VÔ LƯỢNG NGHĨA 2

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA KINH

(Tiêu Tề Thiên Trúc Sa-môn Đàm-ma-già-đà-da-xá dịch)

*****

THUYẾT PHÁP PHẨM

ĐỆ NHỊ

 

Nhĩ thời, Đại Trang Nghiêm Bồ Tát ma-ha-tát dữ bát vạn Bồ Tát ma-ha-tát thuyết thị kệ tán Phật dĩ, câu bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngã đẳng bát vạn Bồ Tát chi chúng, kim giả dục ư Như Lai pháp trung, hữu sở tư vấn. Bất thẩm Thế Tôn thùy mẫn thính phủ?”

Bấy giờ ngài Đại Trang Nghiêm Bồ tát ma ha tát cùng với tám vạn vị Bồ tát ma ha tát nói bài kệ khen ngợi Phật rồi, đều bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Hàng Bồ tát chúng con tám vạn người, nay muốn được ở trong giáo pháp của đức Như Lai, hoặc có chỗ còn phải hỏi han, không hiểu đức Thế Tôn có rủ lòng thương chỉ giáo cho chăng?”

 

Phật cáo Đại Trang nghiêm Bồ Tát cập bát vạn Bồ Tát ngôn: “Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, thiện tri thị thời, tứ nhứ sở vấn. Như Lai bất cửu đương bát Niết-bàn. Niết-bàn chi hậu, phổ linh nhất thiết vô phục dư nghi. Dục hà sở vấn tiện khả thuyết dã.”

Đức Phật bảo Bồ tát Đại Trang Nghiêm và tám vạn vị Bồ tát rằng: “Hay lắm! Hay lắm! Nầy thiện nam tử! Các ông khéo biết đúng thời, vậy tha hồ các ông cứ hỏi, Như Lai chẳng bao lâu nữa sẽ vào Niết bàn. Sau khi vào Niết bàn rồi thì đều khiến cho hết thảy ai nấy không còn nghi ngờ gì nữa. Vậy ai muốn hỏi chỗ nào thì nói ngay đi.”

 

Thị Đại Trang Nghiêm Bồ Tát dữ bát vạn Bồ Tát tức cộng đồng thinh bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Bồ Tát ma-ha-tát dục đắc tật thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, ưng đương tu hành hà đẳng pháp môn? Hà đẳng pháp môn năng linh Bồ Tát ma-ha-tát tật thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề?

Bấy giờ Bồ tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn vị Bồ tát liền đồng thanh bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát ma ha tát muốn chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác thì phải tu hành những pháp môn nào? Và những pháp môn nào có thể khiến cho Bồ tát ma ha tát chóng được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác?”

 

Phật cáo Đại Trang Nghiêm Bồ Tát cập bát vạn Bồ Tát ngôn: “Thiện nam tử! Hữu nhất pháp môn năng linh Bồ Tát tật đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nhược hữu Bồ Tát học thị pháp môn giả, tắc năng tật đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. “

Đức Phật bảo Bồ tát Đại Trang Nghiêm và tám muôn vị Bồ tát rằng: “Nầy thiện nam tử! Có một pháp môn hay làm cho Bồ tát ma ha tát chóng được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nếu có Bồ tát nào, học pháp môn đó thì có thể chóng thành được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.”

 

“Thế Tôn! Thị pháp môn giả hiệu tự hà đẳng? Kỳ nghĩa vân hà? Bồ Tát vân hà tu hành?”

“Bạch đức Thế Tôn! Pháp môn đó tên hiệu là gì? Nghĩa lý ra sao? Bồ tát phải tu hành như thế nào?”

 

Phật ngôn: “Thiện nam tử! Thị nhất pháp môn danh vi Vô lượng nghĩa. Bồ Tát dục đắc tu học Vô lượng nghĩa giả, ưng đương quán sát nhất thiết chư pháp, tự bổn lai kim, tánh tướng không tịch, vô đại vô tiểu, vô sanh vô diệt, phi trụ phi động, bất tấn bất thối, do như hư không. Vô hữu thị pháp, nhi chư chúng sanh hư vọng hoạnh kế: thị thử, thị bỉ, thị đắc, thị thất. Khởi bất thiện niệm, tạo chúng ác nghiệp: luân hồi Lục thú, bị chư khổ độc. Vô lượng ức kiếp, bất năng tự xuất.

Đức Phật bảo: “Nầy thiện nam tử! Một pháp môn đó tên là Vô Lượng Nghĩa, Bồ tát nào muốn được tu học Vô Lượng Nghĩa đó, thì phải nên quán sát hết thảy các pháp, từ trước đến nay, tánh tướng nó bản lai rỗng lặng, không lớn, không nhỏ, không sanh, không diệt, không trụ, không động, không tiến, không lui, ví như hư không, không có hai pháp, chỉ vì chúng sanh mê chấp lấy cái giả dối, mà cho là cái nầy, cái kia, là được, là mất, khởi ra tâm niệm chẳng lành, tạo ra mọi điều ác nghiệp, loanh quanh trong sáu ngả, chịu đủ mọi khổ độc, hàng vô lượng ức kiếp, mà không tự biết để tìm lối ra.

 

Bồ Tát ma-ha-tát như thị đế quan, sanh lân mẫn tâm, phát đại từ bi tương dục cứu bạt. Hựu phục thâm nhập nhất thiết chư pháp: pháp tướng như thị sanh như thị pháp; pháp tướng như thị trụ như thị pháp; pháp tướng như thị dị như thị pháp; pháp tướng như thị diệt như thị pháp. Pháp tướng như thị năng sanh ác pháp; pháp tướng như thị năng sanh thiện pháp. Trụ, dị, diệt, giả, diệc phục như thị.

Bồ tát ma ha tát, quán sát kỹ lưỡng như thế rồi sanh ra lòng lân mẫn, phát khởi ý đại từ bi, hầu mong cứu vớt. Vả lại, thâm nhập vào hết thảy các pháp: Pháp tướng như thế, phảp sanh như thế; Pháp tướng như thế, pháp trụ như thế; Pháp tướng như thế, pháp dị như thế; Pháp tướng như thế, pháp diệt như thế; Pháp tướng như thế, hay sanh ra ác nghiệp; Pháp tướng như thế, hay sanh ra thiện pháp. Tướng Trụ, Dị, Diệt, kia cũng lại như thế.

 

Bồ Tát như thị quán sát tứ tướng thủy mạt, tất biến tri dĩ. Thứ phục đế quán nhất thiết chư pháp: niệm niệm bất trụ, tân tân sanh diệt. Phục quán tức thời sanh, trụ, dị, diệt. Như thị quán dĩ, nhi nhập chúng sanh chư căn tánh dục. Tánh dục vô lượng, cố thuyết pháp vô lượng. Thuyết pháp vô lượng, cố nghĩa diệc vô lượng. Vô lượng nghĩa giả, tùng nhất pháp sanh. Kỳ nhất pháp giả, tức vô tướng dã. Như thị vô tướng, vô tướng bất tướng. Bất tướng vô tướng, danh vi thật tướng.

Bồ tát quán sát kỹ lưỡng nguồn gốc của bốn tướng như thế, đều biết cả rồi. Thứ lại quán sát kỹ lưỡng hết thảy các pháp niệm niệm chẳng ngừng luôn luôn sanh diệt. Lại quán sát ngay nơi Sanh, Trụ, Dị, Diệt. Quán sát như thế rồi, mà vào mọi căn tánh ham muốn của chúng sanh; vì tánh ham muốn vô lượng, cho nên thuyết pháp cũng vô lượng; vì thuyết pháp vô lượng cho nên nghĩa cũng vô lượng. Mà vô lượng nghĩa đó, do từ một pháp mà sanh một pháp, đó tức là “vô tướng” vậy. Vô tướng như thế, tức là vô tướng mà chẳng tướng, chẳng tướng mà vô tướng, thì mới gọi là “thật tướng” vậy.

 

Bồ Tát ma-ha-tát an trụ như thị chân thật tướng dĩ, sở phát từ bi, minh đế bất hư. Ư chúng sanh sở, chân năng bạt khổ. Khổ ký bạt dĩ, phục vị thuyết pháp, linh chư chúng sanh thọ ư khoái lạc.

Bồ tát ma ha tát trụ vào tướng chân thật như thế rồi thì từ bi phát khởi rõ ràng chẳng rối. Đối với chúng sanh hay đem lòng chân thật cứu khổ, khi đã cứu khổ cho rồi lại vì những chúng sanh đó mà nói pháp, khiến cho các chúng sanh được hưởng khoái lạc.

 

“Thiện nam tử! Bồ Tát Ma-ha-tát nhược năng như thị tu nhất pháp môn Vô lượng nghĩa giả, tất đắc tật thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Nầy thiện nam tử! Bồ tát ma ha tát nếu hay tu hành được một pháp môn “Vô Lượng Nghĩa” như thế, thì tất nhiên chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

“Thiện nam tử! Như thị thậm thâm vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, văn lý chân chánh, tôn vô quá thượng. Tam thế chư Phật sở cộng thủ hộ. Vô hữu chúng ma quần đạo đắc nhập. Bất vi nhất thiết tà kiến sanh tử chi sở hoại bại.

Nầy thiện nam tử! “Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa” văn lý cao siêu mầu nhiệm như thế, không có kinh nào là tôn quý hơn. Chư Phật trong ba đời cũng đều gìn giữ, không có chúng ma quần đạo nào xâm nhập vào được, không bị hết thảy tà kiến sanh tử phá hoại.

 

Thị cố thiện nam tử! Bồ Tát ma-ha-tát nhược dục tật thành Vô thượng Bồ-đề, ưng đương tu học như thị thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh.

Vì vậy thiện nam tử! Bồ tát ma ha tát muốn chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, phải nên tu học kinh Đại thừa rất cao siêu sâu xa nầy.”

 

Nhĩ thời, Đại Trang Nghiêm Bồ Tát phục bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Thế Tôn thuyết pháp bất khả tư nghị. Chúng sanh căn tánh diệc bất khả tư nghị. Pháp môn giải thoát diệc bất khả tư nghị. Ngã đẳng ư Phật sở thuyết chư pháp, vô phục nghi nan. Nhi chư chúng sanh sanh mê hoặc tâm, cố trùng tư vấn.

Bấy giờ Bồ tát Đại Trang Nghiêm lại bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn thuyết pháp bất khả tư nghì, mà căn tánh của chúng sanh cũng bất khả tư nghì, và pháp môn giải thoát cũng bất khả tư nghì; chúng con ở chốn đức Phật được nghe nói các pháp thì không còn nghi nan gì nữa, nhưng vì các chúng sanh lại sanh ra tâm mê hoặc, vì thế, con lại kính hỏi.

 

“Thế Tôn! Tự tùng Như Lai đắc đạo dĩ lai, tứ thập dư niên, thường vị chúng sanh, diễn thuyết chư pháp: Tứ tướng chi nghĩa: Khổ nghĩa, không nghĩa, vô thường, vô ngã, vô đại, vô tiểu, vô sanh, vô diệt, nhất tướng vô tướng, pháp tánh pháp tướng bổn lai không tịch, bất lai bất khứ, bất xuất bất một. Nhược hữu văn giả, hoặc đắc Nỗn pháp, Đảnh pháp, Nhẫn pháp, Thế đệ nhất pháp, Tu-đà-hoàn quả, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả, Bích chi Phật đạo, phát Bồ-đề tâm, đăng Đệ nhất địa, Đệ nhị địa, Đệ tam chí Đệ thập địa. Vãng nhật sở thuyết chư pháp chi nghĩa dữ kim sở thuyết hữu hà đẳng dị nhi ngôn: Thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, Bồ Tát tu hành, tất đắc tật thành Vô thượng Bồ-đề? Thị sự vân hà?

Đức Thế Tôn, từ khi đức Như Lai đắc đạo đến nay hơn bốn mươi năm, thường vì chúng sanh diễn nói các pháp, nghĩa của bốn tướng: “Nghĩa của khổ, nghĩa của không, vô thường, vô ngã, vô đại, vô tiểu, vô sanh, vô diệt, nhất tướng, vô tướng, pháp tánh, pháp tướng bản lai rỗng lặng; không tới không lui, không ra không vào.” Nếu có người được nghe ấy, hoặc giả được pháp Noãn, pháp Đảnh, pháp Nhẫn, pháp Thế đệ nhất, quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hàm, quả A na hàm, quả A la hán, ngôi Bích chi Phật, người phát tâm Bồ đề thì lên ngôi thập địa Bồ tát. Những nghĩa của các pháp ngài nói trước kia, so với những chỗ ngài nói ngày nay có sai khác chỗ nào chăng? Mà nói là kinh “Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa” rất cao siêu mầu nhiệm sâu xa, Bồ tát tu hành ắt chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, việc đó thế nào?

 

Duy nguyện Thế Tôn từ ai nhất thiết, quảng vị chúng sanh nhi phân biệt chi, phổ linh hiện tại cập vi lai thế hữu văn pháp giả, vô dư nghi võng.

Kính xin đức Thế Tôn rủ lòng lành thương rộng vì hết thảy chúng sanh mà phân biệt cho, khắp khiến đời hiện tại và đời vị lai có ai được nghe pháp nầy thì không còn mắc phải lưới nghi ngờ nữa.”

 

Thị, Phật cáo Đại Trang Nghiêm Bồ Tát: Thiện tai, thiện tai! Đại thiện nam tử! Năng vấn Như Lai như thị thậm thâm vô thượng Đại thừa vi diệu chi nghĩa! Đương tri nhữ năng đa sở lợi ích an lạc nhân thiên, bạt khổ chúng sanh, chân đại từ bi, tín thật bất hư. Dĩ thị nhân duyên, tất đắc tật thành Vô thượng Bồ-đề, diệc linh nhất thiết kim thế, lai thế chư hữu chúng sanh đắc thành Vô thượng Bồ-đề.

Bấy giờ đức Phật bảo Bồ tát Đại Trang Nghiêm rằng: “Hay lắm! Phải lắm! Đại thiện nam tử mới có thể hỏi Như Lai nghĩa Đại thừa rất cao siêu mầu nhiệm sâu xa như thế, thì nên biết rằng ông là người hay làm nhiều điều lợi ích cho cõi nhân, cõi thiên, và cứu bạt khổ não cho chúng sanh, đúng là đại từ đại bi tin thật không dối. Vì nhân duyên ấy mà sẽ chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, và cũng khiến cho hết thảy chúng sanh đời nầy, đời sau được thành vô thượng Bồ đề.

 

Thiện nam tử! Tự ngã đạo tràng Bồ-đề thọ hạ, đoan tọa lục niên, đắc thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, dĩ Phật nhãn quán nhất thiết chư pháp bất khả tuyên thuyết. Sở dĩ giả hà? Dĩ chư chúng sanh tánh dục bất đồng, chủng chủng thuyết pháp. Dĩ phương tiện lực, tứ thập dư niên vị hiển chân thật. Thị cố chúng sanh đắc đạo sai biệt, bất đắc tật thành Vô thượng Bồ-đề.

Nầy thiện nam tử! Từ khi ta đến đạo tràng tới nay, sáu năm ngồi tư duy ở dưới gốc cây bồ đề được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ta dùng Phật nhãn xem thấy các pháp mà không thể nói ra được. Sở dĩ vì sao? Là vì các chúng sanh tánh ham muốn bất đồng, vì tánh ham muốn bất đồng cho nên phải dùng hết thảy các sức phương tiện thuyết pháp hơn bốn mươi năm mà không hiểu được lý chơn thật, cho nên chúng sanh đắc đạo có sai khác, mà không được chóng thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Thiện nam tử! Pháp tỷ như thủy, năng tẩy cấu uế. Nhược tỉnh, nhược trì, nhược giang, nhược hà, khê, cừ, đại hải, giai tất năng tẩy chư hữu cấu uế. Kỳ pháp thủy giả diệc phục như thị, năng tẩy chúng sanh chư phiền não cấu.

Nầy thiện nam tử! Giáo pháp cũng ví như nước hay rửa sạch mọi thứ cấu uế; dù là nước giếng, nước ao, nước sông, nước ngòi, nước khe, nước suối hay nước biển lớn cũng đều hay rửa sạch mọi thứ cấu uế, thì nước pháp cũng giống như vậy. Nó hay rửa sạch những cấu uế phiền não cho chúng sanh.

 

Thiện nam tử! Thủy tánh thị nhất. Giang, hà, tỉnh, trì, khê, cừ, đại hải các các biệt dị. Kỳ pháp tánh giả diệc phục như thị, tẩy trừ trần lao, đẳng vô sai biệt. Tam pháp, Tứ quả, Nhị đạo bất nhất.

Nầy thiện nam tử! Tánh của nước kia vẫn chỉ là một, dù là nước sông, nước ngòi, nước giếng, khe, suối, bể lớn, tuy đều có khác, thì pháp tánh kia cũng giống như thế, mà sự công dụng rửa sạch trần lao của nó đều không sai khác. Bởi vậy ba pháp bốn quả, hai đạo chẳng là một ư?

 

Thiện nam tử! Thủy tuy câu tẩy, nhi tỉnh phi trì, trì phi giang hà, khê cừ phi hải. Như Lai thế hùng ư pháp tự tại, sở thuyết chư pháp, diệc phục như thị. Sơ, trung hậu thuyết giai năng tẩy trừ chúng sanh phiền não. Nhi sơ phi trung, nhi trung phi hậu. Sơ trung, hậu thuyết, văn từ tuy nhất, nhi nghĩa các dị.

Nầy thiện nam tử! Nước tuy đều là để rửa, mà nó ở giếng chẳng phải ao; ở ao chẳng phải ở ngòi; ở sông, ở khe, ở suối chẳng phải ở bể. Như Lai là bậc đại hùng ở thế gian, ở ngôi pháp tự tại, diễn nói các pháp cũng lại như thế, lúc ban đầu, khoảng giữa và sau cùng cũng đều hay rửa sạch phiền não cho các chúng sanh, mà trước chẳng phải khoảng giữa, khoảng giữa chẳng phải khoảng sau; trước giữa và sau lời văn nói ra tuy chỉ là một mà ý nghĩa đều có sai khác.

 

Thiện nam tử! Ngã khởi thọ vương, nghệ Ba-la-nại, Lộc dã viên trung, vị A-nhã Câu-lân đẳng ngũ nhân chuyển Tứ đế pháp luân thời. Diệc thuyết chư pháp bổn lai không tịch, đại tạ bất trụ niệm niệm sanh diệt. Trung gian ư thử cập dĩ xứ xứ, vị chư tỳ-kheo tinh chúng Bồ Tát, biện diễn tuyên thuyết Thập nhị nhân duyên, Lục Ba-la-mật. Diệc thuyết chư pháp bổn lai không tịch, đại tạ bất trụ niệm niệm sanh diệt.

Nầy thiện nam tử! Lúc ban đầu ta từ chốn Phụ vương, đi đến thành Ba La Nại, trong vườn Lộc dã uyển, vì các ông A Nhã Câu Lân năm người; khi quay bánh xe pháp Tứ đế, cũng nói các pháp bản lai rỗng lặng, tàn tạ thay đổi không ngừng. Trong thời gian ấy, và những nơi chốn khác, cũng vì các hàng Tỳ kheo, các hàng Bồ tát, phô bày diễn nói mười hai pháp nhân duyên, sáu pháp Ba la mật, cũng nói các pháp bản lai rỗng lặng, tàn tạ thay đổi không ngừng, niệm niệm sanh diệt.

 

Kim phục ư thử, diễn thuyết Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh. Diệc thuyết chư pháp, bổn lai không tịch, đại tạ bất trụ, niệm niệm sanh diệt.

Nay ở nơi đây lại diễn nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa và cũng nói các pháp bản lai rỗng lặng, tàn tạ thay đổi không ngừng, niệm niệm sanh diệt.

 

Thiện nam tử! Thị cố sơ thuyết, trung thuyết, kim thuyết, văn từ thị nhất, nhi nghĩa biệt dị. Nghĩa dị cố, chúng sanh giải dị. Giải dị cố, đắc pháp, đắc quả, đắc đạo diệc dị.

Nầy thiện nam tử! Vì vậy lời nói ban đầu, lời nói chặng giữa và lời nói ngày nay văn tự tuy là một, nhưng ý nghĩa có khác. Vì ý nghĩa có khác cho nên sự hiểu ngộ của chúng sanh cũng sai khác; vì hiểu ngộ sai khác cho nên đắc pháp, đắc đạo đắc quả cũng sai khác.

 

Thiện nam tử! Sơ thuyết Tứ đế, vị cầu Thanh văn nhân, nhi bát ức chư thiên lai há thính pháp, phát Bồ-đề tâm. Trung ư xứ xứ, diễn thuyết thậm thậm Thập nhị nhân duyên, vị cầu Bích-chi Phật nhân, nhi vô lượng chúng sanh phát Bồ-đề tâm,

Nầy thiện nam tử! Lúc ban đầu ta vì người cầu quả Thanh văn nói ra pháp Tứ đế, tám ức chư Thiên đi đến nghe pháp mà phát tâm Bồ đề; ở trong khắp nơi khắp chốn vì người cầu ngôi Bích chi Phật nói ra pháp mười hai nhân duyên sâu xa, vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ đề;

 

Hoặc trụ Thanh văn, thứ thuyết Phương đẳng Thập nhị bộ kinh, Ma-ha Bát-nhã, Hoa nghiêm Hải không, tuyên thuyết Bồ Tát lịch kiếp tu hành, nhi bá thiên tỳ-kheo, vạn ức nhân thiên, vô lượng chúng sanh đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán quả, trụ Bích-chi Phật nhân duyên pháp trung.

Hoặc có người trụ vào hàng Thanh văn; thứ đến nói kinh Phương Đẳng mười hai bộ kinh, kinh Đại Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm, ở nơi không hải diễn nói lịch kiếp tu hành của các Bồ tát mà trăm nghìn Tỳ kheo, muôn ức trời, người, vô lượng chúng sanh được quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hàm, quả A na hàm, quả A la hán, trụ vào ngôi Bích chi Phật ở trong pháp nhân duyên.

 

Thiện nam tử! Dĩ thị nghĩa cố, cố tri thuyết đồng, nhi nghĩa biệt dị. Nghĩa dị cố, chúng sanh giải dị. Giải dị cố, đắc pháp, đắc quả, đắc đạo diệc dị.

Nầy thiện nam tử! Vì lấy nghĩa đó, cho nên biết rằng lời nói đồng nhau mà ý nghĩa sai khác. Vì ý nghĩa sai khác, cho nên chúng sanh hiểu ngộ khác nhau, vì chỗ ngộ khác nhau cho nên đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng khác nhau.

 

Thị cố, thiện nam tử! Tự ngã đắc đạo, sơ khởi thuyết pháp chí vu kim nhật diễn thuyết Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, vị tằng bất thuyết khổ, không, vô thường, vô ngã, phi chân phi giả, phi đại phi tiểu, bổn lai bất sanh, kim diệc bất diệt, nhất tướng vô tướng, pháp tướng pháp tánh bất lai bất khứ, nhi chúng sanh tứ tướng sở thiên.

Vì thế, nầy thiện nam tử! Từ khi ta đắc đạo, ban đầu nói pháp cho đến ngày nay diễn nói kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa chưa lúc nào là không nói thuyết “khổ không, vô thường, vô ngã, phi chơn, phi giả, phi đại, phi tiểu, bản lai bất sanh, nay cũng bất diệt một tướng vô tướng, pháp tướng, pháp tánh, không tới, không lui, mà bốn tướng của chúng sanh thường phải biến thiên.”

 

Thiện nam tử! Dĩ thị nghĩa cố, chư Phật vô hữu nhị ngôn. Năng dĩ nhất âm, phổ ứng chúng thanh, năng dĩ nhất thân, thị bá thiên vạn ức na-do -tha vô lượng vô số Hằng hà sa thân. Nhất nhất thân trung hựu thị nhược can bá thiên vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ Hằng hà sa chủng chủng loại hình. Nhất nhất hình trung hựu thị nhược can bá thiên vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ Hằng hà sa hình.

Nầy thiện nam tử! Vì lấy nghĩa đó cho nên chư Phật không có chỗ nào nói hai lời, chỉ dùng một âm thanh để ứng hợp tất cả giọng tiếng và chỉ dùng một thân mà thị hiện trăm nghìn muôn ức na do tha vô lượng, vô số hằng hà sa thân; trong mỗi thân một thân lại thị hiện ra bao nhiêu trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ hằng hà sa chủng loại hình; trong mỗi một hình lại thị hiện ra bao nhiêu trăm nghìn muôn ức na do tha a tăng kỳ hằng hà sa hình nữa.

 

Thiện nam tử! Thị tắc chư Phật bất khả tư nghị thậm thâm cảnh giới. Phi Nhị thừa sở tri, diệc phi Thập trụ Bồ Tát sở cập. Duy Phật dữ Phật nãi năng cứu liễu.

Nầy thiện nam tử! Đó là cảnh giới rất sâu xa bất khả tư nghì của chư Phật, chẳng phải chỗ hay biết của hàng nhị thừa, và cũng chẳng phải chỗ theo kịp của ngôi thập trụ Bồ tát, chỉ có Phật với Phật mới hay hiểu thấu rốt ráo.

 

Thiện nam tử! Thị cố ngã thuyết vi diệu thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, văn lý chân chánh, tôn vô quá thượng. Tam thế chư Phật sở cộng thủ hộ. Vô hữu chúng ma ngoại đạo đắc nhập. Bất nhất thiết tà kiến sanh tử chi sở hoại bại. Bồ Tát ma-ha-tát nhược dục tật thành Vô thượng Bồ-đề, ưng đương tu học như thị thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh.

Nầy thiện nam tử! Vì thế mà nói kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm sâu xa, văn lý chân chánh, không kinh nào tôn hơn. Chư Phật trong ba đời đều cùng gìn giữ, không có chúng ma ngoại đạo nào xâm nhập vào được; không bị hết thảy tà kiến sanh tử làm nát hoại. Bồ tát ma ha tát nếu muốn chóng được thành đạo vô thượng Bồ đề thì phải tu học kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm sâu xa như thế.”

 

Phật thuyết thị dĩ, ư thị tam thiên đại thiên thế giới lục chủng chấn động. Tự nhiên không trung vũ chủng chủng hoa: thiên ưu-bát-la hoa, bát-đàm-ma hoa, câu-vật-đầu hoa, phân-đà-lỵ hoa. Hựu vũ vô số chủng chủng thiên hương, thiên y, thiên anh lạc, thiên vô giá bảo. Ư thượng không trung triển chuyển lai há, cúng dường ư Phật cập chư Bồ Tát Thanh văn Đại chúng, thiên trù, thiên bát khí, thiên bá vị sung mãn doanh dật. Thiên tràng, thiên phan, thiên hiên cái, thiên diệu nhạc cụ xứ xứ an trí, tác thiên kỹ nhạc, ca thán ư Phật.

Đức Phật nói như thế rồi, khi ấy cõi tam thiên đại thiên thế giới sáu lần rung động; tự nhiên ở trong hư không mưa xuống các thứ hoa trời: Hoa thiên ưu bát la, hoa bát đàm ma, hoa câu vật đầu, hoa phân đà lợi. Lại rải xuống các thứ hương thơm cõi trời, áo đẹp cõi trời, tràng anh lạc cõi trời, ngọc vô giá cõi trời, ở trên không trung vòng quanh rơi xuống cúng dường đức Phật và các vị Bồ tát, đại chúng Thanh văn, món ăn cõi trời, bình bát cõi trời, trăm vị cõi trời sung mãn rạt rào; phan trời, phướn trời, tán lọng cõi trời, những đồ âm nhạc vi diệu cõi trời, bầy đặt khắp nơi, hòa tấu nhạc trời để cúng dường và khen ngợi đức Phật.

 

Hựu phục lục chủng chấn động. Đông phương Hằng hà sa đẳng Phật thế giới diệc vũ thiên hoa, thiên hương, thiên y, thiên anh lạc, thiên vô giá bảo, thiên trù, thiên bát khí, thiên bá vị, thiên tràng, thiên phan, thiên hiên cái, thiên diệu nhạc cụ, tác thiên kỹ nhạc, ca thán bỉ Phật cập Bồ Tát Thanh văn Đại chúng. Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy, Thượng, Hạ diệc phục như thị.

Lại nữa những thế giới của chư Phật về phương Đông như số cát sông Hằng sáu lần rung động, cũng rải hoa trời, hương trời, áo trời, tràng anh lạc cõi trời, ngọc vô giá cõi trời, món ăn cõi trời, bình bát cõi trời, trăm vị thơm ngon cõi trời, phan trời, phướn trời, tán lọng cõi trời, những đồ âm nhạc vi diệu cõi trời, đặt ở khắp nơi để hòa tấu cúng dường và khen ngợi đức Phật kia, và các vị Bồ tát, đại chúng Thanh văn cõi đó. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng, và phương trên, phương dưới cũng đều như thế.

 

Ư thị chúng trung, tam vạn nhị thiên Bồ Tát ma-ha-tát đắc Vô lượng nghĩa Tam-muội. Nhị vạn tứ thiên Bồ Tát ma-ha-tát đắc vô lượng vô số đà-la-ni môn, năng chuyển nhất thiết tam thế chư Phật Bất thối pháp luân. Kỳ chư tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, thiên, long, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, Đại Chuyển luân vương, Tiểu chuyển luân vương, ngân luân, thiết luân, chư luân chi vương, quốc vương, vương tử, quốc thần, quốc dân, quốc sĩ, quốc nữ, quốc đại trưởng giả cập chư quyến thuộc bá thiên chúng câu.

Bấy giờ trong đại chúng có một muôn hai nghìn vị Bồ tát ma ha tát được Vô Lượng Nghĩa tam muội, một muôn bốn nghìn vị Bồ tát ma ha tát được vô lượng vô số Đà la ni môn, có thể chuyển hết thảy xe pháp bất thoái chuyển của tam thế chư Phật. Còn các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, bộ Thiên, bộ Long, quỉ Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, vua Đại chuyển luân, vua Tiểu chuyển luân, vua Ngân luân, vua Thiết luân, và các vị vua Luân khác. Các vị quốc vương, vương tử, quốc thần, quốc dân, quốc sĩ, quốc nữ, các đại trưởng giả trong nước và các họ hàng trăm nghìn muôn người đều tề tựu nghe Phật nói pháp.

 

Văn Phật sở thuyết như thị kinh thời, hoặc đắc Nỗn pháp, Đỉnh pháp, Nhẫn pháp, Thế gian đệ nhất pháp, Tu-đà-hoàn quả, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả, Bích-chi Phật quả. Hựu đắc Bồ Tát Vô sanh pháp Nhẫn. Hựu đắc nhất đà-la-ni. Hựu đắc nhị đà-la-ni. Hựu đắc tam đà-la-ni. Hựu đắc tứ đà-la-ni, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập đà-la-ni. Hựu đắc bá thiên vạn ức đà-la-ni. Hựu đắc vô lượng vô số Hằng hà a-tăng-kỳ đà-la-ni, giai năng tùy thuận chuyển Bất thối chuyển pháp luân. Vô lượng chúng sanh phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm.

Khi nói kinh nầy rồi, hoặc có người chứng được pháp Noãn, pháp Đảnh, và pháp Thế đệ nhất; quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hàm, quả A na hàm, quả A la hán, ngôi Bích chi Phật. Lại chứng được Bồ tát vô sanh pháp nhẫn lại được một Đà la ni, hai Đà la ni, ba Đà la ni, bốn Đà la ni, năm Đà la ni, sáu bảy tám chín mười Đà la ni; lại được trăm nghìn muôn ức Đà la ni; lại được vô lượng vô số hằng hà sa a tăng kỳ Đà la ni, đều hay tùy thuận chuyển xe pháp bất thoái chuyển, và vô lượng chúng sanh phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.