A, Ra, Ba, Giả, Na
Lã, Đả, Bà, Đồ, Sa
Phược, Đá, Dã, Sắc-Tra, Ca,
Sa, Mạ, Già, Tha, Xã,
Toả, Đà, Xa, Khư, Xoa,
Sa-Đa, Nhương, Hạt-Lã-Đa, Bà, Xa,
Sa-Ma, Ha Bà, Tha, Già, Tra,
Nã, Sa-Phã, Sa-Ca, Dã-Ta, Thất Giả,
Sá, Đà
Trong Trí Luận có nói: “Các Đà La Ni đều từ phân biệt lời mà sinh ra. Bốn mươi hai tự (chữ) là căn bản của tất cả chữ. Do chữ mà có lời, do lời mà có tên, do tên mà có nghĩa. Nếu Bồ Tát nghe chữ, cho đến hiểu nghĩa. Chữ đó bắt đầu chữ A, sau Đà, trong có bốn mươi, đắc được chữ Đà La Ni đó, thì thành tựu được nhiều lợi ích”.
Xướng niệm 42 tự mẫu Hoa Nghiêm, có lợi ích gì? Có sự diệu dụng vô cùng tận, có thể tiêu trừ tội nghiệp hết sạch, sức lực không thể nghĩ bàn. Tóm lại, có nghĩ cũng nghĩ không đến được, có nói cũng nói không ra, cho nên nói không thể nghĩ bàn. Vậy, tu trì như thế nào?
Trong Du Già Nghĩa Quy Sớ Sao có nói rằng:
“Ai muốn sớm vào một thừa, thì tu tập quán thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Trước hết nên phát khởi hạnh nguyện vi diệu của Bồ Tát Phổ Hiền. Còn phải dùng ba mật gia trì thân tâm. Liền có thể ngộ nhập biển đại trí huệ của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Sau đó người tu hành, trước hết ở chỗ vắng vẻ, nhiếp niệm an tâm, nhắm mắt ngồi kiết già ngay ngắn, vận tâm duyên khắp vô biên biển cõi, quán sát kỹ càng tất cả Như Lai ba đời, ở trước khắp mỗi vị Phật Bồ Tát, ân cần cung kính, lễ bái đi nhiễu quanh.
Lại dùng đủ thứ biển mây đồ cúng dường, dâng cúng tất cả các Thánh chúng như vậy, cúng dường rộng lớn rồi, lại phải quán tâm mình. Tâm vốn không sinh, tự tánh thành tựu. Quang minh chiếu khắp như hư không. Lại phải khởi tâm bi thâm sâu, thương xót chúng sinh, chẳng ngộ tâm mình, luân hồi các loài. Tôi sẽ giáo hoá cứu độ khắp, khiến cho họ khai ngộ hết không sót thừa. Lại phải quán sát tâm mình, tâm các chúng sinh, và tâm chư Phật, vốn không có gì khác biệt, bình đẳng một tướng, thành đại bồ đề tâm. Trong suốt thanh tịnh, rộng lớn khắp cùng. Tròn sáng trong sạch, thành vầng mặt trăng lớn. Lượng đồng hư không, chẳng có bờ mé.
Lại ở trong mặt trăng, bày bố 42 chữ Phạn vòng về bên phải, thảy đều sắc vàng ròng, phóng đại quang minh, chiếu sáng mười phương, phân minh hiển hiện. Trong mỗi quang minh, có đủ vô lượng biển cõi. Mỗi mỗi biển cõi, có vô lượng chư Phật. Mỗi mỗi chư Phật, có vô lượng Thánh chúng, vây quanh trước sau. Ngồi bồ đề tràng, thành Đẳng Chánh Giác. Trí vào ba đời, thân khắp mười phương. Chuyển đại pháp luân, độ thoát tất cả chúng sinh. Đều khiến cho họ hiện chứng vô trụ Niết Bàn. Lại phải ngộ nhập môn Bát Nhã Ba La Mật 42 chữ, thấu rõ tất cả pháp đều không chỗ đắc. Quán pháp giới thảy đều bình đẳng, không có sự khác biệt. Người tu Du Già, nếu có thể quán hành tương ưng với Đà La Ni, thì lập tức hiện chứng được trí thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Ở trong chư Phật, đắc được không chướng ngại”.
42 chữ, đều nói nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật. Bát Nhã dịch là trí huệ. Ba La Mật dịch là đến bờ kia. Dùng từ chữ vào môn vô tướng, cho nên chữ nghĩa làm môn. Vì dùng ngộ để hiển nghĩa, đều nói không thể đắc được trí, không chỗ đắc tức là Bát Nhã.
Trong Kinh Văn Thù Ngũ Tự có nói rằng: Thọ trì Đà la ni nầy, liền nhập vào tất cả pháp bình đẳng, sớm được thành tựu Ma Ha Bát Nhã. Chỉ tụng một biến, giống như trì tám vạn bốn ngàn tạng Tu đa la, tức là tạng Kinh.
Văn Thù Ngũ Tự Tâm Chú tức là: A, Ra, Ba, Giả, Na
Dùng chữ A vì pháp vốn không sinh, chữ Na không có tánh tướng. Dùng chữ Na vì không có tánh tướng, chữ Giả không có các hạnh. Dùng chữ Giả vì không có các hạnh, chữ Ba không có đệ nhất nghĩa. Dùng chữ Ba vì không có đệ nhất nghĩa, chữ Đa không có trần cấu nghĩa. Dùng chữ Đa vì không có trần cấu nghĩa, chữ A pháp vốn không sinh.
Xướng A tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: dĩ Bồ Tát uy lực nhập vô sái biệt cảnh giới;
Lúc xướng chữ A, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là bồ-tát-oai-lực nhập vô-sai-biệt cảnh-giới.
Giảng: 1. Ý nghĩa chữ A là vô sinh. Dùng lý vô sinh, thống lý vạn pháp, cho nên nói không khác biệt. Bồ Tát đắc được vô sinh nầy, liền thông đạt các pháp không, dứt tất cả chướng, cho nên là oai lực.
Trong Trí Luận có nói rằng: Chữ nầy là môn thật tướng, liền hiển ba thứ Bát Nhã, chẳng lìa bỏ nhau, tự tức văn tự Bát Nhã. Nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật, tức quán chiếu Bát Nhã, ngộ chẳng sinh, tức thật tướng Bát Nhã.
Xướng RA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: vô biên sái biệt môn;
Lúc xướng chữ RA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là vô-biên-sai-biệt-môn.
Giảng: 2. Chữ Ra nghĩa là thanh tịnh không nhiễm, lìa khỏi trần cấu. Trong Kim Cang Đỉnh có nói rằng: Vì như như bất khả đắc. Như tức là vô biên sai biệt, nên như bất khả đắc. Chữ Ra, còn là chữ La. Trong Niết Bàn có nói rằng: Chữ La, có thể hoại tham sân si, nói pháp chân thật, cũng có nghĩa hoại trần cấu.
Xướng BA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: phổ chiếu Pháp giới;
Lúc xướng chữ BA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-chiếu-pháp-giới.
Giảng: 3. Chữ Ba, trong Ngũ Tự Kinh có nói rằng: Cũng không có đệ nhất nghĩa đế, các pháp bình đẳng, tức là chân tục cả hai đều mất, là chân pháp giới. Các pháp bình đẳng, là chiếu khắp. Chữ Ba còn là chữ Bả. Trong Kim Cang Đỉnh có nói rằng: Bả, đệ nhất nghĩa bất khả đắc, liền đủ tướng Bát Nhã.
Xướng GIẢ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: phổ luân đoạn sái biệt;
Lúc xướng chữ GIẢ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-luân-đoạn-sai-biệt.
Giảng: 4. Chữ Giả, là các pháp không có các hạnh. Là các hạnh tức không, nên khắp thôi sai biệt. Kim cang luân hay đoạn trừ tất cả phiền não của chúng sinh. Chữ Giả còn là chữ Già. Trong Niết Bàn có nói rằng: Già, tức là nghĩa tu. Vì điều phục tất cả các chúng sinh, mà hạnh xuất thế cũng bất khả đắc, mới là môn Bát Nhã vậy.
Xướng NA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: đắc vô y vô thượng;
Lúc xướng chữ NA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đắc-vô-y-vô-thượng.
Giảng: 5. Chữ Na, là các pháp không có tánh tướng. Lới nói văn tự đều bất khả đắc. Là tánh tướng cả hai đều mất, nên không chỗ nương. Năng sở cả hai đều mất, gọi là vô thượng. Ở trên là Văn Thù Ngũ Tự Tâm Chú, ở trong Năng Quy Quán Tâm có nói rằng: Ông biết là quan trọng, nên quán tâm nầy. Bổn lai thanh tịnh, không nhiễm, không chấp, lìa khỏi phân biệt cái ta và của ta.
Xướng LÃ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: ly y chỉ vô cấu;
Lúc xướng chữ LÃ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là y-chỉ-vô-cấu.
Giảng: 6. Chữ La, có thể ngộ tất cả pháp, vì lìa khỏi duyên của thế gian, vì chi ái nhân duyên vĩnh viễn chẳng hiện, lìa khỏi thế gian nên không nương tựa, vì ái chẳng hiện nên không dơ bẩn.
Xướng ÐẢ (khinh hô) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: Bất-thoái-chuyển phương tiện;
Lúc xướng chữ ÐẢ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là bất-thối-chuyển-phương-tiện.
Giảng: 7. Chữ Đả, có thể ngộ tất cả pháp, điều phục tịch tĩnh, chân như bình đẳng. Vì không phân biệt, mới không thối chuyển phương tiện. Chữ Đả còn là chữ Na. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe được chữ Đả, thì biết tướng tất cả pháp thiện.
Xướng BÀ (bồ ngã thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: Kim cương trường;
Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là kim-cang-tràng.
Giảng: 8. Chữ Bà, có thể tất cả pháp, vì lìa khỏi duyên buộc giải, mới nhập vào kim cang tràng. Đức Phật nhập vào kim cang tam muội, dứt hoặc như kim cang. Tại kim cang tràng, đắc được không buộc giải, là thật dứt vậy.
Xướng ÐỒ (đồ giải thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh viết: phổ luân;
Lúc xướng chữ ÐỒ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là nhật-phổ-luân.
Giảng: 9. Chữ Đồ, có thể ngộ tất cả pháp, lìa nóng kiêu bẩn, vì đắc được sự mát mẻ, là phổ thôi nghĩa. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chư Đồ, thì liền biết các pháp chẳng nóng, chẳng nóng tức được mát mẻ, mới là tướng Bát Nhã.
Xướng SA (sử ngã thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh vi: hải tạng;
Lúc xướng chữ SA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là hải-tạng.
Giảng: 10. Chữ Sa, có thể ngộ tất cả pháp, vì không quái ngại, giống như biển dung chứa. Giống như nước với nhau, vì chẳng ngại nhau.
Xướng PHƯỢC (phòng khả thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: phổ sanh an trụ;
Lúc xướng chữ PHƯỢC, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-sanh-an-trụ.
Giảng: 11. Chữ Phược, có thể ngộ tất cả pháp, vì lời nói đã bặc, nên có thể khắp an trụ. Trong Trí Luân có nói rằng: Nếu nghe đến chư Phược, thì biết tất cả pháp lìa tướng lời nói.
Xướng ĐÁ (đô ngã thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: viên mãn quang;
Lúc xướng chữ ÐÁ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là viên-mãn-quang.
Giảng: 12. Chữ Đá, có thể ngộ tất cả pháp, vì chân như bất động, bất động liền viên mãn phát quang. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Đá thì liền biết các pháp ở trong như bất động.
Xướng DÃ (dĩ khả thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: sái biệt tích tụ;
Lúc xướng chữ DÃ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là sai-biệt-tích-tụ.
Giảng: 13. Chữ Dã, có thể ngộ tất cả pháp, vì chân thật chẳng sinh, tức các thừa sai biệt tích tụ, đều bất khả đắc. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Dã, liền biết các pháp vào trong thật tướng, chẳng sinh, chẳng diệt. Chữ Dã còn là chữ Dạ.
Xướng SẮC-TRA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: phổ quang minh tức phiền não;
Lúc xướng chữ SẮC-TRA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-quang-minh-tức-phiền-não.
Giảng: 14. Chữ Sắc Tra, có thể ngộ tất cả pháp, vì chế phục tướng nhậm trì bất khả đắc. Phổ quang minh tức hay chế phục nhậm trì, phiền não tức sở chế phục. “Tức” nghĩa là phục. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Sắc Tra, liền biết tất cả pháp tướng không chướng ngại.
Xướng CA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: vô sái biệt vân;
Lúc xướng chữ CA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là Vô-sai-biệt-vân.
Giảng: 15. Chữ Ca, có thể ngộ tất cả pháp, vì kẻ làm bất khả đắc, thì nghiệp làm như mây, đều không khác biệt. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Ca, thì liền biết trong các pháp không có kẻ làm.
Xướng SA (tô ngã thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: hàng chú đại vũ;
Lúc xướng chữ SA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là giáng-chú-đại-vũ.
Giảng: 16. Chữ Sa, có thể ngộ tất cả pháp, tức thời tánh bình đẳng, bất khả đắc. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Sa, thì biết tất cả pháp tất cả mọi thứ bất khả đắc. Trong Niết Bàn có nói rằng: Sa, vì các chúng sinh diễn nói chánh pháp. Ý sáng chủng trí đúng thời mà nói, vì cũng bất khả đắc. Nay Kinh tên Giáng chú đại vũ vậy.
Xướng MẠ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: Đại lưu thoan kích chúng phong tề trì;
Lúc xướng chữ MẠ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đại-lưu-thoan-khích-chúng-phong-tề-trĩ.
Giảng: 17. Chữ Mạ, có thể ngộ tất cả pháp, ngã sở chấp tánh bất khả đắc. Đại lưu là ngã mạn tức sinh tử chảy mãi. Nước chảy xiết mau lẹ, ngã mạn cao vời. Nếu các đỉnh núi đứng trơ trọi, vì đều do ngã sở chấp. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Mạ, nghĩa là biết tất cả pháp lìa ngã sở.
Xướng GIÀ (thượng thanh khinh hô) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: phổ an lập;
Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là phổ-an-lập.
Giảng: 18. Chữ Già, có thể ngộ tất cả pháp, vì hạnh thủ tánh bất khả đắc. Lời an lập, vì dùng hạnh thủ mà có thể an lập. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Già, thì liền biết đáy tất cả pháp bất khả đắc.
Xướng THA (tha khả thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: chân như bình đẳng tạng;
Lúc xướng chữ THA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là chơn-như-bình-đẳng-tạng.
Giảng: 19. Chữ Tha, có thể ngộ tất cả pháp, vì tánh xứ sở bất khả đắc. Dùng chân như bình đẳng, là xứ sở chỗ nương của tất cả pháp. Trong trí luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Tha, thì liền biết bốn câu như pháp bất khả đắc. Như pháp tức là xứ sở, vì như pháp thời pháp.
Xướng XÃ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: nhập thế gian hải thanh tịnh;
Lúc xướng chữ XÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhập-thế-gian-hải-thanh-tịnh.
Giảng: 20. Chữ Xã, tức ngộ tất cả pháp, chỗ sinh khởi bất khả đắc. Dùng có năng, có sở, vì là biển thế gian. Chữ Xã còn là chữ Xà. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Xà, liền biết các pháp sinh tử bất khả đắc.
Xướng TOẢ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: niệm nhất thiết Phật trang nghiêm;
Lúc xướng chữ TOẢ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là niệm-nhứt-thiết-phật-trang-nghiêm.
Giảng: 21. Chữ Toả, tức ngộ tất cả pháp, tánh an ổn bất khả đắc. Dùng niệm Phật trang nghiêm, vì an ổn nhất. Chữ Toả còn là chữ Bà Phược, còn là chữ Thấp Ba. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Thấp Ba, liền biết tất cả pháp bất khả đắc, như Thấp Ba bất khả đắc, chữ Thấp Ba nghĩa không khác biệt. Mà trong Quang Tán có nói rằng: Không chỗ khởi. Không chỗ khởi, tức nghĩa an ổn.
Xướng ÐÀ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: quan sát giản trạch nhất thiết pháp tụ;
Lúc xướng chữ ÐÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát-giản-trạch-nhất-thiết-pháp-tụ.
Giảng: 22. Chữ Đá còn là chữ Đà, tức ngộ tất cả pháp, tánh trì giới bất khả đắc. Dùng giản pháp tụ, vì liền có thể trì giới tánh. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Đà, thì biết tánh tất cả pháp bất khả đắc.
Xướng XA (thi hà thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tùy thuận nhất thiết Phật giáo luân quang minh;
Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thuận-nhất-thiết-phật-giáo-luân-quang-minh.
Giảng: 23. Chữ Xa, tức ngộ tất cả pháp, tánh tịch tĩnh bất khả đắc. Vì dùng tịch tĩnh thì thuận Phật giáo. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Xa, liền biết tướng tịch diệt của chư Phật.
Xướng KHƯ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tu nhân địa trí tuệ tạng;
Lúc xướng chữ KHƯ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-nhơn-địa-trí-huệ-tạng.
Giảng: 24. Chữ Khư, tức ngộ tất cả pháp, tánh như hư không bất khả đắc. Nhờ trí huệ như hư không, nên có thể dung chứa. Chữ Khư còn là chữ Khứ. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Khứ, thì biết tất cả pháp, đồng với hư không bất khả đắc.
Xướng XOA (sở ngã thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tức chư nghiệp hải tạng;
Lúc xướng chữ XOA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tức-chư-nghiệp-hải-tạng.
Giảng: 25. Chữ Xoa, tức ngộ tất cả pháp, tánh hết bất khả đắc. Do đó biển nghiệp sâu rộng, đều bao dung hết, cho nên tên là tạng. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Xoa, liền biết hết tất cả pháp bất khả đắc.
Xướng SA (tô hột thiết) ÐA (thượng thanh hô) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: quyên chư hoặc chướng khai Tịnh Quang minh;
Lúc xướng chữ SA-ÐA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quyên-chư-hoặc-chướng-khai-tịnh-quang-minh.
Giảng: 26. Chữ Sa Đa, tức ngộ tất cả pháp, nhậm trì nơi xứ chẳng phải xứ, khiến tánh bất động bất khả đắc. Dùng hoặc chướng làm chẳng phải xứ. Khai tĩnh quang minh làm xứ sở. Ở đây dùng lìa chướng chân không làm xứ như thật. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Đa, liền biết bờ mé các pháp bất khả đắc.
Xướng NHƯƠNG tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tác thế gian trí tuệ môn;
Lúc xướng chữ NHƯƠNG, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tác-thế-gian-trí-huệ-môn.
Giảng: 27. Chữ Nhưỡng, lối khác dịch là chữ Nhương, tức ngộ tất cả pháp, biết được tánh bất khả đắc. Năng biết là trí huệ, sở biết là cửa. Chữ Nhưỡng còn là chữ Nhược. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Nhược, liền biết trong tất cả pháp không có tướng trí.
Xướng HẠT-LÃ-ÐA (thượng thanh) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: sanh tử cảnh giới trí tuệ luân;
Lúc xướng chữ HẠT-LÃ-ÐA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là sanh-tử-cảnh-giới-trí-huệ-luân.
Giảng: 28. Chữ Hạt Lã Đa, tức ngộ tất cả pháp, chấp trước nghĩa tánh bất khả đắc. Do đó chấp trước là cảnh sinh tử, nghĩa tức trí huệ luân. Dùng chấp trước sinh tử là sở quán cảnh của trí huệ. Chữ Hạt Lã Đa còn là chữ Tha. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Tha, liền biết nghĩa tất cả pháp bất khả đắc.
Xướng BÀ (bồ ngã thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: nhất thiết trí cung điện viên mãn trang nghiêm;
Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết-trí-cung-điện-viên-mãn-trang-nghiêm.
Giảng: 29. Chữ Ba, tức ngộ tất cả pháp, tánh có thể phá hoại bất khả đắc. Lời viên mãn. Tam Tạng Pháp Sư Bất Không dịch là đạo tràng. Do đó, cung điện đạo tràng, trang nghiêm theo duyên, nên có thể phá hoại, tức chẳng phải trang nghiêm, nên bất khả đắc. Cho nên đó nói rằng: Khi đọc chữ Ba, thì nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật nhất thiết cung điện đạo tràng trang nghiêm. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Ba, thì biết rõ tướng phá hoại tất cả pháp bất khả đắc.
Xướng XA (thượng thanh hô) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tu hành phương tiện tạng các biệt viên mãn
Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-phương-tiện-tạng-các-biệt-viên-mãn.
Giảng: 30. Chữ Xa, lối khác dịch là Tha. Tức ngộ tất cả pháp, tánh che đậy dục lạc bất khả đắc. Tức phương tiện tuỳ hỉ lạc, nên các biệt viên mãn. Tức che đậy bất khả đắc. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Xa, liền biết tất cả pháp không chỗ đi.
Xướng SA (tô hột thiế ) MA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tùy thập phương hiện kiến chư Phật;
Lúc xướng chữ SA-MA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thập-phương-hiện-kiến-chư-phật.
Giảng: 31. Chữ Sa Ma, tức ngộ tất cả pháp, tánh có thể nghĩ nhớ bất khả đắc. Chữ Sa Ma còn là chữ Thấp Đạm. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Thấp Đạm, liền biết nghĩa các pháp kiên cố như kim cang.
Xướng HA-BÀ (nhị tự giai thượng thanh hô) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: quan sát nhất thiết vô duyên chúng sanh phương tiện nhiếp thọ lệnh xuất sanh vô ngại lực;
Lúc xướng chữ HA-BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát nhất-thiết vô-duyên chúng-sanh phương-tiện nhiếp-thọ linh xuất-sanh vô-ngại-lực.
Giảng: 32. Chữ Ha Bà, lối khác dịch là chữ Ha Phược. Tức ngộ tất cả pháp, tánh có thể hô chiêu bất khả đắc. Do đó vì vô duyên chiêu khiến cho hữu duyên. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Hoả, liền biết tất cả pháp không âm thanh.
Xướng THA (thất khả thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tu hành thú nhập nhất thiết công đức hải;
Lúc xướng chữ THA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-xu-nhập-nhất-thiết-công-đức-hải.
Giảng: 33. Chữ Tha, tức ngộ tất cả pháp, tánh dũng kiện bất khả đắc, dùng dũng kiện mới có thể tu nhập công đức. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Tha, liền biết tất cả pháp không sẻn, không thí.
Xướng GIÀ (thượng thanh hô) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: trì nhất thiết pháp vân kiên cố hải tạng;
Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là trì-nhất thiết-pháp-vân-kiên-cố-hải-tạng.
Giảng: 34. Chữ Già, tức ngộ tất cả pháp, tánh dày bình đẳng bất khả đắc. Do đó dày như đất, có thể giữ gìn bình đẳng. Cũng có thể dung chứa, như biển bình đẳng, có thể bao mây mưa thuyết pháp, dùng bất khả đắc, nên có thể giữ gìn, có thể dung chứa. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Già, liền biết các pháp không dày, không mỏng.
Xướng TRA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tùy nguyện phổ kiến thập phương chư Phật;
Lúc xướng chữ TRA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-nguyện-phổ-kiến-thập-phương-chư-Phật.
Giảng: 35. Chữ Tra, lối khác dịch là chữ Sá. Tức ngộ tất cả pháp, tánh tích tập bất khả đắc. Do đó tích tập niệm Phật, nên có thể thấy khắp. Chữ Tra còn là chữ Tha. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Tha, liền biết tất cả pháp không chỗ trụ.
Xướng NÃ (nãi khả thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: quan sát tự luân hữu vô tận chư ức tự;
Lúc xướng chữ NÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát tự-luân hữu vô-tận chư ức tự.
Giảng: 36. Chữ Nã, lối khác dịch là chữ Ninh. Tức ngộ tất cả pháp, lìa các sự kiện cãi. Không vãng lai, tánh đi đứng nằm ngồi bất khả đắc. Do đó dùng thường quán tự luân, vì biết chúng sinh không, pháp không. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Nã, liền biết tất cả pháp và chúng sinh không đi, không đến, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng ngồi, chẳng nằm, chẳng đứng, chẳng dậy, chúng sinh không, pháp không.
Xướng SA (tô hột thiết) PHÃ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: hóa chúng sanh cứu cánh xứ;
Lúc xướng chữ SA-PHÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là hóa-chúng-sanh-cứu-cánh-xứ.
Giảng: 37. Chữ Sa Phã, tức ngộ tất cả pháp, đầy khắp quả báo bất khả đắc. Do đó hoá sinh cứu kính, mới đầy khắp quả báo. Nhân quả đều không, mới viên mãn. Chữ Sa Phã còn là chữ Phã. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Phã, liền biết tất cả pháp nhân quả đều không.
Xướng SA (đồng tiền âm) CA tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: quảng đại tạng vô ngại biện quang minh luân biến chiếu;
Lúc xướng chữ SA-CA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quảng-đại-tạng-vô-ngại-biện-quang-minh-luân-biến-chiếu.
Giảng: 38. Chữ Sa Ca, lối khác dịch là chữ Tắc Ca. Tức ngộ tất cả pháp, tánh tích tụ uẩn bất khả đắc. Do đó uẩn tích làm tạng rộng lớn. Quang luân vô ngại sở tích uẩn vậy. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Ca, liền biết tất cả pháp năm chúng bất khả đắc. Năm chúng tức là sắc thọ tưởng hành thức năm uẩn vậy.
Xướng DÃ (di khả thiết) TA (tô khả thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: tuyên thuyết nhất thiết Phật Pháp cảnh giới;
Lúc xướng chữ DÃ-TA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tuyên-thuyết nhất-thiết-phật-pháp cảnh-giới.
Giảng: 39. Chữ Dã Sa, ức ngộ tất cả pháp, tánh tướng suy già bất khả đắc. Do đó tánh suy già tức cảnh giới Phật pháp. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Tha, liền biết chữ Tha là không, các pháp cũng thế, cũng là không.
Xướng THẤT giả tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: ư nhất thiết chúng sanh giới pháp lôi biến hống;
Lúc xướng chữ THẤT, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết chúng-sanh-giới pháp-lôi biến-hống.
Giảng: 40. Chữ Thất Giả, lối khác dịch là Thất Tả. Tức ngộ tất cả pháp, dấu chân tích tụ bất khả đắc. Do đó tích tụ tức tất cả chúng sinh. Pháp lôi tức là dấu chân. Chân tức là năng đi, do đi mà có dấu, dấu là sở đi. Pháp lôi, pháp hống, tức pháp đi vậy. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Giá, liền biết nghĩa tất cả pháp tướng bất động.
Xướng SÁ (sỉ gia thiết) tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: dĩ vô ngã Pháp khai hiểu chúng sanh;
Lúc xướng chữ SÁ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là dĩ vô-ngã-pháp khai-hiểu chúng-sanh.
Giảng: 41. Chữ Sá, lối dịch khác là chữ Thác, tức ngộ tất cả pháp, tánh tướng thúc đuổi bất khả đắc. Do đó dùng hiểu sự vô ngã, tức là thúc đuổi khiến cho đến bờ bên kia. Nếu là bậc biểu ước thì đây sẽ là Đẳng Giác. Pháp thân muốn đầy, xưa vốn muốn bằng. Nên quên hai bờ. Trong Trí Luận có nói rằng: Nếu nghe chữ Sá, liền biết tất cả pháp đó đây hai bờ bất khả đắc.
Xướng ÐÀ tự thời, nhập Bát-nhã Ba-la-mật môn, danh: nhất thiết pháp luân sái biệt tạng.
Lúc xướng chữ ÐÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết pháp-luân sai-biệt-tạng.
Giảng: 42. Chữ Đà, tức ngộ tất cả pháp, nơi rốt ráo bất khả đắc. Nói về sai biệt tạng, là nơi rốt ráo nầy bất khả đắc, hàm chứa tất cả pháp luân, cũng là nơi quy cực của tất cả pháp luân. Ước biểu vị đương diệu giác, là rốt ráo bờ mé tất cả pháp. Tận kỳ xứ sở, không sinh, không chết, không có kẻ làm, ý đều bồ đề vậy. Trong Trí Luận có nói rằng : Nếu nghe chữ Trà, tức biết tất cả pháp bất khả đắc.
Bốn mươi hai tự mẫu ở trên, đều nói về môn nhập vào Bát Nhã Ba La Mật, mà bậc Đẳng Giác bạn lành, nói pháp môn tự mẫu nầy, ý lìa tướng văn tự, lìa tâm duyên tướng, cho đến lìa tất cả tướng, mới chứng nhập được nguồn tâm nhứt pháp giới vậy.
Bốn mươi hai tự mẫu, pháp môn tổng nhiếp bốn mươi hai bậc. Tức bậc Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập Địa, Đẳng giác, Diệu giác. Phải lìa lời nói mới có thể chứng nhập. Thiện Tài đồng tử, tham một vị thiện tri thức, thì tiến lên một bậc. Thiện Tài đồng tử tham đến tột cùng bậc nhân, thì phải quên lời đốn chứng. Cho nên bốn mươi hai chữ nầy, mỗi mỗi đều lập, nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật. Mà Bát Nhã nầy, rốt ráo là căn bổn quả trí của Phật. Bốn mươi hai chữ nầy, đều nói bất khả đắc. Bất khả đắc vẫn đắc bồ đề, đó là nơi trở về tột cùng nhập vào pháp giới.
Xướng tự mẫu nầy, thì dẫn nhập vào môn Bát Nhã, chứ chẳng phải chữ là Bát Nhã, điểm nầy phải minh bạch. Thọ trì pháp môn chữ nầy, có thể đắc được hai mươi thứ công đức :
1. Đắc được nghĩ nhớ mạnh mẽ.
2. Đắc được tàm quý thù thắng.
3. Đắc được sức kiên cố.
4. Đắc được pháp chỉ thú.
5. Đắc được tăng thượng giác.
6. Đắc được huệ thù thắng.
7. Đắc được vô ngại biện.
8. Đắc được môn tổng trì.
9. Đắc được không nghi hoặc.
10. Đắc được trái thuận không sinh thương ghét.
11. Đắc được không cao thấp bình đẳng mà trụ.
12. Đắc được lời nói âm thanh khéo léo đối với hữu tình.
13. Đắc được uẩn khéo léo, xứ khéo léo, giới khéo léo.
14. Đắc được duyên khởi khéo léo, nhân khéo léo, duyên khéo léo.
15. Đắc được pháp khéo léo.
16. Đắc được căn thắng liệt trí khéo kéo.
17. Đắc được tha tâm trí khéo léo.
18. Đắc được quán tinh lịch khéo léo.
19. Đắc được thiên nhĩ trí khéo léo, túc trụ tuỳ niệm trí khéo léo, thần cảnh trí khéo léo, sinh tử trí khéo léo, lậu tận trí khéo léo.
20. Đắc được nói xứ phi xứ trí khéo léo, oai nghi thi thiết đến đi khéo léo.
Thiện nam tử! ngã xướng như thị tự mẫu thời, thử tứ thập nhị Bát-nhã Ba-la-mật môn vi thủ, nhập vô lượng vô số Bát-nhã Ba-la-mật môn.
Nầy Thiện-nam-tử! Lúc ta xướng những tự-mẫu như vậy, thời trước tiên ta nhập bốn mươi hai môn bát-nhã ba-la-mật đây cùng với vô-lượng vô-số môn bát-nhã ba-la-mật.
Giảng: Thiện Tri Chúng Nghệ đồng tử nói với Thiện Tài đồng tử : Thiện nam tử ! Khi ta đọc xướng bốn mươi hai tự mẫu, thì dùng bốn mươi hai môn Bát Nhã Ba La Mật nầy làm đầu, chứng nhập vào vô lượng vô số môn Bát Nhã Ba La Mật. Đủ thứ lời nói, đều không ra khỏi bốn mươi hai tự mẫu nầy. Kinh Hoa Nghiêm diễn nói vô tận pháp giới, pháp môn bốn mươi hai bậc viên dung nhân quả, đều không ra khỏi sự biểu đạt ngôn ngữ âm thanh, cho nên bốn mươi hai chữ tổng nhiếp pháp môn bốn mươi hai bậc.