ngã phược giải.

Bấy giờ, ác ma nói với Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô: Tôi nay sẽ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, do thiện căn này khiến tôi được giải thoát sự trói buộc.

 

Thuyết thử ngôn dĩ, tức tự kiến thân, tùng phược đắc giải.

Nói lời này xong, ác ma liền tự thấy thân được giải thoát sự trói buộc

 

Thời Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, dĩ thần thông lực, phóng đại quang minh, hiện tịnh diệu thân, chiếu ư ma cung, ma tự kiến thân, vô hữu uy quang, do như mặc tụ.

Lúc ấy, Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô dùng sức thần thông tịnh diệu chiếu sáng lớn, hiện thân tịnh diệu chiếu vào cung ma. Ma tự thấy thân không có oai quang giống như đống mực.

 

Thời ma chúng trung, nhị bách Thiên nữ, thâm trước dâm dục, kiến thử Bồ Tát, thân sắc đoan chánh, khởi nhiễm ái tâm. Các tác thị ngôn:

Lúc ấy, trong chúng ma có hai trăm thiên nữ say đắm dâm dục thấy Bồ-tát này sắc thân xinh đẹp sinh tâm đắm nhiễm đều nói:

 

Thị nhân nhược năng, dữ ngã tòng sự, ngã đẳng giai đương, tùy thuận kỳ giáo.

Người này nếu cùng chúng tôi hành dâm thì chúng tôi đều sẽ thuận theo lời dạy của người.

 

Thời thử Bồ Tát tri chư Thiên nữ, tú duyên ưng độ, tức thời hóa tác, nhị bách Thiên Tử, sắc mạo đoan nghiêm, như thân vô dị. Hựu tác nhị bách, bảo giao lộ đài, thắng ma cung quán. Thị chư Thiên nữ, giai tự kiến thân, tại thử bảo đài,các các tự vị, dữ thử Bồ Tát, cộng tướng ngu lạc. Sở nguyện đắc mãn, dâm dục ý tức. giai sanh thâm tâm, ái kính Bồ Tát.

Lúc ấy, Bồ-tát này biết các thiên nữ túc duyên đáng độ, liền hóa làm hai trăm thiên tử hình sắc đẹp đẽ, trang nghiêm như thân trước không khác. Lại hóa làm hai trăm bảo đài đẹp hơn cung ma. Các thiên nữ này đều tự thấy mình ở trong bảo đài, mỗi cô đều tự cho rằng mình cùng Bồ-tát này vui chơi. Sở nguyện được thỏa ý dâm dục dứt, các cô đều sinh lòng rất yêu kính Bồ-tát.

 

Bồ Tát tức thời, tùy kỳ sở ưng, nhi vi thuyết Pháp, giai phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm.

Bồ-tát liền tùy theo chỗ đáng độ mà thuyết pháp, các cô đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Thời Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, vị ác ma ngôn: Nhữ khả nghệ Phật.

Bấy giờ, Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô nói với ác ma: Ngươi nên đến chỗ Phật.

 

Ma tác thị niệm: Ngã phược dĩ giải, đương nghệ Phật sở, hoại loạn thuyết Pháp.

Ác ma nghĩ rằng: “Ta đã được cởi trói, nên đến chỗ Phật để khuấy phá Phật thuyết pháp”.

 

Nhĩ thời Ác ma quyến thuộc, vi nhiễu hàng nghệ, Phật sở bạch ngôn: Thế Tôn! Vật phục thuyết thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Sở dĩ giả hà?

Bấy giờ ác ma và quyến thuộc vây quanh đi đến chỗ Phật nói: Thế Tôn! Đừng nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này nữa. Vì sao?

 

Thuyết thị tam muội, ngã thân tức thời, bị ngũ hệ phược. Duy nguyện Như Lai, cánh thuyết dư sự.

Vì nói tam-muội này thân tôi lập tức bị trói buộc năm chỗ. Cúi xin Như Lai hãy nói việc khác.

 

Thời Kiên Ý Bồ Tát, vị ác ma ngôn: Thùy giải nhữ phược?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý nói với ác ma: Ai cởi trói cho ông?

 

Đáp ngôn: Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, giải ngã hệ phược.

Ma đáp: Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô cởi trói cho tôi.

 

Nhữ hứa hà sự, nhi đắc giải phược?

Ngươi hứa việc gì mà được cởi trói?

 

Ma ngôn: Ngã hứa phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm.

Ma đáp: Tôi hứa phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Nhĩ thời Phật cáo Kiên Ý Bồ Tát: kim thị ác ma, vi giải phược cố, phát Bồ-đề tâm, phi thanh tịnh ý.

Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Nay ác ma này vì muốn được cởi trói mà phát tâm Bồ-đề nên chẳng phải là ý thanh tịnh.

 

Như thị Kiên Ý! Ngã diệt độ hậu, hậu ngũ bách tuế, đa hữu Tỳ-kheo, vi lợi dưỡng cố, phát Bồ-đề tâm, phi thanh tịnh ý.

Cũng vậy, này Kiên Ý! Sau khi ta diệt độ, năm trăm năm sau có nhiều tỳ-kheo vì lợi dưỡng nên phát tâm Bồ-đề, chẳng phải là ý thanh tịnh.

 

Kiên Ý! Nhữ quán Thủ Lăng Nghiêm, tam muội thế lực, Phật pháp uy thần. Thị chư Tỳ-kheo, Tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, dĩ khinh hí tâm, tham lợi dưỡng tâm, tùy trục tha tâm, văn thị tam muội, nhi phát Bồ-đề tâm. Ngã giai tri thử , tâm dữ A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, đắc tác nhân duyên. Hà huống văn thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng dĩ tịnh tâm, phát A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, đương tri thử nhân, ư Phật Pháp trung, dĩ đắc tất định.

Này Kiên Ý! Ông xem oai thần Phật pháp, thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di này dùng tâm khinh thường giỡn cợt, tâm tham lợi dưỡng, tâm chạy theo người khác, nghe tammuội này mà phát tâm Bồ-đề. Ta đều biết tâm này được làm nhân duyên với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Hà huống nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này hay dùng tâm thanh tịnh phát Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, phải biết người này ở trong Phật pháp đã được quyết định.

 

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Kim thử ác ma, văn thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội, vi giải phược cố, phát Bồ-đề tâm, diệc đắc cụ túc, Phật Pháp nhân duyên da?

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Nay ác ma này nghe nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội vì muốn được cởi trói nên phát tâm Bồ-đề cũng được đầy đủ nhân duyên Phật pháp chăng?

 

Phật ngôn: Như nhữ sở thuyết, ác ma dĩ thị, tam muội phước đứ,c nhân duyên cập phát, Bồ-đề tâm nhân duyên cố, ư vị lai thế, đắc xả nhất thiết, ma sự ma hạnh, ma siểm khúc tâm, ma suy não sự. Tùng kim dĩ hậu, tiệm tiệm đương đắc, Thủ Lăng Nghiêm tam muội lực, thành tựu Phật đạo.

Phật nói: Đúng như lời ông nói, ác ma vì nhân duyên phước đức của tam-muội này và nhân duyên phát Bồ-đề tâm, ở đời vị lai được xả bỏ tất cả việc ma, hạnh ma, tâm dua dối của ma, việc suy não của ma. Từ nay về sau dần dần sẽ được sức Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thành tựu Phật đạo.

 

Kiên Ý Bồ Tát, vị ác ma ngôn: Như Lai kim dĩ, dữ nhữ thọ kí.

Bồ-tát Kiên Ý nói với ác ma: Đức Như Lai hôm nay đã thọ ký cho ngươi.

 

Ma ngôn: Thiện nam tử! ngã kim bất dĩ, thanh tịnh tâm phát, A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Như Lai hà cố, dữ ngã thọ kí? Như Phật ngôn viết, tùng tâm hữu nghiệp, tùng nghiệp hữu báo. Ngã tự vô tâm, cầu Bồ-đề đạo. Như Lai hà cố, dữ ngã thọ kí?

Ma nói: Thiện nam tử! Tôi nay chẳng dùng tâm thanh tịnh phát Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cớ sao Như Lai thọ ký cho tôi? Như Phật có nói: “Từ tâm có nghiệp, từ nghiệp có báo. Tôi tự không có tâm cầu đạo Bồ-đề, cớ sao Như Lai thọ ký cho tôi?”

 

Thời Phật dục đoạn, chúng hội nghi cố, cáo Kiên Ý ngôn: Bồ Tát thọ kí, phàm hữu tứ chủng. Hà vị vi tứ?

Bấy giờ, Phật muốn dứt nghi cho chúng hội nên bảo Kiên Ý: Bồ-tát được thọ ký có bốn hạng: Bốn hạng gì?

 

Hữu vị phát tâm, nhi dữ thọ kí.

Có người chưa phát tâm mà được thọ ký

 

Hữu thích phát tâm, nhi dữ thọ kí.

Có người vừa phát tâm liền được thọ ký

 

Hữu mật thọ kí

Có người được bí mật thọ ký

 

Hữu đắc Vô sanh Pháp nhẫn, hiện tiền thọ kí.

Có người được vô sinh pháp nhẫn hiện tiền được thọ ký

 

Thị vị vi tứ. Duy hữu Như Lai, năng tri thử sự, nhất thiết Thanh văn, Bích Chi Phật, sở bất năng trai.

Đó là bốn. Chỉ có Như Lai mới biết việc này, tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật đều chẳng thể biết.

 

Kiên Ý! vân hà danh vi hữu vị phát tâm nhi dữ thọ kí? Hoặc hữu chúng sanh vãng lai ngũ đạo. nhược tại địa ngục nhược tại súc sanh nhược tại ngạ quỷ, nhược tại Thiên thượng, nhược tại nhân gian, chư căn mãnh lợi, hảo lạc đại pháp.

Này Kiên Ý! Thế nào là người chưa phát tâm mà được thọ ký? Hoặc có chúng sinh qua lại trong năm đường hoặc tại địa ngục, hoặc tại súc sinh, hoặc tại ngạ quỷ, hoặc tại thiên thượng, hoặc tại nhân gian, các căn bén nhạy ưa thích pháp lớn (Đại thừa).

 

Phật tri thị nhân, qua thử nhược can, bách thiên vạn ức, a-tăng-kì kiếp, đương phát a nậu, đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm. Hựu ư nhược can, bách thiên vạn ức, a-tăng-kì kiếp, hành Bồ Tát đạo, cúng dường nhược can, bách thiên vạn ức, na-do-tha Phật, giáo hóa nhược can, bách thiên vạn ức, vô lượng chúng sanh, lệnh trụ Bồ-đề. Hựu qua nhược can, bách thiên vạn ức, a-tăng-kì kiếp, đương đắc A-nậu, đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, hiệu tự như thị. quốc độ như thị, Thanh văn chúng số, thọ mạng như thị, diệt hậu pháp trụ, tuế số như thị.

Phật biết người này qua ngần ấy trăm nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp sẽ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại trong ngần ấy trăm nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp hành Bồ-tát đạo, cúng dường ngần ấy trăm nghìn muôn ức na-do-tha Phật giáo hóa ngần ấy trăm nghìn muôn ức vô lượng chúng sinh khiến trụ Bồ-đề. Lại qua ngần ấy trăm nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác, danh hiệu như vậy, cõi nước như vậy, số chúng Thanh văn thọ mạng như vậy. Sau khi diệt độ pháp trụ số năm như vậy.

 

Phật cáo Kiên Ý: Như Lai tất năng, liễu tri thử sự, phục qua ư thị, danh vị phát tâm, nhi dữ thọ kí.

Phật bảo Kiên Ý: Như Lai đều biết việc này và còn hơn thế nữa, ấy gọi là chưa phát tâm mà được thọ ký.

 

Nhĩ thời Trưởng-lão Ma-ha Ca Diếp, tiền bạch Phật ngôn: tùng kim dĩ hậu, ngã đẳng đương ư, nhất thiết chúng sanh, sanh Thế Tôn tưởng. Sở dĩ giả hà?

Bấy giờ, trưởng lão Ma-ha Ca-diếp đến trước Phật bạch: Từ nay về sau, chúng con nên đối với tất cả chúng sinh tưởng như Thế Tôn. Vì sao?

 

Ngã đẳng vô hữu, như thị trí tuệ, hà đẳng chúng sanh, hữu Bồ Tát căn, hà đẳng chúng sanh, vô Bồ Tát căn.

Chúng con không có trí huệ như thế. Những chúng sinh nào có căn Bồ-tát, những chúng sinh nào không có căn Bồ-tát

 

Thế Tôn! Ngã đẳng bất tri, như thị sự cố, hoặc ư chúng sanh, sanh khinh mạn tâm, tức vi tự thương.

Bạch Thế Tôn! Vì chúng con chẳng biết việc như thế, nên hoặc sinh tâm khinh mạn đối với chúng sinh, ắt làm tổn thương mình.

 

Phật ngôn: Thiện tai thiện tai! Ca Diếp! khoái thuyết thử ngôn, dĩ thị sự cố, ngã kinh trung thuyết, nhân tức bất ưng, xưng lượng chúng sanh. Sở dĩ giả hà?

Phật nói: Lành thay! Lành thay! Ca-diếp! Lời này rất hay, vì lý do này nên trong kinh ta nói mọi người chẳng nên đánh giá căn tính chúng sinh. Vì sao?

 

Nhược vọng xưng lượng, ư tha chúng sanh. tức vi tự thương. Duy hữu Như Lai, ưng lượng chúng sanh, cập dữ đẳng giả. Dĩ thị nhân duyên, nhược chư Thanh văn, cập dư Bồ Tát, ư chư chúng sanh, ưng sanh Phật tưởng.

Nếu đánh giá không đúng căn tính chúng sinh ắt làm tổn thương mình. Chỉ có Như Lai mới đánh giá đúng căn tính chúng sinh. Do nhân duyên này nên các thanh văn và Bồ-tát phải tưởng chúng sinh như Phật.

 

Thích phát tâm dĩ, đắc thọ kí giả, hoặc tự hữu nhân, cửu thực đức bổn, tu tập thiện hạnh, cần tâm tinh tấn, chư căn mãnh lợi, hảo lạc Đại pháp, hữu đại bi tâm, phổ vị chúng sanh, cầu giải thoát đạo. Thị nhân phát tâm, tức trụ A duy việt trí, nhập Bồ Tát vị, đọa tất định số, xuất quá bát nạn. Như thị đẳng nhân, thích phát tâm thời, chư Phật tức dữ, thọ A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề kí. Danh hiệu như thị, quốc độ như thị, thọ mạng như thị. Như thị đẳng nhân, Như Lai tri tâm, nhi dữ thọ kí.

Người vừa phát tâm xong liền được thọ ký nghĩa là hoặc tự có người từ lâu đã trồng cội đức tu tập hạnh lành, tâm siêng năng tinh tấn, các căn linh lợi ưa thích đại pháp, có tâm đại bi, khắp vì chúng sinh cầu đạo giải thoát. Người này phát tâm liền trụ bậc Bất thối chuyển nhập Bồ-tát vị vào số quyết định vượt qua tám nạn. Những người như thế lúc vừa phát tâm, chư Phật liền thọ ký cho Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, danh hiệu như vậy, cõi nước như vậy, thọ mạng như vậy. Những người như thế, Như Lai biết tâm mà thọ ký cho, ấy gọi là vừa phát tâm liền được thọ ký.

 

Thị danh phát tâm, tức dữ thọ kí, mật thọ kí giả, tự hữu Bồ Tát. Vị đắc thọ kí, nhi thường tinh cần, cầu A-nậu-đa-la, tam-miệu-tam Bồ-đề, lạc chủng chủng thí, lạc nhất thiết thí, thọ Pháp kiên cố, trì giới bất xả, thâm phát trang nghiêm, hữu đại nhẫn lực, đẳng tâm chúng sanh, cần hạnh tinh tấn, cầu chư thiện Pháp, thân tâm bất giải, như cứu đầu nhiên, hành niệm an ổn, năng đắc tứ Thiền, lạc cầu trí tuệ, hành Phật Bồ-đề. Cửu hành lục độ, hữu thành Phật tướng.

Bí mật thọ ký là tự có Bồ-tát chưa được thọ ký mà thường tinh tấn, cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ưa thích bố thí, thích bố thí tất cả, nhận pháp kiên cố, trì giới chẳng bỏ, pháp hạnh trang nghiêm có sức nhẫn lớn, tâm bình đẳng đối với chúng sinh, siêng năng tinh tấn cầu các pháp lành, thân tâm chẳng lười như cứu lửa cháy đầu. Hành niệm an ổn đắc được tứ thiền, thích cầu trí huệ hành Phật-bồ-đề. Trải qua thời gian lâu xa tu hành lục độ có tướng thành Phật.

 

Thời dư Bồ Tát, thiên long dạ xoa, Càn thát bà đẳng, giai tác thị niệm: Như thử Bồ Tát, cần tâm tinh tấn, thật vi hy hữu, kỷ thời đương đắc, A-nậu-đa-la, tam-miệu-tam Bồ-đề. Kỳ hiệu vân hà? quốc độ hà danh? Thanh văn chúng số, đa thiểu vân hà? Phật vi đoạn thử, chúng sanh nghi cố, nhi dữ thọ kí, phổ lệnh chúng hội, giai đắc văn tri. Duy thị Bồ Tát, độc bất đắc văn, Phật thần lực cố, lệnh nhất thiết chúng, tri thị Bồ Tát, thành Phật hiệu, tự quốc độ như thị, Thanh văn chúng số, đa thiểu như thị, chúng sở nghi giả. Thời tất quyết liễu, ư thử Bồ Tát, sanh Thế Tôn tưởng, nhi thị Bồ Tát, bất năng tự tri, ngã vị đắc kí, vị vị đắc kí. Thị vi Bồ Tát, mật đắc thọ kí.

Lúc ấy các Bồ-tát khác và Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà v.v… đều nghĩ rằng: “Bồ-tát siêng năng tinh tấn như thế thật là hiếm có, chừng nào sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, danh hiệu thế nào? Cõi nước tên gì? Số chúng Thanh văn nhiều ít ra sao? Phật vì dứt nghi cho chúng sinh mà thọ ký khiến cho khắp chúng hội đều được nghe biết mà chỉ một mình Bồ-tát này chẳng được nghe là vì thần lực của Phật khiến cho tất cả chúng biết Bồ-tát này thành Phật, danh hiệu, cõi nước như vậy, số chúng Thanh văn nhiều ít như vậy. Lúc ấy, những điều chúng nghi đều được giải quyết và họ đối với vị Bồ-tát này tưởng là Thế Tôn, nhưng vị Bồ-tát này chẳng thể tự biết mình đã được thọ ký hay chưa được thọ ký. Đó là Bồ-tát được bí mật thọ ký.

 

Hiện tiền thọ kí, giả hữu Bồ Tát, cửu tập thiện căn, vô bất kiến đắc, thường tu phạm hạnh, quán vô ngã không, ư nhất thiết Pháp, đắc vô sanh nhẫn. Phật tri thử nhân, công đức trí tuệ, tất dĩ cụ túc, tức ư nhất thiết, Thiên Nhân, Ma, Phạm, Sa môn, Bà la môn, đại chúng chi trung, hiện tiền thọ kí, tác thị ngôn:

Hiện tiền thọ ký là có Bồ-tát từ lâu tu tập thiện căn không ai chẳng thấy, thường tu phạm hạnh, quán vô ngã, không, đối với tất cả pháp đắc vô sinh nhẫn. Phật biết người này công đức trí huệ đều đã đầy đủ nên ở trong đại chúng trời, người, ma, Phạm, sa-môn, bà-la-môn hiện tiền thọ ký, nói lời này:

 

Thiện nam tử! nhữ qua nhược can, bách thiên vạn ức kiếp, đương đắc thành Phật, hiệu tự như thị, quốc độ như thị, Thanh văn, chúng số, thọ mạng như thị. Thời vô số nhân, tùy hiệu thị nhân, giai phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm. Thị nhân Phật tiền, đắc thọ kí dĩ, thân thăng hư không, cao thất Ta-la thụ.

“Thiện nam tử! Ông qua ngần ấy trăm nghìn muôn ức kiếp sẽ được thành Phật, danh hiệu như vậy, cõi nước như vậy, số chúng Thanh văn, thọ mạng như vậy. Lúc ấy vô số người bắt chước theo người này mà phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người này ở trước Phật được thọ ký rồi, thân bay lên hư không cao bảy cây đa-la.

 

Kiên Ý! Thị danh đệ tứ, hiện tiền thọ kí.

Này Kiên Ý! Đó là hiện tiền thọ ký thứ tư.

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: kim thử hội trung, ninh hữu Bồ Tát, dĩ thử tứ sự, đắc thọ kí bất?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Nay trong hội này có Bồ-tát nào vì bốn việc này được thọ ký chăng?

 

Phật đáp ngôn: Hữu.

Phật đáp: Có.

 

Thế Tôn! Tùy thị?

Bạch Thế Tôn! Ai vậy?

 

Phật ngôn: Thử Sư Tử Hống Vương Bồ Tát, lạc dục Cư-sĩ tử. thị vị phát tâm, nhi đắc thọ kí. Như thị đẳng, tha phương thế giới, vô số Bồ Tát, diệc vị phát tâm, nhi đắc thọ kí.

Phật đáp: Bồ-tát Sư Tử Hống Vương này ưa muốn làm cư sĩ là người chưa phát tâm mà được thọ ký; vô số Bồ-tát ở thế giới phương khác cũng như vậy, chưa phát tâm mà được thọ ký.

 

Phục hữu Tịch Diệt Bồ Tát, Đại Đức Pháp Vương Tử Bồ Tát, Văn-thù-sư-lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát, như thị vô lượng, chư Bồ-tát đẳng, thích phát tâm thời, tức dữ thọ kí. giai trụ A duy, việt trí địa trung. Thị trung phục hữu, Trí Dũng Bồ Tát, Ích Ý Bồ Tát, như thị vô lượng, chư Bồ-tát đẳng, mật dữ thọ kí.

Lại có Bồ-tát Tịch Diệt, Bồ-tát Đại Đức Pháp vương tử, Bồ-tát Văn-thùsư-lợi Pháp vương tử, vô lượng các Bồ-tát như vậy lúc vừa phát tâm liền được thọ ký và đều trụ nơi bậc Bất thoái chuyển. Trong đây còn có Bồ-tát Trí Dũng, Bồ-tát Ích Ý, vô lượng các Bồ-tát như vậy bí mật được thọ ký.

 

Kiên Ý! Ngã cập Di lặc, hiền kiếp thiên Bồ Tát, giai đắc Vô sanh Pháp nhẫn, hiện tiền thọ kí.

Này Kiên Ý! Ta và Di-lặc cùng một nghìn vị Bồ-tát ở Hiền kiếp đều đắc vô sinh pháp nhẫn và được hiện tiền thọ ký.

 

Kiên Ý! Bồ Tát bạch Phật ngôn: Hy hữu Thế Tôn! Bồ Tát sở hạnh, bất khả tư nghị, thọ kí, diệc bất khả tư nghị, nhất thiết Thanh văn, chư Bích Chi Phật, thượng bất năng trai, huống dư chúng sanh.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Hy hữu! Thế Tôn! Việc làm của Bồ-tát chẳng thể nghĩ bàn, thọ ký cũng chẳng thể nghĩ bàn tất cả Thanh văn và Bích-chi-phật còn chẳng thể biết, huống là chúng sinh khác.

 

Phật ngôn: Kiên Ý! Bồ Tát sở hạnh, sở phát tinh tấn, uy thần thế lực, bất khả tư nghị.

Phật nói: Này Kiên Ý! Bồ-tát sở hành, sở phát tinh tấn, oai thần, thế lực chẳng thể nghĩ bàn.

 

Nhĩ thời Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, sở hóa Thiên nữ, lệnh phát a nậu, đa la tam miệu, tam Bồ-Đề tâm giả. các dĩ thiên hoa, tán ư Phật thượng, bạch Phật ngôn:

Bấy giờ, Bồ-tát Ma Giới hạnh Bất Ô giáo hóa các thiên nữ khiến họ đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, các cô đều dùng hoa trời rải lên Phật và bạch rằng:

 

Thế Tôn! Ngã đẳng bất lạc, mật đắc thọ kí. Ngã đẳng nguyện đắc, Vô sanh Pháp nhẫn, hiện tiền thọ kí. Duy nguyện Thế Tôn! ư kim dữ ngã, thọ A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề kí.

Thế Tôn! Chúng con chẳng thích bí mật được thọ ký. Chúng con nguyện đắc vô sinh pháp nhẫn được hiện tiền thọ ký. Cúi xin Thế Tôn hôm nay thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho chúng con.

 

Phật thời vi tiếu, khẩu xuất chủng chủng, diệu sắc quang minh, chiếu chư thế giới, hoàn tùng đảnh nhập.

Lúc ấy, Phật mỉm cười, miệng phóng ánh sáng màu đẹp chiếu các thế giới rồi quay về nhập vào đảnh.

 

A-nan bạch Phật ngôn: Thế Tôn! hà nhân cố tiếu?

Ngài A-nan bạch Phật: Thế Tôn! Nhân duyên gì ngài cười?

 

Phật cáo A-nan: nhữ kim kiến thị, nhị bách Thiên nữ, hợp chưởng kính lễ, Như Lai giả bất?

Phật bảo A-nan: Nay ông thấy hai trăm thiên nữ này chắp tay kính lễ Như Lai chăng?

 

Dĩ kiến Thế Tôn!

Bạch Thế Tôn! Đã thấy.

 

A-nan! thị chư Thiên nữ, dĩ tằng ư tích, ngũ bách Phật sở, thâm chủng thiện căn, tùng thị dĩ khứ, đương phục cúng dường, vô số chư Phật, qua thất bách a-tăng-kì kiếp dĩ, giai đắc thành Phật, hiệu viết Tịnh Vương.

Này A-nan! Các thiên nữ này đã từng ở chỗ năm trăm đức Phật thuở quá khứ trồng sâu thiện căn, từ nay trở đi sẽ còn cúng dường vô số các đức Phật, qua bảy trăm a-tăng-kỳ kiếp rồi đều được thành Phật hiệu là Tịnh Vương

 

A-nan! thị chư Thiên nữ, mạng chung chi hậu, đắc chuyển nữ thân, giai đương sanh ư, Đâu suất thiên thượng, cung dưỡng phụng sự, Di Lặc Bồ-tát.

A-nan! Các thiên nữ này sau khi mạng chung được chuyển thân nữ, đều sinh lên trời Đâu-suất cúng dường phụng sự Bồ-tát Di-lặc.

 

Nhĩ thời ác ma văn chư Thiên nữ đắc thọ kí dĩ. bạch Phật ngôn:

Bấy giờ, ác ma nghe các thiên nữ được thọ ký xong, bạch Phật:

 

Thế Tôn! Ngã kim tự ư, sở hữu quyến thuộc, bất đắc tự tại, dĩ văn thuyết thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội cố, huống dư văn giả. Nhược nhân đắc văn, Thủ Lăng Nghiêm tam muội. tức đắc tất định, trụ Phật Pháp trung.

Thế Tôn! Nay tôi chẳng được tự tại đối với quyến thuộc của tôi vì họ được nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, huống là những người nghe nào khác. Nếu người được nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội liền được quyết định trụ trong Phật pháp.

 

Nhĩ thời Thiên nữ dĩ vô khiếp tâm ngữ ác ma ngôn: Nhữ vật Đại sầu. Ngã đẳng kim giả, bất xuất nhữ giới, sở dĩ giả hà?

Bấy giờ, thiên nữ dùng tâm không khiếp sợ, nói với ác ma: Ông chớ buồn rầu. Chúng tôi chẳng ra ngoài cảnh giới ông đâu. Vì sao?

 

Ma giới như tức, thị Phật giới như, ma giới như, Phật giới như bất nhị, bất biệt. Ngã đẳng bất ly thị như, ma giới tướng tức, thị Phật giới tướng, ma giới pháp, Phật giới pháp, bất nhị bất biệt. Ngã đẳng ư thử, pháp tướng bất xuất, bất quá, ma giới vô hữu, định pháp khả thị. Phật giới diệc vô, định pháp khả thị. Ma giới Phật giới, bất nhị bất biệt. Ngã đẳng ư thử, pháp tướng bất xuất, bất quá. Thị cố đương tri, nhất thiết chư pháp, vô hữu quyết định, vô quyết định cố, vô hữu quyến thuộc, vô phi quyến thuộc.

Vì ma giới như tức là Phật giới như. Ma giới như, Phật giới như không hai không khác. Chúng tôi chẳng lìa cái như này. Ma giới tướng tức là Phật giới tướng, ma giới pháp, Phật giới pháp không hai không khác. Chúng tôi đối với pháp này chẳng ra ngoài, chẳng vượt qua ma giới, cũng không có pháp quyết định có thể chỉ thị. Phật giới cũng không có pháp quyết định có thể chỉ thị. Ma giới Phật giới không hai, không khác. Chúng tôi đối với pháp tướng này chẳng ra ngoài, chẳng vượt qua. Thế nên phải biết tất cả các pháp không có quyết định. Vì không quyết định nên không có quyến thuộc, không có chẳng phải quyến thuộc.

 

Nhĩ thời ác ma, ưu sầu khổ não, dục hoàn Thiên thượng. Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, vị ác ma ngôn: nhữ dục hà khứ?

Bấy giờ, ác ma lo buồn khổ não muốn trở về trời. Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô nói với ác ma: Ngươi muốn đi đâu?

 

Ma ngôn: ngã kim dục hoàn, sở trụ cung điện.

Ma đáp: Tôi nay muốn trở về cung điện của tôi.

 

Bồ Tát vị ngôn: bất ly thị chúng, tức thị nhữ cung điện.

Bồ-tát nói: Chẳng lìa chúng này tức là cung điện của ngươi.

 

Nhĩ thời ác ma, tức tự kiến thân, xứ bổn cung điện.

Bấy giờ, ác ma liền tự thấy thân ở trong cung điện của mình.

 

Bồ Tát ngữ ngôn: nhữ kiến hà đẳng?

Bồ-tát hỏi: Ngươi thấy những gì?

 

Ác ma đáp ngôn: ngã tự kiến thân, xứ bổn cung điện, hảo lâm viên trì, thị ngã sở hữu.

Ác ma đáp: Tôi tự thấy thân tôi ở trong cung điện của mình, vườn rừng ao đẹp là vật sở hữu của tôi.

 

Bồ Tát ngữ ngôn: nhữ kim khả dĩ phụng thượng Như Lai.

Bồ-tát nói: Ngươi nay nên đem dâng lên Như Lai.

 

Ma ngôn: Khả nhĩ.

Ác ma đáp: Dạ được!

 

Thích tác thị ngữ, tức kiến Như Lai, Thanh văn Bồ Tát, nhất thiết đại chúng, giai tại kỳ trung, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Ác ma vừa nói lời này xong liền thấy Như Lai, thanh văn, Bồ-tát, tất cả đại chúng đều ở trong đó nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Nhĩ thời A-nan bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Phật sở trụ xứ, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Hữu thí thực dĩ, Phật đắc thành đạo. Thử nhị thí chủ, hà giả phước đa?

Bấy giờ, ngài A-nan bạch Phật: Thế Tôn! Người bố thí, Phật thọ thực xong nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội và người bố thí, Phật thọ thực xong được thành Phật. Hai thí chủ này người nào được phước nhiều?

 

Phật ngôn: A-nan! thí Phật thực dĩ, Phật thành A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, thực dĩ chuyển pháp luân, thực dĩ thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Thử tam thực phước, vô hữu sái biệt.

Phật nói: Này A-nan! Bố thí cho Phật ăn rồi, Phật thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ăn rồi chuyển pháp luân, ăn rồi nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Bố thí ba bữa ăn này phước không có sai khác.

 

A-nan! Ngã ư hà xứ, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, đương tri kỳ xứ, tức thị Kim cương, quá khứ vị lai, hiện tại chư Phật, giai ư kỳ trung, đắc thành Phật đạo, tùy sở trụ xứ, thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đẳng vô sái biệt, cập hữu độc tụng, thư tả chi xứ, diệc phục như thị.

A-nan! Ta ở chỗ nào đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác phải biết chỗ đó là Kim cang, các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều ở trong đó được thành Phật đạo, tùy theo trụ xứ nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đều không sai khác và chỗ có người đọc tụng biên chép cũng lại như vậy.

 

A-nan! thí Phật thực dĩ, sơ chuyển Pháp luân, nhược hữu Pháp sư, đắc thí thực dĩ, độc tụng thuyết thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thử nhị thí phước, đẳng vô hữu dị.

Này A-nan! Bố thí thức ăn cho Phật ăn xong bắt đầu chuyển pháp luân, nếu có pháp sư được bố thí thức ăn rồi đọc tụng, diễn nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này. Hai loại bố thí này phước bằng nhau không có sai khác.

 

Hựu phục A-nan! Phật trụ Tịnh Xá, dĩ thập bát chủng, thần thông biến hóa, độ thoát chúng sanh, phục hữu Tịnh Xá, ư trung độc tụng, thuyết thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thử nhị thí xứ, kỳ phước bất dị.

Lại nữa, này A-nan! Phật ở tinh xá dùng mười tám món thần thông biến hóa độ thoát chúng sinh, lại có người ở trong tinh xá đọc tụng diễn nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Bố thí thức ăn cho Phật và người này, được phước không khác.

 

Nhĩ thời A-nan, ngữ ác ma ngôn: nhữ đắc đại lợi, năng dĩ cung điện, thí Phật lệnh trụ.

Bấy giờ, ngài A-nan nói với ác ma: Ngươi được lợi lớn, hay đem cung điện bố thí cho Phật trụ.

 

Ma ngôn: Thị Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, ân lực sở trí.

Ma nói: Đó là do ân lực của Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô mà ra.

 

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! thị Ma Giới Hạnh Bất Ô Bồ Tát, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thần lực tự tại, nãi như thị hồ.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Phải chăng Bồ-tát Ma Giới Hạnh Bất Ô trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội nên được thần lực tự tại như thế?

 

Phật ngôn: Kiên Ý! như nhữ sở thuyết, kim thử Bồ-tát, trụ thị tam muội, năng dĩ thần lực, tùy ý tự tại, thị hiện nhất thiết, hành ma giới hạnh. Nhi năng bất vi, ma hạnh sở ô, dữ chư Thiên nữ, hiện tướng ngu lạc, nhi thật bất thọ, dâm dục ác pháp. Thị Thiện nam tử! trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, hiện nhập ma cung, nhi thân bất ly ư Phật hội, hiện hành ma giới, du hí ngu lạc, nhi dĩ Phật Pháp, giáo hóa chúng sanh.

Phật đáp: Này Kiên Ý! Đúng như lời ông nói. Nay Bồ-tát ấy trụ tam-muội này hay dùng thần lực tùy ý tự tại thị hiện tất cả hạnh kể cả hạnh ma mà có thể chẳng bị hạnh ma làm ô nhiễm, cùng các thiên nữ hiện tướng vui chơi mà thật chẳng thọ pháp ác dâm dục. Thiện nam tử ấy trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hiện vào cung ma mà thân chẳng rời hội Phật, hiện vào ma giới du hí vui chơi mà dùng Phật pháp giáo hóa chúng sinh.

 

Kiên Ý Bồ Tát, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như Lai trụ thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng hiện kỷ sở, tự tại thần lực. Thiện tai Thế Tôn! nguyện thiểu diễn thuyết.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật: Thế Tôn! Như Lai trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này có thể hiện bao nhiêu thần lực tự tại. Lành thay, Thế Tôn! Xin diễn nói chút ít.

 

Phật ngôn: Kiên Ý! ngã kim trụ thử, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, ư thử tam thiên, đại thiên thế giới, bách ức tứ thiên hạ, bách ức nhật nguyệt, bách ức Tứ Thiên Vương xứ, bách ức Đao Lợi Thiên, bách ức dạ ma thiên, bách ức Đâu-Xuất-Đà Thiên, bách ức Hoá Lạc Thiên, bách ức tha hóa tự tại thiên, nãi chí bách ức A ca nị trá Thiên, bách ức Tu Di Sơn Vương, bách ức đại hải, thị danh tam thiên, đại thiên thế giới.

Phật nói: Này Kiên Ý! Ta nay trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này ở nơi tam thiên đại thiên thế giới này. Trăm ức tứ thiên hạ, trăm ức nhật nguyệt, trăm ức Tứ thiên vương xứ, trăm ức Đao-lợi thiên, Dạ-ma thiên, trăm ức Đâu-suất-đà thiên, trăm ức Hóa Lạc thiên, trăm ức Tha Hóa Tự Tại thiên, nhẫn đến trăm ức A-ca-nị-tra thiên, trăm ức Tu-di sơn vương, trăm ức đại hải, đó gọi là tam thiên đại thiên thế giới.

 

Kiên Ý! ngã trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, ư thử tam thiên, đại thiên thế giới. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành đàn ba-la-mật, hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành thi Ba-la-mật. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành Sạn-đề Ba-la-mật. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành Tỳ-lê-da Ba-la-mật. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành Thiền Ba-la-mật. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành Bát-nhã Ba-la-mật. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện vi ngũ thông thần tiên. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện tại cư gia. Hoặc ư Diêm-phù-đề, hiện hành xuất gia. Hoặc ư tứ thiên hạ, hiện tại Đâu suất thiên, Nhất-sanh-bổ-xứ. Hoặc ư tứ thiên hạ, hiện vi Chuyển luân Thánh Vương. Hoặc vi Thích-đề-hoàn-nhân.

Này Kiên Ý! Ta trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội ở tam thiên đại thiên thế giới này hoặc ở Diêm-phù-đề hiện hành bố thí ba-la-mật, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện hành trì giới ba-la-mật, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện hành nhẫn nhục ba-la-mật, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện hành tinh tấn ba-la-mật, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện hành thiền ba-la-mật, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện hành bát-nhã ba-la-mật, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện làm thần tiên có ngũ thông, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện ở cư gia, hoặc ở Tứ thiên hạ hiện làm Chuyển luân thánh vương, hoặc làm Thích-đề-hoàn-nhân,

 

Hoặc vi Phạm Vương. Hoặc vi Tứ Thiên Vương. Hoặc vi dạ ma thiên Vương. Hoặc vi Đâu-Xuất-Đà Thiên Vương. Hoặc vi Hoá Lạc Thiên Vương. Hoặc vi tha hóa tự tại thiên Vương. Hoặc hiện Trưởng-giả. Hoặc hiện Cư-sĩ. Hoặc phục hiện vi Tiểu Vương Đại Vương. Hoặc vi sát lợi. Hoặc vi Bà-la-môn. Hoặc vi tát bạc. Hoặc ư tứ thiên hạ, dục tùng Đâu Suất, hạ sanh thế gian. Hoặc hiện nhập thai. Hoặc hiện xứ thai. Hoặc hiện dục sanh. Hoặc hiện sanh dĩ, nhi hành thất bộ, cử thủ tự xưng, Thiên thượng Thiên hạ duy ngã vi tôn.

Hoặc làm Phạm vương, hoặc làm Tứ thiên vương, hoặc làm Dạ-ma thiên vương, hoặc làm Đâu-suất-đà thiên vương, hoặc làm Hóa Lạc thiên Vương, hoặc làm Tha Hóa Tự Tại thiên vương, hoặc hiện trưởng giả, hoặc hiện cư sĩ, hoặc hiện tiểu vương, đại vương, hoặc làm sát-lợi, hoặc làm bà-la-môn, hoặc làm Bồ-tát, hoặc ở tứ thiên hạ muốn từ Đâu-suất hạ sinh vào thế gian hoặc hiện nhập thai, hoặc hiện ở trong thai, hoặc hiện sắp sinh, hoặc hiện sinh xong đi bảy bước, giơ tay tự xưng: “Trên trời dưới trời chỉ có ta là tôn quý”,

 

Hoặc hiện xứ cung dữ thải nữ câu. Hoặc hiện xuất gia. Hoặc hiện khổ hạnh. Hoặc hiện thủ thảo. Hoặc hiện tọa đạo tràng. Hoặc hiện hàng ma. Hoặc hiện thành Phật. Hoặc hiện quán thọ Vương. Hoặc hiện Thích Phạm, thỉnh chuyển pháp luân. Hoặc hiện chuyển pháp luân. Hoặc hiện xả thọ. Hoặc hiện nhập Niết Bàn. Hoặc hiện thiêu thân. Hoặc hiện toàn thân xá lợi. Hoặc hiện tán thân xá lợi. Hoặc hiện pháp dục diệt. Hoặc hiện pháp dĩ diệt. Hoặc hiện thọ mạng vô lượng. Hoặc hiện thọ mạng đoản xúc. Hoặc hiện quốc độ vô ác đạo danh. Hoặc hiện hữu chư ác đạo. Hoặc hiện Diêm-phù-đề, thanh tịnh nghiêm sức, như Thiên cung điện. Hoặc hiện tệ ác. Hoặc hiện thượng trung hạ.

Hoặc hiện ở trong cung với bọn thể nữ, hoặc hiện xuất gia, hoặc hiện khổ hạnh, hoặc hiện lấy cỏ trải tòa, hoặc hiện ngồi đạo tràng, hoặc hiện hàng ma, hoặc hiện thành Phật, hoặc hiện xem cây, hoặc hiện Thích Phạm thỉnh chuyển pháp luân, hoặc hiện xả thọ mạng, hoặc hiện nhập niết-bàn, hoặc hiện thiêu thân, hoặc hiện toàn thân xá lợi, hoặc hiện tán thân xá-lợi, hoặc hiện pháp sắp diệt, hoặc hiện pháp đã diệt, hoặc hiện thọ mạng vô lượng, hoặc hiện thọ mạng ngắn ngủi, hoặc hiện cõi nước không có danh tự ác đạo, hoặc hiện có các ác đạo, hoặc hiện Diêm-phù-đề thanh tịnh nghiêm sức như cung điện chư thiên hoặc hiện tệ ác, hoặc hiện thượng trung hạ.

 

Kiên Ý! thị giai Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tự tại thần lực. Bồ Tát thị hiện, nhập ư Niết-Bàn, bất tất cánh diệt, nhi ư tam thiên, đại thiên thế giới, năng hiện như thị, tự tại thần lực, thị hiện như thị, chư trang nghiêm sự.

Này Kiên Ý! Đó đều là thần lực tự tại của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, Bồ-tát thị hiện nhập niết-bàn chẳng rốt ráo diệt, mà ở tam thiên đại thiên thế giới hay hiện thần lực tự tại như vậy, thị hiện các việc trang nghiêm như vậy.

 

Kiên Ý! nhữ quán Như Lai, ư thử tứ thiên, hạ chuyển pháp luân, dư Diêm-phù-đề, vị thành Phật đạo, hoặc hữu Diêm-phù-đề, hiện nhập diệt độ. Thị danh Thủ Lăng Nghiêm tam muội, sở nhập Pháp môn.

Này Kiên Ý! Ông hãy xem Như Lai ở trong tứ thiên hạ này chuyển pháp luân, hoặc ở Diêm-phù-đề khác chưa thành Phật đạo, hoặc ở Diêm-phù-đề hiện nhập diệt độ, đó gọi là pháp môn sở nhập Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Nhĩ thời hội trung, chư thiên long, dạ xoa, Càn thát bà đẳng, chư Bồ-tát, đại đệ-tử, hàm tác thị niệm. Thích Ca Mâu Ni Phật, đãn năng ư thử, tam thiên đại thiên thế giới, hữu thị thần lực, ư dư thế giới, diệc hữu thị lực.

Bấy giờ, các Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà v.v…, các Bồ-tát, đại đệ tử trong hội đều nghĩ rằng: “Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chỉ có thể ở trong tam thiên đại thiên thế giới này có thần lực ấy hay ở thế giới khác ngài cũng có thần lực ấy”.

 

Thời Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, tri chúng hội ý, dục đoạn sở nghi, bạch Phật ngôn:

Lúc ấy, ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử biết ý chúng hội, muốn dứt trừ điều nghi này, nên bạch Phật:

 

Thế Tôn! ngã sở du hành, chư Phật quốc độ, ư thị thế giới, thượng quá lục thập, Hằng hà sa độ, hữu Phật thế giới, danh Nhất Đăng Minh, Phật ư kỳ trung, vi nhân thuyết Pháp, ngã chí kỳ sở, đầu diện lễ túc, vấn ngôn:

Thế Tôn! Con du hành đến các cõi nước Phật phía trên thế giới này qua sáu mươi Hằng hà sa cõi nước có thế giới Phật tên là Nhất Đăng Minh Phật, ở nơi đó vì người thuyết pháp, con đến chỗ đó đầu mặt đảnh lễ, hỏi rằng:

 

Thế Tôn hiệu tự hà đẳng? Ngã đẳng vân hà phụng trì Phật danh?

“Thế Tôn danh hiệu là chi? Chúng con phải phụng trì danh hiệu Phật như thế nào?

 

Bỉ Phật đáp: Ngã nhữ nghệ Thích Ca Mâu Ni Phật, tự đương đáp nhữ.

Đức Phật ấy đáp: Ông đến hỏi Phật Thích-ca Mâu-ni, ngài sẽ đáp cho ông”.

 

Thế Tôn! bỉ Phật quốc độ, công đức trang nghiêm, thuyết chi nhất kiếp, do bất khả tận, phục qua ư thị, bỉ quốc vô hữu, Thanh văn, Bích Chi Phật danh, đãn hữu chư Bồ-tát tăng, thường thuyết bất thoái chuyển pháp luân.

Bạch Thế Tôn! Cõi nước Phật kia công đức trang nghiêm nói suốt một kiếp cũng chẳng thể hết; còn hơn cõi này, cõi nước kia không có danh từ thanh văn, bích-chi-phật, chỉ có các Bồ-tát tăng thường thuyết pháp luân bất thoái chuyển.

 

Duy nguyện Thế Tôn! Thuyết thử Phật danh, nhất đăng minh độ, giảng thuyết pháp giả.

Cúi xin Thế Tôn nói danh hiệu của Đức Phật đang thuyết pháp ở cõi nước Nhất Đăng Minh.

 

Nhĩ thời Phật cáo Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử: Nhữ đẳng thiện thính, vật hoài khủng bố, nhi sanh nghi hối, sở dĩ giả hà? Chư Phật thần lực, bất khả tư nghị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội thế lực, diệc bất khả tư nghị.

Bấy giờ, Phật bảo Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử: Các ông lắng nghe, chớ có lo sợ mà sinh nghi hối. Vì sao? Vì thần lực chư Phật chẳng thể nghĩ bàn, thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội cũng chẳng thể nghĩ bàn.

 

Văn-thù-sư-lợi! Bỉ Nhất Đăng Minh, độ giảng thuyết pháp, giả Phật hiệu Thị Nhất Thiết Công Đức Tự Tại Quang Minh Vương.

Này Văn-thù-sư-lợi! Vị Phật thuyết pháp ở cõi nước Nhất Đăng Minh kia hiệu là Thị Nhất Thiết Công Đức Tự Tại Quang Minh Vương.

 

Văn-thù-sư-lợi! Nhất Đăng Minh độ, Thị Nhất Thiết Công Đức Tự Tại Quang minh Vương Phật, tức thị ngã thân,ư bỉ quốc độ, hiện Phật thần lực. Ngã ư bỉ độ, thuyết bất thoái chuyển pháp luân, thị ngã tú thế, sở tu tịnh thổ.

Này Văn-thù-sư-lợi! Đức Phật Thị Nhất Thiết Công Đức Tự Tại Quang Minh Vương ở cõi nước Nhất Đăng Minh kia là thân ta ở cõi nước kia hiện thần lực Phật. Ta ở cõi nước kia thuyết pháp luân bất thoái chuyển, là tịnh độ của ta tu ở đời trước.

 

Văn-thù-sư-lợi! nhữ kim, đương tri ngã ư, vô lượng vô biên, bách thiên vạn ức, na-do-tha độ, tận hữu thần lực, nhất thiết Thanh Văn, Bích Chi Phật, sở bất năng trai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nay ông phải biết ta ở trong vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha cõi nước đều có thần lực, tất cả thanh văn, bích-chi-phật đều chẳng thể biết.

 

Văn-thù-sư-lợi! thử tức giai thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội thế lực, Bồ Tát thường ư, vô lượng thế giới, thị hiện thần biến, ư thử tam muội, nhi bất động chuyển.

Này Văn-thù-sư-lợi! Đây đều là thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Bồ-tát thường ở trong vô lượng thế giới thị hiện thần biến, ở nơi tam-muội này mà chẳng động chuyển.

 

Văn-thù-sư-lợi! thí như nhật nguyệt, tự ư cung điện, sơ bất di động, nhi hiện nhất thiết, thành ấp tụ lạc. Bồ Tát như thị, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, sơ bất di động, nhi năng biến ư, vô lượng thế giới, thị hiện kỳ thân, tùy chúng sở lạc, nhi vi thuyết Pháp.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như nhật nguyệt từ nơi cung điện bắt đầu chẳng di động mà hiện tất cả thành ấp xóm làng. Cũng vậy, Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đầu tiên chẳng di động mà hay thị hiện thân khắp vô lượng thế giới, tùy theo sở thích của mọi người mà thuyết pháp.

 

Nhĩ thời chúng hội, đắc vị tằng hữu, giai đại hoan hỉ, dũng dược vô lượng, hợp chưởng cung kính, cập chư Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A-tu-la, Ca Lâu La, Khẩn-na-la, Ma hầu la già đẳng, dĩ trân châu hoa, tạp sắc hương khí, mạt hương đồ hương, tán ư Phật thượng, giai tác chư Thiên, sở hữu kĩ nhạc, cúng dường Như Lai, cập chư đệ-tử, diệc các thoát thượng, y phụng thượng ư, Phật chư Bồ-tát đẳng, dĩ diệu sắc hoa, Đại như Tu-Di, tinh chúng tạp hương, mạt hương đồ hương, trân bảo anh lạc, tán ư Phật thượng, giai tác thị ngôn:

Bấy giờ, chúng hội được chưa từng có, đều vô cùng vui mừng hớn hở, chắp tay cung kính, và các Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già v.v… dùng hoa chân châu, hoa đẹp nhiều màu, hương bột, hương xoa rải lên đức Phật, trỗi các thứ kỹ nhạc cõi Trời cúng dường Như Lai và các đệ tử, mỗi người cũng đều cởi thượng y dâng lên Phật và các Bồ-tát, đem hoa đẹp vi diệu to như Tu-di, và các tạp hương, hương bột, hương xoa, chuỗi báu anh lạc rải lên đức Phật, đều nói:

 

Duy nhiên Thế Tôn! nhược hữu thuyết Thủ Lăng Nghiêm tam muội xứ kỳ địa, tức vi Kim cương. Nhược nhân đắc văn, thuyết thị tam muội, tín thọ độc tụng, vi nhân diễn thuyết, bất kinh bất úy, đương tri thử nhân, diệc thị kim cương, thành bất hoại nhẫn, thâm trụ ư tín, chư Phật sở hộ, hậu chủng thiện căn, đắc đại thiện lợi, hàng ma oán địch, đoạn chư ác thú, vi thiện tri thức, chi sở thủ hộ.

Dạ thưa Thế Tôn! Nếu có người nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chỗ nào thì chỗ đất đó là Kim cang. Nếu người được nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội rồi tin nhận, đọc tụng, vì người diễn nói mà chẳng kinh chẳng sợ, phải biết người này cũng là kim cang thành tựu nhẫn bất hoại, trụ sâu nơi niềm tin, được chư Phật hộ niệm, trồng sâu thiện căn được thiện lợi lớn, hàng phục ma oán, dứt các đường ác, được thiện tri thức thủ hộ.

 

Thế Tôn! như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, nhược hữu chúng sanh, văn thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tức năng tín thọ, độc tụng giải nghĩa, vi nhân diễn thuyết, như thuyết tu hành, đương tri thị nhân, đắc trụ Phật Pháp, tất định bất thoái.

Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật nói, nếu có chúng sinh nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này liền hay tin nhận, đọc tụng, hiểu nghĩa, vì người diễn nói, tu hành đúng như lời nói, phải biết người này được trụ Phật pháp quyết định chẳng lui sụt.

 

Phật ngôn: Như thị như thị! Như nhữ đẳng thuyết. Nhược nhân bất hậu, chủng chư thiện căn, văn Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất năng tín thọ, thiểu hữu chúng sanh, văn Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng tín thọ giả, đa hữu chúng sanh, bất năng tín thọ.

Phật nói: Đúng thế, đúng thế! Đúng như lời ông nói. Nếu người chẳng trồng sâu thiện căn thì nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng thể tin nhận; ít có chúng sinh nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội có thể tin nhận, mà phần đông chúng sinh chẳng thể tin nhận.

 

Thiện nam tử! nhân hữu tứ pháp, văn thị tam muội, năng đắc tín thọ. Hà đẳng vi tứ? Nhất giả tằng ư, quá khứ chư Phật, văn thị tam muội. Nhị giả vi thiện, tri thức sở hộ, thâm lạc Phật đạo. Tam giả thiện căn, thâm hậu hảo lạc đại pháp. Tứ giả thân tự, đắc chứng Đại-Thừa thâm pháp. Hữu thị tứ pháp, tức năng tín thọ, như thị tam muội.

Này thiện nam tử! Người có bốn pháp nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này có thể tin nhận được. Những gì là bốn? Một là đã từng ở nơi chư Phật quá khứ nghe tam-muội này. Hai là được thiện tri thức hộ niệm nên rất mến Phật pháp. Ba là thiện căn sâu dày nên ưa thích đại pháp. Bốn là thân tự được chứng pháp sâu Đại thừa. Người có bốn pháp này ắt hay tin nhận tam-muội này.

 

Thiện nam tử! phục hữu mãn nguyên, A-la-hán cập cụ, túc chánh kiến giả, tín hạnh kiến hành giả, thị nhân tín thuận Như Lai ngữ cố, tín thị tam muội, nhi thân bất chứng. Sở dĩ giả hà? Thị tam muội giả, nhất thiết Thanh văn, Bích Chi Phật sở, bất năng thông đạt. huống dư chúng sanh.

Này thiện nam tử! Lại có người mãn nguyện A-la-hán và người đầy đủ chánh kiến, người tín hạnh, kiến hạnh. Những người này vì tin thuận lời Như Lai nên tin tam-muội này nhưng bản thân chẳng chứng. Vì sao? Vì tam-muội này, tất cả thanh văn, bích-chi-phật đều chẳng thể thông đạt, huống là chúng sinh khác.

 

Nhĩ thời Trưởng-lão Ma-ha Ca-diếp bạch Phật ngôn: Thế Tôn! thí như tùng sanh manh nhân, mộng trung đắc nhãn, kiến chủng chủng sắc, tâm đại hoan hỉ, tức ư mộng trung, dữ hữu nhãn giả, cộng trụ cọng ngữ, thị nhân giác dĩ, bất phục kiến sắc. Ngã đẳng diệc nhĩ, vị văn thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội thời, tâm hoài hoan hỉ, vị đắc Thiên nhãn, dữ chư Bồ-tát, cộng trụ cọng ngữ, luận thuyết nghĩa lý.

Bấy giờ, trưởng lão Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: Thế Tôn! Ví như có người bị mù từ lúc sơ sinh trong mộng được mắt thấy các màu sắc, tâm rất vui mừng, liền ở trong mộng cùng với người có mắt cùng ở chung cùng chuyện trò. Người này tỉnh dậy, chẳng còn thấy sắc. Chúng con cũng vậy, lúc chưa nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội trong lòng vui mừng cho rằng được thiên nhãn, cùng các Bồ-tát cùng ở chung, cùng luận bàn nghĩa lý.

 

Thế Tôn! ngã kim tùng Phật, văn thị tam muội, bất tri kỳ sự, như sanh manh nhân, bất năng đắc tri, chư Phật Bồ-tát, sở hạnh chi Pháp. Ngã đẳng, tùng kim dĩ vãng, tự thị, kỳ thân, như sanh manh nhân, ư Phật thâm pháp, vô hữu trí tuệ, bất tri bất kiến, Thế Tôn sở hạnh. Ngã đẳng, tùng kim dĩ vãng, tri chư Bồ-tát, chân đắc Thiên nhãn, năng đắc như thị, chư thâm trí tuệ.

Bạch Đức Thế Tôn! Nay con từ Phật được nghe tam-muội này chẳng biết việc ấy, như người mù từ thuở sơ sinh chẳng thể được biết pháp sở hành của chư Phật, Bồ-tát. Chúng con từ nay về sau tự xem thân mình như kẻ mù từ thuở sơ sinh đối với pháp sâu mầu của Phật không có trí huệ, chẳng biết chẳng thấy việc làm của Thế Tôn. Chúng con từ nay về sau biết các Bồ-tát thật đắc thiên nhãn có được các trí huệ sâu xa như vậy.

 

Thế Tôn! nhược nhân vô hữu, Tát bà nhã tâm, thùy đương tự vị, ngã thị trí giả, ngã thị phước điền.

Thế Tôn! Nếu người không có tâm tát-bà-nhã, đâu dám tự cho rằng: Tôi là người trí, tôi là phước điền.

 

Phật ngôn: Như thị như thị! Ca-diếp! như nhữ sở thuyết. Bồ Tát sở đắc, chư thâm trí tuệ, Thanh văn, Bích Chi Phật, sở bất năng cập.

Phật nói: Đúng thế, đúng thế. Này Ca-diếp! Đúng như lời ông nói. Các trí huệ sâu của hàng Bồ-tát được, thanh văn, bích-chi-phật chẳng bì kịp.

 

Ma-ha Ca-diếp, thuyết thị ngữ thời, bát thiên chúng sanh, giai phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm.

Lúc ngài Ma-ha Ca-diếp nói lời này, tám nghìn chúng sinh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát, vấn Văn-thù-sư-lợi, pháp vương tử ngôn: Văn-thù-sư-lợi! sở ngôn phước điền. Vân hà danh vi phước điền?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý hỏi ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử: Thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Nói là phước điền đó. Vậy thế nào là phước điền?

 

Văn-thù-sư-lợi ngôn: hữu thập Pháp hạnh, danh vi phước điền. Hà đẳng vi thập?

Văn-thù-sư-lợi đáp: Có mười pháp hạnh gọi là phước điền. Những gì là mười?

 

1. Trụ không vô tướng vô nguyện giải thoát môn nhi bất nhập pháp vị.
Trụ môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà chẳng vào pháp vị

 

2. Kiến tri Tứ đế nhi bất chứng đạo quả.
Thấy biết tứ đế mà chẳng chứng đạo quả.

 

3. Hành bát giải thoát nhi bất xả Bồ Tát hạnh.
Hành bát giải thoát mà chẳng bỏ hạnh Bồ-tát.

 

4. Năng khởi tam minh nhi hành ư tam giới.
Hay khởi tam minh mà đi trong ba cõi.

 

5. Năng hiện Thanh văn hình sắc uy nghi nhi bất tùy âm giáo tòng tha cầu Pháp.
Hay hiện hình sắc oai nghi thanh văn mà chẳng theo âm thanh từ người khác cầu pháp

 

6. Hiện Bích Chi Phật hình sắc uy nghi nhi dĩ vô ngại biện tài thuyết Pháp.
Hiện hình sắc oai nghi bích-chi-phật mà dùng vô ngại biện tài thuyết pháp.

 

7. Thường tại Thiền định nhi năng hiện hành nhất thiết chư hạnh.
Thường tại thiền định mà hay hiện hành tất cả các hạnh.

 

8. Bất ly chánh đạo nhi hiện nhập tà đạo.
Chẳng lìa chánh đạo mà hiện nhập tà đạo.

 

9. Thâm tham nhiễm ái nhi ly chư dục nhất thiết phiền não.
Rất tham nhiễm ái dục mà lìa các dục, tất cả phiền não.

 

10. Nhập ư Niết-Bàn nhi ư sanh tử bất hoại bất xả.
Nhập vào niết-bàn mà đối với sinh tử chẳng hoại chẳng bỏ.

 

Hữu thị thập pháp, đương tri thị nhân, chân thật phước điền.

Người nào có mười pháp này, phải biết người đó là chân thật phước đức.

 

Nhĩ thời Kiên Ý Bồ Tát, vấn Tu-bồ-đề ngôn: Trưởng-lão Tu-bồ-đề! Thế Tôn thuyết nhữ, đệ nhất phước điền, nhữ vi đắc tại, thị thập pháp bất?

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý hỏi Tu-bồ-đề: Thưa trưởng lão Tu-bồ-đề! Thế Tôn nói ngài là đệ nhất phước điền, ngài có được mười pháp này chăng?

 

Tu-bồ-đề ngôn: ngã ư thị Pháp, thượng vô kỳ nhất, hà huống hữu thập.

Tu-bồ-đề nói: Tôi đối với pháp này không có một huống là có mười.

 

Kiên Ý ngôn: nhữ dĩ hà danh, đệ nhất phước điền.

Kiên Ý hỏi: Vì sao ông được gọi là đệ nhất phước điền?

 

Tu-bồ-đề ngôn: ngã bất ư Phật, chư Bồ-tát trung, đệ nhất phước điền.

Tu-bồ-đề đáp: Tôi chẳng phải là đệ nhất phước điền trong hàng chư Phật, Bồ-tát

 

Phật thuyết, ngã ư Thanh văn, Bích Chi Phật trung, đệ nhất phước điền.

Phật nói tôi là đệ nhất phước điền trong hàng Thanh Văn, Bích-chi-phật.

 

Kiên Ý! thí như biên địa tiểu vương, diệc danh vi vương, nhược Chuyển luân Thánh Vương, chí ư biên địa, chư tiểu vương đẳng, bất danh vi Vương. Nhĩ thời, duy hữu Chuyển luân Thánh Vương, Thánh Vương uy đức, thù diệu thắng cố.

Này Kiên Ý! Ví như vua nhỏ ở biên địa cũng được gọi là vua, nếu Chuyển luân thánh vương đến nơi biên địa thì các vua nhỏ chẳng còn được gọi là vua. Lúc ấy chỉ có Chuyển luân thánh vương vì Thánh vương oai đức thù diệu hơn vậy.

 

Kiên Ý! tùy hữu quốc độ, thành ấp tụ lạc, vô Bồ Tát xứ, ngã ư kỳ trung, đắc vi phước điền. Nhược hữu Phật xứ, hữu đại Bồ-tát, ngã ư kỳ trung, bất danh phước điền. Chư Bồ-tát hữu, Tát bà nhã tâm, thị cố thắng ngã.

Này Kiên Ý! Nơi quốc độ, thành ấp, xóm làng không có Bồ-tát, tôi ở nơi đó được gọi là phước điền. Nếu chỗ có Phật, có Đại Bồ-tát thì tôi ở nơi đó chẳng được gọi là phước điền. Vì các Bồ-tát có tâm tát-bà-nhã, thế nên hơn tôi.

 

Nhĩ thời Phật tán, Tu-bồ-đề ngôn: Thiện tai thiện tai! như nhữ sở thuyết. Thị vô tăng thượng mạn Đại đệ-tử, chi sở ngôn dã.

Bấy giờ, Phật khen ngài Tu-bồ-đề: Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói. Ấy là lời nói của vị đại đệ tử không có tăng thượng mạn.

 

Kiên Ý Bồ Tát, phục vấn Văn-thù-sư-lợi, pháp vương tử ngôn: Văn-thù-sư-lợi, sở thuyết đa văn. Vân hà danh vi đa văn?

Bồ-tát Kiên Ý lại hỏi ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử: Thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Nói là đa văn. Vậy thế nào là đa văn?

 

Văn-thù-sư-lợi ngôn: nhược nhân đắc văn, nhất cú chi Pháp, tức giải kỳ trung, thiên vạn ức nghĩa, bách thiên vạn kiếp, phu diễn giải thuyết, trí tuệ biện tài, bất khả cùng tận, thị danh đa văn.

Văn-thù-sư-lợi đáp: Nếu người nghe pháp một câu liền hiểu nghìn muôn ức nghĩa trong đó, trải qua số kiếp trăm nghìn muôn ức phô diễn, giải nói, trí huệ biện tài không thể cùng tận, ấy là đa văn.

 

Phục thứ Kiên Ý Bồ Tát trước văn, thập phương vô lượng, chư Phật sở thuyết, tận năng thọ trì. vô hữu nhất cú tiên sở bất văn, phàm sở văn giả, giai thị tiên văn. Tùy sở văn Pháp, năng trì bất vong, vi chúng sanh thuyết, nhi vô chúng sanh, thân dữ chúng sanh, cập sở thuyết pháp, vô hữu sái biệt,. thị danh đa văn.

Lại nữa, này Bồ-tát Kiên Ý! Nếu nghe lời thuyết pháp của vô lượng chư Phật ở mười phương mà đều hay thọ trì, không có một câu nào mà trước kia chẳng được nghe. Hễ có nghe lời nào cũng đều là lời trước kia đã được nghe, hay thọ trì, không quên các pháp đã nghe, vì chúng sinh thuyết pháp mà không có chúng sinh nghe nhận, thân mình cùng chúng sinh và pháp sở thuyết không có sai biệt, ấy gọi là đa văn.

 

Nhĩ thời hội trung hữu, Bồ Tát Thiên Tử, danh Tịnh Nguyệt tạng, tác thị niệm: Phật thuyết A-nan, ư đa văn trung, vi tối đệ nhất, như Văn-thù-sư-lợi, sở thuyết đa văn. A-nan kim giả ninh hữu thị bất?

Bấy giờ, trong hội có Bồ-tát thiên tử tên Tịnh Nguyệt Tạng suy nghĩ rằng: “Phật nói ngài A-nan là đa văn đệ nhất. Sự đa văn như ngài Văn-thù vừa nói, A-nan ngày nay có được như thế chăng?

 

Tác thị niệm dĩ, vấn A-nan ngôn: Như Lai thuyết nhữ, ư đa văn trung, vi tối đệ nhất. Nhữ chi đa văn, ninh như Văn-thù-sư-lợi, sở thuyết giả bất?

Nghĩ như vậy rồi, bèn hỏi A-nan: Đức Như Lai nói ngài là bậc đa văn đệ nhất. Vậy sự đa văn của ngài có như ngài Văn-thù-sư-lợi nói chăng?

 

A-nan đáp ngôn: Như Văn-thù-sư-lợi, sở thuyết đa văn, ngã vô thị sự.

Ngài A-nan đáp: Sự đa văn như ngài Văn-thù-sư-lợi nói đó, tôi không có.

 

Tịnh Nguyệt tạng ngôn: Như Lai vân hà, thường xưng thuyết nhữ, ư đa văn trung, vi tối đệ nhất.

Tịnh Nguyệt Tạng hỏi: Thế tại sao Như Lai thường nói ngài là người đa văn bậc nhất?

 

A-nan đáp ngôn: Phật chư đệ tử, tùy trục âm thanh, nhi đắc giải thoát, ư thị nhân trung, thuyết ngã đệ nhất, phi vị ngã ư, vô lượng trí hải, vô đẳng đại tuệ, vô ngại biện tài, chư Bồ-tát trung, đa văn đệ nhất.

Ngài A-nan đáp: Các đệ tử Phật theo âm thanh mà được giải thoát, trong hàng người đó, nói tôi đệ nhất, chứ chẳng phải tôi đệ nhất trong hàng Bồ-tát có biển trí vô lượng, đại huệ vô đẳng, biện tài vô ngại.

 

Thiên Tử! thí như dĩ hữu, nhật nguyệt quang minh, Diêm-phù-đề nhân, kiến chư hình sắc, đắc hữu sở tác. Ngã diệc như thị, đãn dĩ Như Lai, trí tuệ quang minh, đắc thọ Trì Pháp. Ngã ư kỳ trung, tự vô hữu lực, đương tri giai thị, Như Lai thần lực.

Này thiên tử! Ví như nhờ có ánh sáng nhật nguyệt mà người Diêm-phù-đề thấy các hình sắc để làm các việc. Tôi cũng như vậy, nhờ ánh sáng trí huệ Như Lai mà được thọ trì pháp. Tôi ở trong đó không có năng lực, phải biết đều là thần lực Như Lai.

 

Nhĩ thời, Thế Tôn tán A-nan ngôn: Thiện tai thiện tai! như nhữ sở thuyết, nhữ sở thọ trì, tụng niệm chư Pháp, đương tri tức thị, Như Lai thần lực.

Đức Phật khen ngài A-nan: Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói, ông thọ trì tụng niệm các pháp đều là nhờ thần lực Như Lai.

 

Nhĩ thời Phật cáo, tịnh Nguyệt tạng ngôn: A-nan sở trì, chư Pháp thậm thiểu, sở bất tụng giả, vô lượng vô biên.

Bấy giờ, Phật bảo Tịnh Nguyệt Tạng: Các pháp A-nan thọ trì rất ít, phần chưa được thọ trì còn vô lượng vô biên.

 

Thiên Tử! Ngã ư đạo tràng, sở đắc chư Pháp, bách thiên ức phần, bất thuyết kỳ nhất. Ngã sở thuyết giả, A-nan ư trung, bách thiên ức phần, bất trì kỳ nhất.

Này thiên tử! Các pháp ta đắc nơi đạo tràng, trăm nghìn ức phần chẳng nói được một phần. Các pháp ta nói, trong ấy A-nan trăm nghìn ức phần chẳng trì được một.

 

Thiên Tử! Như Lai đãn ư, nhất nhật nhất dạ, thập phương thế giới, chư Thích Phạm Vương, hộ thế Thiên Vương, Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, đẳng Thiên Tử Bồ Tát, dữ chi thuyết Pháp. Dĩ trí tuệ lực, nhi tác kệ tụng, thuyết tu-đa-la, nhân duyên thí dụ, chúng sanh sở hạnh, chư Ba-la-mật, cập thuyết Thanh văn, Bích Chi Phật thừa, Phật vô thượng thừa, nhiếp Đại thừa Pháp, hủy tí sanh tử, xưng tán Niết-Bàn. Giả sử Diêm-phù-đề, nội sở hữu chúng sanh, thành tựu đa văn, giai như A-nan, ư bách thiên kiếp, bất năng thọ trì.

Này Thiên tử! Như Lai chỉ trong một ngày một đêm thuyết pháp cho các thiên tử Bồ-tát trong hàng ngũ Thích, Phạm vương, Hộ Thế thiên vương, Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, v.v… trong thế giới mười phương. Ta dùng sức trí huệ làm kệ tụng, nói tu-đa-la, nhân duyên, thí dụ, các ba-la-mật của chúng sinh tu hành, và nói Thanh Văn, Bích-chi-phật thừa, Phật vô thượng thừa, pháp nhiếp Đại thừa, chê trách sinh tử, ca ngợi niết-bàn. Giả sử chúng sinh Diêm-phù-đề thành tựu đa văn đều như A-nan ở trong trăm nghìn kiếp cũng chẳng thể thọ trì.

 

Thiên Tử! dĩ thị nhân duyên, đương tri Như Lai, sở thuyết chư Pháp, vô lượng vô biên. A-nan sở trì, thậm vi tiểu nhĩ.

Này Thiên tử! Do nhân duyên này nên biết các pháp Như Lai nói vô lượng vô biên, A-nan thọ trì được rất là ít.

 

Nhĩ thời, Tịnh Nguyệt Tạng Thiên Tử, tức dĩ thập vạ,n thất bảo hoa cái, phụng thượng Như Lai. Kỳ cái tức thời, biến trụ hư không, sở phước chúng sanh, giai tác kim sắc. Phụng thượng cái dĩ, tác như thị ngôn:

Bấy giờ, Thiên tử Tịnh Nguyệt Tạng liền đem mười muôn lọng hoa bằng bảy báu dâng lên Như Lai. Lọng ấy tức thời trụ khắp trên hư không che chúng sinh khiến thân họ đều trở thành màu vàng. Dâng lọng xong rồi, thưa rằng:

 

Duy nhiên Thế Tôn! nguyện dĩ thị phước, phổ sử chúng sanh, biện tài thuyết Pháp, đương như Thế Tôn, năng thọ Trì Pháp, như Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử.

Bạch Thế Tôn! Nguyện đem phước này khiến cho chúng sinh được biện tài thuyết pháp sẽ như Thế Tôn, và hay thọ trì pháp như ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử.

 

Thời Phật tri thị, Bồ Tát Thiên Tử, thâm lạc Phật đạo, dữ thọ A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề kí, nhi tác thị ngôn: Kim thị Thiên Tử, qua tứ bách tứ thập vạn kiếp, đương đắc tác Phật, hiệu Nhất Bảo Cái, quốc danh Nhất Thiết Chúng Bảo Trang Nghiêm.

Lúc ấy, Phật biết Bồ-tát thiên tử này ưa thích sâu xa Phật đạo, bèn thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nên nói: Nay thiên tử này qua bốn trăm bốn mươi muôn kiếp sẽ được thành Phật hiệu Nhất Bảo Cái, cõi nước tên Nhất Thiết Chúng Bảo trang Nghiêm.

 

Thuyết thị pháp thời, nhị bách Bồ Tát, sanh giải đãi tâm, chư Phật Thế tôn, kỳ Pháp thậm thâm. A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, như thị nan đắc, ngã đẳng bất năng, cụ túc thị sự, bất như đãn dĩ, Bích Chi Phật thừa, nhập ư Niết-Bàn. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết Bồ Tát, nhược hữu thoái chuyển, hoặc tác Bích Chi Phật, hoặc tác Thanh văn?

Lúc nói pháp này, có hai trăm vị Bồ-tát sinh tâm biếng trễ cho rằng pháp của chư Phật Thế Tôn rất sâu, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như vậy khó đắc, chúng ta chẳng thể đầy đủ việc ấy, chẳng bằng dùng Bích-chi-phật thừa nhập vào niết-bàn. Vì sao? Phật nói Bồ-tát nếu có thoái chuyển hoặc làm Bích-chi-phật, hoặc làm Thanh văn.

 

Nhĩ thời Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, tri thử nhị bách Bồ Tát, hữu giải thoái tâm, dục hoàn phát khởi, lệnh đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, diệc dục giáo hóa, hội trung Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A-tu-la, Ca lâu La, Khẩn-na-la, Ma hầu la già đẳng cố, bạch Phật ngôn:

Bấy giờ, ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử biết hai trăm vị Bồ-tát này có tâm biếng trễ thoái lui, Ngài muốn phát khởi cho họ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và cũng vì muốn giáo hóa Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, a-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già v.v… trong hội, nên bạch Phật:

 

Thế Tôn! ngã niệm quá khứ, kiếp danh chiếu minh, ngã ư kỳ trung, tam bách lục thập ức thế, dĩ Bích Chi Phật, thừa nhập ư Niết-Bàn.

Thế Tôn! Con nhớ kiếp quá khứ tên Chiếu Minh, con ở trong đó ba trăm sáu mươi ức đời dùng Bích-chi-phật thừa nhập vào niết-bàn.

 

Nhĩ thời nhất thiết chúng hội, tâm giai sanh nghi, nhược nhập Niết Bàn, bất ưng phục hoàn, sanh tử tướng tục.

Bấy giờ tất cả chúng hội tâm đều sinh nghi: “Nếu nhập niết-bàn thì chẳng nên còn trở lại sinh tử nối tiếp.

 

Kim Văn-thù-sư-lợi, hà cố tác như, thị ngôn: Thế Tôn! ngã niệm quá thế, kiếp danh Chiếu Minh. Ngã ư kỳ trung, tam bách lục thập ức thế, dĩ Bích Chi Phật, thừa nhập ư Niết-Bàn. Thị sự vân hà?

Hôm nay ngài Văn-thù-sư-lợi cớ sao lại nói lời này: “Bạch Thế Tôn! Con nhớ đời quá khứ kiếp tên Chiếu Minh. Con ở trong ba trăm sáu mươi ức đời dùng Bích-chi-phật thừa nhập vào niết-bàn”. Việc ấy thế nào?”

 

Nhĩ thời Xá-lợi-phất, thừa Phật Thần chỉ, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! nhược nhân dĩ đắc, nhập ư Niết-Bàn, bất ưng phục hữu, sanh tử tướng tục. Vân hà Văn-thù-sư-lợi, nhập Niết Bàn dĩ, hoàn phục xuất sanh.

Bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất thừa oai thần của Phật, bạch Phật: Thế Tôn! Nếu người đã được nhập niết-bàn chẳng nên còn có sinh tử nối tiếp. Tại sao ngài Văn-thù-sư-lợi nhập niết-bàn rồi, còn sinh trở lại.

 

Phật ngôn: nhữ khả vấn chi, Văn-thù-sư-lợi, tự đương đáp nhữ.

Phật nói: Ông nên hỏi Văn-thù-sư-lợi, ông ấy sẽ đáp cho ông.

 

Thời Xá-lợi-phất, vấn Văn-thù-sư-lợi ngôn: Nhược nhân dĩ đắc, nhập ư Niết-Bàn, ư chư hữu trung, bất phục tướng tục. Nhữ kim vân hà, nhi tác thị thuyết. Thế Tôn! ngã niệm quá khứ, Chiếu Minh kiếp trung, tam bách lục thập ức thế, dĩ Bích Chi Phật, thừa nhập ư Niết-Bàn. Thử nghĩa vân hà?

Ngài Xá-lợi-phất hỏi ngài Văn-thù-sư-lợi: Nếu người đã được nhập niết-bàn chẳng còn nối tiếp sinh tử trong các cõi. Hôm nay tại sao ngài nói lời này: “Thế Tôn! Con nhớ trong kiếp quá khứ tên Chiếu Minh, ba trăm sáu mươi ức đời dùng Bích-chi-phật thừa nhập vào niết-bàn”. Nghĩa này thế nào?

 

Văn-thù-sư-lợi ngôn: Như Lai hiện tại, thị nhất thiết tri giả, nhất thiết kiến giả, chân thật ngữ giả, bất khi cuống giả, thế gian thiên nhân, vô năng cuống giả, ngã sở thuyết giả, Phật tự chứng tri. Ngã nhược dị thuyết, tức vi cuống Phật.

Ngài Văn-thù-sư-lợi đáp: Như Lai hiện tại là người biết tất cả, là người thấy tất cả, là người nói chân thật, là người chẳng dối trá, trời người ở thế gian không thể dối Ngài được. Điều của tôi nói, Phật tự chứng biết.

 

Xá-lợi-phất! bỉ thời Chiếu Minh kiếp trung, hữu Phật xuất thế, hiệu viết Phất Sa, lợi ích thế gian, chư Thiên Nhân dĩ, nhập ư Niết-Bàn. Thị Phật diệt hậu pháp, trụ thập vạn tuế, pháp diệt chi hậu, kỳ trung chúng sanh, ư Bích Chi Phật, hữu độ nhân duyên. Giả sử bách thiên ức Phật, vi chi thuyết Pháp, bất tín bất thọ, duy giai khả dĩ, Bích Chi Phật thân, uy nghi Pháp tức, nhi đắc độ thoát.

Này Xá-lợi-phất! Lúc ấy, trong kiếp Chiếu Minh có Phật xuất thế hiệu là Phất-sa làm lợi ích cho các trời người xong, ngài nhập niết-bàn. Sau khi Phật diệt độ, pháp trụ mười muôn năm. Sau khi pháp diệt, chúng sinh lúc ấy đối với Bích-chi-phật thừa có nhân duyên được độ. Giả sử trăm nghìn ức Phật vì họ thuyết pháp họ cũng chẳng tin chẳng nhận, mà chỉ đều có thể dùng thân, oai nghi, pháp Bích-chi-phật mà được độ thoát.

 

Thị chư chúng sanh, giai cộng chí cầu, Bích Chi Phật đạo. Thị thời vô hữu, Bích Chi Phật xuất, thị chư chúng sanh, vô xứ đắc chủng, thiện căn nhân duyên. Ngã ư nhĩ thời, vi giáo hóa cố, tự xưng ngã thân, thị Bích Chi Phật, tùy chư quốc độ, thành ấp tụ lạc, giai tri ngã thân, thị Bích Chi Phật. Ngã thời giai vi, hiện Bích Chi Phật, hình sắc uy nghi, thị chư chúng sanh, thâm tâm cung kính, giai dĩ ẩm thực, cúng dường ư ngã. Ngã thọ thực dĩ, quán kỳ bản duyên, sở ưng văn Pháp, vi giải thuyết dĩ, thân phi hư không, do như nhạn vương. Thị thời chúng sanh, giai đại hoan hỉ, dĩ cung kính tâm, đầu diện lễ ngã, nhi tác thị ngôn: Nguyện sử ngã đẳng, ư vị lai thế, giai đắc pháp lợi, như kim thị nhân.

Các chúng sinh ấy đều cùng một chí cầu đạo Bích-chi-phật, bấy giờ không có Bích-chi-phật ra đời, các chúng sinh ấy không có chỗ để làm nhân duyên gieo trồng thiện căn. Lúc ấy, tôi vì giáo hóa họ nên tự xưng mình là Bích-chi-phật, các cõi nước, thành ấp, làng xóm đều biết tôi là Bích-chi-phật. Lúc tôi hiện hình sắc, oai nghi Bích-chi-phật, thì các chúng sinh ấy sinh tâm cung kính đều đem thức uống ăn cúng dường tôi. Tôi thọ thực rồi, quán bổn duyên của họ đáng nghe pháp gì thì giảng giải cho họ nghe pháp ấy; giảng nói xong, thân tôi bay lên hư không như con nhạn chúa. Lúc ấy chúng sinh đều rất hoan hỷ dùng tâm cung kính cúi đầu đảnh lễ tôi và nói: “Nguyện chúng con vào đời vị lai đều được pháp lợi như Ngài hiện nay”.

 

Xá-lợi-phất! dĩ thị nhân duyên, thành tựu vô lượng, vô số chúng sanh, lệnh chủng thiện căn. Ngã thời quan sát, tri chư nhân chúng, cúng dường ngã thực, sanh giải yếm tâm, tức thời cáo ngôn: Ngã Niết-Bàn thời chí. Bách thiên chúng sanh, văn thị ngữ dĩ, các Trì hoa hương, tạp hương tô du, lai chí ngã sở. Ngã ư nhĩ thời, nhập diệt tận định, dĩ ổn nguyện cố, bất tất cánh diệt. Thị chư chúng sanh, vị ngã mạng chung, cúng dường ngã cố, dĩ hương tân tích, nhi thiêu ngã thân, vị ngã thật diệt. Ngã thời phục chí, dị quốc đại thành, tự xưng ngã thị, Bích Chi Phật thân, kỳ trung chúng sanh, diệc dĩ ẩm thực, lai cúng dường ngã. Ngã ư kỳ trung, thị nhập Niết Bàn, diệc vị ngã diệt, giai lai cúng dường, cọng thiêu ngã thân.

Này Xá-lợi-phất! Do nhân duyên này thành tựu vô lượng vô số chúng sinh khiến họ trồng thiện căn. Lúc đó tôi quán sát biết những người cúng dường tôi sinh tâm biếng trễ, tôi liền nói: “Giờ tôi nhập niết-bàn đến”. Trăm nghìn chúng sinh nghe lời này rồi đều mang hoa hương, tạp hương, tô-du đến chỗ tôi. Lúc ấy tôi nhập diệt tận định, do vì bổn nguyện nên chẳng rốt ráo diệt. Các chúng sinh ấy đều cho rằng tôi mạng chung. Vì cúng dường tôi nên dùng củi thơm thiêu thân tôi, nói rằng tôi thật diệt. Lúc ấy tôi lại đến thành lớn của nước khác tự xưng tôi là Bích-chi-phật, trong ấy chúng sinh cũng đem thức uống ăn đến cúng dường tôi. Tôi ở nơi đó thị hiện nhập niết-bàn, họ cũng nói tôi diệt và đều đến cúng dường cùng thiêu thân tôi.

 

Như thị Xá-lợi-phất! Ngã ư nhĩ thời, mãn nhất tiểu kiếp, tam bách lục thập ức thế, tác Bích Chi Phậtm thân thị nhập Niết Bàn, ư chư đại thành, nhất nhất giai dĩ, Bích Chi Phật thừa, độ thoát tam thập, lục ức chúng sanh.

Này Xá-lợi-phất! Như vậy, lúc ấy mãn một tiểu kiếp tôi trải qua ba trăm sáu mươi ức đời làm thân Bích-chi-phật thị hiện nhập niết-bàn, ở trong mỗi thành lớn, đều dùng Bích-chi-phật thừa độ thoát ba mươi sáu ức chúng sinh.

 

Xá-lợi-phất! Bồ Tát như thị, dĩ Bích Chi Phật thừa, nhập ư Niết-Bàn, nhi bất vĩnh diệt.

Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát như vậy dùng Bích-chi-phật thừa nhập vào niết-bàn mà chẳng diệt hẳn.

 

Văn-thù-sư-lợi, thuyết thị ngữ thời, tam thiên đại thiên, thế giới lục chủng chấn động, quang minh biến chiếu, thiên ức chư Thiên, cung dường Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, vũ chư thiên hoa, giai tác thị ngôn: Thị thật hy hữu, ngã đẳng kim nhật, đắc đại thiện lợi, kiến Phật Thế Tôn, cập kiến Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, hựu văn thuyết thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Lúc ngài Văn-thù-sư-lợi nói lời này, tam thiên đại thiên thế giới chấn động sáu cách, ánh sáng soi khắp, nghìn ức chư Thiên cúng dường Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, mưa các hoa trời đều nói: “Thật là hy hữu! Chúng con ngày nay được thiện lợi lớn là được thấy Phật Thế Tôn và ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, lại được nghe nói về pháp Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Thế Tôn! Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, thành tựu như thị, vị tằng hữu Pháp, trụ hà tam muội, năng hiện như thị, vị tằng hữu Pháp.

Thế Tôn! Ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử thành tựu pháp chưa từng có như thế. Ngài trụ tam-muội nào có khả năng hiện pháp chưa từng có như thế?

 

Phật cáo chư Thiên, Văn-thù-sư-lợi, Pháp Vương tử trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng tác như thị, hy hữu nan sự. Bồ-tát trụ thử tam muội, vi tác tín hạnh, nhi bất tùy tha tín, diệc tác pháp hạnh, nhi ư Pháp tướng, chuyển ư Pháp luân, bất thoái bất thất, diệc tác bát nhân, ư chư vô lượng, a-tăng-kì kiếp, vi át tà giả, nhi hành ư đạo, tác Tu đà Hoàn, vi sanh tử thủy, phiêu lưu chúng sanh, bất nhập pháp vị, tác Tư đà hàm, biến hiện kỳ thân, ư chư thế gian, tác A-na-hàm, diệc phục lai hoàn, giáo hóa chúng sanh, tác A-la-hán, diệc Thường-tinh-tấn, cầu học Phật Pháp, diệc tác Thanh văn, dĩ vô ngại biện, vi nhân thuyết Pháp, tác Bích Chi Phật, vi dục giáo hóa, nhân duyên chúng sanh, thị nhập Niết Bàn, tam muội lực cố, hoàn phục xuất sanh.

Phật bảo chư Thiên tử: Văn-thù-sư-lợi trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hay làm được việc khó khăn và hy hữu như thế! Bồ-tát trụ tam-muội này vì người làm tín hạnh mà chẳng theo người khác mà tin, cũng làm pháp hạnh mà đối với pháp tướng chuyển pháp luân chẳng lui chẳng mất, cũng làm tám người: ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp vì người bát tà mà hành đạo làm Tu-đà-hoàn, vì chúng sinh bị sinh tử cuốn trôi mà chẳng nhập pháp vị làm Tư-đà-hàm; khắp hiện thân ở các thế gian làm A-na-hàm; cũng lại giáo hóa chúng sinh mà làm A-la-hán; cũng thường tinh tấn cầu học Phật pháp, cũng làm Thanh văn, dùng biện tài vô ngại vì người thuyết pháp mà làm Bích-chi-phật; vì muốn giáo hóa chúng sinh có duyên nên thị hiện nhập niết-bàn, và do sức của tam-muội nên sinh trở lại.

 

Chư Thiên Tử! Bồ-tát trụ thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, giai năng biến hạnh, chư hiền thánh hạnh, diệc tùy kỳ địa, hữu sở thuyết pháp, nhi bất trụ trung.

Này các thiên tử! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này đều có khả năng làm khắp các hạnh Hiền Thánh, cũng theo địa vị ấy thuyết pháp mà chẳng trụ trong đó.

 

Chư Thiên văn Phật thuyết như thị nghĩa, tất giai thế lệ, nhi tác thị ngôn: Thế Tôn! nhược nhân dĩ nhập, Thanh văn, Bích Chi Phật vị, vĩnh thất thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Chư thiên nghe Phật nói nghĩa như thế, thảy đều rơi lệ nói rằng: Thế Tôn! Nếu người đã vào ngôi vị Thanh văn, Bích-chi-phật thì mất hẳn Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Thế Tôn! Nhân ninh tác ngũ nghịch trọng tội, đắc văn thuyết thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất nhập pháp, vị tác lậu tận, A-la-hán.S dĩ giả hà? Ngũ nghịch tội nhân, văn thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm dĩ, tuy bổn tội duyên, đọa tại địa ngục, văn thị tam muội, thiện căn nhân duyên, hoàn đắc tác Phật.

Thế Tôn! Mọi người thà làm tội nặng ngũ nghịch mà được nghe nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chứ chẳng vào pháp vị làm lậu tận A-la-hán. Vì sao? Vì người làm tội ngũ nghịch nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi, tuy do tội ngũ nghịch bị đọa địa ngục, nhưng nhờ nhân duyên thiện căn nghe tam-muội này mà trở lại được thành Phật.

 

Thế Tôn! lậu tận A-la-hán, do như phá khí, vĩnh bất kham nhâm, thọ thị tam muội.

Thế Tôn! Vị lậu tận A-la-hán giống như đồ bể, chẳng thể kham nhận lãnh thọ tam-muội này.

 

Thế Tôn! thí như hữu nhân, thí tô du mật, đa hữu nhân chúng, trì chủng chủng khí, trung hữu nhất nhân, dụng tâm bất cố, phá sở trì khí, tuy nghệ sở thí, tô du mật sở, vô sở năng ích, đãn đắc tự bão, bất năng trì hoàn, thí dữ dư nhân, thị trung hữu nhân, trì khí hoàn kiên, ký đắc tự bão, diệc trì mãn khí, thí dữ tha nhân, tô du mật giả, thị Phật chánh pháp, sở trì khí phá, đãn đắc tự túc, bất năng trì hoàn, thí tha nhân giả, tức thị Thanh văn, cập Bích Chi Phật, trì hoàn khí giả, tức thị Bồ Tát, thân tự đắc túc, diệc năng trì dữ, nhất thiết chúng sanh.

Thế Tôn! Ví như có người bố thí tô-du, mật, có nhiều người mang các thứ đồ đựng. Trong đó có một người không cẩn thận làm bể đồ đựng mang theo, vì thế tuy đến chỗ bố thí tô-du, mật mà không được lợi ích, chỉ được tự no, chứ không thể mang đi đem cho người khác được. trong đó, người mang đồ đựng bền chắc nguyên vẹn đã được tự no, cũng có thể mang đầy bình đem bố thí cho người khác. Tô-du, mật là chánh pháp của Phật. Người mang đồ bể chỉ tự được đủ, chẳng thể đem cho người khác, tức là thanh văn và bích-chi-phật. Người mang đồ nguyên vẹn tức là Bồ-tát, chính mình tự được no đủ cũng hay đem cho tất cả chúng sinh.

 

Thị thời, nhị bách Thiên Tử, tâm dục thoái chuyển, ư A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề giả, tùng chư Thiên Tử, văn thị ngữ dĩ, cập văn Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, bất khả tư nghị, công đức thế lực, cánh dĩ thâm tâm, phát A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, bất phục tùy tiên, thoái chuyển chi tâm, giai bạch Phật ngôn: ngã đẳng nãi chí, nguy hại thất mạng, bất xả thị tâm, diệc chung bất xả, nhất thiết chúng sanh.

Khi ấy, hai trăm thiên tử tâm muốn thoái chuyển Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nghe các thiên tử nói lời này rồi và nghe công đức thế lực chẳng thể nghĩ bàn của Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, dùng tâm sâu xa phát lại Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng còn theo tâm thoái chuyển trước đó, và bạch Phật rằng: Chúng con dù cho bị nguy hại mất mạng cũng chẳng bỏ tâm này và cũng chẳng bao giờ bỏ tất cả chúng sinh.

 

Thế Tôn! duy nguyện ngã đẳng, văn thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thiện căn nhân duyên, đương đắc Bồ Tát thập lực. Hà đẳng thập?

Thế Tôn! Chỉ nguyện chúng con được nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, nhân duyên thiện căn sẽ được mười sức của Bồ-tát. Những gì là mười?

 

1. Ư Bồ-đề tâm đắc kiên cố lực.
Đối với tâm bồ-đề được sức kiên cố.

2. Ư bất khả tư nghị Phật Pháp đắc thâm tín lực.
Đối với Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn được sức tín sâu.

3. Đa văn đắc bất vong lực.
Ở trong đa văn được sức chẳng quên.

4. Vãng lai sanh tử đắc vô bì lực.
Qua lại sinh tử được sức không mỏi mệt.

5. Ư chư chúng sanh đắc kiên đại bi lực.
Đối với chúng sinh, được sức đại bi bền bỉ.

6. Ư bố thí trung đắc kiên xả lực.
Ở trong bố thí được sức buông xả vững chắc.

7. Ư trì giới trung đắc bất hoại lực.
Ở trong trì giới được sức chẳng hư hỏng.

8. Ư nhẫn nhục trung đắc kiên thọ lực.
Ở trong nhẫn nhục được sức chịu đựng dẻo dai.

9. Ma bất năng hoại đắc trí tuệ lực.
Ma chẳng thể phá hoại, được sức trí huệ.

10. Ư chư thâm pháp đắc tín lạc lực.
Đối với các pháp sâu mầu, được sức tín nhạo.

 

Nhĩ thời Phật cáo Kiên Ý Bồ Tát, nhược hữu chúng sanh, ư kim hiện tại, nhược ngã diệt hậu, văn thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, năng tín lạc giả, đương tri thị nhân, tất giai đắc thị, Bồ Tát thập lực.

Bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Nếu có chúng sinh ngay nơi hiện tại hoặc sau khi ta diệt độ, nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này hay tín nhạo, phải biết người này đều được mười sức kể trên của Bồ-tát.

 

Nhĩ thời hội trung, hữu Bồ Tát danh viết Danh Ý, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Nhược dục đắc phước giả, ứng cúng dưỡng Phật. Dục đắc tuệ giả, ưng cần đa văn. Dục sanh hảo xứ giả, ưng cần trì giới. Dục Đại phú giả, ưng gia bố thí. Dục đắc diệu sắc giả, ưng tu nhẫn nhục. Dục đắc biện tài giả, ưng kính sư trưởng. Dục đắc Đà-la-ni giả, ưng ly tăng thượng mạn. Dục đắc trí giả, ưng tu chánh ức niệm. Dục đắc lạc giả, ưng xả nhất thiết ác. Dục lợi ích chúng sanh giả, ưng phát Bồ-đề tâm. Dục đắc diệu âm thanh giả, ưng tu thật ngữ. Dục đắc công đức giả, ưng lạc viễn ly. Dục cầu Pháp giả, ưng cận thiện tri thức. Dục tọa Thiền giả, ưng ly hội náo. Dục tư tuệ giả, ưng tu tư tánh. Dục sanh phạm thế giả, ưng tu vô lượng tâm. Dục sanh Thiên Nhân, ưng tu Thập thiện.

Bấy giờ, trong hội có Bồ-tát tên Danh Ý bạch Phật: Thế Tôn! Nếu người muốn được phước, phải nên cúng dường Phật. Người muốn được huệ phải siêng năng đa văn. Người muốn sinh vào chỗ tốt phải siêng năng trì giới. Người muốn giàu có lớn, phải nên bố thí. Người muốn thân xinh đẹp phải tu nhẫn nhục. Người muốn được biện tài phải kính sư trưởng. Người muốn đắc đà-la-ni phải lìa tăng-thượng-mạn. Người muốn được trí huệ phải tu chánh ức niệm. Người muốn được vui, phải bỏ tất cả điều ác. Người muốn lợi ích chúng sinh phải phát tâm Bồ-đề. Người muốn được tiếng nói hay phải tu thật ngữ. Người muốn được công đức phải ưa viễn ly. Người muốn cầu pháp phải gần thiện tri thức. Người muốn tọa thiền phải lìa chỗ ồn náo. Người muốn tư huệ phải tu tư duy. Người muốn sinh lên trời Phạm Thế phải tu vô lượng tâm. Người muốn sinh lên trời Dục giới phải tu thập thiện.

 

Thế Tôn! Nhược nhân dục đắc phước đức giả, dục đắc tuệ giả, dục sanh hảo xứ giả, dục đại phú giả, dục diệu sắc giả, dục biện tài giả, dục Đà-la-ni giả, dục đắc trí giả, dục đắc lạc giả, dục lợi ích chúng sanh giả, dục diệu âm thanh giả, dục công đức giả, dục cầu Pháp giả, dục tọa Thiền giả, dục tư tuệ giả, dục sanh phạm thế giả, dục sanh Thiên Nhân giả, dục đắc Niết Bàn giả, dục đắc nhất thiết công đức giả, đương văn Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thọ trì đọc tụng, vi tha nhân thuyết, như thuyết tu hành.

Bạch Thế Tôn! Nếu người muốn được phước đức, muốn được huệ, muốn sinh vào chỗ tốt, muốn giàu có lớn, muốn thân xinh đẹp, muốn được biện tài, muốn đà-la-ni, muốn được trí huệ, muốn được vui, muốn lợi ích chúng sinh, muốn tiếng nói hay, muốn công đức, muốn cầu pháp, muốn tọa thiền, muốn tư huệ, muốn sinh lên trời Phạm Thế, muốn sinh lên trời Dục giới, muốn đắc niết-bàn, muốn được tất cả công đức, phải nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thọ trì, đọc tụng, vì người khác nói, tu hành đúng như lời nói.

 

Thế Tôn! Bồ Tát vân hà, tu thị tam muội.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát tu tam-muội này như thế nào?

 

Phật ngôn: Danh Ý! Bồ Tát nhược năng, quán chư pháp không, vô sở chướng ngại, niệm niệm diệt tận, ly ư tăng ái, thị danh tu thị tam muội.

Phật nói: Này Danh Ý! Bồ-tát nếu hay quán các pháp không, không chỗ chướng ngại, niệm niệm diệt hết, lìa nơi thương ghét, ấy là tu tam-muội này.

 

Phục thứ Danh Ý! học thị tam muội, bất dĩ nhất sự. Sở dĩ giả hà? Tùy chư chúng sanh, tâm tâm sở hành, thị tam muội giả, hữu thị chư hạnh. Tùy chư chúng sanh, tâm tâm sở nhập, thị tam muội giả, hữu thị chư nhập. Tùy chư chúng sanh, chư căn nhập môn, thị tam muội giả, hữu thị nhập môn. Tùy chư chúng sanh, sở hữu danh sắc, đắc thị tam muội, Bồ Tát diệc thị, nhược can danh sắc, năng như thị tri, thị danh tu thị tam muội. Tùy nhất thiết Phật, danh sắc tướng mạo, đắc thị tam muội, Bồ Tát diệc thị, nhược can, danh sắc tướng mạo, năng như thị tri, thị danh tu thị tam muội. Tùy kiến nhất thiết, chư Phật quốc độ. Bồ Tát diệc tự, thành thị quốc độ, thị danh tu thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Lại nữa, này Danh Ý! Học tam-muội này chẳng vì một việc. Vì sao? Tùy theo tâm, tâm sở hành của các chúng sinh, tam-muội này có các hành ấy. Tùy theo tâm, tâm sở nhập của các chúng sinh mà tam-muội này có các nhập ấy. Tùy theo các căn tính của chúng sinh nhập môn mà tam-muội này có nhập môn ấy. Tùy theo danh sắc của chúng sinh, Bồ-tát đắc tam-muội này cũng thị hiện bấy nhiêu danh sắc, biết được như vậy, tức là tu tam-muội này. Tùy theo danh sắc tướng mạo của tất cả chư Phật, Bồ-tát đắc tam-muội này cũng thị hiện bấy nhiêu danh sắc tướng mạo, biết được như vậy, tức là tu tam-muội này. Tùy theo thấy cõi nước của tất cả chư Phật, Bồ-tát tu tam-muội này cũng tự thành tựu cõi nước như thế, ấy gọi là tu Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Danh Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! thị tam muội giả, tu hành thậm nan.

Bồ-tát Danh Ý bạch Phật: Thế Tôn! Tam-muội này tu hành rất khó.

 

Phật cáo Danh Ý: dĩ thị sự cố, thiểu hữu Bồ-tát, trụ thị tam muội, đa hữu Bồ Tát, hành dư tam muội.

Phật bảo Danh Ý: Vì thế ít có Bồ-tát trụ tam-muội này, phần nhiều các Bồ-tát tu hành các tam-muội khác.

 

Nhĩ thời, Danh Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! thử Di Lặc Bồ-tát, Nhất-sanh-bổ-xứ, thứ ư Thế Tôn! Đương đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Di lặc đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội da?

Bấy giờ, Bồ-tát Danh ý bạch Phật: Thế Tôn! Bồ-tát Di-lặc đây là bậc Nhất sinh bổ xứ kế tiếp Thế Tôn sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài Di-lặc đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chăng?

 

Phật ngôn: Danh Ý! kỳ chư Bồ-tát, đắc trụ Thập Địa, Nhất-sanh-bổ-xứ, thọ Phật chánh vị, tất giai đắc thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Phật nói: Này Danh Ý! Các Bồ-tát được trụ Thập địa, Nhất sinh bổ xứ thọ nhận chánh vị Phật thảy đều đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Di Lặc Bồ-tát, tức thời thị hiện, như thị thần lực. Danh Ý Bồ Tát cập, chư chúng hội, kiến thử tam thiên, đại thiên thế giới, chư Diêm-phù-đề, kỳ trung giai thị, Di Lặc Bồ-tát, hoặc kiến tại Thiên thượng, hoặc kiến tại nhân gian, hoặc kiến xuất gia, hoặc kiến tại gia, hoặc kiến thị Phật, giai như A-nan, hoặc kiến trí tuệ đệ nhất như Xá-lợi-phất, hoặc kiến thần thông đệ nhất như Mục-kiền-Liên, hoặc kiến Đầu-đà đệ nhất như đại Ca-diếp, hoặc kiến thuyết pháp đệ nhất như Phú lâu na, hoặc kiến lạc giới đệ nhất như La-hầu-la, hoặc kiến trì luật đệ nhất như ưu ba ly, hoặc kiến thiên nhãn đệ nhất như A-na-luật, hoặc kiến tọa Thiền đệ nhất như Ly-bà-đa. Như thị nhất thiết, chư đệ nhất trung, giai kiến Di lặc, hoặc kiến nhập chư thành ấp, tụ lạc khất thực, hoặc kiến thuyết Pháp, hoặc kiến tọa Thiền.

Bồ-tát Di-lặc tức thời thị hiện thần lực như vầy: Bồ-tát Danh Ý và các chúng hội thấy các Diêm-phù-đề của tam thiên đại thiên thế giới này, trong đó có Bồ-tát Di-lặc hoặc thấy ở trên trời, hoặc thấy tại nhân gian, hoặc thấy xuất gia, hoặc thấy hầu Phật như ngài A-nan, hoặc thấy trí huệ đệ nhất như ngài Xá-lợi-phất, hoặc thấy thần thông đệ nhất như ngài Mục-kiền-liên, hoặc thấy đầu-đà đệ nhất như ngài Đại Ca-diếp, hoặc thấy thuyết pháp đệ nhất như ngài Phú-lâu-na, hoặc thấy mật hạnh đệ nhất như ngài La-hầu-la, hoặc thấy trì luật đệ nhất như ngài Ưu-ba-ly, hoặc thấy thiên nhãn đệ nhất như ngài A-na-luật, hoặc thấy tọa thiền đệ nhất như ngài Ly-bà-đa, hoặc thấy thiên nhãn đệ nhất như ngài A-na-luật, hoặc thấy tọa thiền đệ nhất như ngài Ly-bà-da. Như vậy trong tất cả các đệ nhất đều thấy ngài Di-lặc hoặc thấy ngài vào các thành ấp xóm làng khất thực, hoặc thấy thuyết pháp, hoặc thấy tọa thiền.

 

Danh Ý Bồ Tát, cập chư Đại chúng, nhất thiết giai kiến, Di Lặc Bồ-tát, hiện Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thần thông thế lực, kiến dĩ đại hỉ, bạch Phật ngôn:

Bồ-tát Danh Ý và các đại chúng, tất cả đều thấy Bồ-tát Di-lặc hiện thần thông thế lực Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thấy rồi rất vui mừng bạch Phật:

 

Thế Tôn! thí như chân kim, tuy phục đoán ma, bất thất kỳ tánh. Thị chư đại sĩ, diệc phục như thị, tùy sở thí xứ, giai năng thị hiện, bất khả tư nghị, pháp tánh.

Thế Tôn! Ví như vàng ròng dù có trui luyện cũng chẳng mất tính vàng. Các đại sĩ này cũng lại như vậy, tùy theo chỗ thử thách, các ngài đều có khả năng thị hiện pháp tính chẳng thể nghĩ bàn.

 

Nhĩ thời, Danh Ý Bồ Tát, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã vị Bồ Tát, nhược năng thông đạt, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đương tri thông đạt, nhất thiết đạo hạnh, ư Thanh văn thừa, Bích Chi Phật thừa, cập Phật Đại-Thừa, giai tất thông đạt.

Bấy giờ, Bồ-tát Danh Ý bạch Phật: Thế Tôn! Con cho rằng Bồ-tát nếu hay thông đạt Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, phải biết thông đạt tất cả đạo hạnh, đối với Thanh Văn thừa, Bích-chi-phật thừa, và Phật Đại thừa đều thông đạt cả.

 

Phật ngôn: như thị như thị! như nhữ sở thuyết. Bồ Tát, nhược năng thông đạt, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tức năng thông đạt, nhất thiết đạo hạnh.

Phật nói: Đúng thế! Đúng thế! Đúng như lời ông nói. Bồ-tát nếu hay thông đạt Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì hay thông đạt tất cả đạo hạnh.

 

Nhĩ thời, Trưởng-lão Ma-ha Ca-diếp, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! ngã vị Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử, tằng ư tiên thế, dĩ tác Phật sự., hiện tọa đạo tràng, chuyển ư Pháp luân, thị chư chúng sanh, nhập đại diệt độ.

Bấy giờ trưởng lão Ma-ha Ca-diếp bạch Phật: Thế Tôn! Con cho rằng ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử đã từng ở đời trước làm Phật sự, thị hiện ngồi đạo tràng chuyển bánh xe pháp và ở trước chúng sinh nhập đại diệt-độ.

 

Phật ngôn: như thị như thị! như nhữ sở thuyết.

Phật nói: Đúng thế, đúng thế! Đúng như lời ông nói.

 

Ca-diếp! Quá khứ cửu viễn, vô lượng vô biên, bất khả tư nghị, a-tăng-kì kiếp. Nhĩ thời hữu Phật, Hiệu Long Chủng Thượng Như Lai Ứng-Cúng Chánh-biến-Tri, Minh-hạnh, Túc Thiện-Thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-Sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn! Ư thử thế giới, Nam phương qua ư, thiên Phật quốc độ, quốc danh bình đẳng, vô hữu sơn hà, sa lịch ngõa thạch, khâu lăng đôi phụ, địa bình như chưởng, sanh nhu nhuyễn thảo, như Ca lăng già.

Này Ca-diếp! Quá khứ lâu xa vô lượng vô biên bất khả tư nghì a-tăng-kỳ kiếp. Lúc ấy, có Phật hiệu Long Chủng Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Từ thế giới này đi về hướng nam qua nghìn cõi nước Phật, có nước tên Bình Đẳng, không có núi sông cát sạn ngói đá gò nổng, đất bằng như bàn tay mọc loại cỏ mềm mại như ca-lăng-già

 

Long Chủng Thượng Phật, ư bỉ thế giới, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, sơ chuyển Pháp luân, giáo hóa thành tựu, thất thập ức số, chư Bồ-tát chúng, bát thập ức nhân, thành A-la-hán, cửu vạn lục thiên, nhân trụ Bích Chi Phật, nhân duyên pháp trung, kỳ hậu tục hữu, vô lượng Thanh văn tăng.

Đức Phật Long Chủng Thượng ở thế giới ấy đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lần đầu tiên chuyển pháp luân giáo hóa thành tựu bảy mươi ức chúng Bồ-tát, tám mươi ức người thành A-la-hán, chín muôn sáu nghìn người trụ trong pháp nhân duyên của Bích-chi-phật, sau đó tiếp tục có vô lượng Thanh văn tăng.

 

Ca-diếp! Long Chủng Thượng Phật, thọ mạng tứ bách, tứ thập vạn tuế, độ Thiên Nhân dĩ, nhập ư Niết-Bàn, tán thân xá lợi, lưu bố thiên hạ, khởi tam thập lục ức tháp, chúng sanh cúng dường. Kỳ Phật diệt hậu, pháp trụ thập vạn tuế. Long Chủng Thượng Phật, lâm dục Niết-Bàn, dữ Trí Minh Bồ Tát, thọ kí biệt ngôn: Thử Trí Minh Bồ Tát, thứ ư ngã hậu, đương đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, diệc hiệu Trí Minh.

Này Ca-diếp! Đức Phật Long Chủng Thượng thọ mạng bốn trăm bốn mươi muôn năm, độ trời người xong nhập vào niết-bàn, phân thân xá-lợi lưu bố thiên hạ, dựng ba mươi sáu ức tháp để chúng sinh cúng dường. Sau khi Phật ấy diệt độ, pháp trụ mười muôn năm. Lúc đức Phật Long Chủng Thượng sắp nhập niết-bàn thọ ký cho Bồ-tát Trí Minh rằng: “Bồ-tát Trí Minh này kế tiếp sau ta sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng hiệu Trí Minh”.

 

Ca-diếp! Nhữ vị nhĩ thời, bình đẳng thế giới, Long Chủng Thượng Phật, khởi dị nhân hồ, vật sanh thử nghi. Sở dĩ giả hà? Tức Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử thị.

Này Ca-diếp! Ông nói đức Phật Long Chủng Thượng ở thế giới Bình Đẳng thuở ấy, đâu phải người nào khác. Chớ sinh nghi ngờ. Vì sao? Chính là Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử.

 

Ca-diếp! nhữ kim thả quán, Thủ Lăng Nghiêm tam muội thế lực, chư đại Bồ-tát, dĩ thị lực cố, thị hiện nhập thai, sơ sanh xuất gia, nghệ Bồ-đề thụ, tọa ư đạo tràng, chuyển diệu pháp luân, nhập Bát Niết Bàn, phân bố xá lợi, nhi diệc bất xả, Bồ Tát chi Pháp, ư Bát Niết Bàn, bất tất cánh diệt.

Này Ca-diếp! Ông nay hãy xem thế lực Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, các Đại Bồ-tát do sức này nên thị hiện nhập thai, sơ sinh, xuất gia đến cây Bồ-đề, ngồi nơi đạo tràng, chuyển bánh xe diệu pháp, nhập bát niết-bàn, phân bố xá-lợi mà cũng chẳng bỏ pháp Bồ-tát, bát niết-bàn mà chẳng rốt ráo diệt.

 

Nhĩ thời Trưởng-lão Ma-ha Ca-diếp, ngữ Văn-thù-sư-lợi ngôn: nhân giả nãi năng, thí tác như thử, hy hữu nan sự, thị hiện chúng sanh.

Bấy giờ, trưởng lão Ma-ha Ca-diếp nói với ngài Văn-thù-sư-lợi: Ngài mới hay làm các việc hy hữu khó làm như thế để chỉ dạy chúng sinh.

 

Văn-thù-sư-lợi ngôn: Ca-diếp! Ư ý vân hà? Thị Kì-xà-Quật sơn, thùy chi sở tạo, thị thế giới giả, diệc tùng hà xuất.

Ngài Văn-thù-sư-lợi nói: Này Ca-diếp! Ý ông nghĩ sao? Núi Kỳ-xà quật này do ai tạo ra và thế giới này cũng từ đâu sinh ra?

 

Ca-diếp đáp ngôn: Văn-thù-sư-lợi! Nhất thiết thế giới, thủy mạt sở thành, diệc tùng chúng sanh, bất khả tư nghị, nghiệp nhân duyên xuất.

Ngài Ca-diếp đáp: Thưa ngài Văn-thù-sư-lợi! Tất cả thế giới đều do bọt nước làm thành cũng từ nhân duyên nghiệp chẳng thể nghĩ bàn của chúng sinh mà ra.

 

Văn-thù-sư-lợi ngôn: nhất thiết chư pháp, diệc tùng bất khả tư nghị, nghiệp nhân duyên hữu. Ngã ư thị sự, vô hữu công lực. Sở dĩ giả hà? Nhất thiết chư pháp, giai chúc nhân duyên, vô hữu chủ cố, tùy ý sở thành. Nhược năng giải thử, sở vi bất nan.

Ngài Văn-thù-sư-lợi nói: Tất cả các pháp cũng từ nhân duyên nghiệp chẳng thể nghĩ bàn mà có. Tôi đối với nghiệp này không có công sức. Vì sao? Tất cả các pháp đều thuộc nhân duyên không có chủ, nên tùy ý mà thành. Nếu hiểu được điều này thì làm không khó.

 

Ca-diếp! nhược nhân vị kiến Tứ đế, văn như thị sự, năng tín giải giả, thử tức vi nan, kiến Tứ đế dĩ, đắc chư thần thông, văn thử năng tín, bất túc vi nan.

Này Ca-diếp! Nếu người chưa thấy tứ đế nghe việc này mà có thể tin hiểu thì thật là khó. Người thấy tứ đế rồi đắc các thần thông nghe điều này có thể tin mà chẳng cho là khó

 

Nhĩ thời Thế Tôn! thân thăng hư không, cao thất Ta-la thụ, kiết già phu tọa, thân xuất quang minh, biến chiếu thập phương,vô lượng thế giới, nhất thiết chúng hội, giai kiến thập phương, vô lượng chư Phật, tất giai thuyết thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, bất tăng bất giảm, tất dao đắc văn, thập phương chư Phật, diệc thăng hư không, cao thất Ta-la thụ, kiết già phu tọa, thân phóng quang minh, biến chiếu thập phương, vô lượng thế giới. Bỉ chư chúng sanh, diệc kiến Thích Ca Mâu Ni Phật, thân thăng hư không, kiết già phu tọa. Bỉ chư chúng hội, tất giai dĩ hoa, dao tán Thích Ca Mâu Ni Phật, giai kiến chúng hoa, ư thượng không trung, hợp thành hoa cái. Thử độ Bồ Tát, cập chư Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà đẳng, tất diệc dĩ hoa, tán bỉ chư Phật, giai ư Phật thượng, hóa thành hoa cái.

Bấy giờ, đức Thế Tôn thân bay lên hư không cao bảy cây đa-la, ngồi kiết già, thân phóng ánh sáng soi khắp vô lượng thế giới mười phương. Tất cả chúng hội đều thấy vô lượng chư Phật mười phương thảy đều nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chẳng thêm chẳng bớt, từ xa họ đều được nghe. Mười phương chư Phật cũng bay lên hư không cao bảy cây đa-la, ngồi kiết-già, thân phóng ánh sáng soi khắp vô lượng thế giới mười phương. Các chúng sinh kia cũng thấy Phật Thích-ca Mâu-ni, thân bay lên hư không ngồi kiết già. Các chúng hội kia thảy đều dùng hoa từ xa vói rải lên Phật Thích-ca Mâu-ni, đều thấy các hoa ở trên hư không hợp thành lọng hoa. Bồ-tát và các Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, v.v… ở cõi này cũng dùng hoa rải lên các đức Phật kia, các bông hoa đều hóa thành lọng hoa che trên Đức Phật.

 

Nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật., hoàn nhiếp thần túc, tọa ư bổn tọa, cáo Kiên Ý ngôn: thị vi Như Lai, thần thông chi lực, vi lệnh chúng sanh, công đức tăng ích, thị cố Như Lai, thị hiện thị sự.

Bấy giờ, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhiếp thần túc lại, ngồi nơi bổn tòa bảo Kiên Ý rằng: Đó là sức thần thông của Như Lai. Vì khiến cho công đức của chúng sinh thêm lớn, thế nên Như Lai thị hiện việc này.

 

Phật hiện thần thông lực thời, bát thiên Thiên Nhân, phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm, hựu thuyết thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, thùy dục cánh thời. Kiên Ý Bồ Tát, cập ngũ bách Bồ Tát, đắc Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tất giai đắc kiến, thập phương chư Phật, sở hữu thần lực, ư Phật thâm pháp, đắc trí quang minh, trụ đệ Thập Địa, thọ Phật chức vị, tam thiên đại thiên, thế giới lục chủng chấn động, phóng đại quang minh, biến chiếu thế giới, thiên vạn kĩ nhạc, đồng thời câu tác, chư Thiên không trung, vũ chủng chủng hoa.

Lúc Phật hiện sức thần thông, tám nghìn thiên nhân phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và lúc nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này sắp xong, Bồ-tát Kiên Ý và năm trăm Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thảy đều được thấy thần lực của các đức Phật mười phương, đối với pháp sâu của Phật được trí quang minh trụ Đệ thập địa thọ chức vị Phật. Tam thiên đại thiên thế giới chấn động sáu cách, phóng ánh sáng lớn soi khắp thế giới, nghìn muôn kỹ nhạc đồng thời trỗi lên và trên hư không mưa các thứ hoa.

 

Nhĩ thời Phật cáo A-nan: Nhữ đương thọ thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, trì phúng tụng độc, quảng vi nhân thuyết.

Bấy giờ, Phật bảo A-nan: Ông nên thọ trì Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, đọc tụng rộng vì người nói.

 

Thời trì Tu-di sơn đảnh thích bạch Phật ngôn: Thế Tôn! A-nan trí tuệ, ức niệm hữu lượng, Thanh văn nhân giả, tùy tha âm thanh. Hà cố dĩ thị, tam muội pháp bảo, chúc lũy A-nan.

Lúc ấy, Đế Thích Trì Tu-di Sơn Đảnh bạch Phật: Thế Tôn! Ngài A-nan trí huệ ghi nhớ có hạn lượng. Người Thanh văn nhờ âm thanh của người khác mà ngộ đạo, cớ sao Ngài đem pháp bảo tam-muội này chúc lụy cho ngài A-nan?

 

Trì Tu-di sơn đảnh thích, phát chí thành ngôn: nhược ngã năng ư, kim thế lai thế, quảng tuyên lưu bố, thị bảo tam muội, vô hữu hư giả, ư thử Kì-xà-Quật, sơn trung thọ, tất giai đương như, Phật Bồ-đề thụ, kỳ chư thụ hạ, giai hữu Bồ Tát.

Đế Thích Trì Tu-di Sơn Đảnh phát lời chí thành nói: Nếu tôi hay ở hiện đời và đời sau rộng tuyên lưu bố pháp bảo tam-muội này không có hư dối thì các cây trong núi Kỳ-xà quật này thảy đều như cây bồ-đề của Phật, dưới các cây bồ-đề đều có Bồ-tát.

 

Trì Tu-di sơn đảnh Thích, tác thị ngữ dĩ, tức kiến chư thọ, như Bồ-đề thụ, nhất nhất thụ hạ, giai kiến Bồ Tát. Chư Bồ-đề thụ, giai xuất thị ngôn: Như trì Tu-di sơn đảnh thích, sở ngôn: Vi thật, thị nhân tất năng, lệnh thử tam muội, quảng tuyên lưu bố.

Đế-thích Trì Tu Di Sơn Đảnh nói lời này xong, liền thấy các cây như cây bồ-đề, dưới mỗi cây đều có Bồ-tát. Các cây bồ-đề đều phát ra tiếng nói: Như lời của Đế Thích Trì Tu-di Sơn Đảnh nói, đích thật người này ắt hay khiến cho tam-muội này được rộng tuyên lưu bố.

 

Nhĩ thời, chư Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà đẳng, đồng thanh bạch Phật ngôn:

Bấy giờ, các Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà v.v… đồng thanh bạch Phật:

 

Thế Tôn! Giả sử Như Lai, trụ thọ nhất kiếp, bất vi dư sự, dĩ Thanh văn thừa, vi nhân thuyết Pháp, nhất nhất thuyết Pháp, giai tất như sơ, chuyển Pháp luân thời, sở độ chúng sanh. Thuyết thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, sở độ chúng sanh, thử tức vi thắng, sở dĩ giả hà?

Thế Tôn! Giả sử Như Lai sống lâu một kiếp chẳng vì việc khác, dùng Thanh văn thừa vì người thuyết pháp, mỗi thời thuyết pháp đều như lúc mới chuyển pháp luân độ các chúng sinh. Nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này độ chúng sinh, đây mới là hơn. Vì sao?

 

Thị chư chúng sanh, giai dĩ Thanh văn thừa độ, ư Bồ-tát thừa, bách phân bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần, nãi chí toán số, thí dụ sở bất năng cập. Như thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, hữu thị vô lượng thế lực, năng thành tựu chư Bồ-tát, sử đắc cụ túc Phật Pháp.

Các chúng sinh kia đều được dùng Thanh văn thừa độ so với Bồ-tát thừa trăm phần chẳng bằng một, trăm nghìn muôn ức phần cho đến toán số, thí dụ cũng chẳng thể bì kịp. Như Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này có thế lực vô lượng hay thành tựu các Bồ-tát, khiến các ngài được đầy đủ Phật pháp.

 

Nhĩ thời Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật ngôn: Thế Tôn! thật thọ kỷ hà, kỷ thời đương nhập, tất cánh Niết-Bàn.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên ý bạch Phật: Thế Tôn! Tuổi thọ thật của Ngài là bao nhiêu? Và đến khi nào Ngài sẽ rốt ráo nhập niết-bàn?

 

Phật ngôn: Kiên Ý! Đông phương khứ thử, thế giới tam vạn, nhị thiên Phật độ, quốc danh trang nghiêm, thị trung hữu Phật, hiệu Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự tại Vương Như Lai, Ứng-Cúng Chánh-biến-Tri, Minh-hạnh-Túc, Thiện-Thệ thế gian giải, Vô-thượng-Sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, kim hiện tại thuyết Pháp.

Phật nói: Này Kiên Ý! Về phương đông cách thế giới này ba muôn hai nghìn cõi nước Phật, có thế giới tên Trang Nghiêm, trong nước ấy có Phật hiệu Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, hiện đang thuyết pháp.

 

Kiên Ý! như Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự tại Vương Phật thọ mạng, ngã sở thọ mạng, diệc phục như thị.

Này Kiên Ý! Như thọ mạng của Phật Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương, thọ mạng của ta cũng lại như vậy.

 

Thế Tôn! Thị Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự tại Vương Phật, thọ mạng kỷ sở.

Bạch Thế Tôn! Thọ mạng của Phật Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương là bao nhiêu?

 

Phật cáo Kiên Ý! Nhữ tự vãng vấn, tự đương đáp nhữ.

Phật bảo Kiên Ý: Ông hãy tự qua hỏi, Phật ấy sẽ đáp cho.

 

Tức thời Kiên Ý thừa Phật thần lực, hựu dĩ Thủ Lăng Nghiêm tam muội lực cố, cập tự thiện căn, thần thông lực cố, như nhất niệm khoảnh, đáo bỉ trang nghiêm, thế giới đầu diện, lễ bỉ Phật túc, hữu nhiễu tam tạp, khước trụ nhất diện, bạch Phật ngôn:

Bồ-tát Kiên Ý nhờ thần lực của Phật và dùng sức Thủ-lăng-nghiêm tam-muội cùng sức thần thông thiện căn của mình trong khoảng một niệm đến thế giới Trang Nghiêm, đầu mặt đảnh lễ dưới chân đức Phật kia, đi nhiễu bên hữu ba vòng, rồi đứng qua một bên bạch Phật:

 

Thế Tôn! thọ mạng kỷ thời, đương nhập Niết Bàn.

Thế Tôn thọ mạng bao lâu sẽ nhập niết-bàn?

 

Bỉ Phật đáp ngôn: Như bỉ Thích Ca Mâu Ni Phật thọ mạng. Ngã sở thọ mạng, diệc phục như thị. Kiên Ý! Nhữ dục tri giả, ngã thọ thất bách, a-tăng-kì kiếp, Thích Ca Mâu Ni Phật, thọ mạng diệc nhĩ.

Đức Phật kia đáp: Như thọ mạng của Phật Thích-ca Mâu-ni, thọ mạng của ta cũng lại như vậy. Này Kiên Ý! Ông muốn biết ư? Thọ mạng của ta là bảy trăm a-tăng-kỳ kiếp, thọ mạng của Phật Thích-ca Mâu-ni cũng vậy.

 

Nhĩ thời, Kiên Ý Bồ Tát, tâm đại hoan hỉ, tức hoàn Ta Bà thế giới, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! bỉ Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự tại Vương Phật, thọ thất bách a-tăng-kì kiếp, nhi cáo ngã ngôn, như ngã thọ mạngn Thích Ca Mâu Ni Phật thọ mạng, diệc phục như thị.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý lòng rất vui mừng liền trở về thế giới Ta-bà, bạch Phật: Thế Tôn! Đức Phật Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương kia thọ bảy trăm a-tăng-kỳ kiếp, và bảo con rằng: “Như thọ mạng của Ta, thọ mạng của Phật Thích-ca Mâu-ni cũng lại như vậy”.

 

Nhĩ thời A-nan, tùng tọa nhi khởi, thiên đản hữu kiên, hợp chưởng hướng Phật, bạch Phật ngôn: Thế Tôn! như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, ngã vị Thế Tôn, ư bỉ trang nghiêm, thế giới dĩ dị, danh tự lợi ích chúng sanh.

Bấy giờ, ngài A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy trịch y bày vai hữu, chắp tay hướng vể Phật bạch rằng: Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật nói, con cho rằng đức Thế Tôn ở thế giới Trang Nghiêm kia dùng danh tự khác để làm lợi ích chúng sinh.

 

Nhĩ thời Thế Tôn, tán A-nan ngôn: Thiện tai thiện tai! Nhữ dĩ Phật lực, năng tri thị sự, bỉ Phật thân giả, tức thị ngã thân, dĩ dị danh tự, ư bỉ thuyết Pháp, độ thoát chúng sanh. A-nan! như thị thần thông, tự tại lực giả, giai thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội thế lực.

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen ngài A-nan: Hay thay, hay thay! Ông nhờ thần lực của Phật mà có thể biết việc này. Thân đức Phật kia chính là thân ta dùng danh tự khác ở thế giới kia thuyết pháp độ thoát chúng sinh. Này A-nan! Sức thần thông tự tại như vậy đều là thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

 

Nhĩ thời, Phật cáo Kiên Ý Bồ Tát: Kiên Ý! dĩ thị sự cố, đương tri ngã thọ, thất bách a-tăng-kì kiếp, nãi đương tất cánh, nhập ư Niết-Bàn.

Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý: Này Kiên Ý! Do vì việc này nên biết ta thọ bảy trăm a-tăng-kỳ kiếp mới sẽ rốt ráo nhập niết-bàn.

 

Thời hội Đại chúng, văn Phật sở thuyết, thọ mạng như thị, bất khả tư nghị, giai đại hoan hỉ, đắc vị tằng hữu.

Lúc đại chúng trong hội nghe Phật nói thọ mạng chẳng thể nghĩ bàn như thế đều rất vui mừng được điều chưa từng có, bạch Phật:

 

Bạch Phật ngôn: Thế Tôn! chư Phật thần lực, chí vị tằng hữu, nhất thiết sở hành, bất khả tư nghị, ư thử hiện thọ, như thị đoản mạng, nhi thật ư bỉ, thất bách a-tăng-kì kiếp. Thế Tôn! Nguyện sử nhất thiết, chúng sanh cụ túc, như thị bất khả, tư nghị thọ mạng.

Thế Tôn! Thần lực của chư Phật thật chưa từng có, tất cả việc làm chẳng thể nghĩ bàn, ở thế giới này thị hiện thọ mạng ngắn ngủi như thế mà thật ra ở thế giới kia thọ mạng dài đến bảy trăm a-tăng-kỳ kiếp. Thế Tôn! Nguyện cho tất cả chúng sinh đầy đủ thọ mạng chẳng thể nghĩ bàn như thế.

 

Nhĩ thời Thế Tôn! phục cáo Kiên Ý! Thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tùy tại quận quốc, thành ấp tụ lạc Tịnh Xá, không lâm kỳ trung, chư ma ma dân, bất đắc kỳ tiện.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Kiên Ý: Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này ở các chỗ như quận quốc, thành ấp, xóm làng, tinh xá, vườn rừng, thì trong các chỗ ấy các ma và dân ma không được cơ hội thuận tiện khuấy nhiễu.

 

Hựu cáo Kiên Ý! Nhược hữu Pháp sư, thư tả độc tụng, giải thuyết thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, ư nhân phi nhân, vô hữu khủng bố, phục đắc nhị thập, bất khả tư nghị, công đức chi phần. Hà đẳng nhị thập?

Lại bảo Kiên Ý: Nếu có pháp sư biên chép đọc tụng giải nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này thì đối với người và các loài phi nhân đều không có sợ hãi, lại được hai mươi phần công đức chẳng thể nghĩ bàn. Những gì là hai mươi phần công đức chẳng thể nghĩ bàn?

 

1. Phước đức bất khả tư nghị,
Công đức chẳng thể nghĩ bàn,

2. Trí tuệ bất khả tư nghị,
Trí Huệ chẳng thể nghĩ bàn,

3. Phương tiện bất khả tư nghị,
Phương tiện chẳng thể nghĩ bàn,

4. Biện tài bất khả tư nghị,
Biện tài chẳng thể nghĩ bàn,

5. Pháp minh bất khả tư nghị,
Pháp sáng suốt chẳng thể nghĩ bàn,

6. Tổng trì bất khả tư nghị,
Tổng trì chẳng thể nghĩ bàn,

7. Pháp môn bất khả tư nghị,
Pháp môn chẳng thể nghĩ bàn,

8. Ức niệm tùy nghĩa bất khả tư nghị,
Theo nghĩa ghi nhớ chẳng thể nghĩ bàn,

9. Chư thần thông lực bất khả tư nghị,
Các sức thần thông chẳng thể nghĩ bàn,

10. Phân biệt chúng sanh chư sở ngữ ngôn bất khả tư nghị,
Phân biệt các ngôn ngữ của chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn,

11. Thâm giải chúng sanh tâm chi sở lạc bất khả tư nghị,
Hiểu sâu sở thích của tâm chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn,

12. Đắc kiến chư Phật bất khả tư nghị,
Được thấy chư Phật chẳng thể nghĩ bàn,

13. Sở văn chư Pháp bất khả tư nghị,
Các pháp được nghe chẳng thể nghĩ bàn,

14. Giáo hóa chúng sanh bất khả tư nghị,
Giáo hóa chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn,

15. Tự tại tam muội bất khả tư nghị,
Tam-muội tự tại chẳng thể nghĩ bàn,

16. Thành tựu tịnh độ bất khả tư nghị,
Thành tựu Tịnh độ chẳng thể nghĩ bàn,

17. Hình sắc tối diệu bất khả tư nghị,
Hình sắc xinh đẹp chẳng thể nghĩ bàn,

18. Công đức tự tại bất khả tư nghị,
Công đức tự tại chẳng thể nghĩ bàn,

19. Tu trì chư Ba-la-mật bất khả tư nghị,
Tu hành các ba-la-mật chẳng thể nghĩ bàn,

20. Đắc Bất-thoái-chuyển Phật Pháp bất khả tư nghị.
Được bất thoái chuyển Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn,

 

Thị vi nhị thập.
Đó là hai mươi.

 

Kiên Ý! Nhược nhân thư tả, độc tụng thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đắc thị nhị thập, bất khả tư nghị, công đức chi phần. Thị cố Kiên Ý! nhược nhân, dục đắc kim thế, lai thế chư lợi, đương thư tả, độc tụng, giải thoát tu hành, thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Này Kiên Ý! Nếu người biên chép đọc tụng Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này được hai mươi phần công đức chẳng thể nghĩ bàn vừa kể ở trên. Thế nên, này Kiên Ý! Nếu người muốn được các lợi ích hiện đời và đời sau, nên biên chép, đọc tụng, giải nói, tu hành Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Kiên Ý! nhược cầu Phật đạo thiện nam tử, thiện nữ nhân, ư thiên vạn kiếp, cần tâm tu hành, lục Ba la mật, nhược hữu văn thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tức năng tín thọ, tâm bất thoái một, bất kinh bất úy, phước thắng ư bỉ, tật chí A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Hà huống văn dĩ, thọ trì đọc tụng, như thuyết tu hành, vì nhân giải thuyết. Nhược hữu Bồ Tát, dục văn chư Phật, bất tư nghị Pháp, bất kinh bất úy, dục ư nhất thiết, chư Phật Pháp trung, hiện liễu tự tri, bất tòng tha giáo, ứng đương tu tập, hành thị tam muội, nhược dục đắc văn, sở vị văn Pháp, tín thọ bất nghịch, ứng đương văn thị, Thủ Lăng Nghiêm tam muội.

Này Kiên Ý! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào cầu Phật đạo ở trong nghìn muôn kiếp, tâm siêng năng tu hành sáu ba-la-mật; nếu có người nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này liền hay tin nhận, tâm chẳng lui sụt chẳng kinh chẳng sợ thì phước hơn người kia, chóng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hà huống nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tu hành, vì người khác mà giải nói. Nếu có Bồ-tát muốn nghe pháp chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật mà chẳng kinh chẳng sợ, muốn ở trong giáo pháp của tất cả chư Phật hiện tại tự mình hiểu rõ chẳng nhờ người khác dạy, phải nên tu tập tam-muội này. Nếu muốn nghe pháp chưa từng nghe và tin nhận chẳng chống nghịch thì phải nên nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

 

Thuyết thị Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh thời, vô lượng chúng sanh, phát a nậu đa la tam miệu tam Bồ-Đề tâm, phục bội thị số trụ A duy việt trí địa, phục bội thị số đắc Vô sanh Pháp nhẫn, vạn bát thiên Bồ Tát đắc thị Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Vạn bát thiên Tỳ-kheo Tì-kheo-ni bất thọ chư Pháp cố, lậu tận giải thoát, đắc A-la-hán, nhị vạn lục thiên, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, ư chư Pháp trung, đắc pháp nhãn tịnh, tam thập na-do-tha chư Thiên, đắc nhập thánh vị.

Lúc Phật nói kinh Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, vô lượng chúng sinh phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lại gấp bội số ấy trụ bậc bất thoái chuyển, lại gấp bội số ấy đắc vô sinh nhẫn; một muôn tám nghìn Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này; một muôn tám nghìn tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni vì chẳng thọ các pháp nên lậu tận giải thoát đắc A-la-hán; hai muôn sáu nghìn ưu-bà-tắc, ưu-bà-di ở trong các pháp được pháp nhãn tịnh; ba mươi na-do-tha chư thiên được nhập Thánh vị.

 

Phật thuyết Kinh dĩ, Văn-thù-sư-lợi pháp vương tử ,Kiên Ý Bồ Tát đẳng, nhất thiết chư Bồ-Tát Ma-ha-tát, cập chư Thanh văn Đại đệ-tử, nhất thiết chư Thiên, Long Thần, Càn thát bà, A-tu-la, đẳng thế gian nhân dân, văn Phật sở thuyết, hoan hỉ tín thọ.

Phật nói kinh này xong, Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, Bồ-tát Kiên Ý v.v… tất cả các vị Đại Bồ-tát và các đại đệ tử Thanh văn, tất cả chư Thiên, Long, Càn-thát-bà, A-tu-la v.v… nhân dân ở thế gian nghe lời Phật nói vui vẻ tin nhận.

 

Hết Quyển Hạ