Kinh Văn: Ư thị Biện Âm Bồ-tát tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp trường quì xoa thủ nhi bạch Phật ngôn:
– Đại bi Thế Tôn như thị pháp môn thậm vi hy hữu. Thế Tôn thử chư phương tiện nhất thiết Bồ-tát ư Viên giác môn hữu kỉ tu tập. Nguyện vị đại chúng cập mạt thế chúng sanh phương tiện khai thị linh ngộ thật tướng. Tác thị ngữ dĩ ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnh chung nhi phục thủy.
Việt Văn: Khi ấy Biện Âm Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:
– Đại bi Thế Tôn! Pháp môn này thật là hy hữu. Bạch Thế Tôn! Theo những phương tiện ấy, tất cả Bồ Tát muốn vào cửa Viên Giác phải có mấy thứ tu tập? Xin Phật vì đại chúng trong hội và chúng sanh đời mạt pháp dùng phương tiện khi thị, khiến ngộ nhập thật tướng. Ngài Biện Âm Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.
Giảng: Vừa rồi ở chương Oai Đức Tự Tại, Phật dạy có 3 pháp môn tu là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, rất rõ ràng. Đến chương này Ngài Biện Âm Bồ Tát lại hỏi thêm ba pháp môn phương tiện trên, có mấy cách tu. Nghĩa là mỗi người chỉ tu một pháp hay cả ba pháp? Ba pháp này tu đồng thời hay có trước sau? Phải theo thứ lớp tu hay vượt qua thứ lớp?
Kinh Văn: Nhĩ thời Thế Tôn cáo Biện Âm Bồ-tát ngôn:
– Thiện tai, thiện tai ! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chư đại chúng cập mạt thế chúng sanh, vấn ư Như Lai như thị tu tập. Nhữ kim đế thính đương vị nhữ thuyết. Thời Biện Âm Bồ-tát phụng giáo hoan hỷ cập chư đại chúng mặc nhiên nhi thính.
– Thiện nam tử, nhất thiết Như Lai Viên giác thanh tịnh, bản vô tu tập cập tu tập giả. Nhất thiết Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh, y ư vị giác, huyễn lực tu tập. Nhĩ thời tiện hữu nhị thập ngũ chủng thanh tịnh định luân.
Việt Văn: Bấy giờ Phật bảo Biện Âm Bồ Tát rằng:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì đại chúng và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về sự tu tập như thế, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết. Khi ấy Biện Âm Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.
-Thiện nam tử! Tất cả Như Lai Viên Giác trong sạch, vốn chẳng có sự tu tập và kẻ tu tập. Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nương theo tâm chưa giác, dùng huyễn lực tu tập, khi ấy thì có hai mươi lăm thứ định luân trong sạch:
Giảng: Đại ý đoạn này nói: Viên Giác thanh tịnh thì không có người tu và pháp để tu. Song vì chúng sanh chưa giác ngộ, còn phải dùng phương tiện tu tập, vì thế nên Phật chia ra có 25 pháp môn tu.
Tuy chia ra 25 pháp môn tu, nhưng vẫn y theo 3 pháp là Chỉ Quán và Chỉ Quán song tu mà Phật đã dạy ở chương trước. Có khi tu chung hai pháp, ba pháp, mà có lúc lại riêng từng pháp một, hoặc tu trước, hoặc tu sau, tùy theo trình độ của chúng sanh xây qua trở lại thành 25 pháp. Song tu pháp nào cũng đều chứng nhập được Viên Giác.
Kinh Văn: I – Nhược chư Bồ-tát duy thủ cực tĩnh, do tĩnh lực cố vĩnh đoạn phiền não, cứu cánh thành tựu, bất khởi ư tòa, tiện nhập Niết-bàn. Thử Bồ-tát giả, danh đơn tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 1. Nếu những Bồ Tát tu pháp cực tịnh, do sức tịnh được dứt hẳn phiền não, thành tựu rốt ráo nên chẳng rời chỗ ngồi liền vào Niết Bàn, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Sa Ma Tha.
Giảng: 1. Riêng tu một pháp “Xa Ma Tha” (Tu Định).
– Này Thiện nam! Nếu có Bồ Tát giữ tâm rất vắng lặng, nhờ sức vắng lặng này, mà đoạn các phiền não, được vĩnh viễn thành tựu rốt ráo tánh Viên Giác, thì vị Bồ Tát ấy lúc bấy giờ chẳng rời chỗ ngồi mà vẫn nhập được Niết Bàn, Bồ Tát tu như thế, gọi là chỉ tu một pháp Xa Ma Tha (tu chỉ).
Kinh Văn: II – Nhược chư Bồ-tát duy quán như huyễn, dĩ Phật lực cố biến hóa thế giới chủng chủng tác dụng, bị hành Bồ-tát thanh tịnh diệu hạnh, ư đà-la-ni bất thất tịch niệm cập chư tĩnh tuệ. Thử Bồ-tát giả, danh đơn tu Tam-ma-bát-đề.
Việt Văn: 2. Nếu những Bồ Tát tu pháp quán như huyễn, dùng sức Phật tánh biến hoá thế giới và đủ thứ tác dụng để thực hành diệu hạnh trong sạch của Bồ Tát, nơi pháp tổng trì chẳng lạc mất tịch niệm và tịch huệ, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát riêng tu một pháp “Quán”. Bồ Tát khi tu pháp quán như huyễn, và nhờ thần lực của Phật, nên biến hiện thế giới uế độ thành Tịnh Độ, biến địa ngục trở thành Thiên cung, vì các pháp đều như huyễn như hóa. Tu như thế là tu “Quán”. Bồ Tát mặc dù làm đủ công hạnh lợi tha, mà không rời bản thể thường tịch (Định) và thường chiếu (Huệ) của tánh Viên Giác.
Chữ “Đà La Ni” ở chương này, đồng với chữ “Đà La Ni” trong chương Văn Thù, tức là biệt danh của tánh Viên Giác, như trong chương Văn thù chép: “Có pháp Đại Đà La Ni gọi là Viên Giác”.
Kinh Văn: III – Nhược chư Bồ-tát duy diệt chư huyễn bất thủ tác dụng, độc đoạn phiền não, phiền não đoạn tận, tiện chứng thật tướng. Thử Bồ-tát giả danh đơn tu Thiền-na.
Việt Văn: 3. Nếu những Bồ Tát chuyên diệt các huyễn, chẳng cần tác dụng mà tự dứt phiền não. Khi phiền não dứt sạch, liền chứng thật tướng, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Thiền Na.
Giảng: 3. Này Thiện nam! Nếu có Bồ Tát chỉ diệt các huyễn, không chấp thủ tác dụng, riêng đoạn các phiền não, khi phiền não đoạn hết rồi, thì chứng được thật tướng, Bồ Tát tu như thế, gọi là riêng tu pháp Thiền Na (Chỉ & Quán song tu, Định & Huệ đồng thời tu).
Kinh Văn: IV – Nhược chư Bồ-tát tiên thủ chí tĩnh, dĩ tĩnh tuệ tâm chiếu chư huyễn giả, tiện ư thị trung khởi Bồ-tát hạnh. Thử Bồ-tát giả danh tiên tu Xa-ma-tha, hậu tu Tam-ma-bát-đề.
Việt Văn: 4. Nếu những Bồ Tát trước tu cực tịnh dùng huệ tâm của tịnh để chiếu soi kẻ huyễn (vô minh), liền ở trong đó khởi hạnh Bồ Tát. Bồ Tát này gọi là trước tu thiền quán Sa Ma Tha, sau tu thiền quán Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Chỉ” sau tu “Quán” – Bồ Tát trước giữ tâm rất tịnh là tu “chỉ”, rồi dùng trí huệ yên tịnh mà chiếu soi các pháp như huyễn là tu “Quán”. Lúc bấy giờ Bồ Tát trên thì cầu đạo Phật, dưới hóa độ chúng sanh, đó là thực hành Bồ Tát hạnh.
Kinh Văn: V – Nhược chư Bồ-tát dĩ tĩnh tuệ cố, chứng chí tĩnh tánh, tiện đoạn phiền não, vĩnh xuất sanh tử. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Xa-ma-tha, hậu tu Thiền-na.
Việt Văn: 5. Nếu những Bồ Tát tu theo tịnh huệ, chứng được tánh cực tịnh, liền dứt phiền não, lìa hẳn sanh tử, Bồ Tát này gọi là trước tu thiền quán Sa Ma Tha, sau tu thiền quán Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu Chỉ, sau Chỉ, Quán song tu. Bồ Tát dùng trí huệ yên tịnh, chứng được tánh rất tịnh là tu Chỉ. Đoạn hết các phiền não, vĩnh viễn ra khỏi sanh tử luân hồi là Chỉ, Quán song tu.
Kinh Văn: VI – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch tĩnh tuệ phục hiện huyễn lực chủng chủng biến hóa độ chư chúng sanh, hậu đoạn phiền não nhi nhập tịch diệt. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Xa-ma-tha trung tu Tam-ma-bát-đề, hậu tu Thiền-na.
Việt Văn: 6. Nếu những Bồ Tát tu theo huệ tịch tịnh, lại hiện sức huyễn hoá biến hiện đủ thứ thân tướng để độ chúng sanh, sau mới dứt phiền não mà nhập tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, giữa tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Chỉ”, thứ tu (Quán), sau “Chỉ, Quán song tu”. -Bồ Tát dùng trí huệ thanh tịnh là tu “Chỉ”, lấy sức như huyễn mà biến hiện ra nhiều hình thức để độ chúng sanh là tu “Quán”. Sau Bồ Tát đoạn phiền não rồi vào tịch diệt là “Chỉ, Quán song tu”.
Kinh Văn: VII – Nhược chư Bồ-tát dĩ chí tĩnh lực, đoạn phiền não dĩ, hậu khởi Bồ-tát thanh tịnh diệu hạnh độ chư chúng sanh. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Xa-ma-tha, trung tu Thiền-na, hậu tu Tam-ma-bát-đề.
Việt Văn: 7. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh, dứt phiền não rồi sau mới hành diệu hạnh trong sạch của Bồ Tát để độ chúng sanh, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, giữa tu Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Chỉ”, thứ “Chỉ, Quán song tu”, sau tu “Quán”. Bồ Tát trước tu “Chỉ” được rất tịnh, rồi tiến tu “Thiền Na” (Chỉ, Quán song tu) để đoạn phiền não. Khi phiền não hết rồi thì Bồ Tát vào trần lao độ sanh, đặng diệu hạnh tự tại vô ngại, không còn lo sợ nhiễm trước.
Kinh Văn: VIII – Nhược chư Bồ-tát dĩ chí tĩnh lực, tâm đoạn phiền não, phục độ chúng sanh kiến lập thế giới. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Xa-ma-tha, tề tu Tam-ma-bát-đề Thiền-na.
Việt Văn: 8. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh, tâm dứt phiền não rồi lại độ chúng sanh, kiến lập thế giới, Bồ Tát này gọi là trước Sa Ma Tha, sau đồng thi tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát truớc tu “Chỉ”, sau đồng thời tu “Quán” và “Chỉ, Quán song tu”. Bồ Tát dùng sức rất tịnh là tu “Chỉ”, đoạn trừ các phiền não là tu “Thiền Na”, dụng lập thế giới và hóa độ chúng sanh là tu “Quán”.
Kinh Văn: IX – Nhược chư Bồ-tát dĩ chí tĩnh lực tư phát biến hóa, hậu đoạn phiền não. Thử Bồ-tát giả, danh tề tu Xa-ma-tha, Tam-ma-bát-đề, hậu tu Thiền-na.
Việt Văn: 9. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh để sanh khởi biến hoá, sau mới dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước đồng thi tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước đồng thời tu “Chỉ” và “Quán” sau “Chỉ, Quán song tu”. Bồ Tát dùng sức rất tịnh là tu “Chỉ” giúp việc biến hóa là tu “Quán”, sau đoạn phiền não là “Chỉ, Quán song tu”.
Kinh Văn: X – Nhược chư Bồ-tát dĩ chí tĩnh lực dụng tư tịch diệt, hậu khởi tác dụng, biến hóa thế giới. Thử Bồ-tát gia,û danh tề tu Xa-ma-tha Thiền-na, hậu tu Tam-ma-bát đề.
Việt Văn: 10. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh để đưa đến tịch diệt, sau lại khởi tác dụng biến hoá thế giới, Bồ Tát này gọi là đồng thời tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước đồng thời tu “Chỉ” và “Chỉ, Quán song tu”, sau tu “Quán”. Bồ Tát dùng sức rất tịnh, để đoạn phiền não, mà vẫn giữ tịch diệt, tức là đồng thời tu “Chỉ” và tu “Thiền Na”. Sau dùng diệu hạnh của Bồ Tát ra thế giới hóa độ chúng sanh, tức là tu “Quán”. Từ pháp tu thứ tư, đến pháp tu thứ mười này cộng 7 pháp đều là trước tu “Chỉ”.
Kinh Văn: XI – Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực, chủng chủng tùy thuận nhi thủ chí tĩnh. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Tam-ma-bát-đề, hậu tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 11. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tùy thuận đủ thứ cho đến cực tịnh, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Quán”. Sau tu “Chỉ”. – Bồ Tát dùng sức biến hóa, tùy thuận theo các chúng sanh để hóa độ là tu “Quán”, mà vẫn giữ tánh rất tịnh là tu “Chỉ”.
Kinh Văn: XII – Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực, chủng chủng cảnh giới nhi thủ tịch diệt. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Tam-ma-bát-đề, hậu tu Thiền-na.
Việt Văn: 12. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá biến hiện đủ thứ cảnh giới mới đến tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát tu trước “Quán” sau “Chỉ, quán song tu”. Bồ Tát dùng sức biến hóa là tu “Quán”, biến ra các cảnh giới, để hóa độ chúng sanh mà vẫn giữ tịch diệt, thế là “Chỉ, Quán song tu”.
Kinh Văn: XIII – Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực nhi tác Phật sự an trụ tịch tĩnh, nhi đoạn phiền não. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Tam-ma-bát-đề, trung tu Xa-ma-tha, hậu tu Thiền-na.
Việt Văn: 13. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá để làm Phật sự, an trụ tâm nơi tịch tịch mà dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, giữa tu Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Quán”, giữa tu “Chỉ”, sau “Chỉ, Quán song tu”. Bồ Tát dùng sức biến hóa làm các Phật sự là tu “Quán”, yên ở chỗ vắng lặng là tu “Chỉ”, đoạn phiền não là “Chỉ, Quán song tu”.
Kinh Văn: XIV – Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực vô ngại tác dụng, đoạn phiền não cố, an trụ chí tĩnh. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Tam-ma-bát- đề, trung tu Thiền-na, hậu tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 14. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tác dụng vô ngại dứt phiền não, an trụ tâm nơi cực tịnh, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, giữa tu Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Quán”, thứ “Chỉ, Quán song tu”, sau tu “Chỉ”. Bồ Tát dùng sức biến hóa làm các việc vô ngại là tu “Quán”, đoạn các phiền não là “Chỉ, Quán song tu”, an trụ nơi rất tịnh là tu “Chỉ”.
Kinh Văn: XV- Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực phương tiện tác dụng, chí tĩnh tịch diệt nhị câu tùy thuận. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Tam-ma-bát-đề, tề tu Xa-ma-tha Thiền-na.
Việt Văn: 15. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tác dụng phương tiện để tùy thuận hai thiền quán cực tịnh tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước tu “Quán”, sau đồng thời tu “Chỉ” và “Chỉ, Quán song tu”. Bồ Tát dùng sức biến hóa làm các phương tiện là tu “Quán”, tùy thuận tánh rất tịnh là tu “Chỉ”, và tùy thuận tịch diệt là “Chỉ, Quán song tu”.
Kinh Văn: XVI –Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực, chủng chủng khởi dụng tư ư chí tĩnh, hậu đoạn phiền não. Thử Bồ-tát giả, danh tề tu Tam-ma-bát-đề Xa-ma-tha, hậu tu Thiền-na.
Việt Văn: 16. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá sanh đủ thứ dụng để đến cực tịnh, sau mới dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước đồng thời tu “Quán” và “Chỉ”, sau “Chỉ, Quán song tu”. Bồ Tát dùng sức biến hóa, khởi ra các công dụng là tu “Quán”, giúp cho tánh rất tịnh là tu “Chỉ”, sau đoạn các phiền não là “Chỉ, Quán song tu”.
Kinh Văn: XVII – Nhược chư Bồ-tát dĩ biến hóa lực tư ư tịch diệt, hậu trụ thanh tịnh vô tác tĩnh lự. Thử Bồ-tát giả, danh tề tu Tam-ma-bát-đề Thiền-na, hậu tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 17. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá để đưa đến tịch diệt, sau an trụ nơi tịnh lự trong sạch vô tác, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước đồng thời tu “Quán” và “Chỉ, Quán song tu”, sau tu “Chỉ”. Bồ Tát dùng sức biến hóa là tu “Quán”, giúp với tịch diện là “Chỉ, Quán song tu”, sau an trụ nơi tánh định thanh tịnh sẵn có, không do tạo tác, là tu “Chỉ”.
Câu: “Tánh Định thanh tịnh không do tạo tác” là chỉ cho “tu tánh chơn định” sẵn có và thanh tịnh, không do tạo tác mà thành, cũng không phải dụng công tu tập mà được, xưa nay nó vẫn thanh tịnh.
Kinh Văn: XVIII – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực nhi khởi chí tĩnh trụ ư thanh tịnh. Thử Bồ- tát giả, danh tiên tu Thiền-na, hậu tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 18. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mà sanh khởi cực tịnh, trụ nơi thanh tịnh, Bồ tát này gọi là trước Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước “Chỉ, Quán song tu” sau tu “Chỉ”. Bồ Tát dùng sức tịch diệt, khởi tánh rất tịnh là “Chỉ Quán song tu” rồi an trụ nơi thanh tịnh là tu “Chỉ”.
Kinh Văn: XIX – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực nhi khởi tác dụng ư nhất thiết cảnh tịch dụng tùy thuận. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Thiền-na, hậu tu Tam-ma-bát-đề.
Việt Văn: 19. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mà sanh khởi tác dụng, tùy thuận công dụng tịch chiếu để chiếu soi tất cả cảnh, Bồ Tát này gọi là trước Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước “Chỉ, Quán song tu”, sau tu “Quán”. Bồ Tát dùng sức tịch diệt khởi ra tác dụng độ sanh là “Chỉ, Quán song tu”. Mặc dù Bồ Tát làm các hạnh lợi sanh mà vẫn tùy thuận nơi tịch tịnh là tu “Quán”.
Kinh Văn: XX – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực chủng chủng tự tánh an ư tĩnh lự nhi khởi biến hóa. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Thiền-na, trung tu Xa-ma-tha, hậu tu Tamma-bát-đề.
Việt Văn: 20. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt tùy đủ thứ tánh an trụ nơi tịnh lự mà sanh khởi biến hoá, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, giữa tu Sa Ma Tha, sau tu Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước “Chỉ, Quán song tu”, thứ tu “Chỉ”, sau tu “Quán”. Bồ Tát dùng sức tịch diệt, quán tự tánh các chúng sanh để hóa độ là “Chỉ, Quán song tu”, an trụ nơi Định là tu “Chỉ”, biến hóa các pháp để độ sanh là tu “Quán”.
Kinh Văn: XXI – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực vô tác tự tánh khởi ư tác dụng thanh tịnh cảnh giới qui ư tĩnh lự. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Thiền-na, trung tu Tam-ma bát đề, hậu tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 21. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt và tự tánh vô tác nơi cảnh giới trong sạch sanh khởi tác dụng rồi trở về tịnh lự, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, giữa tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước “Chỉ, Quán song tu” thứ tu “Quán” sau tu “Chỉ”. Bồ Tát dùng sức tịch diệt của tự tánh vô tác, để khởi ra tác dụng độ sanh, là “Chỉ, Quán song tu”. Bồ Tát y nơi cảnh giới thanh tịnh là tu “Quán”, sau trở về nơi Định là tu “Chỉ”. Chữ “Tự tánh vô tác”, nghĩa là: tự tánh sẵn có không do tạo tác mà thành.
Kinh Văn: XXII – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực chủng chủng thanh tịnh nhi trụ tĩnh lự, khởi ư biến hóa. Thử Bồ-tát giả, danh tiên tu Thiền-na, tề tu Xa-ma-tha Tam-ma bát-đề.
Việt Văn: 22. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mỗi mỗi thanh tịnh trụ nơi tịnh lự mà sanh khởi biến hoá, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, sau đồng thời tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước “Chỉ, Quán song tu” sau đồng thời tu “Chỉ” và “Quán”. – Bồ Tát dùng sức tịch diệt, mỗi mỗi thanh tịnh là “Chỉ, Quán song tu” an trụ ở nơi Định là tu “Chỉ” khởi ra các món biến hóa là tu “Quán”.
Kinh Văn: XXIII – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực, tư ư chí tĩnh nhi khởi biến hóa. Thử Bồ-tát giả, danh tề tu Thiền-na Xa-ma-tha, hậu tu Tam-ma-bát-đề.
Việt Văn: 23. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt để đưa đến cực tịnh mà sanh khởi biến hóa, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Thiền Na và Sa Ma Tha, sau tu Tam Ma Bát Đề.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước đồng thời “Chỉ, Quán song tu” và tu “Chỉ”, sau tu “Quán”. – Bồ Tát dùng sức tịch diệt là “Chỉ, Quán song tu”, giúp cho tánh tất tịnh là tu “Chỉ”, khởi ra các việc biến hóa là tu “Quán”.
Kinh Văn: XXIV – Nhược chư Bồ-tát dĩ tịch diệt lực tư ư biến hóa nhi khởi chí tĩnh thanh minh cảnh tuệ. Thử Bồ-tát giả, danh tề tu Thiền-na Tam-ma-bát-đề, hậu tu Xa-ma-tha.
Việt Văn: 24. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt sanh khởi biến hoá, đưa đến cảnh huệ trong sạch sáng tỏ của cực tịnh, Bồ tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Thiền Na và Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát trước đồng thời “Chỉ, Quán song tu” và tu “Quán”, sau tu “Chỉ”. Bồ Tát dùng sức tịch diệt là “Chỉ, Quán song tu”, giúp việc biến hóa là tu “Quán”, sau khởi tánh rất tịnh v.v… là tu “Chỉ”.
Kinh Văn: XXV – Nhược chư Bồ-tát dĩ Viên giác tuệ, viên hợp nhất thiết ư chư tánh tướng vô ly giác tánh. Thử Bồ-tát giả, danh vi viên tu tam chủng tự tánh thanh tịnh tùy thuận.
Việt Văn: 25. Nếu những Bồ Tát dùng trí huệ Viên Giác chiếu soi, đầy khắp tất cả các tánh các tướng mà chẳng lìa giác tánh, Bồ Tát này gọi là tùy thuận vốn trong sạch của tự tánh mà viên tu ba thứ quán.
Giảng: Đoạn này nói Bồ Tát viên tu ba pháp. Bồ Tát dùng Viên Giác Huệ, viên hiệp tất cả các pháp. Nào Định, Huệ và Định Huệ song tu, nào tánh, tướng của các pháp đều không rời tánh Viên Giác.
Kinh Văn: Thiện nam tử, thị danh Bồ-tát nhị thập ngũ luân. Nhất thiết Bồ-tát tu hạnh như thị. Nhược chư Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh, y thử luân giả đương trì phạm hạnh tịch tĩnh tư duy cầu ai sám hối, kinh tam thất nhật, ư nhị thập ngũ luân, các an tiêu ký, chí tâm cầu ai tùy thủ kết thủ, y kết khai thị tiện tri đốn tiệm. Nhất niệm nghi hối tức bất thành tựu.
Việt Văn: Thiện nam tử! Những thiền quán kể trên gọi chung là hai mươi lăm định luân của Bồ Tát, tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nếu tu theo định luân này nên thực hành như thế: phải trì phạm hạnh (thực hành thanh tịnh hạnh), im lặng quán tưởng thiết tha cầu sám hối trải qua hai mươi mốt ngày, ở nơi hai mươi lăm định luân, mỗi mỗi đều ghi dấu cho rõ ràng rồi thành tâm khẩn cầu, rồi tùy tay lấy một dấu hiệu, y theo dấu hiệu đã ghi liền biết rõ các pháp đốn tiệm, pháp nào thích hợp với mình, nếu có một niệm nghi hoặc thì chẳng thể thành tựu.
Giảng: Đoạn này Phật kết thúc lại và dạy rằng: Đây là 25 pháp tu của Bồ Tát. Nếu có người muốn tu theo 25 pháp này, thì điều cần yếu là phải giữ giới cho thân tâm được thanh tịnh và chí thành cầu sám hối 21 ngày. Rồi hành giả viết tên 25 pháp tu này vào 25 miếng giấy, xép gói riêng từng miếng, để chung lại trên bàn Phật. Hành giả phải chí thành cầu nguyện, rồi tùy ý rút một miếng giấy, sau khi mở ra xem thì hành giả sẽ tự biết căn cơ của mình Đốn hay Tiệm và phải y theo đó mà tu hành. Nhưng nếu hành giả có một niệm nghi ngờ, thì chẳng thành tựu.
Tóm lại, 25 pháp tu này không ngoài định, Huệ và Định Huệ song tu. Chẳng qua tùy theo trình độ của hành giả có sâu cạn, cao thấp không đồng, nên có khi phải tu Định trớc rồi Quán sau; có khi phải tu Quán trước rồi Định sau; lắm lúc phải tu đồng thời v.v… Vì tùy theo trình độ của hành giả, mà thay đổi trước sau, xây qua trở lại nên thành ra 25 pháp. Vậy hành giả nên tùy theo trình độ của mình mà tu tập.
Kinh Văn: Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Việt Văn: Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Biện Âm nhữ đương tri Biện Âm ngươi nên biết,
Nhất thiết chư Bồ-tát Tất cả các Bồ Tát,
Vô ngại thanh tịnh tuệ Huệ trong sạch vô ngại.
Giai y thiền định sanh Đều nương thiền định sanh,
Sở vị Xa-ma-tha Gọi là Sa Ma Tha.
Tam-ma-đề, Thiền-na Tam Ma Đề, Thiền Na.
Tam pháp đốn tiệm tu Theo ba pháp đốn tiệm,
Hữu nhị thập ngũ luân Có hai mươi lăm thứ.
Thập phương chư Như Lai Mười phương chư Như Lai,
Tam thế tu hành giả Tất cà người tu hành,
Vô bất nhân thử pháp Đều do tu pháp này,
Nhi đắc thành Bồ-đề Mà được thành Bồ Đề.
Duy trừ đốn giác nhân Chỉ trừ kẻ đốn ngộ
Tinh pháp bất tùy thuận Và Xin Đề chẳng tin
Nhất thiết chư Bồ-tát Tất cả các Bồ Tát,
Cập mạt thế chúng sanh Và chúng sanh mạt pháp,
Thường đương trì thử luân Thường nên giữ luân này.
Tùy thuận cần tu tập Tùy thuận siêng tu tập.
Y Phật đại bi lực Theo sức đại bi Phật,
Bất cửu chứng Niết-bàn. Chẳng lâu chứng Niết Bàn.