Nguyệt Thiên Tử tức gọi chung là mặt trăng. Nguyệt còn có tên gọi là thái âm, bây giờ phân làm tên gọi mười vị Thiên tử.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ nhất đó là Thiên Tử Nguyệt. Nguyệt nghĩa là khuyết, có lúc thiếu khuyết, vẫn mát vẫn chiếu, biểu thị Bồ Tát đắc được tâm từ bi mát mẻ, chiếu màn đêm sinh tử, khiến cho chúng sinh ra khỏi biển sinh tử.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ hai tên là Hoa Vương Kế Quang Minh. Vì trong hoa vương kế của vị này phóng ra quang minh, chiếu đến thân chúng sinh, khiến cho họ đắc được lợi ích, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ ba tên là Chúng Diệu Tịnh Quang Minh. Vì vị này có quang minh vi diệu thanh tịnh, chiếu sáng chúng sinh, khiến cho họ đắc được trí huệ, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ tư tên là An Lạc Thế Gian Tâm. Vì vị này khiến cho tất cả chúng sinh thế gian đắc được an lạc, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ năm tên là Thụ Vương Nhãn Quang Minh. Vì vị này thanh tịnh quang minh, giống như đại thụ vương, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ sáu tên là Thị Hiện Thanh Tịnh Quang. Vì vị này thị hiện khắp tất cả thế giới, đều có quang minh thanh tịnh, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ bảy tên là Phổ Du Bất Ðộng Quang. Vì vị này chu du khắp mười phương thế giới, mà quang minh chẳng động, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ tám tên là Tinh Tú Vương Tự Tại. Vì vị này là vua trong tinh tú, lại tự tại tiêu dao, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ chín tên là Tịnh Giác Nguyệt. Vì vị này giác hạnh thanh tịnh viên mãn như ánh sáng mặt trăng, cho nên được tên này.
Vị Nguyệt Thiên Tử thứ mười tên là Ðại Oai Ðức Quang Minh. Vì vị này có đại oai đức, đại quang minh, cho nên được tên này.
Mười vị Nguyệt Thiên Tử này, đều làm thượng thủ trong chúng Nguyệt Thiên Tử. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên Nguyệt Thiên Tử không thể tính đếm được. Những vị Thiên Tử này, đều tinh tấn tu tập Bồ Tát giống như trăng sáng ở trong hư không, tùy nước lắng trong ở trong tâm chúng sinh, liền hiển hiện ra mặt trăng sáng.