Khi Ngài sinh ra thì châu báu trong nhà đều không (biến mất hết), cho nên gọi là Không Sinh. Cha mẹ của Ngài tìm thầy bói tướng xem thử, thì đoán rằng đó là cát tường trong sự cát tường, do đó lại có tên là Thiện Cát, qua bảy ngày sau, châu báu trong nhà đều xuất hiện trở lại, cho nên Ngài lại có tên nữa là Thiện Hiện. Trong số đệ tử của Phật, Ngài là người giải không đệ nhất.
Tu-bồ-đề là người hiểu sâu sắc nhất về không. Nên trong kinh Kim Cương (Vajra Sutra), Ngài Tu-bồ-đề là đại diện cho đương cơ trong pháp hội, có nghĩa Ngài là người thay mặt cho đại chúng đứng ra thưa thỉnh Đức Phật giảng giải về giáo lý Bát-nhã.
Ông Tu Bồ Ðề đây đến đời vị lai phụng thờ ba trăm năm muôn ức na do tha đức Phật, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, thường tu hạnh thanh tịnh, đủ đạo Bồ Tát, ở thân rốt sau đặng thành Phật hiệu: Danh tướng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Kiếp đó tên Hữu Bửu, nước đó tên là Bửu Sanh. Cõi đó bằng thẳng, đất bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm, không có những gò, hầm, cát, sỏi., gai chông cùng tiện lợi dơ dáy; hoa báu trải đất khắp nơi sạch sẽ, nhơn dân cõi đó đều ở đài báu và lầu gác quí đẹp. Hàng đệ tử Thanh Văn đông vô lượng vô biên, tính kể cùng thí dụ đều không thể biết. Các chúng Bồ Tát đông vô số nghìn muôn ức na do tha.
Ðức Phật thọ mười hai tiểu kiếp, chánh pháp trụ ở đời hai mươi tiểu kiếp, tượng pháp cũng trụ đời hai mươi tiểu kiếp, Ðức Phật đó thường ở trên hư không vì chúng tôi nói pháp độ thoát đặng vô lượng Bồ Tát cùng chúng Thanh Văn.