KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
QUYỂN 7 – PHẦN 9
— o0o —
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN
giảng thuật
— o0o —
Vi Diệu Thần Chú
A-nan! Thị Phật đảnh quang, tụ tất đát đa bát đát La, bí mật già đà, vi diệu chương cú. Xuất sanh thập phương, nhất thiết chư Phật
A Nan! Những hòa quang trên đảnh đầu đức Phật chứa đầy mật chú Tát Đát Đa Bát Đát La, những câu vi diệu, sanh ra tất cả chư Phật ở khắp mười phương
Giảng: “A Nan! Những hòa quang trên đảnh đầu đức Phật chứa đầy mật chú Tát Đát Đa Bát Đát La”. Những hoà quang đó là cái lọng trắng hiện trên đảnh đầu đức Phật, có thể che phủ khắp tam thiên đại thiên thế giới để bảo vệ tất cả chúng sanh.
“Già đà” là tiếng Phạn có nghiã là những câu lập đi lập lại. Mật là bí mật, và có vài hàng trong câu thường lập đi lập lại cho nên gọi là bí mật già đà. Năm bộ và những câu chú trong chú Lăng Nghiêm rất là hiếm có và thần diệu. Chú Lăng Nghiêm “sanh ra tất cả chư Phật ở khắp mười phương.” Cho nên chú Lăng Nghiêm được gọi là mẹ của tất cả chư Phật.
Thập phương Như Lai, nhân thử chú tâm. Đắc thành vô thượng, Chánh-biến-Tri giác.
Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.
Giảng: “Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.” có nghiã là vì chú Lăng Nghiêm, các chư Phật đạt được quả vị Chánh Biến Tri Giác.
“Chánh Biến” có nghiã là biết được tâm sanh ra vạn pháp. “Tri Giác” có nghiã là biết được vạn phạp được sanh ra từ tâm
Thập phương Như Lai, chấp thử chú tâm. Hàng phục chư ma, chế chư ngoại đạo.
Mười phương Như Lai trì tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.
Giảng: Tâm chú Lăng Nghiêm được thuyết ra từ các hóa thân của đức Phật an tọa trên các đòa hoa sen trong ngàn ánh hòa quang phóng chiếu trên đảnh đầu đức Phật.
“Mười phương Như Lai trì tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.” Tâm of bài chú cũng là tâm chú của các vị chư Phật. Vì vậy các tà ma ngoại đạo sợ nhất là chú Lăng Nghiêm.
Thập phương Như Lai, thừa thử chú tâm. Tọa bảo liên hoa, ưng vi trần quốc.
Mười phương Như Lai vận tâm chú này, ngồi bửu liên hoa, ứng hiện trong vô số quốc độ.
Giảng: “Mười phương Như Lai vận tâm chú này.” Các vị chư Phật mượn chú và từ chú, chư Phật vận dụng tâm chú. Và các chư Phật “ngồi bửu liên hoa” – các đài hoa sen lớn – “ứng hiện trong vô số quốc độ.” Các hóa thân của Phật có thể hiện ở khắc mười phương trong vô số quốc độ nhiều như các bụi, nhờ sức lực của chú Lăng Nghiêm.
Thập phương Như Lai, hàm thử chú tâm. Ư vi trần quốc, chuyển đại Pháp luân.
Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân.
Giảng: “Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân.” Các vị chư Phật ở khắc mười phưong đều dùng chú Lăng Nghiêm để chuyển đại pháp luân
Thập phương Như Lai, trì thử chú tâm. Năng ư thập phương, ma đảnh thọ kí. Tự quả vị thành, diệc ư thập phương, mông Phật thọ kí.
Mười phương Như Lai trì tâm chú này, hay ở nơi mười phương xoa đảnh thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị.
Giảng: “Mười phương Như Lai trì tâm chú này.” Các vị chư Phật nhờ thọ trì tâm chú Lăng Nghiêm mà họ có thể “ở nơi mười phương xoa đảnh thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn.”. Và các chúng sinh chưa đạt quả vị tứ quả A La Hán cũng được các vị chư Phật thọ ký.
Thập phương Như Lai, y thử chú tâm. Năng ư thập phương, bạt tế quần khổ. Sở vị địa ngục, ngạ quỷ súc sanh, manh lung ám ngọng. Oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ. Cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn sí thịnh. Đại tiểu chư hoạnh, đồng thời giải thoát. Tặc nan binh nạn, Vương nan ngục nạn. Phong thủy hỏa nạn, cơ khát bần cùng, ưng niệm tiêu tán.
Mười phương Như Lai nương tâm chú này, hay ở nơi mười phương cứu vớt các khổ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm và bát khổ, những tai nạn lớn nhỏ đồng thời được giải thoát các nạn, giặc, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.
Giảng: Thập phương chư Phật nhờ tâm chú mà ở khắp mười phương cứu vớt các chúng sanh vượt qua các khổ nạn như:
1. Sanh
2. Lão – già
3. Bệnh
4. Tử – Chết
5. Ly – xa cách người mình thương mến
6. Gần – gần bên người mình khét
7. Khát vọng – Không thể nhận được những gì mình mong muốn
8. Ngũ uẩn – bực bội của ngũ uẩn.
Bát khổ có nghiã là:
1. Khổ trong địa ngục
2. Khổ của ma quỷ
3. Khổ của súc sanh
4. Khổ của ngũ căn như đui, điếc, ngọng, câm
5. Khổ của vị chư thiên
6. Khổ khi tái sanh trong thời kỳ không có Phật
7. Khổ khi sống trong sự tranh dành sức mạnh và trí tuệ
8. Khổ khi tái sanh trong cõi thiên
Thập chư tiên sống trong cõi tiên ở phía bắc của núi Tu Di. Những hành tiên có thọ mạng rất dài. Họ sống trung bình 1000 năm. Cuộc sống tại nơi đây rất là khổ, cái khổ vì các chư tiên không có cơ hội để gặp Phật, Pháp và Tăng. Cho nên họ vẫn nằm trong bát khổ. Cái khổ nầy cũng có trong những vị trong Lục Thiên Giới. Tuy rằng họ sống lâu dài, nhưng họ không có cơ hội để gặp Tam Bảo. Vì vậy cho nên vẫn khổ
Sống trong thế giới tranh luận trí tuệ là nơi người có học thức, như trong môn khoa học (science). Họ tranh luận lý thuyết ngay chổ không có căn bản và đưa ra lý luận về những thứ không có hiện hữu
“Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm” là trong bát khổ. Và còn cái khổ khi sinh sống với người mình ghét. Đây là khi quý vị rời chổ ở để xa lánh người mình không ư thích, để rồi tới một nơi khác và lại gặp một người khác có tánh tình giống như vậy. Lại còn cái khổ khi xa lánh người mình thương. Quý vị thương mến người yêu, nhưng vì hoàn cảnh phải xa cách. Lại còn cái khổ vì không được thứ mình tìm kiếm. Khi quý vị không có những gì mà quý vị muốn, quý vị đi tìm kiếm nó. Nhưng khi quý vị gặp cái khổ này, thì quý vị sẽ không tìm được nó. Và cuối cùng là các bực bội của ngũ uẩn – sắc thanh hương vị xúc pháp. Ngũ uẩn đốt cháy làm cho cảm thấy khổ.
“Những tai nạn lớn nhỏ.” Đây là những cái chết bất kỳ tử, như bị chết trong tai nạn xe đụng, hay bị đè chết từ vật lớn rất xuống, hay tai nạn khác.
“Đồng thời được giải thoát các nạn, giặc, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.” Những tai nạn trên được giải thoát vì chư Phật dùng tâm chú
Thập phương Như Lai, tùy thử chú tâm. Năng ư thập phương, sự thiện tri thức. Tứ uy nghi trung, cúng dường như ý. Hằng sa Như Lai, hội trung thôi vi, Đại pháp vương tử.
Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức, trong tứ oai nghi được cúng dường như ý, nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy Tôn là Đại Pháp Vương Tử.
Giảng: “Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức”. Các chư Phật thường hộ trì các thiện tri thức. “Trong tứ oai nghi được cúng dường như ý.” Trong nghĩ lễ cúng dường tam bảo, những hành động đầy oai nghi. “Nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy Tôn là Đại Pháp Vương Tử.” Trong pháp hội các vị thiên trí thức được coi như là các vị pháp vương tử
Thập phương Như Lai, hành thử chú tâm. Năng ư thập phương, nhiếp thọ thân nhân. Lịnh chư Tiểu thừa, văn bí mật tạng, bất sanh kinh phố.
Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên, khiến hàng Tiểu Thừa nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.
Giảng: “Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên.” Người có nhân duyên là những người thân của Phật trong những kiếp trước. Đức Phật có sáu loại người thân, và đức Phật trước tiên kêu gọi họ đến gần và nhiếp thọ họ. Tại sao đức Phật sau khi đắc đạo, ngài đi tới vườn nai và thuyết pháp cho năm đại đệ tử? Tại vì năm đại đệ tử trong kiếp này và kiếp trước là họ hàng bà con.
“khiến hàng Tiểu Thừa,” đây là các vị đang tu hành Tiểu Thừa, hay các vị A La Hán.
“nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.” Khi các vị A La Hán nghe tạng bí mật, những kinh pháp đại thừa, họ không có sợ hại, bởi vì họ đã có nhân duyên từ kiếp trước
Thập phương Như Lai, tụng thử chú tâm. Thành vô thượng giác, tọa Bồ-đề thọ, nhập đại Niết Bàn.
Mười phương Như Lai tụng tâm chú này, thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề vào Đại Niết Bàn.
Giảng: Làm sao các ngài đắc quả vị Phật? Bởi vì các ngài trì tụng tâm chú. “Tri Tụng” có nghiã là tụng trong tâm và không cần nhìn kinh sách. “Thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề,” các ngài trì tụng chú Lăng Nghiêm và “vào Đại Niết Bàn.”
Thập phương Như Lai, truyền thử chú tâm. Ư diệt độ hậu, phó Phật Pháp sự, cứu cánh trụ trì. Nghiêm tịnh giới luật, tất đắc thanh tịnh.
Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ trì cứu cánh, nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.
Giảng: “Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ trì cứu cánh.” Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, chúng sanh thọ nhận Phật Pháp này từ các chư Phật, biết cách tu hành, thọ nhận và trì tụng Pháp.
“Nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.” Bởi vì sức lực của chú mà họ được đạt được và giữ được giới luật nghiêm tịnh và trong sạch
Nhược ngã thuyết thị, Phật đảnh quang tụ, bát đát La chú. Tùng đán chí mộ, âm thanh tương liên. Tự cú trung gian, diệc bất trọng điệp. Kinh hằng sa kiếp, chung bất năng tận. Diệc thuyết thử chú, danh Như Lai đảnh.
Như ta thuyết chú “Phật Đảnh Quang tụ chẳng ô nhiễm” này, từ sáng đến tối chẳng dứt tiếng, trong đó những chữ và câu cũng chẳng trùng điệp, nếu từ đây ngộ nhập, mới biết tất cả hữu tình vô tình cũng thường thuyết chú này, nên gọi “Đảnh Như Lai” vậy.
Giảng: Chú Tát Đát La là tâm chú Lăng Nghiêm đại định, chú của lộng trắng. “Nếu thuyết hằng sa kiếp cũng không thuyết hết.” Đức Phật không thể thuyết hết sự mầu nhiệm và công đức của chú Lăng Nghiêm. Vì vậy ta nói tâm chú nầy là Như Lai Đảnh chú
Nhữ đẳng hữu học, vị tận Luân-hồi. Phát tâm chí thành, thú hướng A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề. Bất trì thử chú, nhi tọa đạo tràng. Linh kỳ thân tâm, viễn chư ma sự, vô hữu thị xứ.
Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.
Giảng: “Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi.” Các vị vẫn còn trong sáu nẽo luân hồi, và “phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán”. Các vị muốn tu hành để đạt được quả vị A La Hán.
“Nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.” Nếu quý vị muốn trở thành A La Hán và chưa có trì tụng chú nầy, hay là quý vị muốn ngồi trong đạo tràng và tu hành thành Phật. Nếu muốn cho thân tâm xa lìa các ma sự, thì đó là điều khó làm. Có nghiã là quý vị phải trì tụng chú Lăng Nghiêm, để tránh xa các ma sự. Nếu quý vị không trì tụng chú, quý vị không thể ngồi trong đạo tràng, hay quý vị khó có thể xa lánh các ma sự.
A-nan! Nhược chư thế giới, tùy sở quốc độ. Sở hữu chúng sanh, tùy quốc sở sanh. Hoa bì bối diệp, chỉ tố bạch điệp. Thư tả thử chú, trữ ư hương nang. Thị nhân tâm hôn, vị năng tụng ức. Hoặc đái thân thượng, hoặc thư trạch trung. Đương tri thị nhân, tận kỳ sanh niên. Nhất thiết chư độc, sở bất năng hại.
A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.
Giảng: Chức năng của thần chú sẽ nói ở phần dưới đây. “A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới,” có nghiã là các chúng sanh tại thế giới Ta Bà hay ở các thế giới khắp mười phương, nếu có chúng sanh nào ghi chép chú trên giấy hay “tùy theo vật dụng trong đất nước” Các nước là người đó có thể là Việt, Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật, Tàu, Thái, Ấn Độ, v.v..
Nếu người đó dùng “lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này”. Bất cứ người đó viết chú ra trên giấy hay vải hay thứ gì đó, và người đó viết ra bằng tay. Sau đó “đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.” có nghiã là tuy người đó không có thông minh hay đần độn và không thể trì tụng chú, người đó có thể chép chú và bỏ chú trong một bao túi, hay là người đó chép chú và treo chú trên tường. Nếu có người làm như vậy, người đó sẽ suốt cuộc đời không bị độc dược hại. Có loại độc dược mạnh hay nhẹ, không cần biết loại độc gì, không thể hãm hại người đó.
A-nan! Ngã kim vị nhữ, cánh thuyết thử chú. Cứu hộ thế gian, đắc đại vô úy. Thành tựu chúng sanh, xuất thế gian trí.
A Nan! Nay ta vì ngươi thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.
Giảng: “A Nan! Nay ta vì ngươi thuyết chú này.” Chú Lăng Nghiêm có thể “cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.” Chú có thể hoàn thành mọi mong cầu của chúng sanh, nhưng điều quang trọng nhất là chú có thể thành tựu trí tuệ xuất thế gian cho chúng sanh.
Nhược ngã diệt hậu, mạt thế chúng sanh. Hữu năng tự tụng, nhược giáo tha tụng. Đương tri như thị, tụng trì chúng sanh, hỏa bất năng thiêu, thủy bất năng nịch. Đại độc tiểu độc, sở bất năng hại.
Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại,
Giảng: “Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp”- là thời gian bây giờ của chúng ta – “có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, Hỏa bất năng thiêu.” Nếu có người có thể nhớ thuộc lòng và trì tụng chú Lăng Nghiêm hay chỉ dạy người khác học và trì tụng, những người này lửa không thể đốt cháy, và “nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại”
Đại độc tiểu độc, sở bất năng hại. Như thị nãi chí, long thiên quỷ Thần. Tinh kì ma mị, sở hữu ác chú. Giai bất năng trước, tâm đắc chánh thọ. Nhất thiết chú trớ, yểm cổ độc dược. Kim độc ngân độc, thảo mộc trùng xà, vạn vật độc khí. Nhập thử nhân khẩu, thành cam lộ vị.
Độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ.
Giảng: “Cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị”. Tất cả những ma quỷ nầy đều dùng ma thuật. Năm câu thần chú mà tôi đã nhắc trước đây: Sất đà nễ. A ca la. Mật lị trụ. Bát lị đát la gia. Ninh yết lị.
Ngũ đại tâm chú tượng trưng cho năm phương hướng, năm bộ chú, năm vị Phật. Chúng được gọi là Ngũ Đại Tâm Chú. Quý vị đừng coi thường nó. 5 câu chú là tâm chú của các vị chư Phật ở năm phương hướng. Khả năng của tâm chú là phá vỡ ma chú và ma thuật của ma quỷ. Không cần biết ma chú gì chúng sử dụng, quý vị có thể đập vỡ nó với tâm chú nầy. Tất cả ma chú sẽ không còn hiệu quả, và trở thành vô dụng. Ma chú không thể câu hồn quý vị, bởi vì ngũ đại tâm chú đã phá vỡ chúng.
“Tâm được chánh thọ”. Nếu quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm, quý vị có thể đạt được đại định. “Tất cả bùa chú” – ma chú tà thuật của ma vương hay tà ma ngoại đạo không thể hãm hại quý vị.
“Yểm cổ”, có rất nhiều tà thuật ở bên Tàu, và các nước Á Châu như Đại Hàn, Thái Lan, Singapore, Mã Lai, v.v… Những yểm cổ chúng dùng, được gọi là bùa, sử dụng qua ma chú và ngải. Nếu quý vị ăn ngải của chúng, quý vị sẽ nằm dưới sự cai quản của chúng. Quý vị phải làm những gì chúng sai khiến. Nếu không tuân lời sẽ chết. Bên Úc, nơi trên núi rừng, có một nhóm ngoại đạo chuyên dùng ma chú để làm đầu người rút nhỏ thành cái trứng gà. Và họ dùng đầu lâu đó là đồ phù thủy. Trong thế giới to lớn như vậy, có đủ thứ lạ lùng khó thể nghĩ ra. Quý vị đừng có thái độ rằng nếu chưa thấy, thì sẽ không tin điều đó. Nếu quý vị không tin, đó là điều ngu. Tại sao tôi nói vậy? Có nhiều thứ mà quý vị chưa thấy và nếu quý vị sống với ý tưởng rằng quý vị phải nhìn thấy thì mới tin. Quý vị sẽ không bao giờ thấy hết trong cuộc đời.
Trước khi nước Mỹ được tìm thấy, trước khi có ai biết được đất Mỹ hiện hữu. Nếu quý vị tới trước một người và thử nói với người đó nước Mỹ ở bên đó, và cả một nước Mỹ Châu với sông núi, mọi người cũng sẽ không tin quý vị. Nhưng khi người đó không chấp nhận rằng nước Mỹ hiện hữu, vậy nước Mỹ có trên trái đất hay không? Nước Mỹ có đó trước khi khám phá ra không? Vậy tuy rằng người đó tin hay không tin, nước Mỹ vẫn hiện hữu. Vậy tại đây, quý vị có tin những chuyện bùa ma thuật chú, những thứ đó vẫn hiện hữu. Cho nên nếu quý vị từ chối sự hiện hữu những ma thuật bởi vì quý vị chưa thấy tận mắt, vậy quý vị không thể nào hiểu được những sự trên trái đất nầy.
Nếu có người yếm bùa trên người quý vị, nếu họ bỏ bùa, quý vị sẽ làm nô lệ suốt đời. Nếu chống đối thì sẽ chết. Ngoài ra những bùa yếm độc, nếu “kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy – người ấy trì tụng chú Lăng Nghiêm thì những thứ đó đều biến thành nước cam lồ.
Nếu quý vị nghĩ rằng: Tôi thử thuốc độc coi ra sao”. Nếu quý vị có thể hoàn tất trì tụng chú Lăng Nghiêm, trì tụng tới mức có thể sử dụng thần chú, vậy quý vị có thể thử độc dược. Trước khi quý vị đạt được tới mức nầy, đừng chơi thử thách nầy
Nhất thiết ác tinh, tinh chư quỷ thần, ác độc tâm nhân. Ư như thị nhân, bất năng khởi ác. Tì na dạ Ca, chư ác quỷ Vương, tịnh kỳ quyến thuộc. Giai lĩnh thâm ân, thường gia thủ hộ.
Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.
Giảng: Những câu kinh trước nói đến những độc dược mà người uống vào và trì tụng chú Lăng Nghiêm thì mọi thứ đều trở thành nước cam lồ. Những thứ nầy là độc dược, nhưng độc bị hóa chuyển. Sự hóa chuyển đó khi người trì tụng.
“Tất cả ác tinh” là những chùm sao như những mộc tinh và sao Bạch Hổ, là những ác tinh. Và những phi tinh hay sao chổi rất là xấu và có thể giết người. Nhưng những ngôi sao ác nầy có thể hãm hại quý vị, hoặc những “quỷ thần, dù có độc tâm hại người”. Có người nói rằng họ không tin có ma quỷ. Họ chưa bao giờ gặp ma, và như vậy họ không tin rằng có ma. Nếu họ thấy ma, họ sẽ không có cách nào họ không tin, cho dù họ không muốn tin.
“Thuốc phiện chích” là một chức độc giống như thuốc rầy. Nếu uống nhiều vào sẽ hại mạng. Nhưng nếu một người uống nhiều thuốc độc vào trong thân, vẫn không bị tổn thương, vì họ đã trì chú Lăng Nghiêm.
“đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác” Những thứ độc dược trong người được hóa chuyển.
“Tì na dạ Ca” được nhắc tới ở phần trên trong phần lập đạo tràng. Ngài có thân người và đầu trâu hay đầu voi. Thân dạng rất xấu. Ngài và “các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.” Những vị nầy đã được sự thương mến của các vị chư Phật trong quá khứ, những ma vương nầy đã sửa đổi và thường gia hộ cho những người thọ trì chú Lăng Nghiêm. Những lợi ích của việc trì tụng chú Lăng Nghiêm thật là hy hữu.
A-nan đương tri. Thị chú thường hữu, bát vạn tứ thiên, na-do-tha Hằng, hà sa câu-chi, Kim Cang tạng vương, Bồ Tát chủng tộc. Nhất nhất giai hữu, chư Kim Cang chúng, nhi vi quyến thuộc.
A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ
Giảng: “na-do-tha” hay Nayutta là một trong 14 số lớn trong tiếng Phạn – Sanskrit. Có người cho số đó là một ngàn tỷ, có người cho là một vạn tỷ. Thường thường đó là một số lớn. Không chỉ có những vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương đến hộ vệ, mà vô số chủng tộc Kim Cang cũng có mặt. Và mỗi vị Kim Cang Tạng thay phiên nhau ngày đêm có mặt chổ nào chú Lăng Nghiêm trì tụng.
Những vị Bồ Tát là những vị thường mà thường niệm
Nam-mô thập phương Phật
Nam-mô thập phương Pháp
Nam-mô thập phương Tăng
Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam-mô Phật Đảng Chú Lăng Nghiêm
Nam-mô Quang Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Kim Cang Tạng Bồ Tát
Không phải chỉ 84 ngàn vị Kim Cang Bồ Tát đề cập là vô số. Những chủng tộc Bồ Tát cũng vô số
Thiết hữu chúng sanh, ư tán loạn tâm. Phi tam-ma-địa, tâm ức khẩu trì. Thị Kim Cang vương, thường tùy tòng bỉ, chư Thiện nam tử. Hà huống quyết định, Bồ-đề tâm giả. Thử chư Kim Cang, Bồ-tát tạng Vương. Tinh tâm uẩn tốc, phát bỉ thần thức.
Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm trì, Thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề, các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn,
Giảng: “Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn”. Tâm trí của chúng sanh bị phân chia tứ phương và không thể nhất tâm. Những người nầy không có định lực, nhưng họ nhớ và trì tụng chú Lăng Nghiêm. Họ nhớ chú Lăng Nghiêm đã thuyết do những vị chư Phật. Những vị Kim Cang Bồ Tát thường ở bên ủng hộ những thiện tri thức, nếu họ thọ trì chú Lăng Nghiêm.
“Huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề.” Những vị có tâm kiên trì, quyết tâm vào đạo Bồ-đề, những vị Kim Cang Bồ Tát sẽ bảo vệ và “khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn”. Các vị ở bên quý vị và âm thầm giúp quý vị. Các ngài sẽ làm gì? Các ngài sẽ giúp quý vị tăng thêm trí tuệ, tâm thức của quý vị. Từng chúc từng chúc, các ngài sẽ giúp tâm tán loạn từ từ yên tĩnh. Và từ từ quý vị có được định lực. Âm thầm các ngài sẽ giúp những người thọ trì Phật Pháp khai mở trí tuệ và được nhất tâm.
Thị nhân ưng thời, tâm năng kí ức, bát vạn tứ thiên, hằng hà sa kiếp. Châu biến liễu tri, đắc vô nghi hoặc.
Ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc.
Giảng: Khi các vị Kim Cang Bồ Tát âm thầm giúp khai mở trí tuệ. “Ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc.” Các thiện tri thức sẽ nhớ lại được mọi việc trong quá khứ. Họ sẽ có trí tuệ siêu phàm. Có nghiã là họ có thể thấy được quá khứ, họ biết được những chuyện xảy ra ở quá khứ
Tùng đệ nhất kiếp, nãi chí hậu thân, sanh sanh bất sanh. Dược xoa La-sát, cập phú đan na. Ca trá phú đan, na cưu bàn trà. Tỳ xá già đẳng, tịnh chư ngạ quỷ. Hữu hình vô hình, hữu tưởng vô tưởng. Như thị ác xứ thị.
Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.
Giảng: “Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng” cho đến khi họ đắc quả vị Phật. “Đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa.” Họ có thể sanh và tử qua nhiều kiếp, nhưng họ không sanh trong cõi ác, như cõi Dược Xoa La-sát, những ma có thể bay nhanh. Hay họ tái sanh trong cõi cập phú đan na, ma quỷ ăn thịt người. Khi con người qua đời, loại quỷ nầy dùng ma chú để hóa chuyển những xát thịt thúi thành thịt tươi để ăn. Hay họ tái sanh gần những “ca trá phú đan”, là những con ma thúi. Đây là những con ma ác và thúi. Nếu quý vị mà gặp những loại ma nầy, thì quý vị sẽ bị bệnh nóng. “Phú-đan” còn gọi là Bhutanas. Hay họ không tái sanh trong cõi “Na cưu bàn trà”, một loài quái vật hôi thúi lạ lùng. Ma phú-đan thì chỉ hôi thúi, còn loại nầy thì mùi thúi rất quái lạ, mùi vị mà quý vị chắc chưa ngửi mùi qua, một mùi tanh thùi rất là mạnh. Có một câu thường dùng là: Cái mùi đó thúi quá đến nỗi không thở nỗi. Nếu quý vị mà ngửi mùi nầy, chắc quý vị sẽ ói ngay tại chỗ. Mùi tanh đó bay vào cổ họng quý vị làm cho quý vị muốn ói nó ra. Loại ma quỷ nầy sẽ làm cho quý vị nóng cả người ra. Nhiệt độ sẽ tăng lên 120*C và quý vị sẽ chết
Hay họ không tái sanh trong cõi ma quỷ, “Tỳ xá già đẳng”. Đây là loại quỷ có hình dạng như thùng phi. Những ma quỷ nầy sẽ làm cho quý vị tê liệt. Chúng tới quý vị trong giấc ngũ và làm cho quý vị tê liệt. Khi quý vị tỉnh giấc, quý vị không thể cử động được, hay có thể la hét. Trong lúc nguy hiểm, có số người bị tê và chết. Nếu người nào có dương khí mạnh, thì sự tê liệt nầy chỉ trong vài phút. Tê liệt dài hạn tùy theo người nào có âm khí nhiều. Dương khí là gì? Đó là người vui vẽ, vui vẻ trong thân tâm, không phải chỉ vui vẻ bên ngoài rồi cười haha. Đây là vui vẻ từ trong ra ngoài. Nếu quý vị lúc nào cũng lo âu và buồn bã, dễ giận hờn, và suốt ngày phiền não, vậy quý vị có nhiều âm khí. Dương khí tượng trưng cho tâm linh, và âm khí là hồn linh. Những ai tu học Phật Pháp thì sẽ có nhiều dương khí, và sẽ có hào quang. Nhưng khi quý vị có nhiều âm khí, thì sẽ có một đám khí đen bao quanh. Cho nên có câu, có thể nhìn coi người đó tốt hay xấu bằng cách nhìn thẳng vào người đó. Người tốt có nhiều dương khí trắng sáng chung quang. Người xấu sẽ có âm khí đen, tinh khí ác
Và họ cũng không tái sanh trong cõi “tịnh chư ngạ quỷ”. Đây là loại ma quỷ chuyên hút tinh khí. Những ma quỷ nầy sẽ hút từ các vật và luôn cả tinh khí người. Những ma quỷ nầy rất là ác. Phần đông, những ma quỷ không tốt lành, nhưng trong một số ma quỷ có vài ma là các vị Bồ Tát hóa thân làm ma để dẫn dắt ma quỷ.
Và họ cũng không tái sanh trong cõi ma quỷ đói. Có vài loại ma đói có bao tử to lớn, và nhiều loại thì cái cổ họng nhỏ bé như kim. Và vài loại “Hữu hình vô hình”. Vài loại ma quỷ có hình dạng, và có loại ma không có hình dạng. Có khi quý vị không thấy được một thứ gì, cũng không có nghiã là thứ đó không có ở đó. Những loại ma không có hình dạng, nhưng chúng có thức. Quý vị không thể thấy chúng bằng con mắt bình thường, nhưng khi quý vị có ngũ nhãn lục thông, quý vị sẽ rất dễ dàng thấy chúng.
“Hữu tưởng vô tưởng”. Có những loài có thể suy nghĩ, và vài loại ma không có thể suy nghĩ, những loại vô tưởng nầy sống như bụi, gỗ, sắt đá. Nhưng khi quý vị thọ trì chú Lăng Nghiêm, quý vị sẽ không tái sanh trong những cõi đó nữa. Từ kiếp nầy đến kiếp sau, quý vị sẽ không tái sanh trong cõi ma đói hay những nơi ma quỷ ác độc khác.
Thiện nam tử! Nhược độc nhược tụng, nhược thư nhược tả. Nhược đái nhược tạng, chư sắc cúng dường. Kiếp kiếp bất sanh, bần cùng hạ tiện, bất khả lạc xứ.
Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.
Giảng: Nếu có thiện tri thức nào đọc chú từ kinh hay tụng chú từ trí nhớ, hay họ chép or viết chú ra và mang chú trên người, hay quý trọng chú, và giữ chú trong nhà. Nếu họ cúng dường tâm chú với đủ loại nhan hương and bông hoa, đèn và trái cây – tâm chú thuyết bởi hóa thân Phật Đảnh, những cúng dường đáng giá trị – “thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.” Tôi có nói với quý vị rằng nếu quý vị có thể ghi nhớ chú Lăng Nghiêm và có thể trì tụng từ tâm trí, thì quý vị đã có định lực giữ gìn chú. Khi quý đạt được như vậy, quý vị có thể trì tụng chú như nước tuôn chảy không ngừng, vậy ít nhất quý vị sẽ giàu có trong 7 kiếp. Nếu quý vị tiếp tục trì tụng chú từ kiếp này sang kiếp nọ, quý vị sẽ được giàu có trong 70 hay 700 hay 7000 hay 7 triệu kiếp người. Không có giới hạn. Chỉ cần quý vị muốn thành giàu có, thì quý vị sẽ thành giàu có. Nhưng một ngày nào đó, quý vị sẽ cảm thấy đủ, bởi vì người tỷ phú cũng có lo âu phiền phức. Quý vị sẽ cảm thấy chán. Và lúc đó quý vị sẽ muốn thành Phật. Khi quý vị trở thành Phật, thì không còn phiền não. Lúc đó quý vị ở trong trạng thái bất động, tâm trí sáng rõ.
Cho nên, tôi cho quý vị một ý kiến trước. Làm người tỷ phú không có tốt bằng làm một vị Phật. Những người luân trì giữ và tôn kính chú sẽ không tái sanh trong cõi lo âu và không có an lạc. Nếu quý vị muốn tái sanh tại nơi đó cũng không được. Tại sao? Bởi vì chú Lăng Nghiêm sẽ kéo quý vị và không cho quý vị tái sanh tại nơi đó. Muốn tới cũng rất khó khăn.
Thử chư chúng sanh, túng kỳ tự thân, bất tác phước nghiệp. Thập phương Như Lai, sở hữu công đức, tất dữ thử nhân.
Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ.
Giảng: Những chúng sanh này đã trì tụng chú Lăng Nghiêm và chưa có phước đức, có nghiã là họ chưa làm những việc thiện hay tạo ra những phước đức, “mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ.” Tại sao họ được như vậy? Bởi vì họ đã trì tụng chú Lăng Nghiêm, hay đọc chú, hay chép chú hay viết chú ra. Những người đó chưa có phước đức, nhưng mười phương chư Phật sẽ ban cho họ phước đức. Sự lời lạc quá chừng? Phải không quý vị ? Người đó chỉ cần trì tụng chú Lăng Nghiêm.
Do thị đắc ư, hằng hà sa a-tăng-kì bất khả thuyết, bất khả thuyết kiếp. Thường dữ chư Phật, đồng sanh nhất xứ. Vô lượng công đức, như ác xoa tụ. Đồng xứ huân tu, vĩnh vô phần tán.
Do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ. Vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách.
Giảng: “Do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật.” Hằng hà sa là một con số lớn. A-tăng-kì lại là con số lớn hơn, có nghiã là vô lượng số. Có nghiã là số kiếp nhiều hơn con số có thể tính hay diễn tả.
“Đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách.” Sanh tại một chỗ không có nghiã là sanh cùng tại một quê nhà, mà là sanh tại một thời. Cũng có nghiã là họ thường sanh trong thời gian đức Phật tại thế gian. Chúng ta sanh trong thời đức Phật không có trong lúc nầy. Đây là một trong tám cái khổ. Cái khổ vì sanh trong thời trước hay sau đức Phật. Những người sanh trong thời đức Phật ra đời có rất nhiều phước đức.
“Ác xoa” có cây có 3 trái trên một nhánh. Trái ác xoa nhìn giống như 3 trái tụ thành 1 trái. Trái đó không thể tách ra 3 được. Cho nên trái ác xoa nầy tượng trưng cho những người tái sanh trong cõi đức Phật và cùng nhau tu học. Những người nầy không xa lià với đức Phật
Thị cố năng linh, phá giới chi nhân, giới căn thanh tịnh. Vị đắc giới giả, linh kỳ đắc giới. Vị tinh tấn giả, linh đắc tinh tấn. Vô trí tuệ giả, linh đắc trí tuệ. Bất thanh tịnh giả, tốc đắc thanh tịnh. Bất trì trai giới, tự thành trai giới.
Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.
Giảng: “Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch.” Đối với người tuy đã phá giới cũng có thể giữ lại giới nếu họ thật tâm trì chú Lăng Nghiêm mỗi ngày. Thường, khi một vị tu hành đã phạm giới thì khó có thể cứu vớt, nhưng nếu vị tu hành đó trì chú, người đó sẽ có cơ hội để giữ lại giới căn thanh tịnh. Trì tụng không phải là đọc chú bình thường. Quý vị phải trì giữ định lực của chú, như tôi đã giảng. Khi thần chú giữ vững chắt trong tâm và tràn đầy tâm trí. Nghiã của nó là: Tâm chú là tâm của chú, và tâm của chú là tâm chú.
Chú và tâm là một. Không có sự khác biệt. Quý vị không thể quên chú. Chú tự nó trì. Quý vị không còn trì chú, và chú sẽ tự nó trì. Quý vị trì chú, cũng như không có trì chú. Bây giờ quý vị trì chú trước khi giảng kinh, và đó là cách đào tạo con đường cho quý vị đi. Đó là chỉ hướng cho quý vị. Không phải chỉ trì tụng chú lúc giảng kinh. Quý vị có thể trì chú ở mọi nơi và mọi lúc. Biết thần chú trong tâm trí và trì tụng đến khi tất cả tư tưởng và suy nghĩ được trừ bỏ, chỉ còn lại tâm trí trì tụng chú Lăng Nghiêm. Đó gọi là tập trung trì tụng. Sự trì tụng hợp nhất và không còn vọng tưởng. Giống như luồng nước tuông chảy, làn sống nước nầy tới làn sống nước khác. Như luồng gió vô hình bay tới nhưng vẫn làm cho mọi thứ biết đó là gió.
Giòng nước chảy, ngọn gió bay, để tuyên bố đại thừa
Âm thanh của nước chảy, ngọn gió thổi lên tiếng Pháp Đại Thừa. Mọi thứ điều là tâm chú Lăng Nghiêm. Khi có thể trì chú được như vậy, “Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.” Những người không có tiến triển trong tu học, không nghiên cứu Phật Pháp, cũng có thể nhanh chóng bước lên khi trì tụng chú Lăng Nghiêm sau một thời gian.
Chú có thể giúp cho những người không có trí tuệ, thêm trí tuệ. Hãy nhìn như vậy: Chú có thể giúp người ngu khai mở trí tuệ. Chú có thể làm cho người bất thanh tịnh trở nên thanh tịnh.
Nếu quý vị tu hành và chưa được thanh tịnh, nếu quý vị không giữ giới, phá giới và ăn uống không thanh tịnh, và bị nhầm lẫn và không rõ ràng trong một thời gian. Nhưng if quý vị không quên chú Lăng Nghiêm, quý vị vẫn nhanh chóng trở lại sự thanh tịnh. Khi quý vị chịu thay đổi, quý vị sẽ nhanh chóng trở về lại với sự thanh tịnh. Thí dụ như: Tôi biết có một số người tại đây muốn học Phật Pháp, nhưng thân tâm của họ chưa được thanh tịnh. Nhưng thiếu sự thanh tịnh thì không mấy quan trọng, chỉ là sợ quý vị không chịu học hỏi. Khi quý vị chịu học, ngày đó sẽ tới và quý vị sẽ được thanh tịnh. Quý vị sẽ hiểu. Nhưng nếu quý vị không chịu học, quý vị lại nói: “tôi không muốn được thanh tịnh, tôi không muốn thay đổi. Tôi thích làm biếng. Tôi thè không muốn biết gì hết.” Vậy với cái tính tình như thế, không có các gì có thể làm cho quý vị.
Chú có thể giúp người không an trai trở thành ăn trai (chay). Nếu quý vị trì chú Lăng Nghiêm đến tất cả câu chú có thể hợp lại trong nhất tâm, ngay cả gió cũng không thể lay chuyển, hay mưa có thể rung động thân. Lúc đó, nếu bạn không muốn ăn trai, quý vị cũng tự động ăn traỵ Tại sao? Bởi vì quý vị không còn những vọng tưởng, quý vị sẽ không còn tham vọng. Quý vị sẽ không còn suy nghĩ về ăn mặn hay những đồ món ngon lành. Những thứ đó không còn nằm trong tâm của quý vị nữa.
A-nan! Thị thiện nam tử, trì thử chú thời. Thiết phạm cấm giới, ư vị thọ thời. Trì chú chi hậu, chúng phá giới tội. Vô vấn khinh trọng, nhất thời tiêu diệt.
A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt,
Giảng: Những câu kinh nầy giải thích rõ ràng hơn. Anan, nếu thiện tri thức trì tụng chú đã phạm tội giới không thanh tịnh trước khi trì chú – có nghiã là họ bây giờ trì chú, nhưng trước khi họ đã phạm giới, hay phá giới trước khi trì chú. “Thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt.” Tất cả tội lỗi khi phạm giới, tuy có phạm 4 giới nặng. Giới nặng có nghiã là những giới khó giải trừ. Nhưng nếu họ trì tụng chú Lăng Nghiêm, thì tất cả giới mà họ đã phạm, không cần biết nặng nhẹ, cũng đều được xóa bỏ, giống như đổ nước xôi trên tuyết.
Túng Kinh ẩm tửu, thực đạm ngũ tân, chủng chủng bất tịnh. Nhất thiết chư Phật, Bồ Tát Kim Cang, Thiên tiên quỷ thần, bất tướng vi quá.
Dù đã uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi;
Giảng: Ngũ tân là hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ. Những thứ nầy rất là nhiều trong chợ. Hưng cừ rất nhiều bên Ấn Độ, và thường trộn chung với cà-ri là một trong ngũ tân. Những thứ ngũ tân có mùi vị khó hởi, cho nên trong Phật Giáo những ai tu hành thanh tịnh không ăn ngũ tân. Những thứ bất tịnh khi ăn sẽ làm tăng thêm sân và dâm dục. Nhưng, khi họ “ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi.” Khi quý vị luôn trì tụng chú Lăng Nghiêm, các vị chư Phật, Bồ Tát và Hộ Pháp sẽ không trách quý vị cho những tội lỗi trước đây.
Có người lý lẽ rằng: Nếu các vị không có bắt lỗi, vậy tôi cứ tiếp tục ăn ngũ tân.” Tốt nhất là đừng tiếp tục ăn ngũ tân.
Thiết trước bất tịnh, phá tệ y phục. Nhất hành nhất Trụ, tất đồng thanh tịnh. Túng bất tác đàn, bất nhập đạo tràng. Diệc bất hành đạo, tụng trì thử chú. Hoàn đồng nhập đàn, hành đạo công đức
Dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; Dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà trì tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.
Giảng: “Dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch.” Ở phần trước, đức Phật nói người tu hành vào đạo tràng nên mặt áo quần mới, but tại đây ngày nói cũng không cần mặc áo quần mới. Nếu quý vị không có áo quần mới, áo quần cũ cũng được. Khi quý vị đã trải qua 3 tuần tu hành, quý vị cũng có thể được thanh tịnh như nhau. Tại vì sức lực của thần chú làm cho người mặc áo quần mới hay cũ không khác nhau. Có người nghĩ rằng: tại sao đức Phật nói chúng ta phải mặc áo quần mới khi vào đạo tràng. Chúng ta làm vậy vì muốn có sự tôn trọng và sự thanh tịnh thân thể. “Đù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng.” – Quý vị không phải cân bước vào đạo tràng. Mọi nơi mọi lúc cũng là chỗ tu hành. Nếu họ “cũng chẳng hành đạo” – cho dù họ không tu hành nhưng “mà trì tụng chú này” – chỉ có trì chú là việc họ có thể làm trong tu hành. “Với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.” Nếu họ có thể trì tụng chú Lăng Nghiêm, công đức của họ cũng không khác gì với người tạo lập đạo tràng
Nhược tạo ngũ nghịch Vô gián trọng tội. Cập chư Tỳ-kheo Tì-kheo-ni, tứ khí bát khí. Tụng thử chú dĩ, như thị trọng nghiệp. Do như mãnh phong, xuy tán sa tụ. Tất giai diệt trừ, cánh vô hào phát.
Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.
Giảng: “Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián”. Năm tội ngũ nghịch là những tội nặng nhất trong Phật giáo. Đó là: giết me, giết cha, giết người A La Hán, làm náo trộn trong tăng đoàn, làm đổ máu Phật.
Nếu quý vị có tình làm tổn thương đức Phật bằng dùng dao hay vũ khí, hay trong một cách nào đó làm thân Phật đổ máu, quý vị đã phạm một trong ngũ nghịch tội
Tôi người nói: Tôi chưa bao giờ gặp Phật. Đức Phật đã nhập niết bàn, vậy tôi sẽ không bao giờ có cơ hội tạo nghiệp nầy.
Cũng không phải như vậy. Tại vì nếu quý vị xé hình đức Phật hay làm bể tượng Phật, đó cũng là tội đổ máu Phật. Luôn cả hình in of đức Phật cũng nằm trong đó. Làm hư hình đức Phật khi đức Phật không còn tồn tại trên trái đất cũng nằm trong những tội nầy. Những nhân quả liên tiếp có nghiã là những nghiệp quả sẽ nhận không ngừng.
Phạm lỗi trong thập thiện là không tốt, nhưng tạo ngũ nghịch sẽ mang lại những nhân quả rất nặng. Nếu quý vị tạo ngũ nghịch, quý vị sẽ rơi vào địa ngục vô gián. Địa ngục nầy đã giải thích trước đây. Địa ngục đầy, cho dù có một người trong đó hay nhiều người. Cho nên được gọi là không chổ trốn, vì không có chổ trống trong đó. Được gọi là vô gián, bởi vì đau khổ không dừng cho dù một giây phúp và không có kết thúc. Đau khổ liên tiếp không ngừng.
“Những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.” có 3 nghiã: ứng cúng, sát tặc, vô sanh. Tỳ kheo Ni là những nữ sĩ tu hành trong đoàn.
Tứ Khí là dâm, sát, trộm và dối. Đây là 4 giới chính. Giới là tiếng Phạn có nghiã là nguyên nhân sa thải. Nếu quý vị phạm tứ giới nầy, quý vị sẽ bị xuất ra khỏi tăng đoàn. Quý vị sẽ ra khỏi đại hải Phật Pháp, và không thể vào trở lại. Tứ khí là cho tỳ kheo. Tỳ kheo ni thì có bát khí. Bát khí là tứ khí của tỳ kheo và thêm vào: nhiễm tâm xoa chạm, nhiễm tâm tám sự, giới che giấu, giới theo kẻ bị cử.
Giới nhiễm tâm xoa chạm trong luật giới là xoa chạm nữ giới với ý nghĩ dâm dục. Có bao chùm luôn cho đàn ông, đàm bà, tỳ kheo, tỳ kheo ni hay Phật Tử. Xoa chạm giữa người khi trong tâm có những ý dâm dục là phạm giới. Nếu trong tâm không có ý nghĩ tình dục thì không có phạm giới.
Giới “tám sự”. Vị tỳ kheo ni phải ở trong đám đông khi trò chuyện. Không được đi vào chổ kín để trò chuyện hay vào một phòng riêng với người đàn ông khác. Thông thường thì người đàn ông và đàn bà không nên ở riêng – nhất là tỳ kheo và tỳ kheo ni. Cho tỳ kheo tội này còn nhẹ. Tỳ kheo ni thì là tội nặng. Trong cấm giới không cho phép tỳ kheo ni ở riêng với đàn ông.
Giới “Che giấu” có nghiã là che giấu những phạm lỗi của người khác. Đó là che giấu những lỗi giới nặng và không thẳng thắng về chuyện đó. Họ không nói cho ai biết. Đó là phạm giới của tỳ kheo ni
Giới “Không làm theo” có nghiã là trì tụng giới luật một tháng 2 lần, trong ngày đầu và ngày 15 trong tháng. Khi tỳ kheo có mặt chung chổ của tỳ kheo ni, vị tỳ kheo ni phải làm theo lễ trì tụng giới do vị tỳ kheo chủ lễ. Họ không được tự ý một mình trì tụng giới và thọ nhận cúng dường. Nếu vị đó không làm theo như vậy, họ đã phạm giới không tuân theo. Đó là bát khí cho tỳ kheo ni
Nhưng khi người tu hành đã lỡ phạm những giới đó, “thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.” Ngay cả ngũ nghịch và tứ, bát giới khí cũng bị thổi bay khi trì tụng chú Lăng Nghiêm, như ngọn gió lớn thổi tan đống cát không còn gì nữa. Không một mảnh manh tội lỗi còn lại. Đó nói lên sức lực của chú Lăng Nghiêm.
A-nan! Nhược hữu chúng sanh. Tùng vô số lượng, vô số kiếp lai. Sở hữu nhất thiết, khinh trọng tội chướng. Tùng tiền thế lai, vị cập sám hối. Nhược năng độc tụng, thư tả thử chú, thân thượng đái trì. Nhược an trụ xứ, trang trạch viên quán. Như thị tích nghiệp, do thang tiêu tuyết. Bất cửu giai đắc, ngộ vô sanh nhẫn.
A Nan! Nếu có chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, có tất cả những tội chướng nặng nhẹ, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối, nay nếu biết đọc tụng, biên chép chú này, giữ đeo trên mình hay để nơi chỗ ở, thì những nghiệp tích chứa từ trước, đều tiêu như nước sôi làm tan băng tuyết, chẳng bao lâu sẽ được vô sanh nhẫn.
Phục thứ A-nan, nhược hữu nữ nhân. Vị sanh nam nữ, dục cầu sanh giả. Nhược năng chí tâm. Ức niệm tư chú. Hoặc năng thân thượng, đái thử tất đát đa bát đát La giả. Tiện sanh phước đức, trí tuệ nam nữ. Cầu trường mạng giả, tốc đắc trường mạng. Dục cầu quả báo, tốc viên mãn giả, tốc đắc viên mãn. Thân mạng sắc lực, diệc phục như thị. Mạng chung chi hậu, tùy nguyện vãng sanh, thập phương quốc độ. Tất định bất sanh, biên địa hạ tiện. Hà huống tạp hình.
Lại nữa A Nan! Nếu có người đàn bà chưa có con, mong cầu có thai, chí tâm tưởng niệm, hoặc đeo chú này, thì được sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ, cầu sống lâu được sống lâu, cầu phước báo được phước báo, cho đến cầu thân mạng sức mạnh đều được như thế. Sau khi chết, tùy nguyện vãng sanh trong mười phương quốc độ, chắc chắn chẳng sanh nơi biên địa, dòng hạ tiện, huống là các tạp hình!
A-nan! Nhược chư quốc độ, châu huyền tụ lạc, cơ hoang dịch lệ. Hoặc phục đao binh, tặc nạn đấu tranh. Kiêm dư nhất thiết, ách nạn chi địa. Tả thử Thần chú, an thành tứ môn. Tinh chư chi đề, hoặc thoát đồ thượng. Linh kỳ quốc độ, sở hữu chúng sanh, phụng nghênh tư chú. Lễ bái cung kính, nhất tâm cúng dường. Linh kỳ nhân dân, các các thân bội. Hoặc các các an, sở cư trạch địa. Nhất thiết tai ách, tất giai tiêu diệt.
A Nan! Nếu các quốc độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch; hoặc những nơi bị bịnh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác, viết thần chú này dán nơi bốn cửa thành, và những thấp miếu hoặc trên các tràng phan, khiến chúng sanh trong nước thừa phụng chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường; khiến nhân dân mỗi mỗi đeo chú trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.
A-nan! Tại tại xứ xứ, quốc độ chúng sanh, tùy hữu thử chú. Thiên Long hoan hỉ, phong vũ thuận thời. Ngũ cốc phong ân, triệu thứ an lạc. Diệc phục năng trấn, nhất thiết ác tinh. Tùy phương biến quái, tai chướng bất khởi, nhân vô hoạnh yêu. Nữu giới gia tỏa, bất trước kỳ thân. Trú dạ an miên, thường vô ác mộng.
A Nan! Nếu chúng sanh nơi các quốc độ, hễ chỗ nào có chú này, thì Thiên Long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui; những tai chướng do tất cả ác tinh biến quái ở mọi nơi, đều chẳng sanh khởi, người chẳng chết yểu, gông, cùm, xiềng, xích, chẳng dính vào mình, ngày đêm ngủ yên, thường chẳng ác mộng.
A-nan! Thị Ta-bà giới. Hữu bát vạn tứ thiên tai biến ác tinh. Nhị thập bát đại ác tinh, nhi vi thượng thủ. Phục hữu! bát đại ác tinh, dĩ vi kỳ chủ. Tác chủng chủng hình, xuất hiện thế thời. Năng sanh chúng sanh, chủng chủng tai dị. Hữu thử chú địa, tất giai tiêu diệt. Thập nhị do-tuần, thành kết giới địa. Chư ác tai tường, vĩnh bất năng nhập.
A Nan! Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến ác tinh, do 28 đại ác tinh làm thượng thủ; lại có 8 đại ác tinh làm chủ, xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng, hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sanh. Hễ có chú này thì thảy đều tiêu diệt, trong phạm vi 12 do tuần, các tai biến hung dữ, trọn chẳng thể xâm nhập.
Thị cố Như Lai, tuyên thị thử chú. Ư vị lai thế, bảo hộ sơ học. Chư tu hành giả, nhập tam ma đề. Thân tâm thái nhiên, đắc đại an ẩn. Cánh vô nhất thiết, chư ma quỷ thần. Cập vô thủy lai, oán hoạnh túc ương. Cựu nghiệp trần trái, lai tương não hại. Nhữ cập chúng trung, chư hữu học nhân. Cập vị lai thế, chư tu hành giả. Y ngã đàn trường, như pháp trì giới. Sở thọ giới chủ, phùng thanh tịnh tăng. Trì thử chú tâm, bất sanh nghi hối. Thị Thiện nam tử, ư thử phụ mẫu, sở sanh chi thân. Bất đắc tâm thông. Thập phương Như Lai, tiện vi vọng ngữ
Cho nên Như Lai thuyết chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị Lai, vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại.
Ngươi và hàng hữu học trong chúng, với người tu hành đời vị Lai, y pháp trì giới trong đạo tràng, được vị thầy truyền giới trong sạch, đối với tâm chú này chẳng sanh nghi hoặc, thì cái thân do cha mẹ sanh của người này, nếu chẳng được tâm thông, mười phương Như Lai bèn thành vọng ngữ.
Thuyết thị ngữ dĩ, hội trung vô lượng, bách thiên Kim Cang, nhất thời Phật tiền, hợp chưởng đảnh lễ, nhi bạch Phật ngôn: Như Phật sở thuyết, ngã đương thành tâm. Bảo hộ như thị, tu Bồ-đề giả.
Nói xong, vô số Kim Cang đều nhất thời đảnh lễ bạch Phật: Như lời Phật dạy, chúng con xin thành tâm bảo hộ người tu đạo Bồ Đề.
Nhĩ thời Phạm Vương, tịnh Thiên đế thích, tứ thiên Đại Vương,. Diệc ư Phật tiền, đồng thời đảnh lễ, nhi bạch Phật ngôn: Thẩm hữu như thị, tu học thiện nhân. Ngã đương tận tâm, chí thành bảo hộ. Linh kỳ nhất sanh, sở tác như nguyện.
Bấy giờ, Phạn Vương và Đế Thích, Tứ Thiên Vương cũng đồng thời đảnh lễ bạch Phật: Nếu có người tu học như thế, chúng con xin hết lòng bảo hộ, khiến họ suốt đời việc làm thỏa nguyện.
Phục hữu vô lượng, dược xoa Đại tướng. Chư La-sát Vương, phú đan na Vương,. Cưu bàn trà Vương, tỳ xá già Vương,. Tần na dạ ca, chư Đại quỷ Vương, cập chư quỷ suất, diệc ư Phật tiền hợp chưởng đảnh lễ: Ngã diệc thệ nguyện, hộ trì thị nhân. Linh Bồ-đề tâm, tốc đắc viên mãn.
Còn có vô số Quỷ Vương chắp tay đảnh lễ bạch Phật: Chúng con cũng thệ nguyện hộ trì cho người ấy, khiến tâm Bồ Đề mau được viên mãn.
Phục hữu vô lượng, nhật Nguyệt Thiên tử. Phong sư vũ sư, vân sư lôi sư, tinh điện bá đẳng. Niên tuế tuần quan, chư tinh quyến thuộc. Diệc ư hội trung, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: Ngã diệc bảo hộ, thị tu hành nhân, an lập đạo tràng, đắc vô sở úy.
Còn có vô số Nhật Nguyệt Thiên tử, Phong Sư, Vũ Sư, Vân sư, Lôi Sư, cùng với Điện Sư, Tuần Quan, Chư Tinh và quyến thuộc đảnh lễ bạch Phật: Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy an lập đạo tràng, được vô sở úy.
Phục hữu vô lượng, sơn Thần hải Thần. Nhất thiết độ địa, thủy lục không hàng, vạn vật tinh kì. Tịnh Phong Thần Vương, vô sắc giới Thiên. Ư Như Lai tiền, đồng thời khể thủ, nhi bạch Phật ngôn: Ngã diệc bảo hộ thị tu hành nhân. Đắc thành Bồ-đề vĩnh vô ma sự.
Còn có vô số Sơn Thần, Hải Thần, Phong Thần, cõi Trời Vô Sắc, tất cả tinh kỳ trên mặt đất, dưới nước và trên không, đồng thời đảnh lễ bạch Phật: Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy được thành Bồ Đề, trọn chẳng ma sự.
Nhĩ thời bát vạn, tứ thiên na-do-tha Hằng hà sa, câu-chi Kim Cang, tạng vương bồ tát. Tại đại hội trung, tức tùng toạ khởi. Đảnh lễ Phật túc nhi bạch Phật ngôn:
Khi ấy, tám vạn bốn ngàn ức hằng sa Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương trong hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
Thế Tôn! Như ngã đẳng bối. Sở tu công nghiệp, cửu thành bồ đề. Bất thủ niết bàn, thường tùy thử chú. Cứu hộ mạt thế, tu tam ma đề, chánh tu hành giả.
Như chúng con tu thành Bồ Đề đã lâu, mà chẳng thủ chứng Niết Bàn, thường theo chú này, cứu giúp những người chơn tu Tam Ma Địa trong đời mạt pháp.
Thế Tôn như thị tu tâm cầu chánh định nhân. Nhược tại đạo tràng cập dư kinh hành. Nãi chí tán tâm du hí tụ lạc.
Thế Tôn, những người tu tâm cầu chánh định như thế, dù ở đạo tràng hay lúc kinh hành, cho đến lúc đi dạo chơi,
Ngã đẳng đồ chúng thường đương tùy tùng thị vệ thử nhân. Túng linh Ma Vương, đại tự tại thiên. Cầu kỳ phương tiện chung bất khả đắc. Chư tiểu quỷ thần khứ thử thiện nhân thập do-tuần ngoại. Trừ bỉ phát tâm, lạc tu thiền giả.
Con và đồ chúng thường theo hộ vệ người ấy. Dẫu cho Ma vương, Đại Tự Tại Thiên muốn tìm cách quấy phá, trọn chẳng thể được. Các quỷ thần nhỏ phải cách xa người ấy ngoài mười do tuần, chỉ trừ khi họ đã phát tâm tu thiền chánh pháp thì mới được gần người ấy.
Thế Tôn! như thị ác ma, nhược ma quyến thuộc. Dục lai xâm nhiễu thị thiện nhân giả. Ngã dĩ bảo xử vẫn toái kỳ thủ do như vi trần. Hằng linh thử nhân sở tác như nguyện.
Thế Tôn, nếu những ác ma hay quyến thuộc ma, muốn đến xâm nhiễu người ấy, thì con dùng chày Kim Cang đập nát đầu họ như vi trần, khiến người ấy việc làm thỏa nguyện.