VÔ LƯỢNG NGHĨA 3

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA KINH

(Tiêu Tề Thiên Trúc Sa-môn Đàm-ma-già-đà-da-xá dịch)

*****
THẬP CÔNG ĐỨC PHẨM

ĐỆ TAM

 

Nhĩ thời, Đại Trang Nghiêm Bồ Tát Ma-ha-tát phục bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Thế Tôn thuyết thị vi diệu thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh chân thật thậm thâm! Thậm thâm, thậm thâm! Sở dĩ giả hà?

Bấy giờ ngài Đại Trang Nghiêm Bồ tát ma ha tát lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn nói kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm, rất sâu xa chân thật, và rất sâu xa tuyệt vời. Sở dĩ vì sao?

 

Ư thử chúng trung, chư Bồ Tát ma-ha-tát cập chư tứ chúng, thiên, long, quỷ, thần, quốc vương, thần dân, chư hữu chúng sanh văn thị thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, vô bất hoạch đắc Đà-la-ni môn, Tam pháp, Tứ quả, Bồ-đề chi tâm. Đương tri thử pháp văn lý chân chánh, tôn vô quá thượng. Tam thế chư Phật chi sở thủ hộ, vô hữu chúng ma quần đạo đắc nhập. Bất vi nhất thiết tà kiến sanh tử chi sở hoại bại. Sở dĩ giả hà?

Trong chúng nơi đây, các vị Bồ tát ma ha tát, và hàng tứ chúng bộ Thiên, bộ Long, các quỉ thần, v.v… các vị quốc vương, các quan đại thần, và người dân thứ; có các chúng sanh được nghe kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này, không ai là không chứng được Đà la ni môn, tam pháp, tứ quả và phát tâm Bồ đề. Thì nên biết pháp đó văn lý chân thật không có pháp nào tôn hơn. Được tam thế chư Phật gìn giữ, không bị chúng ma quần đạo xâm nhập vào được, không bị hết thảy tà kiến sanh tử làm nát hoại. Sở dĩ vì sao?

 

Nhất văn năng trì nhất thiết pháp cố. Nhược hữu chúng sanh năng văn thị kinh, tắc vi đại lợi. Sở dĩ giả hà?

Vì người được nghe một câu thì hay giữ được hết thảy các pháp. Nếu có chúng sanh nào được nghe kinh nầy thì người đó được lợi ích rất lớn. Vì sao?

 

Nhược năng tu hành tất đắc tật thành Vô thượng Bồ-đề. Kỳ hữu chúng sanh bất đắc văn giả, đương tri thị đẳng vi thất đại lợi. Quá vô lượng vô biên bất bất khả tư nghị a-tăng-kỳ kiếp, chung bất đắc thành vô thượng Bồ-đề. Sở dĩ giã hà?

Vì người đó nếu hay tu hành tất sẽ chóng được thành đạo vô thượng Bồ đề. Còn có những chúng sanh chẳng được nghe kinh nầy, thì nên biết những chúng sanh đó làm mất lợi ích lớn. Qua vô lượng vô biên bất khả tư nghì a tăng kỳ kiếp quyết chẳng được thành đạo vô thượng Bồ đề. Tại vì sao?

 

Bất tri Bồ-đề đại đạo trực cố, hành ư hiểm kính, đa lưu nạn cố.

Vì những người ấy chẳng biết đi thẳng đến đạo vô thượng Bồ đề, lại đi vào đường tắt hiểm trở mắc nhiều tai nạn.

 

Thế Tôn! Thị kinh điển giả bất khả tư nghị. Duy nguyện Thế Tôn quảng vị đại chúng, từ ai phu diễn thị kinh thậm thâm bất tư nghị sự.

Bạch đức Thế Tôn! Kinh điển nầy là bất khả tư nghì. Cúi xin đức Thế Tôn rộng vì đại chúng rủ lòng lành thương, diễn nói những việc rất sâu xa bất khả tư nghì của kinh nầy.

 

Thế Tôn! Thị kinh điển giả tùng hà sở lai? Khứ hà sở chí? Trụ hà sở trụ? Nãi hữu như thị vô lượng công đức, bất tư nghị lực, linh chúng tật thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề?

Bạch đức Thế Tôn! Kinh điển nầy do từ nơi nào tới? Sẽ đi về nơi nào? Và trụ ở nơi chốn nào? Mà có vô lượng năng lực bất khả tư nghì như thế? Khiến cho chúng sanh chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Đại Trang Nghiêm Bồ Tát ma-ha-tát ngôn: Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử! Như thị, như thị. Như nhữ sở ngôn.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Bồ tát Đại Trang Nghiêm rằng: Nầy thiện nam tử! Hay lắm! Phải lắm. Đúng thế, đúng thực như lời ông nói.

 

Thiện nam tử! Ngã thuyết thị kinh thậm thâm thậm thâm, chân thật thậm thâm! Sở dĩ giả hà? Linh chúng tật thành vô thượng Bồ-đề cố. Nhất văn năng trì nhất thiết pháp cố, ư chư chúng sanh đại lợi ích cố, hành đại trực đạo, vô lưu nạn cố.

Nầy thiện nam tử! Ta nói kinh nầy rất cao siêu mầu nhiệm, rất chân thật sâu xa là tại vì sao? Là vì muốn cho hết thảy chúng sanh chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Người nghe một câu có thể thọ trì được tất cả các pháp; vì các chúng sanh mà làm lợi ích lớn; vì đi trên con đường thẳng lớn, không còn vướng mắc tai nạn gì nữa.

 

Thiện nam tử! Nhữ vấn thị kinh tùng hà sở lai? khứ chí hà sở? trụ hà sở trụ giả? Đương thiện đế thính.

Nầy thiện nam tử! Ông hỏi kinh nầy do từ nơi nào mà tới? Sẽ đi về nơi nào? Và trụ ở nơi chốn nào? Vậy ông hãy lắng nghe cho rõ, ta sẽ nói cho nghe.

 

Thiện nam tử! Thị kinh bổn tùng chư Phật cung trạch trung lai, khứ chí nhất thiết chúng sanh phát Bồ-đề tâm, trụ chư Bồ Tát sở trụ chi xứ.

Nầy thiện nam tử! Kinh nầy vốn nó từ trong nơi nhà chư Phật mà tới, nó đi đến chỗ hết thảy chúng sanh phát tâm Bồ đề, và trụ ở nơi các vị Bồ tát sở trụ.

 

Thiện nam tử! Thị kinh như thị lai, như thị khứ, như thị trụ. Thị cố thử kinh năng hữu như thị vô lượng công đức, bất tư nghị lực, linh chúng tật thành Vô thượng Bồ-đề.

Nầy thiện nam tử! Kinh nầy đến là như thế, đi là như thế, và trụ là như thế. Vì vậy cho nên kinh nầy hay có vô lượng năng lực bất khả tư nghì công đức khiến cho chúng sanh chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng Bồ đề.

 

Thiện nam tử! Nhữ ninh dục văn thị kinh phục hữu thập bất tư nghị công đức lực phủ?

Nầy thiện nam tử! Há ông có muốn được nghe kinh nầy lại có mười năng lực bất khả tư nghì công đức chăng?

 

Đại Trang Nghiêm Bồ Tát ngôn: Nguyện nhạo dục văn.

Bồ tát Đại Trang Nghiêm bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con muốn được nghe lắm.

 

Phật ngôn: Thiện nam tử! Đệ nhất, thị kinh năng linh Bồ Tát vị phát tâm giả, phát Bồ-đề tâm. Vô từ nhân giả, khởi từ nhân tâm. Háo sát lục giả, khởi đại bi tâm. Sanh tật đố giả, khởi tùy hỷ tâm. Hữu ái trước giả, khởi năng xả tâm. Chư khan tham giả, khởi bố thí tâm. Đa kiêu mạn giả, khởi trì giới tâm. Sân nhuế thạnh giả, khởi nhẫn nhục tâm. Sanh giải đãi giả, khởi tinh tấn tâm. Chư tán loạn giả, khởi thiền định tâm, ngu si giả, khởi trí tuệ tâm. Vị năng độ bỉ giả, khởi độ bỉ tâm. Hành thập ác giả, khởi thập thiện tâm. Nhạo hữu vi giả, chí vô vi tâm. Hữu thối tâm giả, tác bất thối tâm. Vi hữu lậu giả, khởi vô lậu tâm. Đa phiền não giả, khởi trừ diệt tâm.

Đức Phật bảo: Nầy thiện nam tử! Kinh nầy: Một là, hay khiến cho các Bồ tát chưa phát tâm, thì phát tâm Bồ đề; không có lòng nhân từ, thì khởi ra lòng nhân từ; người hay sát hại, thì khởi ra tâm đại bi; người hay ghen ghét, thì khởi ra tâm tùy hỷ; người tham ái chấp trước, thì khởi ra tâm hỷ xả; người sẻn tham, thì khởi ra tâm bố thí; người kiêu mạn nhiều, thì khởi ra tâm giữ giới; người giận dữ nhiều, thì khởi ra tâm nhẫn nhục; người hay lười biếng, thì khởi ra tâm tinh tấn; người hay tán loạn, thì khởi ra tâm thiền định; với người si mê, thì khởi ra tâm trí huệ; người chưa hay độ người, thì khiến cho phát tâm độ người; người hay làm thập ác, thì khiến cho phát tâm làm thập thiện; người tu pháp hữu vi, thì khiến cho chí cầu đạo vô vi; người tâm có thoái chuyển, thì khiến cho tâm bất thoái; người làm hạnh hữu lậu, thì khiến cho phát tâm vô lậu; người nhiều phiền não, thì khiến cho phát tâm trừ diệt.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ nhất công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ nhất bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ nhị, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả, nhược hữu chúng sanh đắc văn thị kinh giả, nhược nhất chuyển, nhược nhất kệ, nãi chí nhất cú, tắc năng thông đạt bá, thiên, ức nghĩa. Vô lượng số kiếp, bất năng diễn thuyết sở thọ trì pháp. Sở dĩ giả hà? Dĩ kỳ thị pháp nghĩa vô lượng cố.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ hai bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu có chúng sanh nào được nghe kinh nầy rồi, dù chuyển đọc một lượt, một bài kệ cho đến một câu thì có thể thông đạt trăm nghìn muôn ức nghĩa. Đến vô số kiếp mà chẳng hay diễn nói những pháp đã thọ trì. Vì sao? Vì pháp đó là Vô Lượng Nghĩa vậy.

 

Thiện nam tử! Thị kinh tỷ như tùng nhất chủng tử sanh bá thiên vạn số. Như thị triển chuyển nãi chí vô lượng. Thị kinh điển giả diệc phục như thị. Tùng nhất pháp sanh bá thiên nghĩa. Bá thiên nghĩa trung, nhất nhất nghĩa phục sanh bá thiên vạn số. Như thị triển chuyển nãi chí vô lượng, vô biên chi nghĩa. Thị cố thử kinh danh Vô lượng nghĩa.

Nầy thiện nam tử! Kinh nầy cũng ví như từ một hạt giống mà phát sanh ra trăm nghìn muôn. Trong trăm nghìn muôn hạt giống kia, thì mỗi một hạt lại phát sanh ra hàng trăm nghìn muôn nữa. Cứ như thế dần dần cho đến vô lượng, thì kinh nầy cũng lại như thế. Từ một pháp sanh ra trăm nghìn nghĩa. Trong trăm nghìn nghĩa, thì mỗi một nghĩa lại sanh ra trăm nghìn muôn số, cứ thế dần dần cho đến vô lượng vô biên nghĩa. Vì vậy cho nên kinh nầy gọi là Vô Lượng Nghĩa.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ nhị công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ hai bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ tam thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả: Nhược hữu chúng sanh đắc văn thị kinh, nhược nhất chuyển, nhược nhất kệ, nãi chí nhất cú, thông đạt bá thiên vạn ức nghĩa dĩ. Tuy hữu phiền não, như vô phiền não, xuất sanh nhập tử, vô bố úy tưởng. Ư chư chúng sanh, sanh lân mẫn tưởng. Ư nhất thiết pháp, đắc dũng kiện tưởng, như tráng lực sĩ năng đảm năng trì chư hữu trọng giả. Thị trì kinh nhân diệc phục như thị. Năng hà vô lượng Bồ-đề trọng nhậm, đảm phụ chúng sanh xuất sanh tử đạo. Vị năng tự độ, dĩ năng độ tha.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ ba bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu có chúng sanh nào được nghe kinh nầy, dù chuyển đọc một lượt, một bài kệ cho đến một câu, thông đạt trăm nghìn muốn ức nghĩa rồi. Tuy có phiền não thì cũng như không có phiền não, ra vào chốn sanh tử không có tư tưởng sợ sệt. Đối với chúng sanh thì sanh ra tư tưởng thương xót. Đối với nhứt thiết pháp thì được tư tưởng mạnh mẽ, như người tráng sĩ hay mang hay giữ những món nặng nề. Người trì kinh nầy cũng lại như thế, hay gánh trọng trách của đạo vô thượng chánh đẳng Bồ đề. Hay mang đội chúng sanh ra khỏi đường sanh tử. Tuy chưa độ được mình mà đã hay độ cho người.

 

Do như thuyền sư, thân anh trọng bệnh, tứ thể bất ngự, an chỉ thử ngạn, hữu hảo kiên lao châu thuyền thường biện chư độ bỉ giả chi cụ, cấp dữ nhi khứ. Thị trì kinh giả diệc phục như thị. Tuy anh ngũ đạo chư hữu chi thân, bá bát trọng bệnh thường hằng tương triền; an chỉ vô minh, lão, tử thử ngạn, nhi hữu kiên lao thử Đại thừa kinh Vô lượng nghĩa biện, năng độ chúng sanh. Chúng sanh như thuyết hành giả, đắc độ sanh tử.

Ví như thuyền trưởng, tuy mình mắc bệnh nặng, bốn thể chẳng đều, yên nghỉ ở bờ bên đây; nhưng có thuyền bè bền chắc, và thường sắm những dụng cụ để cung cấp cho mọi người đi sang qua bờ bên kia. Người trì kinh nầy cũng lại như thế, tuy thân nầy còn vướng mắc mọi nghiệp hữu lậu nơi ngũ đạo; một trăm nghìn tám bệnh nặng nó thường hằng ràng buộc ở bờ bên nầy là: Vô minh già chết, mà có kinh Đại thừa bền chắc nầy, trang biện Vô Lượng Nghĩa để cứu độ chúng sanh. Nếu chúng sanh theo đúng lý thuyết mà tu hành thì được qua khỏi chốn sanh tử.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ tam công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ ba bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ tứ thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả: nhược hữu chúng sanh đắc văn thị kinh nhược nhất chuyển, nhược nhất kệ, nãi chí nhất cú, đắc dũng kiện tưởng. Tuy vị tự độ, nhi năng độ tha, dữ chư Bồ Tát dĩ vi quyến thuộc. Chư Phật Như Lai thường hướng thị nhân nhi diễn thuyết pháp. Thị nhân văn dĩ, tất năng thọ trì, tùy thuận bất nghịch, chuyển phục vị nhân tùy nghi quảng thuyết.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ tư bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu có chúng sanh nào được nghe kinh nầy dù chuyển đọc một lượt, dù một bài kệ, cho đến một câu thì được tư tưởng mạnh mẽ. Tuy chưa độ mình mà có thể độ cho người khác, và cùng các Bồ tát để làm thân thuộc. Chư Phật Như Lai thường hướng về người ấy mà diễn nói kinh pháp. Người ấy nghe rồi đều hay thọ trì, thuận theo chẳng trái, rồi lại vì người khác mà tùy nghi diễn nói rộng ra.

 

Thiện nam tử! Thị nhân tỷ như quốc vương phu nhân tân sanh vương tử. Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược chí thất nhật, nhược nhất ngoạt, nhược nhị ngoạt, nhược chí thất ngoạt, nhược nhất tuế, nhược nhị tuế, nhược chí thất tuế, tuy phục bất năng lãnh lý quốc sự, dĩ vi thần dân chi sở tôn kính. Chư đại vương tử dĩ vi bạn lữ. Vương cập phu nhân ái tâm thiên trọng, thường dữ cộng ngứ. Sở dĩ giả hà? Dĩ trĩ tiểu cố.

Nầy thiện nam tử! Người đó cũng ví như vị phu nhân của nhà vua mới sanh ra thái tử. Dù mới được một ngày, hai ngày, cho đến bảy ngày; dù một tháng, hai tháng, cho đến bảy tháng; dù là một năm, hai năm, cho đến bảy năm. Tuy còn thơ ấu chẳng hay lãnh trị quốc sự, mà đã được thần dân sùng kính, và cùng với các con vua khác kết làm bằng hữu. Vua và phu nhân thường nói với nhau là lòng rất mến yêu không chút thiên vị. Sở dĩ vì sao? Vì nó hãy còn thơ ấu.

 

Thiện nam tử! Thị trì kinh giả diệc phục như thị. Chư Phật quốc vương, thị kinh phu nhân hòa hiệp cộng sanh thị Bồ Tát tử. Nhược thị Bồ Tát đắc văn thị kinh nhược nhất cú, nhược nhất kệ, nhược nhất chuyển, nhược nhị chuyển, nhược thập, nhược bá, nhược thiên, nhược vạn, nhược ức vạn Hằng hà sa số chuyển, tuy phục bất năng thể chân lý cực, tuy phục bất năng chấn động tam thiên đại thiên quốc độ, lôi chấn Phạm âm, chuyển Đại pháp luân, dĩ nhất thiết Tứ chúng, Bát bộ chi sở tôn ngưỡng. Chư Đại Bồ Tát dĩ vi quyến thuộc. Thâm nhập chư Phật bí mật chi pháp, sở khả diễn thuyết vô vi, vô thất, thường vi chư Phật chi sở hộ niệm, từ ái thiên phúc. Dĩ tân học cố.

Nầy thiện nam tử! Người trì kinh nầy cũng lại như thế. Chư Phật là quốc vương, kinh nầy là phu nhân, hòa hợp cùng nhau sanh ra con là Bồ tát. Nếu Bồ tát đó được nghe kinh nầy, dù là một câu hay một bài kệ, dù chuyển đọc một lượt, hai lượt; dù là mười lượt, trăm lượt, cho đến muôn ức vạn hằng hà sa vô lượng vô số. Tuy lại chẳng hay thể nhập vào được chân lý cao siêu, và chẳng hay làm chấn động được ba nghìn đại thiên quốc độ, tiếng phạm như sấm vang, chuyển xe đạp pháp; nhưng đã được tất cả bốn chúng, tám bộ kính tin, và cùng các đại Bồ tát làm quyến thuộc thâm nhập vào pháp bí mật của chư Phật. Những chỗ nên diễn nói ra thì không trái không lỗi, thường được chư Phật hộ niệm, vì kẻ tân học cho nên đem lòng từ ái che chở thêm nhiều.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ tứ công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ tư bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ ngũ, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả, nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân nhược Phật tại thế, nhược diệt độ hậu, kỳ hữu thọ trì, độc tụng, thơ tả như thị thậm thâm Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, thị nhân tuy phục cụ phược phiền não, vị năng viễn ly chư phàm phu sự, nhi năng thị hiện đại Bồ-đề đạo. Diên ư nhất nhật, dĩ vi bá kiếp, bá kiếp diệc năng xúc vi nhất nhật, linh bỉ chúng sanh hoan hỷ tín phục.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ năm bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu người thiện nam, thiện nữ nào, dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độ, có người thọ trì, đọc tụng, viết chép kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm nầy, người đó tuy lại bị đủ mọi phiền não ràng buộc, cũng chưa thể xa lìa mọi việc của phàm phu, mà lại hay thị hiện đạo đại Bồ đề thêm một ngày cho là một trăm kiếp, trăm kiếp cũng có thể chóng như một ngày, khiến cho các chúng sanh kia vui mừng tin theo.

 

Thiện nam tử! Thị Thiện nam tử, thiện nữ nhân tỷ như long tử thủy sanh thất nhật, tức năng hưng vân, diệc năng giáng vũ.

Nầy thiện nam tử! Người thiện nam, thiện nữ đó cũng ví như là Long tử mới sanh được bảy ngày, tức là cũng có thể làm cho mây nổi lên và cũng có thể làm cho mưa xuống.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ ngũ công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ năm bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ lục, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả, nhược Thiện nam tử, thiện nữ nhân nhược Phật tại thế, nhược diệt độ hậu, thọ trì, đọc tụng thị kinh điển giả, tuy cụ phiền não, nhi vị chúng sanh thuyết pháp, linh viễn ly phiền não sanh tử, đoạn nhất thiết khổ. Chúng sanh văn dĩ, tu hành đắc pháp, đắc quả, đắc đạo, dữ Phật Như Lai đẳng vô sai biệt.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ sáu bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu có người thiện nam, thiện nữ nào dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độ mà thọ trì, đọc tụng kinh điển nầy, tuy bị đủ mọi phiền não mà vẫn vì chúng sanh nói pháp, khiến cho họ xa lìa phiền não dứt hết nỗi khổ sanh tử. Chúng sanh nghe rồi tu hành đắc pháp, đắc quả, đắc đạo, cùng với chư Phật Như Lai đều không sai khác.

 

Tỷ như vương tử, tuy phục trĩ tiểu, nhược vương tuần du cập dĩ tật bệnh, ủy thị vương tử lãnh lý quốc sự. Vương tử thị thời y đại vương mạng, như pháp giáo lệnh quần liêu bá quan, tuyên lưu chánh hóa. Quốc độ nhân dân, các tùy kỳ an như đại vương trị, đẳng vô hữu dị.

Ví như con vua tuy còn thơ ấu, nếu khi nhà vua đi tuần du hay khi bị bệnh thì nhà vua ủy thác cho thái tử lãnh trị việc nước. Thái tử khi ấy y theo mệnh lệnh của vua, theo đúng như pháp truyền lệnh cho các quần thần, bá quan văn võ, đem chánh hóa đi truyền dạy cho nhân dân khắp nước, đều tùy theo đó mà an định. Cũng như lúc nhà vua cai trị đều không sai khác.

 

Trì kinh thiện nam tử, thiện nữ nhân diệc phục như thị. Nhược Phật tại thế, nhược diệt độ hậu, thị thiện nam tử tuy vị đắc trụ Sơ bất động địa, y Phật như thị sở dụng thuyết giáo nhi phu diễn chi. Chúng sanh văn dĩ, nhất tâm tu hành, đoạn trừ phiền não, đắc pháp, đắc quả, nãi chí đắc đạo.

Người thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh nầy cũng lại như thế. Dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độn, người thiện nam nầy tuy chưa được trụ ở nơi ngôi Sơ địa bất động, nhưng y theo đúng lời Phật dạy dùng để thuyết giáo phô diễn. Chúng sanh nghe rồi một lòng tu hành để đoạn trừ phiền não mà đắc pháp, đắc quả, cho đến đắc đạo.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ lục công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ sáu bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ thất, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả: nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược Phật tại thế, nhược Phật diệt hậu, đắc văn thị kinh, hoan hỷ tín lạc, sanh hy hữu tâm, thọ trì, đọc tụng, thơ tả, giải thuyết, như pháp tu hành, phát Bồ-đề tâm, khởi chư thiện căn, hưng đại bi ý, dục độ nhất thiết khổ não chúng sanh. Vị đắc tu hành lục Ba-la-mật, lục Ba-la-mật tự nhiên tại tiền. Tức ư thị thân, đắc Vô sanh pháp nhẫn. Sanh tử phiền não nhất thời đoạn hoại, thăng Đệ thất địa đại Bồ Tát vị.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ bảy bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu người thiện nam, thiện nữ nào dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độ, được nghe kinh nầy mà vui mừng tin theo, lại hay phát khởi tâm hy hữu, mà thọ trì, đọc tụng, viết chép, giải nói, theo đúng lý thuyết tu hành, phát tâm Bồ đề khởi ra mọi căn lành, gây ý đại bi muốn cứu độ cho hết thảy chúng sanh khổ não. Tuy chưa được tu hành sáu pháp ba la mật, mà sáu pháp ba la mật tự nhiên hiện ra ở trước, và ở ngay thân nầy được vô sanh pháp nhẫn. Sanh tử phiền não nhứt thời tan hoại, được lên ngôi Thất địa đại Bồ tát.

 

Tỷ như kiện nhân vị vương trừ oán. oán ký diệt dĩ, vương đại hoan hỷ, thưởng tứ bán quốc chi phong tất dĩ dữ chi. Trì kinh nam tử, nữ nhân diệc phục như thị. Ư chư hành nhân tối vi dũng kiện, Lục độ pháp bảo bất cầu tự chí. Sanh tử oán địch tự nhiên tán hoại, chứng Vô sanh nhẫn. Bán Phật quốc bảo, phong thưởng an lạc.

Ví như người tráng sĩ trừ dẹp giặc oán cho nhà vua; khi giặc oán kia đã dẹp xong, thì nhà vua rất vui mừng liền đem cả nửa nước mà ban thưởng cho. Người thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh nầy cũng lại như thế. Vì vậy người hành giả rất là mạnh mẽ Lục độ Pháp bảo không phải tìm cầu đâu xa mà tự nhiên đến, giặc oán sanh tử cũng tự nhiên tan biến, mà chứng quả vô sanh pháp nhẫn, nửa nước báu cõi Phật phong thưởng cho được an vui.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ thất công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ bảy bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ bát, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả: nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược Phật tại thế, nhược diệt độ hậu, hữu nhân năng đắc thị kinh điển giả, kính tín như thị Phật thân, linh đẳng vô dị, ái lạc thị kinh, thọ trì, độc tụng, thơ tả, đảnh đới, như pháp phụng hành, kiên cố giới, nhẫn, kiêm hành Đàn độ, thâm phát từ bi. Dĩ thử Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh quảng vị nhân thuyết. Nhược nhân tiên lai, đô bất tín hữu tội phước giả, dĩ thị kinh thị chi, thiết chủng chủng phương tiện, cưỡng hóa linh tín. Dĩ kinh oai lực cố, linh kỳ nhân tâm hốt nhiên đắc hồi. Tín tâm ký phát, dũng mãnh tinh tấn cố, năng đắc thị kinh, oai đức thế lực, đắc đạo đắc quả.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ tám bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu người thiện nam, thiện nữ nào, dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độ, có người nào hay được nghe kinh nầy, mà kính tin coi như thân Phật đều không có khác. Ham thích kinh nầy mà thọ trì, đọc tụng, viết chép, đầu đội kính mến theo như pháp vâng làm, kiên trì giới hạnh, nhẫn nhục, gồm làm những việc bố thí, phát tâm từ bi sâu rộng. Lại đem kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa cao siêu nầy, vì người diễn nói rộng ra. Nếu những người đến trước mà họ đều chẳng tin là có tội phước ấy, thì đem kinh nầy chỉ bảo cho họ, rồi bày ra các thứ phương tiện khuyến hóa cho họ tin theo. Dùng oai lực của kinh nầy khiến tâm người đó được sáng tỏ mà quay về chánh đạo. Khi lòng tin của họ đã phát khởi thì dõng mãnh tinh tấn. Vì vậy người hay được nghe kinh nầy là có uy đức thế đức, đắc đạo, đắc quả.

 

Thị cố thiện nam tử, thiện nữ nhân dĩ mông hóa công cố, nam tử, nữ nhân tức ư thị thân, đắc Vô sanh pháp nhẫn, đắc chí Thượng địa, dữ chư Bồ Tát dĩ vi quyến thuộc, tốc năng thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ. Bất cửu đắc thành vô thượng Bồ-đề.

Cho nên người thiện nam, thiện nữ, vì nhờ công đức giáo hoá mà người thiện nam thiện nữ kia ở ngay thân nầy được vô sanh pháp nhẫn, và được đến ngôi thượng địa, cùng với các vị Bồ tát làm quyến thuộc, chóng được thành tựu chúng sanh; cõi Phật thanh tịnh, và chẳng bao lâu được thành đạo vô thượng chánh đẳng Bồ đề.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ bát công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ tám bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ cửu, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả: nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân nhược Phật tại thế, nhược diệt độ hậu, hữu đắc thị kinh, hoan hỷ dũng dược, đắc vị tằng hữu , thọ trì, độc tụng, thơ tả, cúng dường, quảng vị chúng nhân phân biệt giải thuyết thị kinh nghĩa giả, tức đắc túc nghiệp dư chúng trọng chướng nhất thời diệt tận, tiện đắc thanh tịnh, đải đắc đại biện, thứ đệ trang nghiêm chư Ba-la-mật, hoạch chư Tam-muội, Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội, nhập đại tổng trì môn, cần tinh tấn lực, tốc đắc việt Thượng địa, thiện năng phân thân tán thể, biến thập phương quốc độ, bạt tế nhất thiết Nhị thập ngũ hữu, cực khổ chúng sanh, tất linh giải thoát. Thị cố thị kinh hữu như thử lực.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ chín bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu người thiện nam, thiện nữ nào, dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độ, có người được nghe kinh nầy mà vui mừng được điều chưa từng có, rồi thọ trì, đọc tụng, viết chép,cúng dường, lại vì người khác giải nói phân biệt nghĩa của kinh nầy rộng ra, thì những nghiệp chướng nặng nề xưa kia còn lại, nhất thời liền phải tiêu tan, mà được thanh tịnh, và lại được biện tài lớn, lần lượt trang nghiêm các pháp ba la mật. Được các môn tam muội: Thủ lăng nghiêm tam muội; và môn Tổng trì được sức cần tinh tấn, chóng được lên ngôi thượng địa, phân thân rải thể khéo léo ở khắp mười phương quốc độ để cứu vớt hết thảy chúng sanh đang bị khổ cực ở trong hai mươi lăm cõi, đều khiến cho được giải thoát. Vì vậy mà kinh nầy có năng lực như thế.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ cửu công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ chín bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Đệ thập, thị kinh bất khả tư nghị công đức lực giả: nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược Phật tại thế, nhược diệt độ hậu, nhược đắc thị kinh, phát đại hoan hỷ, sanh hy hữu tâm, tức tự thọ trì, độc, tụng, thơ tả, cúng dường, như thuyết tu hành.

Nầy thiện nam tử! Năng lực thứ mười bất khả tư nghì công đức của kinh nầy là: Nếu người thiện nam, thiện nữ nào, dù khi Phật còn tại thế, hay sau khi Phật diệt độ, nếu được nghe kinh nầy mà phát khởi tâm đại hoan hỷ rất hiếm có, tự mình liền thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường, theo đúng lý thuyết tu hành.

 

Phục năng quảng khuyến tại gia, xuất gia nhân thọ trì, độc tụng, thơ tả, cúng dường, giải thuyết, như pháp tu hành; ký linh dư nhân tu hành, thị kinh lực cố, đắc đạo, đắc quả, giai do thị thiện nam tử, thiện nữ nhân từ tâm khuyến hóa lực cố.

Lại hay khuyên người tại gia, xuất gia thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường, và giải nói rộng ra, rồi cũng theo đúng lý thuyết tu hành. Vì đã khiến người khác nhờ năng lực của kinh nầy mà tu hành đắc đạo, đắc quả, là đều do nhờ sức người thiện nam, thiện nữ đó phát khởi từ tâm khuyến hóa.

 

Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân tức thị thân tiện đải vô lượng chư đà-la-ni môn. Ư phàm phu địa, tự nhiên sơ thời năng phát vô số a-tăng-kỳ hoằng thệ đại nguyện, thâm năng phát cứu nhất thiết chúng sanh, thành tựu đại bi, quảng năng bạt khổ, hậu tập thiện căn, nhiêu ích nhất thiết, nhi diễn pháp trạch, hồng nhuận khô hạc.

Cho nên người thiện nam, thiện nữ ấy ngay thân nầy liền được các môn Đà la ni. Ở chốn phàm phu mà tự nhiên ngay lúc ban đầu hay phát khởi ra sô vố tăng kỳ đại thệ sâu rộng. Lại hay phát tâm cứu độ hết thảy chúng sanh thành tựu đại bi, rộng hay bạt khổ, huân tập nhiều căn lành, làm lợi ích cho hết thảy, mà diễn bày các pháp thanh tịnh để thấm nhuần các chốn khô khan.

 

Dĩ chúng pháp dược, luyện chư chúng sanh, an lạc nhất thiết. Tiệm kiến siêu đăng trụ Pháp vân địa, ân trạch phổ nhuận, từ bị vô ngoại, nhiếp khổ chúng sanh, linh nhập đạo tích. Thị cố thử nhân bất cửu đắc thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Lại đem những phương pháp đã được này mà ban cho hết thảy chúng sanh được yên vui, rồi dần dần thấy được vượt lên ngôi pháp vân địa, ân đức thấm nhuần khắp cả, lòng từ cứu giúp không bờ bến, tiếp dắt chúng sanh khổ não, khiến cho thâm nhập vào con đường đạo. Vì vậy người đó chẳng bao lâu được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Thiện nam tử! Thị danh thị kinh đệ thập công đức bất tư nghị lực.

Nầy thiện nam tử! Đó là năng lực thứ mười bất khả tư nghì công đức của kinh nầy vậy.

 

Thiện nam tử! Như thị Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh cực hữu đại oai thần chi lực, tôn vô quá thượng, năng linh chư phàm phu giai thành thánh quả, vĩnh ly sanh tử, nhi đắc tự tại. Thị cố thử kinh danh Vô lượng nghĩa dã.

Nầy thiện nam tử! Như vậy thì kinh Vô Thượng Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa nầy có sức đại oai thần, không gì là tôn hơn, hay khiến cho những kẻ phàm phu đều được chứng thánh quả, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, được vui tự tại. Vì vậy mà kinh nầy gọi là Vô Lượng Nghĩa.

 

Năng linh nhất thiết chúng sanh, ư phàm phu địa, sanh khởi chư Bồ Tát vô lượng đạo nha, linh công đức thọ uất mậu phù sơ tăng trưởng. Thị cố thử kinh hiệu Bất khả tư nghị công đức lực dã.

Kinh nầy hay làm cho hết thảy chúng sanh ở ngay nơi mảnh đất phàm phu mà phát sanh nẩy nở ra vô lượng mầm mống các Bồ tát đạo; khiến cho cây công đức lớn thêm và tươi tốt sum sê. Vì vậy mà kinh nầy gọi là Năng Lực Bất Khả Tư Nghì Công Đức vậy.

 

Thời Đại Trang Nghiêm Bồ Tát ma-ha-tát cập bát vạn Bồ Tát ma-ha-tát đồng thanh bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như Phật sở thuyết thậm thâm vi diệu Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh, văn lý chân chánh, tôn vô quá thượng, tam thế chư Phật sở cộng thủ hộ, vô hữu chúng ma quần đạo đắc nhập. Bất vi nhất thiết tà kiến sanh tử chi sở hoại bại. Thị cố thử kinh nãi hữu như thị thập công đức bất tư nghị lực dã.

Bấy giờ ngài Đại Trang Nghiêm Bồ tát và tám vạn vị Bồ tát ma ha tát đều đồng thanh bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Như lời Phật dạy: Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm sâu xa, văn lý chân chánh, không gì tôn hơn, được tam thế chư Phật cùng gìn giữ, không có chúng ma quần đạo nào xâm nhập vào được, không bị hết thảy tà kiến, sanh tử làm nát hoại. Vì vậy cho nên kinh nầy mới có mười năng lực bất khả tư nghì công đức vậy.

 

Đại nhiêu ích vô lượng nhất thiết chúng sanh, linh nhất thiết chư Bồ Tát ma-ha-tát các đắc Vô lượng nghĩa Tam-muội, hoặc đắc bá thiên đà-la-ni môn, hoặc đắc Bồ Tát chư địa, chư nhẫn, hoặc đắc Duyên giác, A-la-hán, Tứ đạo quả chứng.

Làm vô lượng đại lợi ích cho hết thảy chúng sanh, khiến cho hết thảy các vị Bồ tát đều được Vô Lượng Nghĩa tam muội; hoặc được trăm nghìn môn Đà la ni; hoặc được các ngôi các pháp nhẫn của các Bồ tát, hoặc được ngôi Duyên giác, A la hán và chứng bốn đạo quả.

 

Thế Tôn từ mẫn, khoái vị ngã đẳng, thuyết như thị pháp, linh ngã đại hoạch pháp lợi, thậm vi kỳ đặc, vị tằng hữu dã. Thế Tôn từ ân thật nan khả báo.

Đức Thế Tôn rủ lòng từ mẫn vui vì lũ chúng con nói ra pháp đó khiến cho chúng con được pháp lợi lớn thật là sâu xa kỳ diệu chưa từng có vậy. Bạch đức Thế Tôn! Lòng từ mẫn và ân đức của ngài, chúng con thật khó có thể báo đáp được.

 

Tác thị ngữ dĩ, nhĩ thời tam thiên đại thiên thế giới lục chủng chấn động. Ư thượng không trung, phục vũ chủng chủng hoa, thiên ưu-bát-la hoa, bát-đàm-ma hoa, câu-vật-đầu hoa, phân-đà-lỵ hoa. Hựu vũ vô số chủng chủng thiên hương, thiên y, thiên anh lạc, thiên vô giá bảo, ư thượng không trung triền chuyển lai há, cúng dường ư Phật cập chư Bồ Tát Thanh văn đại chúng thiên trù, thiên bát khí, thiên bá vị sung mãn doanh dật. Kiến sắc, văn hương tự nhiên bão túc. Thiên tràng, thiên phan, thiên hiên cái, thiên diệu nhạc cụ, xứ xứ an trí, tác thiên kỹ nhạc, ca thán ư Phật.

Khi nói như thế rồi, lúc bấy giờ cõi tam thiên đại thiên thế giới sáu điệu đều rung động. Ở trên không trung lại mưa xuống các thứ hoa thơm: Hoa Thiên ưu bát la, hoa Bát đàm ma, hoa Câu vật đầu, hoa Phân đà lợi, v.v… Lại mưa xuống vô số các thứ hương trời, áo báu cõi trời, tràng anh lạc cõi trời, ngọc vô giá cõi trời ở trong hư không dần dần rơi xuống để cúng dường đức Phật và các vị Bồ tát, đại chúng Thanh văn. Món ăn cõi trời, bình bát cõi trời, sung mãn rạt rào, trăm vị thơm ngon cõi trời, mỗi khi thấy sắc nghe hương thì tự nhiên no đủ. Phướn trời, phan trời, tàn lọng cõi trời, các đồ âm nhạc vi diệu cõi trời đặt bày ở khắp nơi hòa tấu nhạc trời để cúng dường và khen ngợi đức Phật.

 

Hựu phục lục chủng chấn động. Đông phương Hằng hà sa đẳng chư Phật thế giới diệc vũ thiên hoa, thiên hương, thiên y, thiên anh lạc, thiên vô giá bảo, thiên trù, thiên bát khí, thiên bá vị, kiến sắc, văn hương, tự nhiên bão túc. Thiên tràng, thiên phan, thiên hiên cái, thiên diệu nhạc cụ, tác thiên kỹ nhạc ca thán bỉ Phật cập bỉ Bồ Tát Thanh văn đại chúng.

Lại nữa, hằng hà sa số các cõi chư Phật ở phương Đông cũng sáu lần rung động, và cũng mưa xuống các thứ hoa trời, hương trời, áo báu cõi trời, tràng anh lạc cõi trời, ngọc vô giá cõi trời, món ăn trăm vị thơm ngon cõi trời. Bình bát cõi trời, mỗi khi thấy sắc nghe hương thì tự nhiên no đủ. Phướn trời, phan trời, tán lọng cõi trời những đồ âm nhạc vi diệu cõi trời và hòa tấu kỹ nhạc cõi trời, để cúng dường và khen ngợi đức Phật kia, cùng các vị Bồ tát, đại chúng Thanh văn.

 

Nam, tây, bắc phương, tứ duy, thượng, hạ diệc phục như thị.

Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới cũng đều như thế.

 

(Chánh tông phần cánh)

 

Nhĩ thời, Phật cáo Đại Trang Nghiêm Bồ Tát ma-ha-tát cập bát vạn Bồ Tát ma-ha-tát ngôn: Nhữ đẳng đương ư thử kinh, ưng thâm khởi kính tâm, như pháp tu hành, quảng hóa nhất thiết, cần tâm lưu bố, thường đương ân cần, trú dạ thủ hộ, linh chư chúng sanh, các hoạch pháp lợi.

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Đại Trang Nghiêm Bồ tát ma ha tát và tám vạn vị Bồ tát ma ha tát rằng: Các ông đối với kinh nầy phải nên đem hết lòng cung kính sâu xa, theo đúng như pháp mà tu hành, và khuyến hóa hết thảy làm cho ưa truyền rộng ra, lòng thường siêng năng tinh tấn giữ gìn ngày đêm khiến chúng sanh đều được sự lợi ích của giáo pháp.

 

Nhữ đẳng chân thị đại từ đại bi, dĩ lập thần thông nguyện lực ái hộ thị kinh, vật sử băng ngưng trệ. Ư đương lai thế, tất linh quảng hành Diêm-phù-đề, linh nhất thiết chúng sanh đắc kiến văn, độc tụng, thơ tả, cúng dường. Dĩ thị chi cố, diệc tật linh nhữ đẳng tốc đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Các ông thật là người đại từ đại bi lập nguyện thệ lực thần thông, kính mến giữ gìn kinh nầy đừng để cho ngừng trệ. Và về đời mai sau phải lưu hành rộng khắp cả cõi Nam diêu phù đề, khiến cho hết thảy chúng sanh được thấy, được nghe, đọc tụng, viết chép, cúng dường. Vì những lẽ đó mà khiến các ông chóng được thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

(Lưu thông phần)

 

Thị thời, Đại Trang Nghiêm Bồ Tát ma-ha-tát dữ bát vạn Bồ Tát ma-ha-tát tức tùng tòa khởi, lai nghệ Phật sở, đầu diện lễ túc, nhiễu bá thiên táp, tức tiền hồ quị, đồng thanh bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã đẳng khoái mông Thế Tôn từ mẫn, vị ngã đẳng thuyết thị thậm thâm vi diệu Vô thượng Đại thừa Vô lượng nghĩa Kinh. Kính thọ Phật sắc, ư Như Lai diệt hậu, đương quảng linh lưu bố thị kinh điển giả, phổ linh nhất thiết thọ trì, độc tụng, thơ tả, cúng dường.

Bấy giờ ngài Đại Trang Nghiêm Bồ tát ma ha tát cùng với tám vạn vị Bồ tát ma ha tát liền từ tòa ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Phật đầu mặt lễ dưới chân Phật, rồi nhiễu trăm nghìn vòng, và quỳ xuống trước Phật đều đồng thanh bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn! Chúng con rất lấy làm vui mừng, đức Thế Tôn đã rủ lòng lành thương, vì chúng con mà nói kinh Đại Thừa Vô Lương Nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm nầy, chúng con xin cung kính tin theo lời Phật dạy. Sau khi đức Như Lai diệt độ, chúng con sẽ truyền bá kinh nầy làm cho lan rộng khắp nơi, đều khiến cho ai nấy thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường.

 

Duy nguyện Thế Tôn vật thùy ưu lự. Ngã đẳng đương dĩ nguyện lực, phổ linh nhất thiết đắc thị kinh điển oai thần phước lực.

Cúi xin đức Thế Tôn đừng đem lòng buồn lo, chúng con sẽ dùng nguyện lực khắp khiến cho ai nấy đều được nhờ oai thần lực của kinh điển nầy vậy.

 

Nhĩ thời Phật tán ngôn: Thiện tai, thiện tai! Chư thiện nam tử! Nhữ đẳng kim giả chân thị Phật tử, đại từ, đại bi, thâm năng bạt khổ cứu ách giả hỹ! Nhất thiết chúng sanh chi lương phước điền, quảng vị nhất thiết tác đại lương đạo. Nhất thiết chúng sanh đại y chỉ xứ. Nhất thiết chúng sanh chi đại thí chủ, thường dĩ pháp lợi, quảng thí nhất thiết.

Khi ấy đức Phật khen rằng: Quý hóa thay! Quý hóa thay! Các thiện nam tử! Các ông ngày nay thật là Phật tử chơn chánh, lòng đại từ đại bi sâu xa của các ông hay bạt khổ cứu ách, là ruộng phước tốt cho hết thảy chúng sanh, rộng vì hết thảy. Làm người dẫn đường tốt, làm nơi nương tựa lớn cho hết thảy chúng sanh; làm đại thí chủ cho hết thảy chúng sanh, thường đem lợi ích của giáo pháp rộng ban cho hết thảy.

 

Nhĩ thời, đại hội giai đại hoan hỷ, vị Phật tác lễ, thọ trì nhi khứ.

Khi đức Phật nói kinh nầy xong, thì hết thảy đại chúng trong pháp hội đều vui mừng thọ trì, rồi làm lễ Phật mà xin lui.