A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa – Quyển 9 – Tập 261-266

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

QUYỂN 9 – Tập 261-266

Liên Trì đại sư chùa Vân Thê soạn sớ sao
Pháp sư Cổ Đức diễn nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo duyệt: Minh Tiến – Huệ Trang – Đức Phong

— o0o —

Tập 261

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm hai mươi ba:

 

(Kinh) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới.

()各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。

(Kinh: Mỗi vị đều ở nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới).

Trong đoạn này, đức Phật hiện tướng lưỡi rộng dài để chứng minh cho chúng ta.

 

(Sớ) Kỳ quốc giả, bổn sở trụ quốc, các ư kỳ quốc giả, kiến Phật Phật giai nhiên dã.

()其國者,本所住國,各於其國者,見佛佛皆然也。

(Sớ: “Nước mình”: Cõi nước mà chính vị ấy đang trụ. Trong mỗi cõi nước, thấy mỗi vị Phật đều là như thế).

Từ đây trở đi, đối với mỗi một phương thuộc sáu phương đều có một đoạn kinh văn như vậy. Ở đây, do đã trình bày rõ ràng, những phần sau có thể tỉnh lược, [chẳng chú giải cặn kẽ khi thấy những phần kinh văn tương tự]. Điều quan trọng nhất trong phần kinh văn này là bảo chúng ta: Hết thảy chư Phật Như Lai, chẳng có một vị Phật nào không tán thán Tịnh Độ, chẳng có một vị Phật nào không khen ngợi A Di Đà Phật, đều là khuyên lơn, khích lệ trọn khắp hết thảy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ. Do vậy có thể thấy: Tây Phương Tịnh Độ thật sự thù thắng khôn sánh. Từ những phần trước, chúng ta đọc mãi tới đây, bèn có thể thấy pháp môn này xác thực là để tiếp dẫn chúng sanh căn cơ đã chín muồi. Gọi là chúng sanh căn cơ đã chín muồi” nghĩa là cơ duyên thành Phật của họ đã chín muồi trong một đời này. Nói cách khác, đối với kẻ cơ duyên thành Phật chưa chín muồi trong một đời này, có nói với họ pháp môn này, họ khó thể tiếp nhận. Nếu căn cơ đã chín muồi, vừa nghe pháp môn này, họ bèn sanh tâm hoan hỷ, bèn bằng lòng niệm Phật. Quan sát từ hình tướng, chúng ta liền biết người ấy thiện căn đã chín muồi hay chưa. Nói thật ra, [đối với người ấy] pháp môn này không chỉ là đã chín muồi, mà là đã chín nẫu rồi! Trong đời này, người ấy sẽ làm Phật, chứ Bồ Tát hoặc A La Hán đều chẳng muốn làm! Đời này, người ấy đến Tây Phương Cực Lạc thế giới bèn thành Phật. Pháp môn này rất thù thắng, rất đặc biệt, hết thảy chư Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài để chứng minh. Hết thảy chư Phật đều ở trong khu vực giáo hóa của chính mình, tức là ngự ngay trong cõi nước mà chính mình đang giáo hóa, giống như Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong thế giới Sa Bà, tình hình [hiện tướng lưỡi để chứng minh trong mỗi cõi Phật] đều giống hệt như nhau!

 

(Sớ) Tả hữu vi quảng, tiền hậu vi trường.

()左右為廣,前後為長。

(Sớ: Trái, phải là rộng, trước, sau là dài).

 Giải thích tướng lưỡi rộng dài. Tướng lưỡi của đức Phật chẳng thể nghĩ bàn.

 

(Sớ) Tam thiên đại thiên, tường như Câu Xá trung thuyết.

()三千大千,詳如俱舍中說。

(Sớ: Tam thiên đại thiên thế giới là như trong Câu Xá Luận đã nói tường tận).

 Câu Xá Luận đã nói về tam thiên đại thiên thế giới rất tỉ mỉ.

 

(Sớ) Phú đại thiên giả, cực ngôn thiệt tướng chi quảng trường dã.

()覆大千者,極言舌相之廣長也。

(Sớ: “Che phủ đại thiên”: Nói tột bậc tướng lưỡi rộng dài).

 Tướng lưỡi của Phật có thể che khắp tam thiên đại thiên thế giới; đấy là nói về tướng lưỡi rộng dài.

 

(Sớ) Dĩ đa kiếp khẩu nghiệp thanh tịnh cố, nhược tường kỳ diêu, như Hoa Nghiêm trung thuyết.

()以多劫口業清淨故,若詳其繇,如華嚴中說。

(Sớ: Do vì nhiều kiếp khẩu nghiệp thanh tịnh. Nếu muốn hiểu tường tận nguyên do thì như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói).

Vì sao đức Phật có tướng lưỡi rộng dài? Kinh Hoa Nghiêm có nói đạo lý này.

 

(Sớ) Ngôn thử dĩ minh Phật ngữ vi tất khả tín, linh đoạn nghi dã.

()言此以明佛語為必可信,令斷疑也。

(Sớ: Nói điều này nhằm chỉ rõ lời Phật ắt đáng tin, hòng đoạn nghi).

Mục đích của kinh văn ở ngay trong một câu kinh này: Nhằm làm cho chúng ta đoạn nghi sanh tín.

 

(Sao) Câu Xá Luận tụng vân: “Tứ đại châu, nhật, nguyệt, Tu Di Lô, Dục Thiên, Phạm Thế các nhất thiên, danh vi tiểu thiên giới. Thử tiểu thiên thiên bội, thuyết danh vi trung thiên, thử thiên bội đại thiên, giai đồng nhất thành hoại”.

()俱舍論頌云:四大洲日月,須彌盧欲天,梵世各一千,名為小千界。此小千千倍,說名為中千,此千倍大千,皆同一成壞。

(Sao: Câu Xá Luận có bài kệ tụng như sau: “Bốn đại châu, nhật, nguyệt, núi Tu Di, Dục Thiên, Phạm Thiên gồm một ngàn, là tiểu thiên thế giới.  Gấp ngàn lần tiểu thiên, là trung thiên thế giới.  Hợp một ngàn trung thiên, thành đại thiên thế giới, cùng nhau thành hoặc hoại”).

Tu Di Lô (Sumēru) là núi Tu Di, Dục Thiên là Dục Giới Thiên (Kāmadhātu), Phạm Thế Thiên là Sơ Thiền Thiên. Một mặt trời, một mặt trăng nhiễu quanh núi Tu Di chiếu soi Tứ Thiên Hạ[23]. Tứ Vương Thiên (Cāturmahārājikakāyika) ở lưng chừng núi Tu Di, cõi trời Đao Lợi (Trāyastriṃśa) ở trên đỉnh núi. Phía trên tầng trời ấy có Dạ Ma Thiên (Yāma), Đâu Suất Thiên (Tuṣita), Hóa Lạc Thiên (Nirmāṇarati), Tha Hóa Tự Tại Thiên (Parinirmita-vaśavartin), Phạm Thế Thiên (Brahmā). Đó gọi là một thế giới (Lokadhātu). Một ngàn thế giới như vậy, [tức là bao gồm] một ngàn mặt trời, mặt trăng, một ngàn núi Tu Di, một ngàn Tứ Thiên Hạ, một ngàn Tứ Vương Thiên, một ngàn Đao Lợi Thiên, một ngàn Dạ Ma Thiên, một ngàn Đâu Suất Thiên, một ngàn Hóa Lạc Thiên, một ngàn Tha Hóa Tự Tại Thiên, một ngàn Phạm Thế Thiên, đều cùng bị che phủ bởi Đệ Nhị Thiền Thiên (Ābhāsvara), được gọi là một tiểu thiên thế giới (Sāhasra-chulanika Lokadhātu). “Thử tiểu thiên thiên bội, thuyết danh vi trung thiên, thử thiên bội đại thiên, giai đồng nhất thành hoại” (Một ngàn tiểu thiên thế giới, gọi là một trung thiên thế giới (Dvisāhasra-Madhyama-Lokadhātu). Một ngàn trung thiên thế giới hợp thành một đại thiên thế giới, đều cùng trải qua chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không. Vì sao tập đoàn ấy được gọi là một đại thiên thế giới (Thrisāhasra-Mahāsāhasra-Lokadhātu)? Có chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không như nhau. Khi thành bèn đồng thời thành; khi hoại bèn đồng thời hoại.

 

(Sao) Kim thích vị tứ đại bộ châu, nhị luân nhật nguyệt, nhất Tu Di sơn, tùng hạ địa ngục, chí Lục Dục Thiên, tùng Dục Thiên chí Phạm Thiên, tề thử Sắc Thiên, danh nhất thế giới.

()今釋謂四大部洲,二輪日月,一須彌山,從下地獄,至六欲天,從欲天至梵天,齊此色天,名一世界。

(Sao: Nay giải thích: Bốn đại bộ châu, hai vầng mặt trời, mặt trăng, một núi Tu Di, từ dưới địa ngục cho đến Lục Dục Thiên[24], từ Dục Thiên cho tới Phạm Thiên, ngang với Sắc Thiên, thì gọi là một thế giới).

Đây là một đơn vị thế giới.

 

(Sao) Nhất nhất sổ chi, tích nhi chí thiên, danh viết tiểu thiên.

()一一數之,積而至千,名曰小千。

(Sao: Cứ đếm từng thế giới một, tích tập đến số lượng một ngàn, bèn gọi là một tiểu thiên thế giới).

Tích lũy một ngàn đơn vị thế giới, gọi là một tiểu thiên thế giới.

 

(Sao) Hựu dĩ tiểu thiên vi nhất, nhất nhất sổ chi, tích nhi chí thiên, danh viết trung thiên. Hựu dĩ trung thiên vi nhất, nhất nhất sổ chi, tích nhi chí thiên, danh viết đại thiên. Dĩ tam thứ ngôn thiên, viết “tam thiên đại thiên”, kỳ thật nhất đại thiên dã. Nhất đại thiên thế giới, tức kinh trung nhất Phật độ dã.

()又以小千為一,一一數之,積而至千,名曰中千。又以中千為一,一一數之,積而至千,名曰大千。以三次言千,曰三千大千,其實一大千也。一大千世界,即經中一佛土也。

(Sao: Lại lấy tiểu thiên làm đơn vị, lần lượt đếm từng cõi cho đến hợp thành một ngàn [tiểu thiên] thì gọi là một trung thiên. Lại lấy trung thiên thế giới làm đơn vị, lần lượt đếm mỗi cõi cho đến hợp thành một ngàn [trung thiên] thì gọi là một đại thiên. Do có ba lượt nói đến con số ngàn nên gọi là “tam thiên đại thiên”; thật ra là một đại thiên. Một đại thiên thế giới chính là một cõi Phật được nói trong kinh).

Lấy tiểu thiên thế giới làm một đơn vị, gộp một ngàn tiểu thiên thế giới lại, bèn gọi là một trung thiên thế giới. Lại lấy trung thiên thế giới làm đơn vị, gộp một ngàn trung thiên thế giới lại, gọi là một đại thiên thế giới. Thật ra, “tam thiên đại thiên” là một đại thiên thế giới, chẳng phải là ba ngàn đại thiên thế giới. Nó do tiểu thiên, trung thiên, và đại thiên kết hợp thành như vậy, nên gọi là “tam thiên đại thiên thế giới”, trên thực tế là một đại thiên thế giới. Đấy là khu vực giáo hóa (Vishaya-kshetra) của một vị Phật. Trí huệ, thần thông, đức năng, và phước báo của mỗi vị Phật đều giống nhau, nhưng quốc độ để Phật hóa độ chúng sanh sẽ to nhỏ bất đồng, do nguyên nhân nào? Mỗi đức Phật trong lúc tu nhân đã phát nguyện khác nhau, cho nên khi chứng quả sẽ cảm báo khác nhau. Do đó, có khu vực giáo hóa của một vị Phật bé một chút (tối thiểu là một đại thiên thế giới), có khu vực giáo hóa to hơn (mấy đại thiên thế giới), có khu vực giáo hóa cũng rất ư là lớn (mười mấy đại thiên thế giới). Hiểu rõ đạo lý này, hiện thời, nơi nhân địa phải phát nguyện rộng lớn; trong tương lai thành Phật, thế giới của quý vị sẽ to hơn những vị Phật khác, quý vị sẽ độ chúng sanh nhiều hơn các vị Phật khác. Phật chẳng độ kẻ vô duyên. Vì vậy, phải kết pháp duyên rộng rãi cùng hết thảy chúng sanh; trong tương lai, thế giới sẽ to lớn. Đấy là chỗ khác biệt giữa mỗi vị Phật.

 

(Sao) Bỉ A Súc Phật, nãi chí hằng sa chư Phật, các các chủ thử đại thiên thế giới.

()彼阿閦佛,乃至恆沙諸佛,各各主此大千世界。

(Sao: A Súc Phật cho đến hằng sa chư Phật, mỗi vị đều là giáo chủ của những đại thiên thế giới ấy).

Mỗi vị Phật là giáo chủ, đạo sư, hoặc giáo hóa chủ của một đại thiên thế giới.

 

(Sao) Kim vị chư Phật các ư bổn giới, xuất quảng trường thiệt, phú kỳ giới nội, vô bất biến dã.

()今謂諸佛各於本界,出廣長舌,覆其界內,無不遍也。

(Sao: Nay [kinh Di Đà] nói mỗi vị Phật đều ở trong cõi mình, hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cõi ấy, không gì chẳng trọn khắp).

 Tướng lưỡi rộng dài, có phải là lưỡi thật sự vươn ra che trùm đại thiên thế giới hay không? Nói theo Lý thì suông sẻ, xét theo Lý thì có thể nói thông suốt, mà về Sự cũng rất có khả năng! Phải biết điều này. Đây là một loại cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Nói thật ra, lưỡi Phật vươn ra che khắp tam thiên đại thiên thế giới, chúng ta cũng chẳng thấy. Vì sao? Tướng của Báo Thân Phật rất to, loài người chúng ta quá nhỏ bé. Trong bài kệ Tán Phật có nói giữa chặng mày của đức Phật có hai sợi bạch hào, cuộn tròn lại giống như một viên châu, to cỡ nào? “Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di”, quý vị làm sao có thể thấy được? Cổ nhân tới chơi Lư Sơn, Lư Sơn cao tới đâu? Cổ nhân cảm thán bảo: “Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung” (Chẳng biết diện mục thật của Lư Sơn, chỉ vì thân còn đang ở trong núi ấy). Nếu quý vị ở trong bạch hào của Phật, tức là bé tí ti, làm sao quý vị có thể thấy được toàn bộ bạch hào? Toàn bộ bạch hào còn chẳng thấy, làm sao quý vị có thể thấy thân thể của đức Phật cho được? Chắc chắn là chẳng thấy! Thân tướng của Phật quá lớn, loài người chúng ta quá bé, chẳng có cách nào thấy thân tướng của Phật được! Đấy là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Nếu nói theo sự biểu thị pháp, ý nghĩa này càng dễ hiểu hơn! Pháp âm của Phật trọn khắp tam thiên đại thiên thế giới, đó là tướng lưỡi rộng dài; giống như đài TV hoặc Radio trong hiện tại, toàn thể thế giới đều có thể nghe thấy. [Hiểu theo kiểu đó] thì tướng lưỡi của quý vị che khắp toàn bộ địa cầu cũng có thể nói thông suốt. Đó là nói theo sự biểu thị pháp. Nhưng đức Phật xác thực là có đức tướng chẳng thể nghĩ bàn, chúng ta chẳng thể tưởng tượng được! Tướng lưỡi là một trong ba mươi hai tướng [đại nhân]. Trên thực tế, trong ba mươi hai tướng, lưỡi của Thích Ca Mâu Ni Phật rất mỏng. Kinh có ghi chép chuyện này. Khi đức Phật thè lưỡi ra có thể che trùm cả mặt, lưỡi chúng ta chẳng thể làm được! Đức Phật nói: Chúng ta thè lưỡi ra mà có thể liếm mũi của chính mình, đó là do suốt ba đời chẳng nói dối. Phải tu ba đời không vọng ngữ, thè lưỡi ra bèn có thể liếm được mũi của chính mình. Lưỡi thè ra có thể che mặt, cho thấy đời đời kiếp kiếp chẳng nói dối. Lời Phật đáng tin cậy, có thể tin tưởng! Lưỡi của Như Lai có thể che trùm tam thiên đại thiên thế giới, nghĩa là đời đời kiếp kiếp đều chẳng vọng ngữ.

 

(Sao) Khẩu nghiệp thanh tịnh giả, vị bất vi vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt.

()口業清淨者,謂不為妄言、綺語、惡口、兩舌。

(Sao: “Khẩu nghiệp thanh tịnh” là chẳng nói dối, chẳng nói thêu dệt, chẳng nói thô ác, chẳng nói đôi chiều).

Bốn lỗi ấy đều chẳng có.

 

(Sao) Thường vi chân thật ngữ, chánh trực ngữ, nhu nhuyễn ngữ, hòa hợp ngữ.

(Diễn) Thường vi chân thật đẳng tứ cú, các hữu Sự Lý. Vĩnh Gia vân: “Chánh trực ngữ giả hữu nhị, nhất xứng pháp thuyết, linh chư văn giả tín giải minh liễu. Nhị xứng Lý thuyết, linh chư văn giả trừ nghi khiển hoặc. Nhu nhuyễn ngữ giả diệc nhị: Nhất giả an ủy ngữ, linh chư văn giả hoan hỷ thân cận; nhị giả cung thương thanh nhã, linh chư văn giả ái nhạo thọ tập. Hòa hợp ngữ diệc nhị: Nhất Sự hòa hợp, kiến đấu tranh nhân gián khuyến linh xả, bất tự xứng dự, ty tốn kính vật. Nhị Lý hòa hợp, kiến thoái Bồ Đề tâm nhân, ân cần khuyến tấn, thiện năng phân biệt, Bồ Đề, phiền não, bình đẳng nhất tướng. Như thật ngữ giả diệc nhị: Nhất Sự thật giả, hữu tắc ngôn hữu, vô tắc ngôn vô, thị tắc ngôn thị, phi tắc ngôn phi. Nhị Lý thật giả, nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh, Như Lai Niết Bàn thường trụ, bất biến”.

()常為真實語,正直語,柔軟語,和合語。

()常為真實等四句。各有事理。永嘉云。正直語者有二。一稱法說。令諸聞者信解明了。二稱理說。令諸聞者除疑遣惑。柔軟語者亦二。一者安慰語。令諸聞者歡喜親近。二者宮商清雅。令諸聞者愛樂受習。和合語亦二。一事和合。見鬥爭人諫勸令捨。不自稱譽。卑遜敬物。二理和合。見退菩提心人。慇勤勸進。善能分別。菩提煩惱。平等一相。如實語者亦二。一事實者。有則言有。無則言無。是則言是。非則言非。二理實者。一切眾生皆有佛性。如來涅槃常住不變。

(Sao: Thường nói lời chân thật, lời chánh trực, lời mềm mỏng, lời hòa hợp.

Diễn: Bốn câu “thường là chân thật” v.v… mỗi câu đều có Sự và Lý. Ngài Vĩnh Gia nói: “Chánh trực ngữ có hai loại: Một là nói tương xứng với pháp, khiến cho những người nghe tín giải, hiểu rõ. Hai là nói xứng Lý, khiến cho các người nghe trừ nghi, dứt hoặc. Nhu nhuyễn ngữ cũng có hai loại: Một là lời an ủi, khiến cho người nghe sanh hoan hỷ, thân cận. Hai là êm ái, thanh nhã, khiến cho người nghe ưa thích, tiếp nhận, tu tập. Hòa hợp ngữ cũng có hai loại: Một là Sự hòa hợp, thấy kẻ tranh đấu bèn can gián, khuyên nhủ, khiến cho họ từ bỏ. Chẳng tự bốc thơm mình, khiêm tốn đối với chúng sanh. Hai là Lý hòa hợp, thấy người thoái thất tâm Bồ Đề bèn ân cần khuyên nhủ, sách tấn, khéo có thể phân biệt Bồ Đề và phiền não, nhất tướng bình đẳng. Như thật ngữ cũng có hai loại: Một là nói Sự thật, có bèn nói có, không thì nói không. Đúng bèn nói đúng, sai bèn nói sai. Hai là Lý thật, hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh, Như Lai, Niết Bàn thường trụ bất biến”).

Phật, Bồ Tát nói năng đều chẳng lìa khỏi bốn nguyên tắc này.

 

(Sao) Nhi ngôn đa kiếp giả, kinh vân: “Phàm phu thiệt quá tỵ tiêm, biểu tam thế bất vọng ngữ”.

()而言多劫者,經云:凡夫舌過鼻尖,表三世不妄語。

(Sao: Nói là “nhiều kiếp” [là vì như] kinh đã dạy: “Phàm phu lưỡi chạm đến chóp mũi biểu thị ba đời chẳng nói dối”).

Ba đời chẳng nói dối thì lưỡi mới có thể liếm đến chóp mũi của chính mình.

 

(Sao) Phật nãi vô lượng kiếp lai tằng vô vọng ngữ, cửu tích công đức, cảm tư thắng tướng dã.

()佛乃無量劫來曾無妄語,久積功德,感斯勝相也。

(Sao: Trong vô lượng kiếp, đức Phật đều chẳng hề nói dối, do công đức tích tập đã lâu bèn cảm vời tướng thù thắng ấy).

Tướng lưỡi của Phật mỏng dường ấy, rộng lớn ngần ấy. Đó là do từ vô lượng kiếp tới nay Ngài chẳng hề nói dối, cho nên mới có tướng hảo như vậy.

 

(Sao) Tường kỳ diêu giả, Hoa Nghiêm Ly Thế Gian phẩm vân: Bồ Tát hữu thập chủng thiệt, sở vị khai thị diễn thuyết vô tận chúng sanh hạnh thiệt, khai thị diễn thuyết vô tận pháp môn thiệt, tán thán chư Phật vô tận công đức thiệt, nãi chí hàng phục nhất thiết chư ma ngoại đạo, trừ diệt sanh tử phiền não, linh chí Niết Bàn thiệt, thị vi thập. Bồ Tát thành tựu thử pháp, đắc Như Lai biến phú quốc độ vô thượng thiệt, tắc bất chỉ nhất nhân, cố ngôn tường dã.

()詳其繇者,華嚴離世間品云:菩薩有十種舌,所謂開示演說無盡眾生行舌,開示演說無盡法門舌,讚歎諸佛無盡功德舌,乃至降伏一切諸魔外道,除滅生死煩惱,令至涅槃舌,是為十。菩薩成就此法,得如來遍覆國土無上舌,則不止一因,故言詳也。

(Sao: [Nói] tường tận nguyên do: Phẩm Ly Thế Gian của kinh Hoa Nghiêm có nói: Bồ Tát có mười loại lưỡi, nghĩa là lưỡi khai thị diễn thuyết hạnh của vô tận chúng sanh, lưỡi khai thị, diễn nói vô tận pháp môn, lưỡi tán thán vô tận công đức của chư Phật, cho tới lưỡi hàng phục hết thảy chư ma, ngoại đạo, trừ diệt sanh tử phiền não, làm cho đạt đến Niết Bàn. Đó là mười [loại lưỡi của Bồ Tát]. Bồ Tát thành tựu pháp này, sẽ đắc lưỡi vô thượng che khắp cõi nước của Như Lai. Như vậy là không chỉ do một cái nhân [mà có tướng lưỡi thù thắng ấy], cho nên nói là “tường tận”).

Có thể thấy tướng hảo nơi tướng lưỡi của Như Lai, không chỉ là do không vọng ngữ. Dẫu đã nói là “chẳng vọng ngữ, chẳng nói thêu dệt, chẳng nói lời thô ác, chẳng nói đôi chiều”, vẫn chẳng phải là chỉ có vậy! Như Lai chẳng ngừng diễn thuyết hạnh của chúng sanh; nêu rõ tư tưởng, kiến giải, và hành trì của chúng sanh trong chín pháp giới, khiến cho chúng ta hiểu rõ nhân duyên, quả báo trong ấy, do đó bèn giác ngộ. Lại vì chúng sanh diễn nói vô lượng pháp môn, chỉ dạy phương pháp tu hành, tán thán công đức của chư Phật, khiến cho chúng ta hướng tới quả báo chân thật, cho đến giảng giải phương pháp tu học, làm thế nào để chế phục phiền não, làm thế nào hàng phục ngoại đạo, làm thế nào để trừ diệt sanh tử, đạt đến Niết Bàn rốt ráo. Vì thế, lưỡi Phật thật sự có tác dụng trọn đủ vô lượng công đức. Trong xã hội hiện thời, đúng là như đức Phật đã dạy trong kinh Lăng Nghiêm: “Tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng”. Như thế nào thì mới có thể gìn giữ chính mình, thành tựu đạo nghiệp trong hoàn cảnh ấy? Chúng ta nhất định phải nhớ kỹ ý nghĩa biểu thị pháp qua danh hiệu của sáu phương Phật trong kinh Di Đà. Điều kiện cơ bản trong tu học Đại Thừa đã được nêu bày bởi vị Phật thứ nhất trong đoạn này, tức A Súc Bệ Phật, [danh hiệu ấy có nghĩa là] “bất động giác”, phải có điều kiện này thì mới được.

Chiều hôm nay có hai vị đồng tu tới gặp tôi, kể với tôi là mấy năm trước họ học Phật đều do nghe băng thâu âm [lời giảng] của tôi, ở nhà thật thà niệm Phật. Tâm địa quả thật thanh tịnh, rất tự tại, công phu cũng đắc lực. Trong hai năm nay, do quen biết một số đồng tham đạo hữu, [những người ấy] mời mọc họ tham gia hội Niệm Phật tại địa phương. Họ vừa tham gia bèn làm cán độ, hoạt động rất nhiều. Lại còn phải lên núi lễ Phật (triều sơn bái Phật), lại còn phải tới nơi này chốn nọ. Có hoạt động thì phải cần tới tiền. Họ vốn chẳng làm gì, tâm địa rất thanh tịnh, ở nhà niệm Phật. Nay vì có quá nhiều hoạt động liên tiếp, đi các nơi đều cần đến tiền, phải cúng dường, chẳng có cách nào, bắt buộc phải đi làm, nghĩ hết mọi cách để kiếm tiền, khổ chẳng thể nói được! Họ tìm đến tôi kể khổ. Đến thăm viếng đạo tràng của tôi ở đây, họ nói: Trong sự tưởng tượng của chính mình, đạo tràng của chúng ta nhất định là rất to, rất trang nghiêm, nào ngờ [đơn sơ] như tình hình này! Tôi nói: “Những người đến cộng tu trong đạo tràng của chúng tôi đều thuộc tầng lớp bình dân, kẻ giàu có rất ít”. Tôi bảo: “Ở đây, chúng tôi chẳng chèo kéo tín đồ, chẳng ép kẻ khác quyên tiền. Tâm chúng tôi rất bình lặng, rất đúng pháp”. Đạo tràng của họ phải chèo kéo kẻ khác, phải nghĩ cách kiếm tiền, tín đồ khổ chẳng thể nói nổi!

Công đức của Phật không chỉ là chẳng có lầm lỗi, mà ba nghiệp đều là vô lượng công đức. Vì thế, đối với chuyện học Phật, người hiện thời khuyên kẻ khác tu phước báo, cứ tưởng như vậy là tu phước báo! Hôm nay, họ có đến hỏi tôi: “Đấy có phải là phước báo hay không?” Tôi bảo: “Quý vị cảm thấy chính mình có phước hay không? Suốt ngày từ sáng đến tối khổ chẳng thể nói nổi, phước ở chỗ nào? Đó là ngu si, điên đảo”. Phước báo thật sự là tâm địa thanh tịnh, tự tại, chẳng có phiền não, chẳng có ưu lự, chẳng có vướng mắc, sống rất bình đạm, rất bình an, đó là “có phước”. Chẳng phải là có tiền, có địa vị là có phước. Kẻ có tiền, có địa vị chẳng có phước. Tôi nêu thí dụ, kẻ làm lãnh tụ, làm Thủ Tướng trong mỗi quốc gia trên toàn thể thế giới hiện thời, hoặc các đại xí nghiệp gia giàu sụ, họ có phước hay không? Chẳng có phước! Cuộc sống rất đau khổ! Suốt ngày từ sáng đến tối mưu toan, đấu trí, làm thế nào để đối phó kẻ khác, làm thế nào để bảo vệ chính mình? Khổ chẳng thể nói nổi, há có tự tại như chúng ta! Trong tâm, chuyện gì cũng đều chẳng có. Đấy là phước báo chân chánh, thật sự hưởng phước. Vị Phật này, ở đây nói là bất động giác, hợp lý lắm!

Trong kinh điển Tịnh Tông có nói: Thật thà niệm một câu A Di Đà Phật, phước lẫn huệ đều ở trong đó. Niệm câu Phật hiệu, tín nguyện trì danh, tu phước và tu huệ thảy đều được bao gồm. Tu Giới, tu Định, tu Huệ, Tam Học cũng được bao gồm. Ngẫu Ích đại sư đã khai thị về Niệm Phật rất hay: Không chỉ là Tam Học được gộp trong ấy, mà Lục Độ của Bồ Tát cũng ở trong một câu Phật hiệu. Tất cả hết thảy các pháp môn thế gian và xuất thế gian thảy đều được bao gồm trong một câu Phật hiệu. Quý vị nói xem: Có thuận tiện lắm hay không? Viên mãn dường ấy! Chẳng cần phải làm chuyện gì khác! Đây là nói lên tầm mức khẩn yếu của bất động, chẳng bị tiếng tăm, lợi dưỡng lay động, chẳng bị sự hưởng thụ ngũ dục lay động, mà cũng chẳng bị hết thảy các pháp môn khác lay động, ta khăng khăng một dạ tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Đó là bất động giác, điều này hết sức trọng yếu!

 

(Sao) Tất khả tín giả.

()必可信者。

(Sao: Ắt là đáng tin).

Tướng lưỡi của đức Phật rộng dài nhằm chứng minh cho chúng ta là [những điều đức Phật đã nói] nhất định là đáng tin.

 

(Sao) Phàm phu thiệt tướng bất quá tam thốn, cổ vị: “Điệu tam thốn thiệt, tắc hủy, dự, ức, dương, tuần kỳ tư ý, dung vị khả tín”.

()凡夫舌相不過三寸,古謂掉三寸舌,則毀譽抑揚,循其私意,容未可信。

(Sao: Tướng lưỡi của phàm phu bất quá ba tấc, cổ nhân nói: “Múa ba tấc lưỡi để hủy báng, khen ngợi, hạ thấp, đề cao, thuận theo ý muốn của riêng mình, chẳng thể tin cậy”).

Người thế gian do dục vọng hoặc vì tâm riêng tư quấy phá, ăn nói chẳng thành thật, nhất định là chúng ta chẳng thể tin tưởng được!

 

(Sao) Phật cụ như thị quảng trường chi thiệt, ninh hữu vọng hồ? Kỳ sở tán thán, cánh nghi bất tín, vô hữu thị xứ!

()佛具如是廣長之舌,寧有妄乎?其所讚歎,更疑不信,無有是處。

(Sao: Đức Phật có lưỡi rộng dài như thế, há có dối trá chăng? Đối với những điều Ngài đã tán thán, lại ngờ vực, chẳng tin, chẳng có lẽ ấy).

 Lời Phật là lời thành thật. Chư Phật chứng minh nhằm kiên định tín tâm của chúng ta.

 

(Sớ) Hựu hạnh vị Bồ Tát, thượng hữu quảng trường thiệt tướng, cánh quá ư thử, kim do lược thuyết.

(Sao) Bồ Tát thiệt tướng giả, Hoa Nghiêm Thập Hạnh vị Bồ Tát,

thành tựu Thập Vô Tận Tạng, kỳ thuyết pháp thời, dĩ quảng trường thiệt, xuất diệu âm thanh, sung mãn thập phương nhất thiết thế giới.

(Diễn) Thập Vô Tận Tạng giả, vị Tín Tạng, Giới Tạng, Tàm Tạng, Quý Tạng, Văn Tạng, Thí Tạng, Huệ Tạng, Niệm Tạng, Trì Tạng, Biện Tạng. Kỳ thuyết pháp thời, dĩ quảng trường thiệt sung mãn thế giới giả, tức đệ thập Biện Tạng dã.

()又行位菩薩,尚有廣長舌相,更過於此,今猶略說。

()菩薩舌相者,華嚴十行位菩薩,成就十無盡藏,其說法時,以廣長舌,出妙音聲,充滿十方一切世界。

()十無盡藏者。謂信藏。戒藏。慚藏。愧藏。聞藏。施藏。慧藏。念藏。持藏。辯藏。其說法時。以廣長舌充滿世界者。即第十辯藏也。

(Sớ: Lại nữa, Bồ Tát thuộc địa vị Thập Hạnh còn có tướng lưỡi rộng vượt trỗi hơn những điều đang được nói ở đây, nay [kinh này nói “lưỡi Phật che khắp tam thiên đại thiên thế giới”] chỉ là nói đại lược.

Sao: “Tướng lưỡi của Bồ Tát”: Theo Hoa Nghiêm, Bồ Tát thuộc địa vị Thập Hạnh thành tựu mười thứ Vô Tận Tạng, lúc thuyết pháp, các Ngài dùng lưỡi rộng dài phát ra các âm thanh mầu nhiệm, tràn ngập hết thảy các thế giới trong mười phương.

Diễn: Mười Vô Tận Tạng là Tín Tạng, Giới Tạng, Tàm Tạng, Quý Tạng, Văn Tạng, Thí Tạng, Huệ Tạng, Niệm Tạng, Trì Tạng và Biện Tạng. Trong khi thuyết pháp, dùng tướng lưỡi rộng dài đầy khắp thế giới chính là Tạng thứ mười tức Biện Tạng).

Trên đây là kinh văn, dưới đây là ý kiến của Liên Trì đại sư:

 

(Sao) Ngôn thập phương nhất thiết, tắc bất chỉ nhất đại thiên nhi dĩ. Bồ Tát thả nhiên, hà huống Như Lai.

()言十方一切,則不止一大千而已。菩薩且然,何況如來。

(Sao: Nói “hết thảy [các thế giới] trong mười phương”, tức là không chỉ là một đại thiên thế giới mà thôi. Bồ Tát còn là như thế, huống hồ Như Lai).

Đây là nói về hàng Bồ Tát thuộc địa vị Thập Hạnh trong Viên Giáo. Tướng lưỡi rộng dài của các Ngài có thể thuyết pháp đầy ắp hết thảy các thế giới trong mười phương. Bậc Sơ Hạnh Bồ Tát còn có thể trọn khắp hết thảy các thế giới trong mười phương, huống hồ Phật quả trong Viên Giáo. Chúng ta thấy [tình hình ấy], đương nhiên là càng chớ nên hoài nghi. Bồ Tát thuộc địa vị Thập Hạnh trong Viên Giáo đã có năng lực ấy, huống hồ những địa vị cao hơn như Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác, đương nhiên là chẳng có vấn đề!

 

(Sao) Kim thả các tựu bổn quốc, cố vân lược thuyết. Kỳ thật, Phật tán Tịnh Độ, biến thập phương nhất thiết thế giới dã.

()今且各就本國,故云略說。其實佛讚淨土,遍十方一切世界也。

(Sao: Nay [kinh này] lại nói mỗi vị Phật đều ở trong nước mình [mà tán thán A Di Đà Phật], nên bảo là “nói đại lược”. Thật ra, đức Phật tán dương Tịnh Độ trọn khắp hết thảy các thế giới trong mười phương).

Chư Phật Như Lai tán thán A Di Đà Phật, tán thán Tây Phương Cực Lạc thế giới, không chỉ là ở trong cõi của các Ngài, chúng ta tin tưởng điều này. Vì sao? Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán trong thế giới Sa Bà, mười phương chư Phật chứng minh, mười phương chư Phật tán thán thấu tới thế giới Sa Bà. Cùng một đạo lý giống như vậy, chư Phật giảng kinh Di Đà, tán thán Tịnh Độ trong cõi mình, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng nhất định chứng minh cho các Ngài. Đó là “biến thập phương nhất thiết thế giới” (trọn khắp hết thảy các thế giới trong mười phương).

 

(Sớ) Từ Ân vân: “Phật chi thiệt tướng, chứng tiểu, tắc phú diện môn, dĩ chí phát tế. Kim phú đại thiên, chứng đại sự dã”.

(Diễn) Chứng tiểu, vị nhân thiên tiểu quả lậu, vô lậu nhân. Đại sự, vị khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến.

()慈恩云:佛之舌相,證小,則覆面門,以至髮際;今覆大千,證大事也。

()證小。謂人天小果漏無漏因。大事。謂開示悟入佛之知見。

(Sớ:  Ngài Từ Ân nói:  “Tướng lưỡi của đức Phật để  chứng  minh

chuyện nhỏ bèn che trùm từ mặt cho đến mí tóc. Nay che khắp đại thiên, nhằm chứng minh đại sự vậy”.

Diễn: “Chứng tiểu”, ý nói tiểu quả trong cõi nhân thiên, có cái nhân là hữu lậu hoặc vô lậu, “đại sự” là khai, thị, ngộ, nhập tri kiến của Phật).

Từ Ân đại sư chính là Khuy Cơ đại sư, tổ sư của Pháp Tướng Duy Thức Tông. Pháp Tướng Duy Thức do Huyền Trang đại sư truyền từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Ngài lại còn phiên dịch hoàn thiện [các kinh luận của tông này], nhưng [tông ấy] chưa trở thành một tông phái tại Trung Hoa [vào thời Ngài]. Nó trở thành một tông phái [thật sự] là do công sức của đồ đệ Ngài (tức là do công sức của Khuy Cơ). Khuy Cơ là học trò của ngài Huyền Trang. Câu này trích từ bộ A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ của Khuy Cơ đại sư: “Phật chi thiệt tướng, chứng tiểu” (tướng lưỡi của Phật để chứng minh chuyện nhỏ), để chứng minh chuyện nhỏ, tướng lưỡi bèn che cả mặt, chỉ rõ Ngài nói lời thành thật, trước nay chẳng nói dối. Nếu nói dối, chắc chắn là chẳng có hảo tướng ấy. Hiện thời, tướng lưỡi che khắp tam thiên đại thiên thế giới nhằm “chứng đại sự”, đại sự gì vậy? Tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ. Chư vị phải biết: Đây là đại sự bậc nhất trong Phật môn, chẳng có gì lớn hơn nữa. Vì sao? Địa vị được thành tựu trong các tông các phái Đại Thừa khác là Bồ Tát, Tam Hiền Bồ Tát, hoặc Thập Thánh Bồ Tát[25], chẳng nói tới chuyện thành Phật. Pháp môn này khiến cho chúng sanh thành Phật, còn có chuyện gì lớn hơn chuyện này được nữa! Quý vị mới biết đây là đại sự bậc nhất. Đối với chuyện giáo hóa chúng sanh của đức Phật, chuyện này trọng yếu khôn sánh!

Do một mình đức Phật nói, một mình Ngài làm chứng, chẳng đủ để gây tin tưởng, cho nên phải nhọc công kinh động mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai, chẳng sót một vị nào, thảy đều đến chứng minh. Quý vị mới hiểu đại sự này là như thế nào mà kinh động tất cả hết thảy chư Phật Như Lai? Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, hoặc vô lượng pháp môn, đều chẳng tìm thấy [tình hình như vậy], chỉ riêng một pháp môn này nhất định là phải kinh động tất cả hết thảy chư Phật. Hết thảy chư Phật do “gặp điều nghĩa chẳng thể tạ từ” đều phải đến làm chứng. Nếu chúng ta hiểu rõ hiện tượng này, thấy hiện tượng này, mà vẫn chẳng tin tưởng, vẫn còn có hoài nghi, thì phải là Nhất Xiển Đề như kinh Phật đã nói. Nhất Xiển Đề (Icchantika) dịch sang tiếng Hán nghĩa là “chẳng có thiện căn”, kẻ ấy chẳng có thiện căn. Kinh Di Đà xác thực là “ngôn giản, ý cai” (言簡意賅: ngôn từ đơn giản, ý nghĩa trùm khắp); nếu Liên Trì đại sư chẳng giải thích cặn kẽ như vậy, chúng ta cũng sẽ hàm hồ, mờ mịt đọc lướt qua câu kinh văn này, chẳng thấy được giá trị thật sự và dụng ý chân thật của nó. Điều này đã nói rõ: Kinh này là kinh bậc nhất để hết thảy chư Phật Như Lai độ chúng sanh, là pháp môn bậc nhất, có thể khiến cho hết thảy chúng sanh viên thành Phật đạo trong một đời. Đó gọi là “chứng đại sự”.

 

(Sớ) Hựu vân: Bồ Tát đắc phú diện thiệt tướng, cố kỳ ngôn vô nhị, tất chân thật cố. Tắc phú diện chi thiệt, dĩ vô vọng ngữ, huống phú đại thiên hồ!

()又云:菩薩得覆面舌相,故其言無二,悉真實故。則覆面之舌,已無妄語,況覆大千乎。

(Sớ: Lại nói: ‘Bồ Tát được tướng lưỡi che mặt, nên chẳng nói hai lời, thảy đều chân thật. Như vậy thì tướng lưỡi che mặt đã chẳng nói dối, huống hồ [bậc có tướng lưỡi] che khắp đại thiên ư?’)

Bồ Tát có tướng lưỡi rộng dài, ngôn ngữ chân thật, quyết định chẳng hề nói dối. Lưỡi có thể che mặt, chứng tỏ Ngài quyết định chẳng nói dối. Nay tướng lưỡi của đức Phật che khắp tam thiên đại thiên thế giới, há có lẽ nào Ngài vọng ngữ ư?

 

(Sao) Thiệt tướng tiểu đại giả, dĩ Phật đắc Sắc Thân tam-muội.

()舌相小大者,以佛得色身三昧。

(Sao: Tướng lưỡi lớn hay nhỏ là do Phật đã đắc Sắc Thân tam-muội).

 Sách Diễn Nghĩa có chú giải về Sắc Thân tam-muội: Sắc Thân tam-muội là thân tự tại. Sách Tây Du Ký viết Tôn Ngộ Không có bảy mươi hai phép biến hóa, đó là thân tự tại, là Sắc Thân tam-muội; nhưng Sắc Thân tam-muội của hắn nhỏ bé, vì sao? Chỉ có bảy mươi hai phép biến hóa. Sắc Thân tam-muội to thì thân tướng biến hóa chẳng cùng tận; không chỉ là bảy mươi hai, [mà là] vô lượng vô biên thần biến.

 

(Sao) Lục căn tự tại, chứng tiểu, chứng đại, các tùy kỳ ý. Ngôn đại sự giả, Pháp Hoa vân: “Phật vị nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế, vị linh chúng sanh giai nhập Phật thừa cố”.

(Diễn) Sắc Thân tam-muội, tức Phổ Hiện Nhất Thiết Sắc Thân tam-muội. Đắc thử tam-muội, hiện nhất, hiện đa, hiện tiểu, hiện đại, tùy ý tự tại. Thị vi đại sự đồng Pháp Hoa giả, Pháp Hoa Thần Lực phẩm, Phật xuất quảng trường thiệt tướng, thượng chí Phạm Thế, tán thán Pháp Hoa, chứng nhất đại sự nhân duyên dã. Kim lục phương chư Phật, hiện thử thiệt tướng, tán thán Tịnh Độ, khởi tiểu nhân duyên dã.

()六根自在,證小證大,各隨其意。言大事者,法華云:佛為一大事因緣故,出現於世,謂令眾生皆入佛乘故。

()色身三昧。即普現一切色身三昧。得此三昧。現一現多。現小現大。隨意自在。是為大事同法華者。法華神力品。佛出廣長舌相。上至梵世。贊歎法華。證一大事因緣也。今六方諸佛。現此舌相。贊歎淨土。豈小因緣也。

(Sao: Sáu căn tự tại, chứng minh chuyện lớn hay chuyện nhỏ, thảy đều tùy ý. Nói đến “đại sự” thì kinh Pháp Hoa có nói: “Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời, nghĩa là nhằm làm cho chúng sanh đều nhập Phật thừa”.

Diễn: Sắc Thân tam-muội tức là Phổ Hiện Nhất Thiết Sắc Thân tam-muội. Đắc tam-muội này, hiện một, hiện nhiều, hiện nhỏ, hiện lớn, tùy ý tự tại. “Là đại sự” thì giống như kinh Pháp Hoa [đã nói]. Trong phẩm [Như Lai] Thần Lực của kinh Pháp Hoa, đức Phật hiện tướng lưỡi rộng dài, trên là đến tận trời Phạm Thế, tán thán Pháp Hoa để chứng minh cho một đại sự nhân duyên vậy. Nay sáu phương chư Phật hiện tướng lưỡi này, khen ngợi Tịnh Độ, há có phải là nhân duyên nhỏ nhặt ư?)

Kinh Pháp Hoa cũng hướng dẫn về Cực Lạc. Thời Tùy – Đường, cổ đại đức nói Hoa Nghiêm và Pháp Hoa là đại kinh Nhất Thừa, đều là những kinh dẫn đường cho kinh Vô Lượng Thọ, [ý nói] hai bộ kinh lớn ấy nhằm hướng dẫn chúng ta tiến nhập kinh Vô Lượng Thọ. Giống như Hoa Nghiêm và Pháp Hoa là Tự Phần, kinh Vô Lượng Thọ là Chánh Tông Phần, còn kinh A Di Đà là Lưu Thông Phần. Kinh Di Đà khuyên chúng ta hãy tin tưởng, khuyên chúng ta phát nguyện, khuyên chúng ta niệm Phật, [tức là] khuyến tín, khuyến nguyện, khuyến hạnh!

 

(Sao) Kim tán Tịnh Độ, hiện thử thiệt tướng, tắc tri Tịnh Độ pháp môn, thị vi đại sự, đồng Pháp Hoa dã.

()今讚淨土,現此舌相,則知淨土法門,是為大事,同法華也。

(Sao: Nay ca ngợi Tịnh Độ, hiện tướng lưỡi này, bèn biết pháp môn Tịnh Độ là đại sự, giống như Pháp Hoa).

 Liên Trì đại sư khá dè dặt, khiêm hư, Ngài nói [pháp môn Tịnh Độ] giống như kinh Pháp Hoa. Các vị đại sư thời Tùy – Đường bảo: Vượt trỗi Hoa Nghiêm và Pháp Hoa.

 

(Sao) Cẩu phi đại sự, tắc sở vị cát kê yên dụng ngưu đao dã.

()苟非大事,則所謂割雞焉用牛刀也。

(Sao: Nếu chẳng phải là đại sự, sẽ đáng bảo là “cắt cổ gà cần gì phải dùng đến dao mổ trâu”).

Nếu chẳng phải là đại sự, sao lại có thể kinh động hết thảy chư Phật Như Lai nhọc công tốn sức? Đó là chuyện chớ nên mà!

 

(Sao) Hựu Bồ Tát phú diện giả, cử liệt huống thắng, khuyến tín chi chí dã.

()又菩薩覆面者,舉劣況勝,勸信之至也。

(Sao: Lại nữa, [nêu ra chuyện lưỡi của] Bồ Tát che mặt chính là nêu chuyện kém cỏi để sánh ví hòng biết chuyện thù thắng, đấy là khuyên hãy tột bậc tin tưởng).

 Khuyến tín. Cách khuyên ấy đúng là đạt đến tột bậc!

 

(Sớ) Hựu thập phương giả, thả tựu hoành thuyết. Nhược thụ thuyết giả, thông hồ tam tế, vô bất tán thán.

(Sao) Dĩ phương lệ thế,  tắc tiền hồ Ca Diếp,  nãi chí quá khứ vô

lượng chư Phật, hậu hồ Di Lặc, nãi chí vị lai vô lượng chư Phật, tất kỳ quảng trường thiệt tướng diệc biến phú tam tế dã.

()又十方者,且就橫說;若豎說者,通乎三際,無不讚歎。

()以方例世,則前乎迦葉,乃至過去無量諸佛,後乎彌勒,乃至未來無量諸佛,必其廣長舌相亦遍覆三際也。

(Sớ: Lại nữa, mười phương là nói theo chiều ngang. Nếu nói theo chiều dọc, sẽ thông khắp ba đời, chẳng có vị Phật nào không tán thán.

Sao: Phỏng theo phương hướng để suy ra ba đời, thì trước là từ Phật Ca Diếp cho đến quá khứ vô lượng chư Phật, sau là từ Phật Di Lặc cho đến vị lai vô lượng chư Phật, ắt cũng hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp ba đời).

Nói tới mười phương bèn nhất định bao gồm ba đời. Pháp môn này kinh động mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai, mới biết pháp môn này thật sự chẳng thể nghĩ bàn. Trong vô lượng vô biên pháp môn do hết thảy chư Phật đã nói, “tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ” là pháp môn bậc nhất. Pháp môn này không chỉ là bậc nhất trong cõi nước của Thích Ca Mâu Ni Phật, mà trong bất cứ thế giới nào, trong bất cứ cõi nước nào của chư Phật, pháp môn này đều là bậc nhất. Nếu quý vị chẳng mong học pháp môn này, vứt bỏ pháp môn này để học pháp khác, tức là bỏ pháp môn bậc nhất để học pháp môn hạng nhì hoặc hạng ba, chẳng phải là học theo những thứ [kém cỏi ấy] đó chăng? Phải biết điều này! Bởi lẽ, chúng ta chẳng dễ gì gặp gỡ pháp môn này! Đã gặp, phải hiểu rành rẽ, phải hiểu rõ ràng trạng huống trong ấy. Pháp này rất chẳng dễ dàng, đúng là khó có! Thiện Đạo đại sư bảo chuyện này là do “gặp duyên khác nhau”. Nay chúng ta đã gặp duyên, bèn hiểu rất rõ ràng, rất rành rẽ chuyện này, đấy là duyên thù thắng. Do duyên thù thắng, bèn khăng khăng một mực, thâm nhập một môn, thượng bối vãng sanh chúng ta đều có thể mong mỏi. [Ngẫu Ích đại sư nói] “chín phẩm vãng sanh, nói chung là do gặp duyên bất đồng”, duyên của chúng ta sâu đậm. Đoạn văn này dễ hiểu, nói theo thời gian ba đời. Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư trong Hiền Kiếp. Trước Thích Ca Mâu Ni Phật là Ca Diếp Phật, sau Thích Ca Mâu Ni Phật là Di Lặc Phật, [tức là] Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Bồ Tát, Ngài đến thành Phật. Đời trước lại còn có đời trước nữa, đời sau lại còn có đời sau nữa. Nói theo chiều dọc thì cũng là vô lượng vô biên.

 

(Sao) Chư Phật tương đồng, tắc tâm đồng, trí đồng, nguyện đồng.

(Diễn) Chư Phật tương đồng, tắc tâm đồng đẳng giả. Kinh vân: “Thập phương chư Như Lai, đồng cộng nhất Pháp Thân; nhất thân, nhất trí huệ. Lực, vô úy diệc nhiên”. Kim ngoại tướng ký đồng, nội tâm hà bất nhiên da? Hựu tâm, trí, nguyện, tức Pháp, Báo, Ứng tam thân, tức Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát tam đức.

()諸佛相同,則心同、智同、願同。

()諸佛相同。則心同等者。經云。十方諸如來。同共一法身。一身一智慧。力無畏亦然。今外相既同。內心何不然耶。又心智願。即法報應三身。即法身般若解脫三德。

(Sao: Chư Phật giống nhau, tức là tâm đồng, trí đồng, nguyện đồng.

Diễn: “Chư Phật giống nhau, tức là tâm đồng v.v…” Kinh dạy: “Mười phương chư Như Lai, cùng chung một Pháp Thân, một thân, một trí huệ, Lực, Vô Úy cũng thế”. Nay tướng bên ngoài đã đồng, nội tâm lẽ nào chẳng vậy? Lại nữa, tâm, trí, nguyện chính là ba thân Pháp, Báo và Ứng, tức là Tam Đức Pháp Thân, Bát Nhã và Giải Thoát).

 Phật Phật đạo đồng; do vậy, tướng mạo giống nhau. Vì sao tướng mạo giống nhau? Tâm giống nhau, hình mạo bèn giống nhau. Hình mạo chính là Tướng Phần của tâm. Tướng mạo của phàm phu chúng ta thậm chí chẳng giống tướng mạo của A La Hán, vì sao? Tâm bất đồng, trong tâm có vọng niệm. Vọng niệm của tôi khác với vọng niệm của quý vị, cho nên tướng mạo chẳng giống nhau. Tướng mạo của Phật và Bồ Tát gần như tương đồng, [bởi lẽ, tâm các Ngài] chẳng có vọng niệm, tâm luôn thanh tịnh. Tâm Phật thanh tịnh tột bậc, chẳng có vọng niệm nào. Vì thế, mỗi vị Phật hiện ra tướng mạo hoàn toàn như nhau, đạo lý ở chỗ này!

 

(Sao) Ký lục phương tán thán thử kinh, tri tam thế chư Phật diệc tất tán thán thử kinh như lục phương dã,  sở vị vô gián thuyết  giả

thị dã.

()既六方讚歎此經,知三世諸佛亦必讚歎此經如六方也,所謂無間說者是也。

(Sao: Sáu phương đã tán thán kinh này, [cho nên] biết ba đời chư Phật ắt cũng tán thán kinh này giống như sáu phương, gọi là “nói chẳng gián đoạn” chính là như vậy đó).

“Vô gián” (無間) là trước nay chưa hề gián đoạn. Pháp môn này, bộ kinh này, hoặc là Tịnh Độ Tam Kinh như chúng ta đã nói, được chư Phật Như Lai tận hư không khắp pháp giới tuyên dương chưa hề gián đoạn. Đó là sự thật. Tán thán thù thắng, thuyết pháp siêng năng, cũng là điều mà hết thảy các kinh đều chẳng thể sánh bằng. Thuở tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật đã tuyên giảng kinh Vô Lượng Thọ nhiều lần; đó là một chứng minh.

 

(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh châu pháp giới, thị quảng trường thiệt nghĩa. 

()稱理,則自性周法界,是廣長舌義。

(Sớ: Xứng Lý, tự tánh trọn khắp pháp giới là ý nghĩa “tướng lưỡi rộng dài”).

Đây là nói xứng tánh.

 

(Sao) Cổ vị khê thanh tức thị quảng trường thiệt.

(Diễn) Khê thanh tức thị giả, Đông Pha thi vân: “Khê thanh tức thị quảng trường thiệt, sơn sắc vô phi thanh tịnh thân”, thị dã.

()古謂溪聲即是廣長舌。

()溪聲即是者。東坡詩云。溪聲即是廣長舌。山色無非清淨身。是也。

(Sao: Cổ nhân nói “tiếng suối chảy chính là lưỡi rộng dài”.

Diễn: “Tiếng suối chảy chính là [tướng lưỡi]”: Thơ của Tô Đông Pha có câu: “Tiếng suối: lưỡi rộng dài. Màu non: tịnh Pháp Thân” nhằm nói về ý ấy).

Đây là [một câu trong] bài thơ của Tô Đông Pha khi đến chơi Lư Sơn. Trong chú giải [tức sách Diễn Nghĩa] có trích dẫn hai câu ấy.

 

(Sao) Nhiên tắc quảng trường thiệt tướng, bất độc chư Phật hữu chi. Chúng sanh hữu chi, tức vạn tượng giai hữu chi. Thị cố tình dữ vô tình, dung thành nhất thiệt, thiệt tức pháp giới, pháp giới tức thiệt. Thuyết “biến phú” thời, dĩ thành song quyết.

(Diễn) “Tình dữ vô tình dung thành nhất thiệt” giả, thị pháp giới nhất tướng, tất cánh bình đẳng, bình đẳng chi trung, hà phân sanh Phật, cập dữ vạn tượng? “Thiệt tức pháp giới, pháp giới tức thiệt” giả, dĩ thú cử nhất trần, vô pháp bất cụ cố. Sở vị thiệt vi pháp giới, nhất thiết pháp thú thiệt dã. Sở vị “Hoa Tạng thế giới sở hữu trần, nhất nhất trần trung kiến pháp giới” dã. Sở vị “nhất thời đốn hiện phi ẩn hiển, nhất thiết viên thành vô thắng liệt” dã. Thuyết biến phú thời, khởi bất lưỡng quyết?

()然則廣長舌相,不獨諸佛有之,眾生有之,即萬象皆有之。是故情與無情,融成一舌,舌即法界,法界即舌,說遍覆時,已成雙橛。

()情與無情融成一舌者。是法界一相。畢竟平等。平等之中。何分生佛。及與萬象。舌即法界法界即舌者。以趣舉一塵無法不具故。所謂舌為法界。一切法趣舌也。所謂華藏世界所有塵。一一塵中見法界也。所謂一時頓現非隱顯。一切圓成無勝劣也。說遍覆時。豈不兩橛。

(Sao: Vậy thì chẳng phải chỉ riêng chư Phật có tướng lưỡi rộng dài. Chúng sanh đều có, tức là vạn tượng đều có. Vì thế, hữu tình và vô tình dung hợp thành một lưỡi. Lưỡi tức pháp giới, pháp giới tức lưỡi. Khi nói là “che khắp” đã trở thành hai điều [đối lập].

Diễn: “Hữu tình và vô tình dung hợp thành một lưỡi” là pháp giới nhất tướng, rốt ráo bình đẳng. Trong bình đẳng, há có phân chia chúng sanh và Phật cùng với vạn tượng?

“Lưỡi tức pháp giới, pháp giới tức lưỡi”: Do nêu lên một hạt bụi thì không pháp nào chẳng trọn đủ. Nói “lưỡi tức pháp giới” là hết thảy pháp quy vào lưỡi, chính là như nói “đối với tất cả bụi trong thế giới Hoa Tạng, trong mỗi hạt bụi thấy pháp giới”.

Nói “cùng một lúc nhanh chóng hiện ra, chẳng phải là ẩn hay hiển”, [nghĩa là] hết thảy đều thành tựu viên mãn, chẳng có thù thắng hoặc hơn kém. Khi nói đến “che khắp”, há chẳng phải trở thành hai cái [đối lập] ư?)

Đoạn này có hương vị Thiền, chư vị hãy tham cứu kỹ càng, trong ấy đã nói rõ chuyện gì? Kinh Hoa Nghiêm nói “một chính là hết thảy, hết thảy chính là một”. Đoạn kinh văn ấy nêu ra đạo lý này. “Một” [ở đây] chẳng phải là chuyên nhất, chẳng phải là một cái duy nhất, mà là bất cứ một thứ gì! “Lưỡi” là pháp giới, lẽ nào chẳng che khắp pháp giới? “Mắt” là pháp giới, cớ sao chẳng thể quan sát hết thảy các pháp giới? “Tai” là pháp giới, cho nên âm thanh nào trong tận hư không khắp pháp giới, quý vị cũng đều nghe rõ ràng. Bất luận căn nào trong sáu căn, bất luận trần nào trong sáu trần, không gì chẳng trọn khắp pháp giới. Do đó, Một là bất cứ một điều nào, bất luận một điều nào, chẳng phải là chỉ có một, chẳng phải là chuyên nhất. Cũng chính vì sự thật này, cho nên Phật pháp nói: “Pháp nào cũng đều bình đẳng, chẳng có cao hay thấp”, tức là đạo lý này. Nhưng trong tất cả hết thảy các pháp môn, khiến cho bọn phàm phu chúng ta trong một đời ngắn ngủi quyết định có thể thành tựu rốt ráo viên mãn, xác thực là chỉ có pháp môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ này. Hôm nay chúng tôi giảng tới đây.

 

Tập 262

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm hai mươi tám:

 

(Kinh) Thuyết thành thật ngôn, nhữ đẳng chúng sanh, đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

()說誠實言。汝等眾生。當信是稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經。

(Kinh: Nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”).

Đến phần kinh văn này, đức Phật đã nêu ra tựa đề của kinh, tức là tên gọi nguyên thủy của bộ kinh này. Kinh có tựa đề là Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh. Khi Cưu Ma La Thập đại sư phiên dịch, Ngài đã trực tiếp dùng danh hiệu A Di Đà Phật làm tựa đề kinh, chẳng dùng tựa đề do đức Phật đã nói trong kinh. Đấy chính là bi tâm đặc biệt của La Thập đại sư, vì câu Phật hiệu này, nói thật ra, chính là công đức khôn sánh, công đức vô lượng. Câu danh hiệu ấy nghe lọt vào tai, kinh thường nói là “nhất lịch nhĩ căn, vĩnh vi đạo chủng” (vừa lọt qua tai, vĩnh viễn trở thành hạt giống đạo). Bất cứ lợi ích thế gian và xuất thế gian nào cũng đều chẳng thể sánh bằng! Vì thế, lão nhân gia dùng Phật hiệu làm tựa đề kinh, hy vọng mọi người thường niệm, thường thấy, một phen khổ tâm như vậy. Ở đây, đức Phật đã nói ra tựa đề kinh thật sự. “Xưng Tán” (稱讚): Ai xưng tán (khen ngợi)? Mười phương ba đời hết thảy chư Phật xưng tán. Đức Phật hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới để chứng minh: Lời Phật xưng tán là chân thật. “Thuyết thành thật ngôn”: Hết thảy chư Phật đều nói với chúng ta lời thành thật nhất. Tiếp đó, khuyên chúng ta: “Nhữ đẳng chúng sanh, đương tín thị” (Chúng sanh các ngươi hãy nên tin tưởng điều này), quý vị phải nên tin tưởng. Một vị Phật khuyên, quý vị chẳng tin, điều ấy có thể tha thứ được. Hết thảy chư Phật đều khuyên, chẳng có một vị Phật nào không khuyên, mà quý vị vẫn chẳng thể tin tưởng, vẫn chẳng thể tiếp nhận, đó là một kẻ Nhất Xiển Đề thật sự như trong kinh Phật đã nói. Nhất Xiển Đề là “chẳng có thiện căn”.

Trong đoạn kinh văn này, có sáu lượt khuyến cáo như vậy. Mỗi phương Phật đều khuyên chúng ta như thế. Trong kinh này, đức Thế Tôn khuyên chúng ta hãy nên phát nguyện vãng sanh cõi ấy, khuyên ba lượt. Vì thế, xem cẩn thận phần kinh văn này, [sẽ thấy] đức Phật đã chí thành, khẩn thiết khuyên lơn, khích lệ chúng ta hơn mười lần. Một bộ kinh ngắn như vậy, [thế mà] khuyên lơn khích lệ nhiều lượt như thế, nếu chẳng phải là do pháp môn này thù thắng bậc nhất, cớ sao đức Phật phải làm như thế? Chư Phật Như Lai đối với chúng ta từ bi như thế nào, ân đức rốt cuộc to tát cỡ nào? Nếu quý vị thật sự lãnh hội kinh Di Đà, sẽ hiểu rõ: Ân đức ấy quá lớn, giống như trong kinh đã nói là “chẳng thể nghĩ bàn”. Đã thật sự hiểu rõ, hiểu rành rẽ, lẽ đâu chẳng tin tưởng? Há có lẽ nào chẳng cầu nguyện vãng sanh? Nhân duyên này thù thắng khôn sánh; kinh dạy: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà được sanh về cõi ấy” chính là nói đến nhân duyên này! Trong hết thảy các kinh luận, hết thảy các pháp môn, trước nay chưa từng thấy mười phương ba đời hết thảy chư Phật đều đến khuyên dạy chúng ta, chỉ thấy trong kinh này! Lại thấy trong kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ và kinh này cùng một loại, cổ nhân gọi là Đại Bổn và Tiểu Bổn, chúng ta ắt cần phải hiểu rõ điều này! Tịnh Tông Tam Kinh, ba kinh ấy có cùng một Thể, kinh Vô Lượng Thọ là căn bản. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nhằm giảng rõ, bổ sung tỉ mỉ hơn phương pháp tu hành trong kinh Vô Lượng Thọ. Vì thế, trọng điểm của kinh ấy là nói về phương pháp niệm Phật: Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Trì Danh Niệm Phật. Lại còn nói cặn kẽ nhân quả của chín phẩm. Kinh này (kinh Di Đà) đúng là hết thảy chư Phật thành khẩn khuyên lơn, khích lệ chúng ta nhất định phải cầu sanh Tịnh Độ.

Do vậy, sự xưng tán này chẳng phải là do kẻ bình phàm ca ngợi, mà là do hết thảy chư Phật xưng tán. “Bất khả tư nghị công đức” (Công đức chẳng thể nghĩ bàn), lời này chẳng phát xuất từ miệng kẻ tầm thường. Kẻ bình phàm nói “chẳng thể nghĩ bàn” thì cũng chưa chắc là thật! Chư Phật Như Lai nói “công đức chẳng thể nghĩ bàn”, rốt cuộc những gì chẳng thể nghĩ bàn? Nói thật ra, chắc chắn những điều ấy bọn phàm phu chúng ta chẳng thể tư duy, tưởng tượng, hay diễn tả được! Tuy là như vậy, chư Phật, Bồ Tát có phương tiện thiện xảo, như trong tác phẩm Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư đã quy nạp công đức chẳng nghĩ bàn thành năm loại lớn[26], chúng ta đều nên hiểu rõ chuyện này. Nửa đoạn sau là nói về “Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh” (kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm).

 

(Sớ) Thành thật, minh tất khả tín, dĩ thị quảng trường thiệt đoan, xuất thành thật ngữ, vị thử Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh, nhữ đương đế tín, mạc hoài nghi dã. Tín nghĩa tường hậu.

()誠實,明必可信,以是廣長舌端,出誠實語,謂此稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經,汝當諦信,莫懷疑也。信義詳後。

(Sớ: “Thành thật”: Chỉ rõ ắt là đáng tin. Dùng cái lưỡi rộng dài để thốt lời thành thật, bảo các ngươi hãy nên tin chắc kinh Ca Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này, đừng hoài nghi. Ý nghĩa của Tín sẽ được nói tường tận trong phần sau).

 Trong phần sau sẽ lại nói rõ: Vì sao nhất định phải tin tưởng. Từ tựa đề kinh, nếu lắng lòng quan sát để lãnh hội, sẽ đạt được lợi ích đúng là chẳng thể nghĩ bàn. Thông thường, người thế gian, đặc biệt là người thuộc thời đại này, sống cuộc đời rất đau khổ, luôn mong cầu Phật, Bồ Tát gia hộ, cầu bằng cách nào? Do trong tâm quý vị có cầu, cho nên kẻ lừa gạt quý vị rất đông! Nếu quý vị chẳng có trí huệ, chẳng có năng lực chọn lựa, sẽ thường bị gạt gẫm. Quý vị thấy trong kinh này đã nói rõ ràng: Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh; quý vị niệm kinh này, đương nhiên cũng là hết thảy chư Phật hộ niệm người niệm kinh. Đến nơi nào để cầu [chuyện này]? Quý vị cầu một vị Bồ Tát gia hộ, cầu một trăm vị Bồ Tát gia hộ, cầu hết thảy các vị Bồ Tát gia hộ, không bằng cầu một vị Phật, Phật lớn hơn Bồ Tát! Quý vị cầu một vị Phật, cầu hai vị Phật, đến nơi đâu để cầu được hết thảy chư Phật đều gia hộ? Quý vị có thể cầu được hay chăng? Niệm kinh này, hết thảy chư Phật đều gia hộ quý vị. Quý vị thấy dễ dàng, đơn giản hơn nhiều! Chẳng thể niệm kinh này, niệm câu danh hiệu A Di Đà Phật, [vẫn được] hết thảy chư Phật đều gia hộ quý vị. Đáng tiếc là quý vị chẳng tin tưởng. Vì sao chẳng tin? Pháp này được gọi là “pháp khó tin”, làm sao quý vị có thể dễ dàng tin tưởng cho được! Người tin tưởng là người có thiện căn, có phước đức. Chẳng tin tưởng, kẻ ấy chẳng có thiện căn, chẳng có phước đức. Chúng ta học Phật suốt một đời này, có còn phải học điều gì khác hay không? Chẳng cần! Một câu Di Đà niệm đến cùng, thành tựu của người ấy đúng là công đức chẳng thể nghĩ bàn như trong kinh đã nói. Chúng ta niệm Phật chẳng đạt được thành tựu như vậy, tức là chúng ta chưa thể hoàn toàn tin tưởng, trong tâm còn muốn học pháp môn này, học pháp môn kia, học tạp, học loạn. Vì thế, công đức của quý vị hữu hạn. Học suốt một đời, chính mình cứ tưởng là khá lắm, [nào ngờ] khi vãng sanh vẫn chẳng nắm chắc! Đâm ra chẳng bằng những người chúng ta thường nói là “chẳng có kiến thức”, họ chưa hề học hành, chẳng hiểu kinh giáo, nhưng họ niệm một câu A Di Đà Phật vài năm, có thể biết trước lúc mất, có thể đứng vãng sanh, có thể ngồi vãng sanh, chẳng ngã bệnh. Nếu quý vị hỏi: Do nguyên nhân gì ư? Họ được hết thảy chư Phật hộ niệm. Vì thế, người ta khi lâm chung chẳng có nghiệp chướng, nghiệp chướng đều tiêu trừ, hết thảy chư Phật đều hộ niệm, lấy đâu ra nghiệp chướng? Nếu quý vị chẳng chịu tin tưởng, vẫn cậy chính mình thông minh, vậy là chẳng có cách nào hết. Hết thảy chư Phật muốn hộ niệm quý vị cũng chẳng thể hộ niệm được! Quý vị bỏ chạy mất rồi, đó là ngu si đấy nhé! Đó gọi là “chẳng có thiện căn, phước đức”, vẫn cứ muốn hành theo các pháp môn khác!

Có những đồng tu đến hỏi tôi: “Niệm Phật có cần phải nên hiểu một chút kinh giáo, phải hiểu một chút đạo lý hay không?” Có người đến hỏi: “Niệm Phật có cần tu Thiền đôi chút hay chăng?” Dường như là [làm như vậy] sẽ đắc nhất tâm nhanh hơn một tí. Đó đều là dấy vọng tưởng! Phiền não chướng ngại Định, vọng tưởng chướng ngại Huệ. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy: “Hết thảy chúng sanh chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chẳng thể chứng đắc”, chẳng thể chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề. Vọng tưởng là cội nguồn của Sở Tri Chướng trong hai chướng. Sở Tri Chướng do đâu sanh ra? Từ vọng tưởng mà có, chướng ngại Huệ. Chấp trước là căn bản của Phiền Não Chướng, chướng ngại Định. Công phu định lực tu thành công, Phiền Não Chướng chẳng còn. Tiểu Thừa Tứ Quả La Hán tu Cửu Thứ Đệ Định thành công, chẳng có Kiến Tư phiền não. Định có thể phá Phiền Não Chướng, chẳng thể phá Sở Tri Chướng. Thanh Văn và Duyên Giác có Định, chẳng có Huệ, các Ngài đoạn trừ Phiền Não Chướng, nhưng chẳng thể kiến tánh là vì có Sở Tri Chướng. Đoạn hết hai chướng thì mới viên mãn Bồ Đề. Nay chúng ta là phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, biện pháp duy nhất là phải cầu Phật lực gia trì. Muốn cầu Phật lực gia trì, muốn thật sự đạt đến rốt ráo viên mãn, không gì hơn niệm A Di Đà Phật. Kinh này đã làm chứng ở chỗ này, lời lẽ ấy chẳng phải là nói tùy tiện. Vì thế, niệm kinh Di Đà, niệm A Di Đà Phật, có thể được hết thảy chư Phật hộ niệm. Trong Đại Kinh, đức Thế Tôn giới thiệu A Di Đà Phật, đã ca ngợi A Di Đà Phật là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (tôn quý nhất trong các quang minh, là vua trong các Phật). Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán như vậy; mười phương ba đời hết thảy chư Phật cũng giống như Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán A Di Đà Phật. Đây là nói rõ với chúng ta, tất cả hết thảy chư Phật đều khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật, há còn sai lầm ư? Nếu chẳng thể kiến lập tín tâm, chẳng thể kiến lập đại nguyện vãng sanh; đó là nghiệp chướng thật sự sâu nặng!

Chư vị đồng tu hiểu rõ những đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật này, từ nay trở đi, niệm một câu Phật hiệu đến cùng. Kinh nói: Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, viên chứng ba thứ Bất Thoái. Nói thật ra, chúng ta vừa phát tâm, tín tâm thanh tịnh, trong hiện thời bèn đắc ba thứ Bất Thoái, được Phật lực gia trì. Phàm những kẻ ngã lòng đều là do hoài nghi pháp môn này, đại khái [họ nghĩ rằng] “pháp môn này tiêu nghiệp chướng, tiêu tội nghiệp còn chưa đủ, vẫn chẳng bằng Lương Hoàng Sám, vẫn chẳng bằng pháp hội Thủy Lục, vẫn chẳng bằng kinh Địa Tạng, mà cũng chẳng bằng kinh Kim Cang”, đều là đang dấy vọng tưởng. Thật ra, hết thảy các kinh luận, sám pháp như các vị đã nghĩ, nếu đem so với pháp môn này, hoặc so với một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, sẽ được gọi là “tiểu vu kiến đại vu” (thầy đồng tay mơ gặp đại phù thủy)[27]. Niệm Phật được hết thảy chư Phật hộ niệm; quý vị niệm những kinh luận khác, bất quá nhiều nhất là được một hai vị Bồ Tát chiếu cố quý vị mà thôi. Tâm quý vị chẳng thanh tịnh, Bồ Tát vẫn chẳng chiếu cố được, thua kém quá xa. Nhưng chúng sanh đúng là ngu mê đến tột cùng, nói sự thật với họ, họ chẳng tin tưởng; nói lời giả dối, họ tin ngay tắp lự. Đúng là kẻ bịp người trong thế giới này nhiều lắm, người mắc lừa càng nhiều hơn. Vì sao có lắm kẻ lừa bịp người dường ấy? Người ta dễ bị gạt quá mà! Họ nghe lừa, chẳng nghe khuyên. Quý vị có thể trách móc kẻ lường gạt được chăng? Vì quý vị bằng lòng để cho chúng nó lừa dối, chúng nó mới lừa gạt quý vị được! Kẻ lừa người chẳng có tội, kẻ bị lừa có tội, quý vị ngẫm xem lời tôi nói có lý hay không? Nếu quý vị chẳng [bằng lòng] bị lừa, kẻ bịp bợm đó cũng chẳng thể lừa phỉnh ai được! Hắn chẳng lừa phỉnh ai được, là do [kẻ mắc lừa] ngu si [nên mới bị lừa]. Đọc kinh này, phải thật sự nghiêm túc phản tỉnh, hãy chú tâm thấu hiểu.

 

(Sao) Tất khả tín giả, dĩ thành tắc chân khẩn vô ngụy.

()必可信者,以誠則真懇無偽。

(Sao: “Ắt là đáng tin”: Do chân thành nên chân thật, khẩn thiết, chẳng hư ngụy).

 Chân thành, thành khẩn, mảy may hư giả đều chẳng có.

 

(Sao) Thật tắc thẩm đế bất hư.

()實則審諦不虛。

(Sao: Thật sự suy xét kỹ lưỡng, [sẽ thấy là] chẳng hư dối).

“Thật” là thực tại, hiểu rành rẽ, rõ ràng đạo lý và chân tướng sự thật này.

 

(Sao) Sở vị sư tử hống, vô úy thuyết, thiên thánh phục khởi bất năng dịch.

()所謂師子吼、無畏說,千聖復起不能易。

(Sao: Đó gọi là “tiếng rống của sư tử”, chẳng sợ hãi mà nói, dẫu ngàn vị thánh dấy lên cũng chẳng thể thay đổi được).

Ba câu này do Vĩnh Gia đại sư nói. Trong kinh thường dùng từ ngữ “sư tử hống” (獅子吼) để tỷ dụ đức Như Lai thuyết pháp. “Vô úy thuyết” cũng là nói đức Phật thuyết pháp. “Thiên thánh” là chỉ những ai? Trong “đại thời đại”[28] của chúng ta, Phật pháp thường nói là Hiền Kiếp, trong một kiếp ấy có một ngàn vị Phật xuất thế. Chữ “thiên thánh” chỉ một ngàn vị Phật trong Hiền Kiếp. Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư trong Hiền Kiếp, Di Lặc là vị Phật thứ năm. Từ đấy về sau, còn có rất nhiều vị Phật; một ngàn vị Phật cũng chẳng thể sửa đổi. Nói cách khác, Thích Ca Mâu Ni Phật nói như vậy, hết thảy chư Phật đều nói như vậy, một ngàn vị Phật mai sau vẫn nói như vậy, chẳng thể thay đổi. Đó là chân thật.

 

(Sao) Vạn thế thủ chi tắc vi khải giả dã.

()萬世守之則為楷者也。

(Sao: Là khuôn phép được muôn đời gìn giữ).

“Khải” (楷) là mẫu mực, gương mẫu. Phật pháp có lúc diệt hết. Pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật là một vạn hai ngàn năm. Sau một vạn hai ngàn năm, Phật pháp chẳng còn nữa, bị tiêu mất trong thế gian này. Tất cả hết thảy các kinh pháp đều diệt mất, kinh A Di Đà cuối cùng còn lưu lại một trăm năm. Vào thời ấy, gặp được pháp môn này, gặp được danh hiệu A Di Đà Phật, mà có thể tin tưởng, chịu thọ trì, đều có thể thỏa mãn sở nguyện. Người ấy nguyện được làm thân người, đời sau sẽ được làm thân người. Nguyện sanh lên trời, bèn sanh lên trời. Nguyện đắc Thiền Định bèn đắc Thiền Định, nguyện sanh Tịnh Độ được sanh về Tịnh Độ, có thể thỏa mãn hết thảy nguyện vọng của người ấy. Mới biết công đức này thật sự chẳng thể nghĩ bàn!

 

(Sao) Xưng tán bất khả tư nghị công đức, liên hạ thập lục tự, thử kinh nguyên danh dã.

()稱讚不可思議功德,連下十六字,此經原名也。

(Sao: Mười sáu chữ kể từ Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức trở đi chính là tên gốc của kinh này).

Đấy là tên gốc của bộ kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói ra.

 

(Sao) Đường dịch chỉ ngôn Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, dục văn tỉnh tiện.

()唐譯止言稱讚淨土佛攝受經,欲文省便。

(Sao: Bản dịch đời Đường chỉ ghi là Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, là muốn tỉnh lược văn từ cho thuận tiện).

“Đường dịch” là bản dịch của Huyền Trang đại sư, ý nghĩa như nhau, nhưng tỉnh lược văn tự, vì tựa đề kinh này quá dài, có đến mười sáu chữ, Huyền Trang đại sư tỉnh lược thành tám chữ.

 

(Sao) Dĩ bất khả tư nghị công đức, nhiếp Tịnh Độ trung cố, thử bất khả tư nghị, thượng văn tán Phật, kim nãi tán kinh, kỳ nghĩa nhất dã, cố bất trùng thích.

()以不可思議功德,攝淨土中故,此不可思議。上文讚佛,今乃讚經,其義一也,故不重釋。

(Sao: Do “bất khả tư nghị” được bao gồm trong Tịnh Độ, chữ “bất khả tư nghị” này trong phần văn phía trước được dùng để tán thán Phật; ở đây, dùng để ca ngợi kinh, ý nghĩa như nhau, nên chẳng giải thích lần nữa).

 

Trong phần trước, Liên Trì đại sư đã giảng “bất khả tư nghị” rất cặn kẽ. Ở đây, tỉnh lược văn tự, chẳng nói nữa!

(Sao) Hộ niệm giả, niệm Phật chi nhân, Phật lực bảo hộ, linh kỳ an ổn, vô chư chướng nạn cố.

()護念者,念佛之人,佛力保護,令其安穩,無諸障難故。

(Sao: “Hộ niệm” là người niệm Phật được Phật lực bảo vệ, khiến cho được an ổn, chẳng có các chướng nạn).

Đây chính là điều mong cầu trong tâm mục của mỗi cá nhân chúng ta. Hằng ngày mong cầu mà cầu chẳng được, nay chúng ta thấy được ở nơi đây. Nếu quý vị có thể tin tưởng, có thể tin sâu chẳng nghi, có thể y giáo phụng hành, vậy thì chúc mừng quý vị, quý vị được chư Phật hộ niệm. Trong thời đại động loạn bất an này, quý vị nhất định có thể được an ổn, nhất định có thể tránh khỏi chướng nạn. “Chướng” (障) là chướng ngại, “nạn” (難) là khổ nạn. Thời đại này lắm tai nạn, tai nạn nghiêm trọng, mỗi năm [tai nạn] một lớn hơn, một tăng thêm. Đức Phật dạy chúng ta một nguyên lý: “Y báo chuyển theo chánh báo”. Y báo là hoàn cảnh sống, là thế giới này. Chánh báo là lòng người. Lòng người thuần hậu, lòng người thiện lương, lòng người từ bi, nhất định là mưa hòa, gió thuận, rất ít tai nạn. Lòng người vứt bỏ đạo thường, Ngũ Thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, thảy đều vứt bỏ. Luân lý, đạo đức cũng chẳng cần đến, thế giới này biến thành tình trạng như thế nào? Tả Truyện có câu: “Nhân khí thường, tắc yêu hưng” (Con người vứt bỏ lẽ thường, ắt yêu quái hưng thịnh). Yêu ma quỷ quái đeo mặt nạ người tới nhiễu loạn xã hội, đem lại tai nạn to lớn. Trong quá khứ, chúng tôi đọc câu này lãnh ngộ chẳng sâu; nay nhìn vào xã hội này, ngẫm ra cổ nhân nói hết sức có lý. Đại tai nạn chẳng có cách nào tránh khỏi, nhưng ngày tận thế nói chung là chẳng thể có. Pháp vận của Phật pháp hãy còn có chín ngàn năm về sau nữa, còn có thời gian dài như thế, lẽ nào đã tới tận thế? Bất quá, pháp vận của Phật có lúc hưng, lúc suy. Khi Phật pháp hưng thịnh, con người hạnh phúc. Khi Phật pháp suy vi, loài người có khổ nạn. Suy vi là gì? Mọi người chẳng tin tưởng, chẳng thể y giáo phụng hành, chẳng biết đoạn ác tu thiện, đương nhiên sẽ chiêu vời cộng nghiệp bất hảo, đó là đạo lý nhất định. Kinh nói rất hay: Trong cộng nghiệp, có biệt nghiệp. Chúng ta biết sự thật này, bản thân chúng ta nỗ lực tu thiện, nghiêm túc niệm Phật, trong cơn đại nạn mới có thể được an ổn, được Phật, Bồ Tát gia hộ. Quý vị phải thật tu thì mới được, quý vị phải thật tin thì mới được.

Có những kẻ đến kể với tôi: Trước kia, họ học Phật, đã lạy rất nhiều vị Phật, lạy rất nhiều vị Bồ Tát, niệm rất nhiều kinh chú, nay nghe nói niệm A Di Đà Phật tốt đẹp, họ cũng niệm A Di Đà Phật. Họ nói: “Nếu tôi chuyên niệm A Di Đà Phật, chẳng niệm những vị Phật, Bồ Tát ấy, các Ngài có giáng tội tôi hay chăng? Tôi chẳng niệm phẩm Phổ Môn, Quán Âm Bồ Tát có quở trách tôi hay không? Khi tôi mắc nạn, Quán Âm Bồ Tát sẽ chẳng cứu tôi. Tôi chẳng niệm kinh Dược Sư; khi tôi mắc bệnh, Phật Dược Sư và Bồ Tát chẳng gia hộ tôi”, hằng ngày lo lắng chuyện này! Ý niệm ấy tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp, vì sao? Căn bản là quý vị đã coi thường Phật, Bồ Tát, cứ nghĩ Phật, Bồ Tát giống như những kẻ làm quan trong hiện thời, phải đút lót hối lộ thì các Ngài mới che chở quý vị. Quý vị đã coi các Ngài thành hạng người gì mất rồi? Cách nhìn và cách nghĩ ấy là tội nghiệp to tầy trời! Quý vị coi chư Phật, chư Bồ Tát như phường quan lại tham ô! Chính mình hằng ngày tạo tội nghiệp cực nặng, mà chính mình chẳng biết, vẫn tưởng chính mình tu hành rất đúng pháp, có hỏng bét hay không? Hết thảy chư Phật Như Lai khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật, những vị Bồ Tát ấy chẳng khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật ư? Chúng ta niệm A Di Đà Phật, các vị Bồ Tát sẽ quở trách ư? Chẳng có đạo lý ấy! Để thành Phật, hết thảy chư Bồ Tát đều phải niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu quý vị chẳng tin tưởng, hãy đọc kinh Hoa Nghiêm, [sẽ thấy] Văn Thù, Phổ Hiền “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”. Vì sao trong hội Hoa Nghiêm, bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ phải tới thế giới Cực Lạc? Đến thế giới Cực Lạc để thành Phật, [vậy thì] Bồ Tát có thể quở trách quý vị ư? Quý vị thật sự niệm A Di Đà Phật, Bồ Tát vỗ tay hoan nghênh, hay quá! Tán thán còn chẳng kịp nữa là! Người đời đúng là ngu si, chẳng hiểu ý nghĩa do đức Như Lai đã nói, hoàn toàn hiểu sai be bét những giáo huấn do đức Phật thường nói trong kinh điển. Bản thân chúng ta tu hành chẳng có cảm ứng, chẳng có thành tựu, [thế mà] chẳng tự trách chính mình, cứ ngược ngạo chê trách Phật, Bồ Tát chẳng gia hộ, trách móc kinh pháp chẳng linh! Quý vị tạo tội nghiệp như vậy, lẽ nào chẳng đọa địa ngục? Đó gọi là hủy báng Tam Bảo, báng Phật, báng Pháp, báng Tăng. Vì thế, nhất định phải hiểu rõ, có thể trở lại pháp môn này, trở về thánh hiệu Di Đà thì mới đạt được giải thoát viên mãn rốt ráo, thật sự đắc đại tự tại.

Trong hết thảy các đạo tràng, đạo tràng nào thù thắng bậc nhất, trang nghiêm bậc nhất? Niệm Phật Đường. Niệm Phật Đường là đạo tràng được hết thảy chư Phật hộ niệm, là đạo tràng được hết thảy chư Bồ Tát, long thiên, thiện thần thủ hộ, bất cứ đạo tràng nào khác cũng đều chẳng sánh bằng. Đạo tràng giảng kinh cũng chẳng sánh bằng Niệm Phật Đường, Niệm Phật Đường là nơi thật sự thành tựu một người đi làm Phật. Đạo tràng giảng kinh khuyên quý vị hãy tin tưởng, dẫn quý vị nhập môn, giống như trong nhà trường: Đạo tràng giảng kinh là chiêu sinh, làm công tác tuyên truyền. Trong đạo tràng Niệm Phật, thật sự là nơi rèn luyện, thật sự khiến cho quý vị thành tựu, làm sao có thể giống nhau cho được? Sau khi đã hiểu rõ, bèn khăng khăng một mực niệm một câu Di Đà đến cùng, chúng ta mới có thể miễn trừ hết thảy chướng nạn.

 

(Sao) Phật tâm ức niệm, linh kỳ tinh tấn, vô hữu thoái đọa cố.

(Diễn) “Linh kỳ an ổn vô chư chướng nạn” giả, Quán Kinh Sớ vân: “Nhược vi Phật từ sở hộ, chung đắc ly khổ, vĩnh đắc an lạc”, thị dã. “Linh kỳ tinh tấn vô hữu thoái đọa giả”: Thích Luận vân: “Thí như ngư tử, mẫu nhược bất niệm, tử tắc lạn hoại. Chúng sanh diệc nhĩ, Phật nhược bất niệm, thiện căn tắc hoại”, thị dã.

()佛心憶念,令其精進,無有退墮故。

()令其安隱無諸障難者。觀經疏云。若為佛慈所護。終得離苦。永得安樂。是也。令其精進無有退墮者。釋論云。譬如魚子。母若不念。子則爛壞。眾生亦爾。佛若不念。善根則壞。是也。

(Sao: Phật tâm ức niệm khiến cho người ấy tinh tấn, chẳng bị thoái đọa.

Diễn: “Khiến cho họ an ổn, chẳng có chướng nạn”: Quán Kinh Sớ có nói: “Nếu được lòng Từ của Phật gia hộ, trọn sẽ lìa khổ, vĩnh viễn được an vui” là nói về chuyện này. “Khiến cho họ tinh tấn, chẳng lui sụt, đọa lạc”: Thích Luận nói: “Như cá con nếu mẹ nó chẳng nghĩ tới, con sẽ hư nát. Chúng sanh cũng thế, nếu Phật chẳng nghĩ tới, thiện căn bèn hư hoại” là nói về ý này).

Đối với người học Phật chúng ta, có thể nói chướng ngại lớn nhất là thoái chuyển, rất dễ dàng giải đãi, biếng nhác, tự mình dung túng chính mình, chẳng thể tinh tấn. Đấy là một căn bệnh lớn! Chẳng thể khắc phục khuyết điểm ấy, dẫu quý vị hoàn toàn tin tưởng, chẳng hoài nghi pháp môn này, cũng chịu phát nguyện, tới cuối cùng vẫn chẳng thể vãng sanh là do nguyên nhân gì? Giải đãi, lười biếng. Giải đãi, lười biếng là ma chướng, chướng ngại quý vị, chẳng thể tinh tấn, chẳng thể thành tựu. Vì thế, nhất định phải được chư Phật hộ niệm. Tuy Phật hộ niệm chúng ta, bản thân chúng ta cũng phải có phương tiện, phương tiện ấy chính là tham gia Niệm Phật Đường, nương cậy đại chúng. Có rất nhiều đồng học cùng ở một chỗ khích lệ, đốc thúc lẫn nhau, chẳng để cho chính mình giải đãi; đó là một phương pháp tốt đẹp. Niệm Phật thì một mình ta niệm Phật ở nhà chẳng được hay sao? Vì sao phải tới Niệm Phật Đường? Thuở ấy, Viễn Công đại sư kiến lập một Niệm Phật Đường tại Lư Sơn, đó là đạo tràng đầu tiên của Tịnh Độ Tông Trung Hoa. Thoạt đầu chỉ có mười tám người chí đồng đạo hợp. Về sau, đạo phong Niệm Phật được rất nhiều người biết đến, cũng có rất nhiều người ngưỡng mộ, cũng tới tham gia Niệm Phật Đường ấy. Đến cuối cùng, Niệm Phật Đường của Ngài có tất cả một trăm hai mươi ba người, ai nấy đều thành tựu, do mọi người cộng tu với nhau ở cùng một chỗ bèn có thể thu được hiệu quả như vậy. Đấy là khởi thủy của Tịnh Độ Tông Trung Hoa.

Vì sao thành tựu trong Tịnh Tông có thể vượt trỗi sự tu học trong các tông phái khác? Ngẫu Ích đại sư đã nêu ra mấy lý do:

1) Lý do thứ nhất: Tất cả các tông phái tu học đều phải đoạn Hoặc. Nói cách khác, đều phải đoạn phiền não. Lục đạo luân hồi do Kiến Tư phiền não biến hiện. Chỉ cần có Kiến Tư phiền não, quý vị nhất định sẽ bị lưu chuyển trong lục đạo, chẳng thoát ra được! Kiến Tư phiền não: “Kiến” (見) là kiến giải sai lầm, bao gồm Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Thủ Kiến, và Tà Kiến. Tư Hoặc (思惑) là tham, sân, si, mạn, nghi. Tam giới lục đạo là cảnh giới do mười thứ ấy biến hiện. A La Hán thành tựu Cửu Thứ Đệ Định, chẳng có Kiến Tư phiền não, luân hồi cũng chẳng có, mới vượt thoát tam giới. Thử hỏi: Bản thân chúng ta, bất luận tu học pháp môn nào, có thể đoạn sạch Kiến Tư phiền não hay không? Có thể đoạn hết thì được, bèn thành công. Chẳng thể đoạn hết, vẫn phải sanh tử luân hồi! Đó là chân tướng sự thật. Không cần nói là thoát khỏi luân hồi, nói ngay trong tam giới, tam giới là Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Trong Dục Giới, có ngũ dục, lục trần. Ngũ Dục là tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê. Đức Phật nói: “Tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê là năm cái rễ của địa ngục”. Đối với năm thứ ấy, nếu quý vị tham ái nặng nề, sẽ đọa địa ngục; [tham ái] nhẹ thì ở trong đường nhân thiên, thuộc vào Dục Giới Thiên, chứ Sắc Giới Thiên chẳng có phần. Đoạn hết ngũ dục, chẳng có Dục thì mới có thể sanh vào Sơ Thiền. Nói cách khác, tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê bày ra trước mặt, có còn động niệm hay chăng? Vẫn còn khởi tâm động niệm; nói cách khác, quý vị thuộc về Dục Giới, chẳng có phần trong Sắc Giới, cho nên biết là khó lắm! Công phu ấy bất quá là phục trụ (伏住: chế ngự, giằn ép), hoàn toàn chẳng đoạn, [cho nên] biết [đoạn phiền não] khó lắm. Thoát khỏi tam giới há dễ dàng ư? Đoạn Hoặc quá khó khăn! Pháp môn Tịnh Độ chẳng đoạn Hoặc, [cho nên] dễ dàng, gọi là “đới nghiệp vãng sanh”, đấy là công đức chẳng thể nghĩ bàn. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất cứ pháp môn nào cũng đều phải đoạn phiền não rồi mới có thể thành tựu; chỉ riêng pháp môn Niệm Phật chẳng cần đoạn phiền não mà có thể thành tựu, có thể đới nghiệp vãng sanh. Đó là điều chẳng thể nghĩ bàn thứ nhất.

2) Thứ hai, hết thảy chư Phật đều có bốn cõi. Nếu quý vị chẳng chứng đạt cảnh giới, sẽ chẳng thấy bốn cõi ấy. Như chúng ta nay đang sống trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư thuộc thế giới Sa Bà của Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế giới Sa Bà có cõi Phương Tiện Hữu Dư, có cõi Thật Báo Trang Nghiêm, nhưng chúng ta chẳng trông thấy. Tình hình trong mười phương các cõi Phật cũng đều giống như vậy, chẳng khác gì bốn cõi của Thích Ca Mâu Ni Phật. Tây Phương Tịnh Độ đặc biệt, A Di Đà Phật cũng có bốn loại Tịnh Độ, nhưng bốn loại Tịnh Độ ở cùng một chỗ. Vì thế, chúng ta sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, có thể thấy A La Hán và Bích Chi Phật trong cõi Phương Tiện, có thể thấy Đẳng Giác Bồ Tát trong cõi Thật Báo. Bốn cõi của Ngài ở chung một chỗ: “Một tức là bốn, bốn tức là một”, thảy đều ở chung một chỗ. Cảnh giới của mỗi người chẳng giống nhau, điều này chẳng thể nghĩ bàn. Đó gọi là “một sanh, hết thảy sanh”, chúng ta sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư, đồng thời sanh trong cõi Phương Tiện, sanh vào cõi Thật Báo, sanh vào cõi Tịch Quang. Đấy là công đức chẳng thể nghĩ bàn!

3) Điều thứ ba, pháp môn này chẳng thể nghĩ bàn. Chỉ niệm một câu danh hiệu, quá dễ dàng, quá đơn giản, chẳng cần xen tạp bất cứ thứ gì khác vào đó. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói rõ ràng nhất. Đại Thế Chí Bồ Tát cũng nêu gương tốt nhất cho chúng ta thấy. Ngài từ sơ phát tâm mãi cho đến khi thành Phật, dùng phương pháp gì? Chính là một câu A Di Đà Phật, chẳng cần dùng đến phương pháp thứ hai. Phương pháp ấy không chỉ đơn giản, dễ dàng, [mà còn] ổn thỏa, thích đáng, nhanh chóng; trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng thể sánh bằng. Nếu quý vị hỏi Ngài nguyên lý niệm Phật, Ngài nói rất đơn giản: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Điều đáng tiếc là chúng sanh không tin tưởng! Họ cứ muốn tạp tu, muốn loạn tu, khiến cho chính mình rối loạn, vứt bỏ công đức vô thượng của chính mình. Đó gọi là “thật sự ngu mê!” Thiện Đạo đại sư nói rất hay: Chúng ta tu hành thành tựu một phần, đúng là do gặp duyên khác nhau. Gặp duyên thù thắng, chúng ta hiểu rõ ràng, hiểu rành rẽ chân tướng sự thật, khăng khăng một mực, duyên ấy thù thắng, nhất định sẽ là thượng phẩm vãng sanh. Chẳng gặp duyên tốt đẹp, gặp phải ác duyên, ác duyên gì vậy? Kẻ này kéo quý vị đi bái sám, kẻ khác lôi quý vị triều sơn bái Phật, đều nói là có công đức rất lớn. Quý vị cứ đi theo, sẽ biến thành loạn tu, tạp tu. Đó là duyên quá kém, chẳng gặp duyên tốt đẹp, phá hoại toàn bộ. Điều này hết sức đáng tiếc!

Đối với tổng cương lãnh tu hành trong Phật pháp, chư vị phải ghi nhớ. Quý vị có thể nắm giữ cương lãnh ấy, đại khái là sẽ chẳng phạm sai lầm quá to lớn. Tổng cương lãnh là Tam Học Giới, Định, Huệ. Trong hết thảy các pháp môn, đều có chánh trợ song tu, Tịnh Độ Tông cũng là chánh trợ song tu. Chánh tu là tu Định, Định là tâm thanh tịnh; trợ tu là tu Giới. Nhân Giới đắc Định, nhân Định khai Huệ. Huệ chẳng cần tu, hễ Định bèn khai trí huệ. Kinh Lăng Nghiêm đã nói rất hay: “Tịnh cực quang thông đạt”. Công phu Định lực sâu xa, trí huệ bèn mở mang, hết thảy đều thông đạt vô ngại. Đối với trợ tu, trì giới cũng là tu phước. Kinh Vô Lượng Thọ đã nói rành rẽ: Học nhân Tịnh Tông tu gì? Tu thanh tịnh, tu bình đẳng, tu giác. Thanh tịnh là Giới, bình đẳng là Định, giác là Huệ. Tu hành chẳng thể rời khỏi nguyên tắc căn bản là Tam Học Giới, Định, Huệ. Tương ứng với nguyên tắc ấy, chắc chắn là chánh pháp. Trái nghịch nguyên tắc ấy, nhất định chẳng phải là chánh pháp. Phật pháp chân chánh là gì, từ chỗ này, mọi người sẽ rất dễ dàng phân biệt.

Chúng ta chiếu theo pháp môn này để tu học, xác thực là tâm địa mỗi năm một thanh tịnh hơn, mỗi tháng một thanh tịnh hơn. Quý vị có công đức, tu học có thành tích, người hiện thời nói là “thành tựu”, quý vị có thành tựu. Sự thành tựu ấy, không chỉ là nắm chắc sự vãng sanh trong tương lai, mà còn là người có công phu tốt đẹp, sẽ vãng sanh tự tại. “Tự tại” là muốn đi khi nào bèn đi khi ấy, muốn ở thêm mấy năm cũng chẳng trở ngại. Nói đến lợi ích hiện tiền, sẽ là thân tâm khỏe mạnh. Quý vị tu hành thật sự, công phu thật sự đắc lực, nơi thân thể hễ có bệnh tật gì, chẳng cần thuốc men, tự nhiên lành bệnh, do công phu đã đắc lực đó mà. Do nguyên nhân gì? Tâm thanh tịnh, kết cấu của các tế bào trong thân thể chúng ta sẽ khôi phục bình thường. Trong kinh, đức Phật đã dạy: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Trong tâm chúng ta suy nghĩ loạn xạ, suy nghĩ loạn xạ là một sức mạnh rất lớn khiến cho kết cấu các tế bào nơi thân thể chúng ta bị rối loạn, quý vị sẽ ngã bệnh. Vì sao tuổi già lắm bệnh ngần ấy? Người tuổi trẻ chẳng nghĩ tới bệnh tật, họ bận bịu làm việc, chẳng có ý niệm nghĩ tới bệnh tật, cho nên thuở trẻ rất ít bệnh. Tuổi già chẳng có việc gì, suốt ngày từ sáng đến tối nghĩ tới bệnh tật. Bệnh tật do đâu mà có? Do nghĩ tưởng. Thập Lục Quán Kinh đã nói về quán tưởng như sau: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Kẻ ấy nghĩ tới bệnh tật, làm sao chẳng sanh bệnh cho được? Càng nghĩ càng nhiều, bệnh càng nhiều càng thêm lo nghĩ, mắc vào cái vòng lẩn quẩn ấy, đến cuối cùng chẳng có cách nào, cũng chẳng thể thoát ra được. Vì vậy, một người nhất tâm tưởng Phật, sẽ khỏe mạnh nhất. Tưởng Phật đã thành công, tổ chức của các tế bào trên toàn thân sẽ hoàn toàn khôi phục kết cấu bình thường, bệnh gì cũng đều chẳng có. Không chỉ là chẳng có bệnh, quý vị nhất định là mỗi năm một trẻ trung hơn. Vì vậy, đó là [dấu hiệu chứng tỏ] công phu tu hành của quý vị đắc lực. Nếu chẳng phải là hiện tượng ấy, nhìn vào tình hình đó, quý vị là người tu hành ở chỗ nào? Quý vị đang tu tham, sân, si, đang tu suy nghĩ loạn xạ, đang tu ba ác đạo, chẳng phải là tu Tịnh Độ! Tâm tịnh, ắt cõi nước tịnh. Trong kinh, đức Phật thường nói rõ đạo lý này. Chúng ta mong thân thể của chính mình khỏe mạnh, mong chính mình mỗi năm trẻ trung hơn, chẳng bị suy lão, Tịnh Tông có thể dễ dàng thực hiện điều này, chẳng phải là chuyện khó khăn, cũng chẳng phải là thần thoại, chẳng phải là thần thông, mà là có đạo lý ở trong ấy! Quý vị chẳng tin tưởng, không chịu học, [vậy là] chẳng có cách nào hết! Chỉ cần quý vị tin tưởng, chịu học, sẽ đạt được lợi ích thù thắng ngay trong hiện tại. Những điều đạt được trong hiện thời chính là lợi ích nhỏ nhặt, chẳng phải là lợi ích chân thật. Đó là lợi ích vặt vãnh, lợi ích trước mắt! Trong tương lai vãng sanh, đó là đạt được lợi ích to tát, đạt được lợi ích rốt ráo viên mãn. Do vậy, phương pháp đơn giản lắm, thật sự tin tưởng, nguyện vọng khẩn thiết, nhất tâm niệm Phật, sẽ dễ dàng ngần ấy, có thể đạt đến hiệu quả chẳng thể nghĩ bàn.

4) Thứ tư, thời gian tu hành pháp môn này chẳng cần phải rất dài, [trong một thời gian rất ngắn] bèn thành tựu. Trong kinh, đức Phật đã nói: Đối với các pháp môn khác, như Tiểu Thừa [chẳng hạn], tính từ ngày chứng quả Tu Đà Hoàn, qua lại trong nhân gian hay cõi trời bảy lần rồi mới có thể chứng A La Hán. Thọ mạng trong nhân gian chẳng dài, nhưng cõi trời thọ mạng dài dằng dặc, quý vị mới biết phải tốn bao nhiêu thời gian để có thể chứng quả A La Hán. Để thành Phật thì Bồ Tát cũng phải tính từ ngày đắc Vị Bất Thoái. Chưa chứng đắc thì quý vị vẫn phải luân hồi trong lục đạo, chẳng tính! Phải tính từ ngày đắc Vị Bất Thoái. Vị Bất Thoái là địa vị gì? Là Bồ Tát thuộc địa vị Sơ Tín trong Viên Giáo. Tịnh Tông là Viên Giáo. Bồ Tát thuộc địa vị Sơ Tín, tính từ ngày đó, [thời gian tu học cho đến khi] thành Phật ắt cần phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, thời gian dài quá! Thời gian [tu học] trong Tịnh Tông ngắn ngủi: Thượng thượng phẩm vãng sanh, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ như là đã thành Phật, chẳng thể nghĩ bàn! Bồ Tát nghe nói đều lắc đầu, đều chẳng dám tin tưởng. Người ta vất vả, nhọc nhằn tu tập ba đại A-tăng-kỳ kiếp, làm sao quý vị có thể vừa đến nơi bèn thành Phật, há có chuyện dễ dàng dường ấy? Pháp khó tin! Dẫu là hạ hạ phẩm vãng sanh, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, cũng chẳng quá mười hai kiếp bèn “hoa nở, thấy Phật, ngộ Vô Sanh”. Mười hai kiếp so với ba đại A-tăng-kỳ kiếp, thời gian chẳng thể sánh bằng. Đó là nói theo sự thành tựu chậm nhất trong thế giới Tây Phương, mười hai đại kiếp [mà thôi]! Nếu là hạ phẩm trung sanh, chỉ cần sáu kiếp. Hạ phẩm thượng sanh, đúng là chẳng thể nghĩ bàn, bảy lần bảy bốn mươi chín ngày, thời gian ấy là thời gian tính trong nhân gian chúng ta, chẳng phải là trong thế giới Cực Lạc. Quý vị bèn hiểu, đó gọi là công đức chẳng thể nghĩ bàn vì chẳng cần thời gian rất dài.

Còn nữa, niệm một vị A Di Đà Phật giống như niệm hết thảy chư Phật Như Lai, vì sao? Vì hết thảy chư Phật đều niệm A Di Đà Phật, cho nên niệm A Di Đà Phật chính là niệm hết thảy chư Phật, chẳng bỏ sót một vị Phật nào, điều này chẳng thể nghĩ bàn! Hết thảy chư Bồ Tát đều ngưỡng mộ A Di Đà Phật, cho nên niệm A Di Đà Phật cũng là niệm hết thảy chư Bồ Tát, chẳng sót một vị Bồ Tát nào. Đó là công đức chẳng thể nghĩ bàn. Vì vậy, chẳng niệm A Di Đà Phật đúng là đáng tiếc! Còn mong làm chuyện khác, học những kinh luận, pháp môn khác, [hoặc trì niệm] danh hiệu chư Phật, Bồ Tát khác. Đó là gì? Dành cho kẻ chẳng có phước báo niệm. Từ xưa, người thật sự khai ngộ sẽ là “Tam Tạng mười hai bộ, nhường cho người khác ngộ”. Danh hiệu chư Phật, Bồ Tát [ngoài danh hiệu A Di Đà Phật] nhường cho người khác niệm, do nguyên nhân gì? Do thiện căn và phước đức của họ chẳng viên mãn, chẳng tỏ lộ. Đối với pháp môn bậc nhất, pháp môn thù thắng khôn sánh này, họ chẳng thể tiếp nhận. Họ có nghiệp chướng, cho nên thích niệm những kinh điển khác, thích niệm những danh hiệu Phật, Bồ Tát khác, cũng được thôi! Gieo thiện căn! Bởi lẽ, pháp môn này nhằm nói với người có căn cơ chín muồi, thiện căn đã thật sự chín muồi, quyết định sẽ làm Phật trong một đời này, chẳng phải là làm Bồ Tát, mà là làm Phật. Đây là pháp để nói với người sẽ làm Phật.

Chúng ta có thể hiểu rõ những đạo lý, sự thật này, sẽ chẳng phí công niệm kinh Di Đà. Liên Trì đại sư tốn nhiều thời gian và tinh lực ngần ấy để viết chú giải, chúng ta cũng sẽ thật sự xứng đáng với Ngài, xác thực là được Ngài giúp đỡ, xem hiểu, hiểu rõ câu kinh văn này, có sự thấu hiểu và nhận thức kha khá. Được chư Phật hộ niệm, chúng ta có thể chẳng thoái chuyển; trong đại hoàn cảnh động loạn này, chúng ta có thể được yên ổn, có thể lìa chướng nạn. Dưới đây, Ngài lại dẫn Quán Kinh để chứng minh:

 

(Sao) Quán Kinh vân: “Niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả”. Hựu kinh vân: “Niệm Phật chi nhân, A Di Đà Phật thường trụ kỳ đảnh”.

()觀經云:念佛眾生,攝取不捨。又經云:念佛之人,阿彌陀佛常住其頂。

(Sao: Quán Kinh nói: “Nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ”. Kinh lại nói: “Người niệm Phật, A Di Đà Phật thường ngự trên đỉnh đầu người ấy”).

Những điều này đều nhằm chỉ rõ người niệm Phật nhất định được chư Phật hộ niệm, được chư Phật gia hộ, chư Phật gia trì. Hiện thời, trong và ngoài nước, người tin Mật Tông rất nhiều, dường như cho rằng Hiển Tông chẳng linh, chẳng cao minh như Mật Tông, [họ cứ nghĩ] tìm đến một vị Thượng Sư Mật Tông để được quán đảnh, dường như sẽ đạt được lợi ích thù thắng. Thật ra, Quán Đảnh (Abhiṣeka) là gì, người ấy chẳng hiểu rõ ràng. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là Kim Cang Thượng Sư (Varja-guru) bên Mật Tông. Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ, cụ đã giải thích rất rõ ràng hai chữ Quán Đảnh. Hai chữ Quán Đảnh (灌頂) là tỷ dụ, chẳng phải là thật sự dùng chút nước rảy trên đầu, quý vị bèn khai ngộ, bèn khai trí huệ! Buổi tối quý vị tắm rửa, xối nước ào ào như thế, chẳng xối ra trí huệ được, [vậy thì] rảy mấy giọt nước, làm sao trí huệ của quý vị tỏ lộ cho được? Há có chuyện ấy! Càng quán đảnh càng hồ đồ, càng quán đảnh càng mê hoặc, điên đảo. Hoàng lão cư sĩ nói rất hay: “Quán” (灌: tưới, dội) có nghĩa là từ bi gia trì, “đảnh” (頂) là vô thượng đảnh pháp (pháp cao tột vô thượng) trong Phật pháp. Truyền trao pháp môn thù thắng nhất cho quý vị, đó là Quán Đảnh, có ý nghĩa như vậy đó. Nay pháp môn nào là pháp môn bậc nhất, là pháp môn thù thắng nhất, là “đảnh pháp” trong hết thảy các pháp môn? Chính là kinh A Di Đà, chính là A Di Đà Phật.

Vì thế, quý vị cung kính niệm kinh A Di Đà từ đầu đến cuối một lượt, tức là mười phương hết thảy chư Phật quán đảnh cho quý vị một lượt, thật vậy, chẳng giả! Quý vị mỗi ngày niệm hai lượt, tức là chư Phật Như Lai quán đảnh quý vị hai lượt. Quý vị chẳng dám tin, mà cũng chẳng sanh tâm hoan hỷ. Tìm một kẻ phàm phu đến lừa phỉnh quý vị, quý vị bèn cao hứng bừng bừng, cảm thấy chính mình ghê gớm lắm. Nghe lừa, chẳng nghe khuyên, ngu si! Vì thế, tôi nói là càng quán đảnh càng hồ đồ!

Kinh này là vô thượng đảnh pháp, chẳng có gì cao hơn; cho nên được mười phương hết thảy Như Lai tán thán, là công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn. “Niệm Phật chi nhân, A Di Đà Phật thường trụ kỳ đảnh” (Người niệm Phật, A Di Đà Phật thường ngự trên đỉnh đầu người ấy). Vì sao mười phương hết thảy chư Phật chẳng hộ niệm? Vấn đề là quý vị chẳng phải là người niệm Phật thật sự. Người niệm Phật thật sự chẳng phải là suốt ngày từ sáng đến tối miệng niệm Phật hiệu. Cổ nhân bảo: “Gào toạc cổ họng vẫn uổng công”. Miệng niệm Phật, tâm dấy vọng tưởng, vô dụng! Người thật sự niệm Phật là trong tâm thật sự có Phật; trừ Phật ra, trong tâm thứ gì khác cũng đều chẳng có. Đó là người thật sự niệm Phật. Nhất định là như kinh đã nói: A Di Đà Phật thường ngự trên đỉnh đầu của quý vị, chẳng sai tí nào!

 

(Sao) Hựu Thập Chủng Lợi Ích vân: Niệm Phật chi nhân, A Di Đà Phật thường phóng quang minh, nhiếp thọ thử nhân, thử Bổn Sư hộ niệm.

()又十種利益云:念佛之人,阿彌陀佛,常放光明,攝受此人,此本師護念。

(Sao: Lại phần Mười Thứ Lợi Ích có nói: Người niệm Phật được A Di Đà Phật thường phóng quang minh, nhiếp thọ người ấy. Đó chính là đức Bổn Sư hộ niệm).

Bổn Sư [trong đoạn này] là A Di Đà Phật.

 

(Sao) Nhi thập phương chư Phật đồng thử hộ niệm.

()而十方諸佛同此護念。

(Sao: Mười phương chư Phật đều cùng hộ niệm như vậy).

Kinh dạy: Mười phương ba đời hết thảy chư Phật, chẳng có vị nào không bảo vệ, hộ trì quý vị, chẳng có vị nào không nghĩ nhớ quý vị.

 

(Sao) Đương tri niệm Phật, Phật niệm, cảm ứng tự nhiên, bất khả vu dã.

(Diễn) “Niệm Phật, Phật niệm cảm ứng tự nhiên” giả, Thủ Lăng Nghiêm vân: “Thập phương chư Phật lân niệm chúng sanh, như mẫu ức tử. Nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi? Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời,  mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn. Nhược chúng sanh tâm, ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai, tất định kiến Phật” đẳng.

()當知念佛佛念,感應自然,不可誣也。

()念佛佛念感應自然者。首楞嚴云。十方諸佛憐念眾生。如母憶子。若子逃逝。雖憶何為。子若憶母。如母憶時。母子歷生不相違遠。若眾生心。憶佛念佛。現前當來必定見佛等。

(Sao: Hãy nên biết niệm Phật, được Phật niệm, cảm ứng tự nhiên, chẳng thể hư dối.

Diễn: “Niệm Phật, được Phật niệm, cảm ứng tự nhiên”: Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Mười phương chư Phật nghĩ thương chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy nhớ có ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như khi mẹ nhớ con, mẹ và con trải qua nhiều đời chẳng xa cách nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật”).

Ta niệm Phật, Phật niệm ta; ta tưởng Phật, Phật tưởng ta. Chỉ cần chuyên tưởng, dần dần sẽ biến thành giống như Phật, bèn thành Phật. Đấy là con đường tắt để thành Phật, chẳng có gì nhanh chóng hơn cách này được!

 

(Sớ) Hựu Bát Địa thỉ mông Phật hộ, cố tri vãng sanh, địa vị phi thiển!

()又八地始蒙佛護,故知往生,地位非淺。

(Sớ: Lại nữa, Bát Địa mới được Phật hộ niệm. Vì thế biết là được vãng sanh, địa vị chẳng nông cạn).

Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã nói chuyện này. Thông thường, Phật hộ niệm chư Bồ Tát, các vị Bồ Tát ấy là những ai? Những vị từ Bát Địa trở lên; thấp hơn Bát Địa, Phật chẳng quan tâm tới. Những vị thấp hơn Bát Địa do ai hộ niệm? Kinh Kim Cang đã nói rất hay: Đại Bồ Tát hộ niệm tiểu Bồ Tát, có những vị đại Bồ Tát chiếu cố [những vị ấy]. Phật chiếu cố đại Bồ Tát, đại Bồ Tát chiếu cố tiểu Bồ Tát, đấy cũng là chuyện hợp tình hợp lý. Chỉ riêng người niệm A Di Đà Phật là được Phật hộ niệm, hết thảy chư Phật đều hộ niệm. Do vậy có thể biết: Một người thật sự niệm Phật, nói cách khác, địa vị bằng với Bát Địa Bồ Tát. Bởi lẽ, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới đều là A Bệ Bạt Trí Bồ Tát. Kinh này dạy chúng ta: A Bệ Bạt Trí là từ Thất Địa trở lên. Từ Thất Địa trở lên [thì tối thiểu] là Bát Địa. Người niệm Phật phải hiểu rõ, phải tự tôn trọng chính mình. Phàm phu mong tu thành Bát Địa, há dễ dàng ư? [Trong các pháp môn theo đường lối thông thường], để tu thành Bát Địa thì phải đến A-tăng-kỳ kiếp thứ ba. A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất nhằm hoàn thành các địa vị thuộc Tam Hiền, cho đến Thập Hồi Hướng. A-tăng-kỳ kiếp thứ hai là [để chứng đắc] từ Sơ Địa cho đến Thất Địa. A-tăng-kỳ kiếp thứ ba là [chứng nhập các địa vị] Bát Địa, Cửu Địa, Thập Địa, quý vị bèn biết là khó khăn lắm. Nhưng người niệm Phật vừa phát tâm bèn bằng với Bát Địa Bồ Tát, quý vị nói xem có thù thắng lắm hay chăng? Pháp môn nào có thể sánh bằng?

 

(Sao) Bát Địa Phật hộ giả, Hoa Nghiêm vị Bát Địa Bồ Tát, thường vị Như Lai chi sở hộ niệm, kim thử đốn siêu thắng địa, cố viết phi thiển.

(Diễn) Bát Địa Bồ Tát thường vị Như Lai hộ niệm giả, dĩ thử Bồ Tát dĩ nhập vô công dụng địa, trụ ư Báo Hành. Nhược Như Lai bất hộ giả, bỉ thời tức nhập cứu cánh Niết Bàn, khí xả nhất thiết lợi chúng sanh nghiệp. Cố chư Phật thân hiện kỳ tiền thuyết chủng chủng pháp, dữ thử Bồ Tát vô lượng vô biên khởi trí môn, thường vị Như Lai chi sở hộ niệm dã.

()八地佛護者,華嚴謂八地菩薩,常為如來之所護念,今此頓超勝地,故曰非淺。

 ()八地菩薩。常為如來護念者。以此菩薩已入無功用地。住於報行。若如來不護者。彼時即入究竟涅槃。棄捨一切利眾生業。故諸佛親現其前說種種法。與此菩薩無量無邊起智門。常為如來之所護念也。

(Sao: “Bát Địa được Phật hộ niệm”: Kinh Hoa Nghiêm nói Bát Địa Bồ Tát thường được Như Lai hộ niệm, nay người [vãng sanh] nhanh chóng vượt lên địa vị thù thắng, cho nên nói là “chẳng nông cạn”.

Diễn: “Bát Địa Bồ Tát thường được Như Lai hộ niệm”: Do các vị Bồ Tát ấy đã nhập địa vị vô công dụng, trụ nơi Báo Hành. Nếu Như Lai chẳng hộ trì, họ liền nhập Niết Bàn rốt ráo, vứt bỏ hết thảy các nghiệp lợi lạc chúng sanh. Vì thế, chư Phật đích thân hiện trước mặt họ, nói các thứ pháp khiến cho các vị Bồ Tát ấy khởi lên trí môn vô lượng vô biên. Đó là thường được Như Lai hộ niệm vậy).

Người niệm Phật đốn siêu, rất nhanh chóng! Người ta phải tu đến A-tăng-kỳ kiếp thứ ba thì mới đạt đến Bát Địa, chúng ta trong dăm ba năm ngắn ngủi bèn vượt trỗi hai A-tăng-kỳ kiếp, pháp môn này đương nhiên là công đức chẳng thể nghĩ bàn, đương nhiên là được hết thảy chư Phật hộ niệm. Chẳng được hết thảy chư Phật hộ niệm, quý vị làm sao có thể thành tựu công đức như vậy? Hôm nay đã hết thời gian rồi, chúng tôi giảng tới chỗ này!

 

Tập 263

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm hai mươi chín:

 

(Sớ) Chư Phật cáo ngữ chúng sanh, cổ hữu nhị thuyết: Nhất vị chuyển dẫn, nhất vị đồng thời. Kim kiêm dụng chi.

()諸佛告語眾生,古有二說:一謂轉引,一謂同時。今兼用之。

(Sớ: “Chư Phật nói với chúng sanh”. Cổ nhân có hai cách nói: Một là chuyển dẫn, một thuyết khác là đồng thời. Nay dùng cả hai thuyết ấy).

 Mười  phương  chư  Phật  bảo  đại  chúng: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh” (Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Ca Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này). Đối với lời này, từ xưa tới nay có hai cách nói: Một là “chuyển dẫn” (轉引: kể lại, nhắc lại), loại kia là “đồng thời” (同時: nói cùng một lúc).

 

(Sao) Chuyển dẫn giả, Từ Ân vị lục phương chư Phật, cáo bổn quốc trung chi ngữ, Thích Ca chuyển dẫn dĩ chứng kỷ ngôn. Linh Chi vị thị Thích Ca thuyết thử kinh thời, lục phương chư Phật đồng thời tán thán.

()轉引者,慈恩謂六方諸佛,告本國中之語,釋迦轉引以證己言;靈芝謂是釋迦說此經時,六方諸佛同時讚歎

(Sao: “Chuyển dẫn”: Ngài Từ Ân nói sáu phương chư Phật nói lời ấy trong cõi mình, đức Phật Thích Ca kể lại lời ấy để chứng minh cho lời nói của chính mình. [“Đồng thời” là như] ngài Linh Chi bảo: Khi Phật Thích Ca nói kinh này, sáu phương chư Phật đồng thời tán thán).

Cổ đức có hai cách nói như vậy. Hai cách ấy đều hợp lẽ, lại cũng là sự thật. Từ Ân đại sư là ngài Khuy Cơ. Khuy Cơ đại sư nói như vậy trong Di Đà Kinh Thông Tán Sớ, đó là tác phẩm chú giải kinh Di Đà của Khuy Cơ đại sư. Ngài nói hết thảy chư Phật trong sáu phương giống như Thích Ca Mâu Ni Phật đối trước chúng ta, vì chúng ta giới thiệu Tây Phương Cực Lạc thế giới, giới thiệu A Di Đà Phật. Nói cách khác, hết thảy chư Phật giảng Tịnh Độ Tam Kinh trong cõi nước của chính các Ngài, cũng giảng Tịnh Độ Tam Kinh cho nhân dân của chính mình. Đương nhiên, ý nghĩa này của ngài Từ Ân xác thực là sự thật. Thích Ca Mâu Ni Phật trích dẫn những lời tán thán Tịnh Độ của chư Phật khi giảng ba kinh cho đại chúng, trích dẫn những lời lẽ ấy để chứng minh lời Ngài nói giống hệt như chư Phật Như Lai, chẳng khác gì nhau! Linh Chi đại sư nói cách khác, nhưng cũng có lý. Ngài nói khi Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh này, cũng có nghĩa là khi đức Phật giảng ba kinh [Tịnh Độ], hết thảy chư Phật trong sáu phương, chẳng có vị Phật nào không tán thán, đây cũng là sự thật. Nói cách khác, khi Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta giảng kinh này, hết thảy chư Phật đều tán thán. Khi chư Phật giảng kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng tán thán giống hệt. Nhất định là chư Phật tán thán lẫn nhau. Hai ý nghĩa đều là thật. Vì thế, Liên Trì đại sư sử dụng cả hai ý nghĩa.

 

(Sao) Kim kiêm dụng giả, dĩ thử quảng đại tối yếu pháp môn.

()今兼用者,以此廣大最要法門。

(Sao: Nay sử dụng cả hai [ý nghĩa ấy] là vì pháp môn rộng lớn, trọng yếu nhất này).

“Quảng đại tối yếu pháp môn”, câu này rất quan trọng. Nói thật ra, chẳng phải là triệt để hiểu rõ chân tướng sự thật, sẽ không thể thốt lên câu này. Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn quảng đại tối yếu, [tức là] pháp môn quan trọng nhất, là pháp môn tinh túy nhất.

 

(Sao) Chư Phật bình thời tất sở thường tán.

()諸佛平時必所常讚。

(Sao: Ắt luôn được chư Phật thường xuyên tán thán).

Giống như Thích Ca Mâu Ni Phật suốt một đời thuyết pháp cả bốn mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội, gần như trong mỗi hội đều nhắc tới sự thù thắng của Tịnh Tông. Cuối kinh Hoa Nghiêm, “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”. Trong phẩm Dược Vương của kinh Pháp Hoa cũng khuyên người ta vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương của kinh Lăng Nghiêm nay đã được xếp vào Tịnh Độ Ngũ Kinh. Các vị đại đức của Tịnh Độ Tông Nhật Bản đã tra duyệt Đại Tạng Kinh, thấy [pháp môn Tịnh Độ được] đức Phật nói rõ rệt, nói khẩn thiết trong hơn hai trăm bộ kinh điển, gần đến ba trăm bộ! Điều này chứng tỏ Thích Ca Mâu Ni Phật thường giảng pháp môn quảng đại tối yếu này. Vì thế, cổ đức nói “ngàn kinh vạn luận, nơi nào cũng chỉ quy” là có lý, [bởi lẽ đức Phật và chư Tổ] thường nhắc đến pháp môn này.

 

(Sao) Nhi chánh đương Thích Ca thuyết thử kinh thời, thập phương chư Phật tề tán, diệc phục hà ngại?

()而正當釋迦說此經時,十方諸佛齊讚,亦復何礙。

(Sao: Nhưng ngay trong lúc Phật Thích Ca nói kinh này, mười phương chư Phật đều cùng tán thán, há cũng có trở ngại gì ư?)

 Chẳng có chướng ngại!

 

(Sao) Di hiển thử kinh, nãi phổ nhãn pháp môn, biến hồ pháp giới, nhất thuyết, nhất thiết thuyết dã.

()彌顯此經,乃普眼法門,遍乎法界,一說一切說也。

(Sao: Hiển lộ trọn vẹn kinh này chính là pháp môn phổ nhãn trọn khắp pháp giới. Một vị nói chính là hết thảy các vị đều nói vậy).

Pháp môn phổ nhãn là gì?

 

(Diễn) Phổ nhãn hữu nhị, nhất đại trí phổ nhãn phổ chiếu pháp giới, nhị đại bi phổ nhãn phổ chiếu chúng sanh. Kim tuy kiêm nhị giả, ý trọng đại bi.

()普眼有二,一大智普眼普照法界,二大悲普眼普照眾生,今雖兼二者,意重大悲。

(Diễn: Phổ nhãn có hai thứ: Một là đại trí phổ nhãn chiếu khắp pháp giới, hai là đại bi phổ nhãn chiếu khắp chúng sanh. Nay tuy có cả hai thứ, nhưng thiên trọng ý nghĩa đại bi).

Hai ý nghĩa ấy đều có, nhưng thiên về đại bi.

 

(Diễn) Chúng sanh biến pháp giới, tắc đại bi biến pháp giới. Đại bi biến pháp giới, tắc thử pháp môn diệc biến pháp giới.

()眾生遍法界,則大悲遍法界,大悲遍法界,則此法門亦遍法界。

(Diễn: Chúng sanh trọn khắp pháp giới, tức là đại bi trọn khắp pháp giới. Đại bi trọn khắp pháp giới chính là pháp môn này cũng trọn khắp pháp giới).

 Đây là ý nghĩa “phổ nhãn trọn khắp pháp giới”.

 

(Diễn) Nhất thuyết, nhất thiết thuyết dã.

()說一切說也。

(Diễn: Một vị nói là hết thảy các vị đều nói).

Một vị Phật nói, hết thảy chư Phật đều nói. Thật sự hiển thị pháp môn này là pháp môn tinh yếu để thành Phật.

 

(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh bất biến, thị thành thật nghĩa. Tự tánh bất ly, thị hộ niệm nghĩa.

()稱理,則自性不變,是誠實義;自性不離,是護念義。

(Sớ: Xứng Lý thì tự tánh bất biến là ý nghĩa “thành thật”. Tự tánh chẳng lìa, là ý nghĩa “hộ niệm”).

Đoạn này là nói xứng tánh.

 

(Sao) Thuần chân tuyệt vọng, vạn kiếp như nhiên. Ngôn thành thật giả, thục quá ư thị!

()純真絕妄,萬劫如然。言誠實者,孰過於是。

(Sao: Thuần chân, dứt vọng, muôn kiếp đều là như vậy. Nói đến thành thật thì không chi hơn điều này được!)

Kinh nói “thuyết thành thật ngôn”, chẳng có gì thành thật hơn điều này. Thành thật đến tột bậc; vì thế, bảo là “thuần chân tuyệt vọng”. Đức Phật nói hết thảy các kinh khác có phải cũng là nói lời thành thật hay không? So với kinh này, có sai biệt hay chăng? Xác thực là có sai biệt! Nếu bộ kinh này, pháp môn này, chẳng dẫn về Cực Lạc ngay trong một đời này thì tuy là lời thành thật, [vẫn là] chẳng đạt đến tột bậc, vẫn còn khiếm khuyết một tí. Cổ đức nói: Kinh Hoa Nghiêm nếu chẳng có quyển cuối cùng “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, Hoa Nghiêm sẽ chẳng viên mãn, so với kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà xác thực là sẽ thua sút rất nhiều. Do cuối kinh Hoa Nghiêm có “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn bằng vai phải lứa với kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ, cũng là thuần chân đến mức tột cùng. Chư vị hiểu rõ đạo lý này, dùng tiêu chuẩn này để quan sát hết thảy kinh luận Đại Thừa, mới hiểu rõ [thế nào là] liễu nghĩa và bất liễu nghĩa như đức Phật đã nói. Pháp môn nào là liễu nghĩa rốt ráo? Trong một đời này, vãng sanh bất thoái thành Phật, đó gọi là liễu nghĩa rốt ráo. Nếu chẳng đạt được mục tiêu ấy, sẽ chẳng thể coi là liễu nghĩa rốt ráo. Vì thế, mấy câu này cũng là nói đến tột bậc vậy!

 

(Sao) Tức kim nhất thị, nhất thính, nhất ngôn, nhất động, mạc bất dữ câu.

()即今一視一聽,一言一動,莫不與俱。

(Sao: Tức là nay một cái nhìn, một cái nghe, một lời nói, một hành động, không gì chẳng tương ứng).

Mấy câu này hết sức gần gũi với những điều thường được nói trong Thiền Tông. Vì thế, trong kinh Đại Tập, đức Phật đã dạy: “Niệm Phật tức là vô thượng thậm thâm Thiền”. Lời ấy là thật; từ mấy câu này của Liên Trì đại sư, chúng ta có thể cảm nghiệm kinh Đại Tập nói có lý.

 

(Sao) Cắng cổ, cắng kim, thường hộ, thường niệm, hành, trụ, tọa, ngọa, bất ly giá cá, hà đắc thành ngôn bất tín, hộ ngã thiên vi, khả vị tự cuống, tự khi, tự đào, tự thệ.

(Diễn) Thuần chân tuyệt vọng tứ cú, vị Chân Như bổn vô vọng nhiễm, thử chân thành thật dã. Ngoại giáo dĩ lục thức bất khởi hư ngụy, nhất vị chuyên thành, tiện vi thành thật giả. Phi dã, dĩ thử thức nhân trần nhi hữu, ly trần tắc vô, toàn thể thị vọng cố. Nhất thị, nhất thính đẳng giả, cổ vân: “Nhật dụng sự vô biệt, duy ngô tự ngẫu hài. Đầu đầu phi thủ xả, xứ xứ vật trương quai. Châu, tử thùy vi hiệu, khâu, sơn tuyệt điểm ai. Trước y tịnh khiết phạn, vận thủy cập ban sài”, thị dã. Hựu thị thính ngôn động mạc bất dữ câu giả, sở vị ngô nhân thực tức khởi cư, vô bất thừa tha ân lực dã. Cắng cổ, cắng kim, thường hộ, thường niệm giả, sở vị Chân Như nội huân vô hữu gián đoạn dã. Hành, trụ, tọa, ngọa bất ly giá cá giả, sở vị “dạ dạ bão Phật miên, triêu triêu hoàn cộng khởi” dã. Thượng ước tự tánh xuất triền thuyết bất ly, thử ước tự tánh tại triền thuyết bất ly dã.

()亙古亙今,常護常念,行住坐臥,不離這個,何得誠言不信,護我偏違,可謂自誑自欺,自逃自逝。

()純真絕妄四句。謂真如本無妄染。此真誠實也。外教以六識不起虛偽。一味專誠。便為誠實者。非也。以此識因塵而有。離塵則無。全體是妄故。一視一聽等者。古云。日用事無別。唯吾自偶諧。頭頭非取捨。處處勿張乖。朱紫誰為號。邱山絕點埃。著衣并喫飯。運水及搬柴。是也。又視聽言動莫不與俱者。所謂吾人食息起居。無不承他恩力也。亙古亙今常護常念者。所謂真如內熏無有間斷也。行住坐臥不離這箇者。所謂夜夜抱佛眠。朝朝還共起也。上約自性出纏說不離。此約自性在纏說不離也。

(Sao: Suốt xưa, trọn nay, thường hộ trì, thường niệm. Đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng lìa điều này, há nên chẳng tin lời thành thật, khăng khăng trái nghịch sự hộ niệm của Phật đối với ta? Đáng gọi là tự lừa, tự dối, tự trốn, tự bỏ đi!

Diễn: Bốn câu “thuần chân tuyệt vọng” là nói Chân Như bổn tánh chẳng có vọng nhiễm, đấy chính là thành thực chân thật. Ngoại giáo cho rằng “sáu thức chẳng khởi hư ngụy, một mực chuyên thành, đó chính là thành thật”. Chẳng đúng! Bởi lẽ thức ấy do trần mà có, lìa khỏi trần bèn chẳng có, cho nên toàn thể là vọng. “Một cái nhìn, một cái nghe”: Cổ nhân nói: “Chuyện thường ngày chẳng khác, riêng ta tự hòa hài. Mọi chuyện đừng lấy bỏ, chốn chốn chớ dị kỳ, son, tía ai đặt hiệu, núi, gò chẳng mảy trần. Mặc áo và ăn uống. Gánh nước và chẻ củi” chính là nói về ý này. Lại “thấy, nghe, nói năng, cử động, không gì chẳng tương ứng” là như đã nói: Chúng ta ăn uống, nghỉ ngơi, hành động, không gì chẳng nhờ vào ân lực của nó (Chân Như bản tánh). “Suốt xưa, trọn nay, thường hộ trì, thường niệm” có nghĩa là Chân Như huân tập bên trong chẳng hề gián đoạn. “Đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng lìa điều này” là như nói: “Đêm đêm ôm Phật ngủ, sáng sáng cùng nhau thức”. Trong phần trước, dựa theo “tự tánh thoát khỏi triền phược” mà nói “chẳng lìa”. Ở đây, dựa trên “tự tánh ở trong triền phược” mà nói “chẳng lìa” vậy).

Mấy câu cuối này là lời cảm thán vô hạn của Liên Trì đại sư đối với người học Phật, đúng là “cảm thán vô hạn”. Học Phật mà chẳng chịu học pháp môn này, thật đáng tiếc, đúng là “ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ”. “Cắng cổ, cắng kim” (Suốt xưa, trọn nay): Từ xưa cho đến nay chưa hề gián đoạn. “Thường hộ”: “Hộ” (護) là bảo vệ. “Thường niệm”: Niệm (念) là nghĩ tới, tức là chư Phật Như Lai đối với hết thảy chúng sanh chưa hề gián đoạn. “Hành, trụ, tọa, ngọa, bất ly giá cá” (Đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng lìa điều này (chân tánh), đấy là sự thật. “Hà đắc thành ngôn bất tín” (Há nên chẳng tin lời thành thật): Lời lẽ của chư Phật Như Lai chí thành như vậy, chân thành đến tột cùng như vậy, vì sao chúng ta vẫn chẳng tin tưởng? Phật hộ niệm chúng ta, chúng ta khăng khăng chống trái Ngài, khăng khăng chẳng chịu tiếp nhận. Nói theo tánh, điều này hết sức chánh xác. Chúng ta niệm Phật, Phật hộ niệm; chúng ta chẳng niệm Phật, Phật vẫn hộ niệm. Phật trước nay chưa hề phân biệt, chẳng chấp trước, bình đẳng hộ niệm. “Tự khi, tự cuống, tự đào, tự thệ” (Tự dối, tự lừa, tự trốn, tự bỏ đi), khăng khăng chẳng chịu tiếp nhận, khăng khăng cứ gặp Phật bèn bài xích Ngài, sai lầm to lớn! Người giống như vậy, chẳng cần nói là những kẻ bình phàm chẳng tin Phật, ngay trong những người niệm Phật [kẻ có thái độ như thế] vẫn là chiếm đại đa số! Nếu họ thật sự tin tưởng, ai nấy đều vãng sanh cả rồi! Cổ nhân nói “vạn người tu, vạn người đến”, nay vì sao trong vạn người tu, chỉ có một hai người vãng sanh? Do vậy có thể biết, đại đa số phạm phải khuyết điểm này, tức là chẳng thể thật sự tin tưởng, vẫn trái nghịch lời khuyên bảo chân thật của đức Phật. Chúng tôi giới thiệu phương Đông tới đây [là hết]. Lại xem tiếp phần sau là phương Nam:

 

(Kinh) Xá Lợi Phất! Nam phương thế giới, hữu Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật.

()舍利弗。南方世界。有日月燈佛。名聞光佛。大燄肩佛。須彌燈佛。無量精進佛。如是等恆河沙數諸佛。

(Kinh: Xá Lợi Phất! Thế giới phương Nam có Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, các vị Phật nhiều như số cát sông Hằng như vậy).

Trước hết, nêu lên danh hiệu của các vị Phật ở phương Nam. Phương Nam cũng có vô lượng vô biên thế giới, đương nhiên cũng là vô lượng vô biên chư Phật Như Lai. Đức Thế Tôn cũng nêu đại lược năm vị Phật. Trong Ngũ Hành, phương Nam thuộc Hỏa. Tướng của Hỏa là quang minh. Vì thế, phương Nam biểu thị quang minh. Thiện Tài đồng tử tham học, các vị thiện tri thức chỉ dạy Ngài phương hướng [để đến tham phỏng vị thiện tri thức kế tiếp] đều là đến phương Nam. Thiện tri thức đều ở tại phương Nam, chẳng lẽ phương Đông, phương Tây, phương Bắc đều chẳng có thiện tri thức hay sao? Thật ra, phương nào cũng đều có, nhưng thiện tri thức trụ tại phương nào, cũng đều nói [nơi ấy] là phương Nam. “Phương Nam” ở đây chẳng phải là phương Nam trong phương hướng, mà là phương Nam trong sự biểu thị pháp. Phương Nam tượng trưng trí huệ quang minh. Hễ có thiện tri thức trụ tại ở phương nào, phương ấy là phương hướng quang minh, là nơi trí huệ, là nơi quang minh, biểu thị ý nghĩa này [cho nên gọi nơi thiện tri thức trụ là phương Nam].

Trong đoạn này, Phật hiệu của năm vị Phật sung mãn quang minh. Nhật Nguyệt Đăng (Candrasūryapradīpa) là quang minh; Danh Văn Quang (Yaśas-prabhā), Đại Diệm Kiên (Mahā-rciskāndha), Diệm (燄) là ngọn lửa, thảy đều biểu thị ý nghĩa quang minh. Có người nói kẻ niệm Phật là Tiểu Thừa, là kẻ chỉ lo tự giải thoát cho riêng mình, là phường trốn tránh hiện thực. Tựa đề kinh Vô Lượng Thọ mở đầu bằng hai chữ Đại Thừa, chẳng phải là Tiểu Thừa! Kinh Vô Lượng Thọ là Đại Thừa, kinh A Di Đà đương nhiên là Đại Thừa, vì hai kinh cùng là một bản kinh, một đằng nói rộng, một đằng nói đại lược; cổ nhân bảo [hai kinh ấy] là Đại Bổn và Tiểu Bổn. Kinh này là kinh Đại Thừa. Cũng có kẻ nói: Người niệm Phật có lẽ là có thể tu được một chút Định, họ cũng tu nhất tâm bất loạn, nhưng chẳng có Huệ. Quý vị thấy ở đây là sung mãn trí huệ, chẳng có Huệ sao được? Bởi lẽ, năm vị Phật ở phương Nam biểu thị sự tu Huệ. Trong phần trước, năm vị Phật ở phương Đông biểu thị căn bản trong tu hành. Điều kiện tiên quyết là như như bất động, đó là bất động giác, tức A Súc Bệ Phật. Trong danh hiệu của ba vị Phật đều có chữ Tu Di, nhằm biểu thị tự tánh, biểu thị ba thân, tức Báo Thân, Pháp Thân, và Ứng Hóa Thân. Cuối cùng, Diệu Âm Phật biểu thị phương pháp tu hành, ý nghĩa này rất rõ rệt.

Tuy nói học Phật là “phước huệ song tu”, nhưng huệ khẩn yếu hơn phước. “Tu huệ chẳng tu phước”, tuy cuộc sống khó khăn đôi chút, nhưng chắc chắn là chẳng đọa lạc. “La Hán thác không bát” (La Hán đi khất thực ôm bát rỗng): La Hán ra ngoài khất thực chẳng xin được thức ăn, thiếu phước mà! Chứng đắc quả A La Hán, Ngài có Huệ, so với kẻ tu phước chẳng tu huệ vẫn tốt đẹp hơn quá nhiều! “Tu phước chẳng tu huệ, voi to đeo chuỗi ngọc”. Chẳng có trí huệ sẽ biến thành súc sanh có phước báo. Con voi to được quốc vương cỡi, khắp thân voi giắt đầy vàng, bạc, châu báu, chuỗi ngọc, rốt cuộc súc sanh vẫn là súc sanh! Điều này cho thấy: Người biết tu hành nhất định coi trọng Huệ hơn phước, đó là đúng. Nếu coi trọng phước hơn huệ, sai mất rồi, phiền phức to lớn. Đương nhiên, phước huệ song tu là tốt nhất. Trong phước huệ song tu, phải nhớ thiên trọng Huệ, chớ nên thiên trọng phước. Thứ tự của sáu phương bao hàm ý nghĩa rất sâu. Chúng ta trọn đủ thái độ tu hành tốt đẹp, có mục tiêu tu học, thực hiện từ chỗ nào? Thực hiện từ Huệ! Vì thế, chẳng phải là thực hiện từ phước, mà khởi sự từ Huệ, ý nghĩa này rất sâu. Trước hết, chúng ta xem đại sư giải thích danh hiệu của năm vị Phật này [như thế nào].

 

(Sớ) Nhật Nguyệt Đăng giả, đại trí vô tận cố.

()日月燈者,大智無盡故。

(Sớ: Nhật Nguyệt Đăng là đại trí vô tận).

 Trí huệ ấy chẳng cùng tận, biểu thị ý nghĩa này.

 

(Sao) Đại trí vô tận giả.

()大智無盡者。

(Sao: Đại trí vô tận…)

Nói rõ đại trí vô tận là gì; vì danh hiệu của Phật được kiến lập theo tỷ dụ.

 

(Sao) Nhật chiếu trú, nguyệt chiếu dạ, đăng chiếu nhật nguyệt chi sở bất cập, phổ biến kế tục, cánh vô cùng tận.

()日照晝,月照夜,燈照日月之所不及,普遍繼續,更無窮盡。

(Sao: Mặt trời chiếu ban ngày, mặt trăng soi ban đêm, đèn chiếu những chỗ mặt trời và mặt trăng chẳng soi thấu, nối tiếp trọn khắp, chẳng có cùng tận).

Mặt trời chiếu ban ngày, mặt trăng soi ban đêm. Những chỗ mặt trời, mặt trăng không chiếu tới, đèn bèn soi sáng. Dùng Nhật, Nguyệt, Đăng thì hết thảy đều được chiếu thấu, dùng điều này làm tỷ dụ.

 

(Sao) Phật chi đại trí, hoành cắng thập phương, thụ thông tam tế, phương do thị dã.

()佛之大智,橫亙十方,豎通三際,方猶是也。

(Sao: Đại trí của Phật theo chiều ngang cùng tột mười phương, theo chiều dọc thông suốt ba đời, cũng giống như thế đó).

Thật giống như mặt trời, mặt trăng và đèn, tỷ dụ trí huệ của Phật, mười phương ba đời không nơi nào chẳng chiếu, không lúc nào chẳng chiếu!

 

(Sao) Hựu nhật quang phá ám, hữu Bát Nhã nghĩa, danh Nhất Thiết Trí.

()又日光破暗,有般若義,名一切智。

(Sao: Ánh mặt trời lại trừ tăm tối, có ý nghĩa Bát Nhã, gọi là Nhất Thiết Trí).

Từ một tỷ dụ khác, phối hợp với ba thứ trí để xét. Mặt trời có thể phá trừ tối tăm, sánh ví tối tăm như vô minh, hoặc ví như phiền não. Trí huệ có thể đoạn vô minh phiền não, giống như Nhất Thiết Trí (Sarvajña) vậy!

 

(Sao) Nguyệt dĩ thanh lương chiếu dạ, hữu Giải Thoát nghĩa, danh Đạo Chủng Trí.

()月以清涼照夜,有解脫義,名道種智。

(Sao: Mặt trăng dùng sự mát mẻ để chiếu ban đêm, có ý nghĩa Giải Thoát, gọi là Đạo Chủng Trí).

Giải Thoát là tự tại, biểu thị ý nghĩa Đạo Chủng Trí.

 

(Sao) Đăng kế nhật nguyệt, thông hồ trú dạ, bất trụ nhị biên.

()燈繼日月,通乎晝夜,不住二邊。

(Sao: Đèn nối tiếp mặt trời, mặt trăng, thông suốt ngày đêm, chẳng trụ vào hai bên).

Ngày và đêm là “nhị biên”. Đèn đều chiếu hai bên ngày và đêm, chẳng lệch về bên nào.

 

(Sao) Thị Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, hữu Pháp Thân nghĩa, danh Nhất Thiết Chủng Trí.

(Diễn) Đại trí vô tận hữu nhị thích. Sơ nhất nghĩa ước thụ cùng hoành biến thích. Đệ nhị nghĩa ước Tam Đức, Tam Trí thích. Đức trí tương đối giả, dĩ Nhất Thiết Trí, tức quán Không chi trí, Bát Nhã tảo đãng chư pháp cố. Đạo Chủng Trí, nãi quán Tục chi trí, Giải Thoát nãi kiến lập chư pháp cố. Nhất Thiết Chủng Trí, quán Trung Đạo chi trí. Pháp Thân huýnh xuất nhị biên, tuyệt chư đối đãi cố.

()是中道第一義諦,有法身義,名一切種智。

()大智無盡有二釋。初一義約豎窮橫遍釋。第二義約三德三智釋。德智相對者。以一切智。即觀空之智。般若掃蕩諸法故。道種智。乃觀俗之智。解脫乃建立諸法故。一切種智。觀中道之智。法身迥出二邊。絕諸對待故。

(Sao: Là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, có ý nghĩa Pháp Thân, gọi là Nhất Thiết Chủng Trí.

Diễn: “Đại trí vô tận” có hai cách giải thích: Nghĩa thứ nhất là dựa theo ý nghĩa “tột cùng theo chiều dọc” và “trọn khắp theo chiều ngang” để giải thích. Nghĩa thứ hai là dựa theo Tam Đức và Tam Trí để giải thích. So sánh giữa Đức và Trí thì: Dùng Nhất Thiết Trí, tức là cái trí để quán Không, Bát Nhã quét sạch các pháp. Đạo Chủng Trí chính là trí để quan sát thế tục, Giải Thoát bèn kiến lập các pháp. Nhất Thiết Chủng Trí là trí quán Trung Đạo, Pháp Thân vượt ngoài hai bên, dứt bặt các đối đãi).

Có thể thấy danh hiệu này tràn đầy những ý nghĩa biểu thị pháp, chúng ta nhất định phải hiểu điều này. Chúng ta thường thấy, thường nghe danh hiệu và hình tướng của chư Phật, Bồ Tát, hãy thường xuyên cảnh giác chính mình, cảnh tỉnh chính mình, đó là vô lượng công đức lợi ích. Biểu thị pháp rõ rệt nhất chính là Tứ Đại Thiên Vương, họ là các vị Bồ Tát hộ pháp trong Phật môn. Hiểu sự biểu thị pháp thì mới thật sự có thể cảnh giác, nhắc nhở chính mình, thời thời khắc khắc “giác chứ không mê”. Vị Phật thứ hai:

 

(Sớ) Danh Văn Quang giả, danh xưng phổ văn, như quang viễn chiếu.

()名聞光者,名稱普聞,如光遠照。

(Sớ: Danh Văn Quang là danh tiếng vang khắp, như ánh sáng chiếu xa).

 Biểu thị ý nghĩa này.

 

(Sao) Thật đại thanh hoằng, cố hữu danh xưng.

()實大聲宏,故有名稱。

(Sao: Có thực chất to lớn, đẹp đẽ, thanh danh sẽ rộng lớn. Vì thế có tiếng tăm).

 Người Hoa nói là “thật chí danh quy” (có thực chất tốt đẹp, sẽ có thanh danh). “Thật” (實) là người ấy có đạo đức chân thật, có học vấn chân thật, có công đức chân thật, tự nhiên là người ấy sẽ rất nổi tiếng. Nay chúng ta gọi “danh văn” (名聞) là mức độ nổi tiếng. “Quang” là trí huệ, người ấy có trí huệ chân thật.

 

(Sao) Phổ biến văn ư thập phương vô lượng thế giới, như nhật quang chiếu, vô sở bất bị.

(Diễn) Thật đại thanh hoằng đẳng, danh giả thật chi tân dã. Phật ư Tăng-kỳ kiếp hải, tu vô lượng hạnh, cố danh xưng phổ biến văn ư thập phương.

()普遍聞於十方無量世界,如日光照,無所不被。

()實大聲宏等。名者實之賓也。佛於僧祇劫海。修無量行。故名稱普遍聞於十方。

(Sao: [Thanh danh] vang vọng trọn khắp mười phương vô lượng thế giới, như ánh mặt trời soi chiếu, không đâu chẳng trọn.

Diễn: “Có thực chất to lớn, đẹp đẽ, thanh danh sẽ rộng lớn”: Danh là khách của thực chất. Trong các Tăng-kỳ kiếp số nhiều như biển cả, đức Phật đã tu vô lượng hạnh, cho nên tiếng tăm vang dội khắp mười phương).

Nói theo tỷ dụ này. Lại xem vị Phật thứ ba.

 

(Sao) Đại Diệm Kiên giả.

()大燄肩者。

(Sao: Đại Diệm Kiên là…)

Kiên (vai) có ý nghĩa gánh vác. Hai vai…

 

(Sao) Kiên biểu nhị trí, Diệm dụ chiếu diệu.

()肩表二智,燄喻照耀。

(Sao: Kiên (vai) biểu thị hai trí, Diệm (ngọn lửa) sánh ví sự chiếu rực).

Hai trí là Quyền Trí và Thật Trí. Diệm (燄) là ngọn lửa, biểu thị trí huệ. Diệm sánh ví sự chiếu rực.

 

(Sao) Nhị trí giả, Quyền Trí chiếu Sự, Thật Trí chiếu Lý.

(Diễn) Quyền Trí chiếu Sự giả, quảng hành vạn hạnh, quảng độ chúng sanh, tri pháp, tri cơ, quán căn thọ pháp, xí nhiên phân biệt đẳng. Thật Trí chiếu Lý giả, chánh niệm Chân Như, bất sanh phân biệt, ngôn ngữ đạo đoạn, trực khế vô vi, Như Trí bất nhị đẳng.

()二智者,權智照事,實智照理。

()權智照事者。廣行萬行。廣度眾生。知法知機。觀根授法。熾然分別等。實智照理者。正念真如。不生分別。言語道斷。直契無為。如智不二等。

(Sao: Hai trí: Quyền Trí chiếu Sự, Thật Trí chiếu Lý.

Diễn: “Quyền Trí chiếu Sự”: Rộng hành vạn hạnh, rộng độ chúng sanh, biết pháp, biết căn cơ, quán sát căn cơ để truyền trao pháp [thích hợp], [do vậy có sự] phân biệt bừng bừng. “Thật Trí chiếu Lý”: Chánh niệm Chân Như, chẳng sanh phân biệt, ngôn ngữ dứt bặt, trực tiếp khế nhập vô vi, Như và Trí bình đẳng chẳng hai).  

Thật Trí là Căn Bản Trí; Quyền Trí là Hậu Đắc Trí. Trí huệ có hai loại. Kinh Bát Nhã thường nói: “Bát Nhã vô tri, không gì chẳng biết”. “Vô tri” là nói về Căn Bản Trí. “Không gì chẳng biết” là Quyền Trí. Ắt phải là vô tri thì Lý mới hiện tiền. Hễ có “tri”, Lý chẳng thể hiện tiền. Lý là Chân Như bản tánh, cũng là chân tâm, tự tánh. Trong ấy, chẳng thể có một niệm. Hễ khởi một niệm bèn là vô minh, ngăn che lý ấy, chẳng thấy nữa! Nếu quý vị muốn thấy Chân Như bản tánh, nếu muốn thấy chân tâm thì phải có Thật Trí. Thật Trí là vô tri. Nói thật ra “vô tri” là tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh đến mức tột bậc thì kinh Lăng Nghiêm đã nói: “Tịnh cực quang thông đạt”, đó chính là Thật Trí. Trong cảnh giới ấy, thế gian và xuất thế gian, quá khứ, hiện tại, vị lai, tâm giống như một tấm gương, soi rành rẽ, rõ ràng. Trong ấy, xác thực là chẳng có khởi tâm động niệm, chẳng có phân biệt, chấp trước, cho nên người ấy hoàn toàn hiểu rõ. Nếu chẳng hiểu rõ, sẽ không gọi là “vô tri”, mà gọi là “vô minh”. Đã hiểu rõ vô minh, “hiểu rõ” là người ấy chẳng có tí ti phân biệt, chấp trước nào, đó là vô tri. Khi khởi tác dụng, chẳng phải là chính mình [dấy lên ý niệm ta sẽ] khởi tác dụng. Chính mình khởi tác dụng chính là Thật Trí, [sở dĩ] khởi tác dụng là do có người khác đến hỏi, hễ người khác đến hỏi bèn “không gì chẳng biết”, người khác chẳng hỏi thì là “chẳng biết gì cả”. Cảnh giới là như vậy đó! Nếu người khác chẳng hỏi, mà chính mình cũng biết rất nhiều, hỏng rồi! Quý vị đã phá tan Căn Bản Trí. Đích xác là ý cảnh này rất khó hiểu, mọi người hãy chú tâm lãnh hội. Một niệm chẳng sanh mà hiểu rõ ràng, rành mạch, giống như tấm gương soi cảnh giới bên ngoài. Gương soi cảnh giới bên ngoài, nhưng nó chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước. Vì thế, chư Phật, Bồ Tát dụng tâm giống như tấm gương. Phàm phu chúng ta dụng tâm là vô minh, là một đống lộn xộn, điều gì cũng đều chẳng biết, tới khắp nơi để nhìn, đến khắp nơi để học. Những tri kiến học được vẫn là sai lầm, hoàn toàn chẳng phải là thật sự hiểu rõ, nẩy sanh khá nhiều tri kiến sai lầm, kinh gọi [loại tri kiến ấy] là “tà tri tà kiến”, chẳng phải là trí huệ! Trí huệ chân thật phải đạt được từ trong cái tâm thanh tịnh. Vì sao Phật pháp coi trọng tu Định như vậy? Chính là vì đạo lý này: Nhân Giới đắc Định, nhân Định khai Huệ.

Trong Huệ có hai loại: Một là Thật Trí, loại kia là Quyền Trí. Thật Trí chiếu Lý, Quyền Trí chiếu Sự. Trong Quyền Trí có phân biệt, có giảng giải, mà cũng có chấp trước, nhưng mọi người ngàn muôn phần đừng nẩy sanh hiểu lầm! Trong giảng đường chúng tôi nói này nọ, có những người nghe xong, nẩy sanh hiểu lầm hết sức nghiêm trọng. Ví dụ như chúng tôi khuyên người học Phật: Để tiếp dẫn hàng sơ cơ, trước kia, thầy Lý dạy chúng tôi tiếp dẫn kẻ sơ cơ chẳng khuyên họ ăn chay, chẳng khuyên họ thọ giới. Vì sao? Kẻ bình phàm nghe nói phải ăn chay, sẽ chẳng học Phật, chẳng đến nữa. Vừa nghe nói phải thọ giới, họ cũng chẳng dám đến, bị dọa sợ nên bỏ đi. Vì thế, đối với kẻ mới học bèn chẳng nói những chuyện ấy, cứ khuyên họ đến nghe kinh, khuyên họ đến học. Đối với chuyện ăn chay và trì giới, người ấy học Phật lâu ngày sẽ tự nhiên phát tâm. Vì thế, chớ nên khuyên [kẻ sơ học] những chuyện ấy. Thế mà có kẻ nghe xong bèn hiểu lầm, nói “pháp sư Tịnh Không chẳng đề xướng ăn chay, khuyên người ta ăn thịt”, [chê bai] “pháp sư Tịnh Không chẳng tuân thủ giới luật”, oan uổng quá! Ở đây, chúng tôi nói “trong Quyền Trí cũng có phân biệt, cũng có chấp trước”. Người nghe dạy mấy hôm lại nói tôi ở đây giảng kinh nhăng nhít, giảng sai bét bè be! Chư Phật, Bồ Tát thuận theo sự phân biệt của chúng sanh mà phân biệt, chẳng phải là chính các Ngài có phân biệt. Chúng sanh đến hỏi: “Thưa pháp sư! Trên tay thầy cầm vật chi đó?” Quý vị đáp “ta không biết” thì thành ra thể thống gì nữa! Quý vị ai nấy đều nói “đây là tờ giấy”, thì tôi cũng nói là tờ giấy. Thuận theo sự phiền não của quý vị mà phân biệt, thuận theo sự chấp trước của mọi người mà chấp trước. Do vậy, ở đây, chấp trước mà chẳng chấp trước; phân biệt mà chẳng phân biệt. Phân biệt, chấp trước là vì hằng thuận chúng sanh, chẳng có sự phân biệt, chấp trước của chính mình. Nói về phía chính mình thì xác thực là chẳng có phân biệt, chấp trước. Đối với sự thọ dụng của chính mình thì là Thật Trí, vô tri. Xử sự, đãi người, tiếp vật, hết thảy đều hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Vì thế, khi tùy thuận, bèn có phân biệt, có chấp trước, nhưng phải ghi nhớ: Chẳng phải là thật sự có. Thật sự có thì sai mất rồi, sẽ chẳng có trí huệ. Nói theo phía bản thân người ấy thì chẳng có, nhưng xét theo chỗ cùng khởi tác dụng với mọi người thì dường như là có. Ý nghĩa là như vậy đó, quyết định chớ nên nghe sai! Vì thế, Quyền Trí nhằm ứng phó đại chúng, nhằm hằng thuận chúng sanh.

 

(Sao) Sự Lý bỉnh nhiên, song chiếu bất muội.

(Diễn) Sự Lý bỉnh nhiên song chiếu bất muội giả, chánh Quyền Trí chiếu Sự thời, tức Thật Trí chiếu Lý, xí nhiên phân biệt nhất thiết pháp, ư Đệ Nhất Nghĩa nhi bất động. Chánh Thật Trí chiếu Lý thời, tức Quyền Trí chiếu Sự, tâm ngoại vô pháp, mãn mục thanh sơn.

()事理炳然,雙照不昧。

()事理炳然雙照不昧者。正權智照事時。即實智照理。熾然分別一切法。於第一義而不動。正實智照理時。即權智照事。心外無法。滿目青山。

(Sao: Sự và Lý rạng ngời, cùng chiếu, chẳng lầm lạc.

Diễn: “Sự và Lý rạng ngời, cùng chiếu, chẳng lầm lạc”: Ngay trong khi Quyền Trí chiếu Sự, chính là Thật Trí chiếu Lý, bừng bừng phân biệt hết thảy các pháp, nhưng đối với Đệ Nhất Nghĩa vẫn bất động. Ngay trong khi Thật Trí chiếu Lý, chính là Quyền Trí chiếu Sự, ngoài tâm chẳng có pháp, mắt thấy núi xanh đầy dẫy).

Trong tâm của chính mình chẳng sanh một niệm, [thế mà thấu hiểu] rành mạch, rõ ràng. Có người đến hỏi bèn giải thích rành rẽ, chẳng sai lầm tí nào, giống như chư Phật thuyết pháp cho chúng sanh, ứng theo căn cơ để nói, có thể khiến cho chúng sanh ai nấy đều được lợi ích, [đó là] “song chiếu bất muội”.

 

(Sao) Như lưỡng kiên phát diệm cố.

()如兩肩發燄故。

(Sao: Giống như hai vai tỏa sáng).

Giống như hai bả vai phóng quang.

 

(Sao) Hựu thử nhị trí, hà đảm nhất thiết Phật pháp, hữu kiên nghĩa cố.

(Diễn) Hà đảm nhất thiết Phật pháp giả, nhất thiết Phật pháp, bất xuất Nhị Đế, nhị trí năng đảm, viết Đại Diệm Kiên Phật dã.

()又此二智,荷擔一切佛法,有肩義故。

()荷擔一切佛法者。一切佛法。不出二諦。二智能擔。曰大燄肩佛也。

(Sao: Lại nữa, hai trí ấy gánh vác hết thảy Phật pháp, nên có ý nghĩa như cái vai.

Diễn: “Gánh vác hết thảy Phật pháp”: Hết thảy Phật pháp chẳng ngoài Nhị Đế. Hai trí có thể gánh vác bèn gọi là Đại Diệm Kiên Phật).

 Do hai thứ trí huệ ấy thì mới có thể gánh vác sự nghiệp giáo hóa chúng sanh của Như Lai. Chư vị phải biết: Thật Trí nhằm độ chính mình, giống như Tâm Kinh đã nói: “Chiếu kiến Ngũ Uẩn đều không, vượt qua hết thảy khổ ách”. Đó là Thật Trí. Quyền Trí để độ chúng sanh. Quyền Trí nhằm giúp đỡ và chỉ dạy hết thảy chúng sanh. Quyền Trí và Thật Trí giống như hai vai gánh vác gia nghiệp của Như Lai. Gia nghiệp của Như Lai là tự độ, độ người. Vị Phật thứ tư…

 

(Sớ) Tu Di Đăng giả, Tu Di vi đăng, chiếu Tứ Thiên Hạ, Phật quang quảng chiếu, diệc như thị cố.

()須彌燈者,須彌為燈,照四天下,佛光廣照,亦如是故。

(Sớ: Tu Di Đăng (Mērupradīpa): Tu Di làm đèn, chiếu Tứ Thiên Hạ. Phật quang chiếu rộng khắp cũng giống như thế).

Tu Di là tỷ dụ; trong một đơn vị thế giới, núi Tu Di cao lớn nhất. Sánh ví núi Tu Di như đèn. Nếu thắp sáng ngọn đèn ấy, sẽ chiếu trọn khắp một Tứ Thiên Hạ, vì nó ở trung tâm thế giới này, là chót đỉnh cao nhất, dùng theo ý nghĩa này.

 

(Sao) Tu Di vi đăng giả, như vân “Tu Di vi bút, Tu Di vi chùy” đẳng, cực ngôn đăng lượng chi quảng đại dã.

()須彌為燈者,如云須彌為筆,須彌為椎等,極言燈量之廣大也。

(Sao: “Tu Di làm đèn” là như nói “Tu Di làm bút, Tu Di làm vồ” v.v… nhằm cực lực diễn tả sự rộng lớn của đèn).

Đây là tỷ dụ.

 

(Sao) Tu Di tại trung, quang chiếu tứ bộ.

()須彌在中,光照四部。

(Sao: Núi Tu Di ở chính giữa, chiếu sáng bốn đại bộ châu).

 Kinh thường nói tới bốn đại bộ châu.

 

(Sao) Phật dĩ Trung Đạo đại trí, chiếu chư chúng sanh, như Tu Di đăng dã.

()佛以中道大智,照諸眾生,如須彌燈也。

(Sao: Phật dùng đại trí Trung Đạo để chiếu các chúng sanh như đèn Tu Di vậy).

[Danh hiệu] Tu Di Đăng Phật nhằm tỷ dụ quang minh của Phật chiếu trọn khắp.

 

(Sao) Nhiên Duy Ma kinh ngôn: “Tu Di Đăng Vương Phật, thân cao bát vạn tứ thiên do-tuần”, nhi cứu kỳ quốc độ, nãi Đông phương quá tam thập lục Hằng hà sa thế giới, kim tại Nam phương, dĩ Phật đồng danh giả chúng cố.

()然維摩經言:須彌燈王佛,身高八萬四千由旬,而究其國土,乃東方過三十六恆河沙世界,今在南方,以佛同名者眾故。

(Sao: Nhưng kinh Duy Ma nói: “Tu Di Đăng Vương Phật thân cao tám vạn bốn ngàn do-tuần”; xét ra, cõi nước ấy ở phương Đông vượt quá [thế giới Sa Bà] ba mươi sáu Hằng hà sa thế giới, nay [kinh này nêu tên đức Phật này] ở phương Nam là do chư Phật có cùng danh hiệu rất nhiều).

Đây là sự thật. Đức hạnh tương đồng, hạnh nguyện tương đồng, danh hiệu bèn tương đồng. Vì chư Phật, Bồ Tát chẳng có danh hiệu, danh hiệu do đâu mà có? Có khi là do đức năng mà có, có khi là từ sự ứng hóa chúng sanh mà kiến lập. Chúng ta phải hiểu điều này: Phật, Bồ Tát chẳng có danh hiệu nhất định. Giống như danh hiệu của đức Bổn Sư là Thích Ca Mâu Ni, vì sao Ngài kiến lập [danh hiệu] Thích Ca Mâu Ni? Do được kiến lập dựa trên tông chỉ và mục tiêu giáo hóa chúng sanh trong thời kỳ này và trong khu vực này. Nói cách khác, được kiến lập dựa theo tông chỉ giáo dục của Ngài. Người trong thế giới này thiếu khuyết lòng từ bi, cho nên Ngài dùng danh hiệu Thích Ca. [Ý nghĩa thứ nhất], Thích Ca (Śākya) là tiếng Phạn, có nghĩa là “nhân từ”, đề xướng giáo dục nhân từ, có ý nghĩa này. Thứ hai, chúng sanh trong thế gian này tâm ô nhiễm, chẳng thanh tịnh, cho nên dùng chữ Mâu Ni. Mâu Ni (Muni) có nghĩa là tâm thanh tịnh. Có thể thấy danh hiệu này được Ngài sử dụng trong giai đoạn này, là tông chỉ giáo học trong khu vực này mà thôi. Có ý nghĩa như thế; đấy chẳng phải là tên vốn có của Ngài.

Nếu Thích Ca Mâu Ni Phật đến Tây Phương Cực Lạc thế giới làm Phật, bốn chữ Thích Ca Mâu Ni sẽ chẳng dùng được. Vì sao? Người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới ai nấy đều nhân từ, ai nấy đều thanh tịnh, danh hiệu ấy há có tác dụng gì? Vô dụng! Nhất định là phải thay đổi danh xưng, phải đổi thành Vô Lượng Giác. A Di Đà Phật dịch nghĩa là Vô Lượng Giác, như vậy là đúng. Do vậy có thể biết: Danh hiệu của Phật, Bồ Tát đến một nơi nào đó liền biến đổi, khác hẳn! Giống như người trong thế gian này, một người lắm tài nhiều nghề, vào trường dạy học, dạy môn Quốc Văn, người ta gọi người ấy là thầy giáo Quốc Văn. Đến trường nọ dạy tiếng Anh, người ta gọi người ấy là thầy dạy Anh Văn. Đến ngôi trường thứ ba dạy Toán, người ta gọi người ấy là thầy dạy Toán. Danh xưng của người ấy thay đổi; thật ra, những danh xưng ấy đều chẳng phải là tên của chính người ấy. Danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát cũng giống như vậy. Vì thế, những vị Phật, Bồ Tát đồng danh đồng hiệu quá nhiều. Như trong thế giới của chúng ta mà hỏi thầy dạy Quốc Văn là ai? Thầy dạy Quốc Văn quá nhiều, người có cùng danh hiệu quá nhiều! Tu Di Đăng Vương Phật được nói trong kinh Duy Ma ở phương Đông; trong kinh Di Đà, đức Thế Tôn giới thiệu Tu Di Đăng Vương Phật là vị Phật ở phương Nam. Có thể thấy là danh hiệu Phật giống nhau, nhưng là hai vị [khác nhau], chẳng phải là cùng một vị. Vị Phật thứ năm…

 

(Sớ) Vô Lượng Tinh Tấn giả, “tinh tấn” giải kiến Tự phần.

()無量精進者,精進解見序分。

(Sớ: Vô Lượng Tinh Tấn (Anantavīrya): Xem lời giải thích chữ “tinh tấn” trong phần Tự).

Đã giải thích trong phần trước, trong phần trước [chữ Tinh Tấn đã được giải thích] khi nói về Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

 

(Sớ) Đản bỉ ngôn thường.

()但彼言常。

(Sớ: Nhưng trong phần ấy [chỉ nói là] Thường).

 Trong phần trước là Thường Tinh Tấn Bồ Tát, ở đây là Vô Lượng Tinh Tấn, sai biệt ở điểm này.

 

(Sao) Vô lượng nhị nghĩa.

()無量二義。

(Sao: Vô lượng gồm hai nghĩa).

“Vô lượng” có hai ý nghĩa.

 

(Sao) Nhất giả, thời vô lượng, tức thị thường nghĩa. Nhị giả, sự vô lượng, tự lợi, lợi tha, trí hạnh vô biên cố.

()一者,時無量,即是常義。二者,事無量,自利利他,智行無邊故。

(Sao: Một là thời vô lượng, tức là ý nghĩa “thường”. Hai là sự vô lượng, do tự lợi, lợi tha, trí hạnh vô biên).

Năm vị Phật này biểu thị trí huệ. Nhật Nguyệt Đăng Phật biểu thị trí huệ viên mãn rốt ráo, vì trí huệ ấy không gì chẳng chiếu, chẳng có chỗ nào không chiếu đến. Trí huệ viên mãn chính là điều chúng ta mong cầu, mà cũng là mục tiêu chung, tức Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như kinh đã dạy, biểu thị điều này, tức là điều chúng ta mong cầu. Đấy chính là nói rõ: Tu hành thì lấy việc cầu trí huệ làm quan niệm chánh xác nhất. Cầu huệ từ chỗ nào? Cầu Huệ từ Định, cầu từ tâm thanh tịnh. Làm thế nào để có thể đắc tâm thanh tịnh? Tâm thanh tịnh do trì giới mà có. Trì giới là như thế nào? Trì giới là phải tuân theo những điều Phật răn dạy. Đức Phật dạy chúng ta làm như thế nào, bèn làm như thế đó, đấy là Trì Giới. Trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, Thiện Đạo đại sư chú giải phần “thượng phẩm thượng sanh chương” có nói mấy câu hết sức hay: Đức Phật bảo chúng ta bỏ, chúng ta bỏ ngay. Đức Phật bảo chúng ta giữ, chúng ta liền giữ. Đức Phật bảo chúng ta bỏ thế giới Sa Bà, chúng ta bỏ ngay. Đức Phật bảo chúng ta cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta liền vâng giữ. Đó là đúng, hoàn toàn vâng theo lời đức Phật chỉ dạy. Tâm chúng ta định, như thế thì mới có thể đắc Định, do Định mới có thể khai Huệ. Nếu chẳng đi theo đường lối này, muốn khai Huệ sẽ chẳng dễ dàng, quá khó khăn! Vì sao chúng tôi nói khẳng định là khó khăn như vậy? Khó khăn là vì tâm người ấy loạn, vọng tưởng nhiều, phân biệt nhiều, chấp trước nhiều, lấy đâu ra trí huệ? Lấy đâu ra cái tâm thanh tịnh? Chúng ta biết đạo lý này, biết sự thật này, tự nhiên sẽ khẳng định.

Tu hành mà trí huệ thấu lộ thì mới được coi là có thành tích. Nhà Phật thường nói “phiền não nhẹ, trí huệ tăng trưởng”. Vọng tưởng và phiền não của chúng ta mỗi năm một nhẹ hơn, trí huệ nhất định là mỗi năm một tăng trưởng. Phiền não và trí huệ giống như quang minh và hắc ám. Quang minh nhiều thêm một phần, hắc ám bớt đi một phần. Hắc ám nhiều thêm một phần, quang minh ít đi một phần. Phiền não nhiều, trí huệ ít đi; trí huệ nhiều, phiền não bèn ít đi, [đó là] đạo lý nhất định. Từ chỗ này có thể trắc nghiệm sự thành tựu trong việc tu hành của chính mình. Nếu thật sự là phiền não mỗi năm một ít hơn, vọng tưởng ít đi, bớt vướng mắc, bớt ưu lự, tâm thanh nhàn tự tại, trí huệ tăng trưởng, đó là hiện tượng công phu đắc lực, là cảnh giới tốt đẹp. Nếu chẳng vậy, nhất định phải quay lại nghiêm túc kiểm điểm, phản tỉnh, nhất định là chính mình tu hành đã phạm sai lầm. Nếu không, nhất định sẽ đạt được hiệu quả ấy. Chẳng đạt được hiệu quả là do chúng ta tu hành sai lầm. Khi tu huệ có chút thành tựu, cũng là lúc có đôi chút tiếng tăm, khi ấy là một giai đoạn hết sức nguy hiểm. Vì sao? Rất dễ dàng đọa lạc trong tiếng tăm, lợi dưỡng. Đó là sự thật. Bao nhiêu người xưa nay, trong ngoài nước, đến giai đoạn ấy đã bị đọa lạc. Vì thế, trong giai đoạn ấy, phải đặc biệt đề cao cảnh giác, phải có thể bỏ tiếng tăm, lợi dưỡng. Tuy có tiếng tăm mà nếu có thể buông bỏ tiếng tăm, trong tâm chẳng vương vấn, biết sự thành tựu thật sự đối với chính mình hãy còn là một nẻo đường xa vời vợi, hễ giậm chân ở chỗ này, chẳng tiến lên, sẽ bị đọa lạc. Vì thế, phải có sự cảnh giác rất sâu, chớ để danh tiếng tổn hại chính mình. Tiến thêm bước nữa là nâng cao [cảnh giới] của chính mình, đó là Quyền Trí và Thật Trí hiện tiền; khi ấy, có thể gánh vác gia nghiệp của Như Lai, có thể thực hiện sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Có thể thấy toàn là trí huệ, chẳng lìa khỏi trí huệ.

Tu Di Đăng Phật biểu thị “chuyển thức thành trí, phá mê khai ngộ”. Không chỉ là chính mình thành tựu, mà cũng có năng lực giúp đỡ người khác phá mê khai ngộ. Vị Phật cuối cùng dạy chúng ta phương pháp tu hành trọng yếu ở chỗ “tinh tấn”, chúng ta phải coi trọng hai chữ ấy. “Tấn” (進) là tiến bộ, mong cầu tiến bộ không ngừng. Sự tiến bộ ấy phải tinh thuần; nói cách khác, chẳng phải là tạp tấn, chẳng phải là loạn tấn. Người thế gian cũng cầu tiến bộ, nhưng chẳng thuần, chẳng ròng rặt, học rất nhiều, học rất tạp. Tạp tấn và loạn tấn kiểu đó chẳng thể thành tựu gì, chẳng có ích gì cho Định và Huệ. Nếu nói đến chỗ tốt đẹp [của tinh tấn kiểu đó] thì có thể nói là người ấy kiến thức rất rộng, thường thức phong phú. Nói khó nghe một chút, sẽ là vọng tưởng rất nhiều, tạp niệm rất nhiều, phân biệt, chấp trước rất nhiều. Nói cách khác, quả báo sẽ là vẫn phải luân hồi, cho nên chẳng có ích chi hết! Tấn phải là tinh tấn. Tinh tấn trọng yếu lắm! Muốn thành tựu trí huệ chân thật, phải là vô lượng tinh tấn. Ý nghĩa của Vô Lượng Tinh Tấn là tinh tấn chẳng có giới hạn, mang ý nghĩa ấy. Chẳng thể nói là đạt đến một giai đoạn nào đó bèn tự mãn, [mà phải là] vĩnh viễn tinh tấn chẳng có giới hạn. Đó là căn bản trong phương pháp tu học.

 

(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh quang minh bất khả tận, thị Nam phương hằng sa Phật nghĩa.

()稱理,則自性光明不可盡,是南方恆沙佛義。

(Sớ: Xứng Lý thì tự tánh quang minh chẳng thể trọn hết là ý nghĩa “phương Nam có Phật nhiều như số cát trong sông Hằng”).

Phương Nam biểu thị quang minh.

 

(Sao) Nam phương vi Ly, Ly vi hỏa.

(Diễn) Nam phương vi Ly giả, Dịch vân: “Ly dã giả, minh dã. Vạn vật giai tương kiến, Nam phương chi quái dã”.

()南方為離,離為火。

()南方為離者。易云。離也者。明也。萬物皆相見。南方之卦也。

(Sao: Phương Nam thuộc quẻ Ly, Ly là lửa.

Diễn: “Phương Nam thuộc quẻ Ly”: Kinh Dịch nói: “Ly có nghĩa là sáng, mọi vật trông thấy nhau, là quẻ thuộc về phương Nam”).

Trong Bát Quái, [phương Nam] tương ứng quẻ Ly[29], Ly là lửa.

 

(Sao) Hỏa nội ám nhi ngoại minh.

(Diễn) Hỏa nội ám nhi ngoại minh giả, Ly, lệ dã, nhất Âm lệ ư nhị Dương chi trung, kỳ tượng vi hỏa, thể Âm nhi dụng Dương dã.

()內暗而外明。

()內暗而外明者。離。麗也。一陰麗於二陽之中。其象為火。體陰而用陽也。

(Sao: Lửa thì trong tối ngoài sáng.

Diễn: “Lửa thì trong tối ngoài sáng”: Ly là sáng rực. Một Âm sáng rực giữa hai Dương[30], Tượng[31] của Ly là Hỏa, tức bản thể của [quẻ Ly] là Âm, mà tác dụng của nó là Dương).

“Nội ám” (內暗) biểu thị Thật Trí, vô tri, Bát Nhã vô tri. “Ngoại minh” (外明) biểu thị Quyền Trí, biểu thị “không gì chẳng biết”.

 

(Sao) Thị Tịch nhi thường Chiếu dã.

()是寂而常照也。

(Sao: Là tịch mà thường chiếu).

Thật Trí là Tịch, là tâm thanh tịnh.

 

(Sao) Chân tri bất muội.

()真知不昧。

(Sao: Hiểu biết chân thật, chẳng sai lầm).

“Chân tri” là Thật Trí.

 

(Sao) Linh diệm hà cùng.

()靈燄何窮。

(Sao: Linh minh giác tri rạng ngời, há có cùng tận).

“Linh” (靈) là linh minh giác tri, “diệm” (燄) là tỷ dụ trí huệ. Đại dụng (tác dụng to lớn) của linh minh giác tri chẳng có cùng tận.

 

(Sao) Hoa Nghiêm Quang Minh Giác phẩm ngôn.

()華嚴光明覺品言。

(Sao: Phẩm Quang Minh Giác trong kinh Hoa Nghiêm có nói).

 Đây cũng là một phẩm trọng yếu của kinh Hoa Nghiêm.

 

(Sao) Như Lai quang minh quá nhất thế giới.

()如來光明過一世界。

(Sao: Quang minh của Như Lai vượt trỗi một thế giới).

“Quá” (過) là vượt qua, “một thế giới” là một tam thiên đại thiên quốc độ.

 

(Sao) Thập thế giới.

()十世界。

(Sao: Mười thế giới).

 Vượt qua mười đại thiên thế giới.

 

(Sao) Nãi chí bất khả thuyết thế giới.

()乃至不可說世界。

(Sao: Cho đến bất khả thuyết[32] thế giới).

Quang minh của A Di Đà Phật vượt trỗi vô lượng vô biên thế giới của chư Phật.

 

(Sao) Giai thị tự kỷ tâm quang giác chiếu, nhất thiết bất tùng ngoại đắc.

()皆是自己心光覺照,一切不從外得。

(Sao: Đều là tâm quang của chính mình giác chiếu, hết thảy chẳng do từ bên ngoài mà có).

Quang minh nhỏ bèn chiếu một thế giới, lớn thì chiếu vô biên thế giới. Đó là chuyện như thế nào? Liên quan đến cái tâm thanh tịnh, liên quan đến hoằng nguyện độ sanh. Dựa vào đâu mà nói là có liên quan đến tâm thanh tịnh?

1) Chúng ta nói tới Phật thì tông Thiên Thai bảo có bốn loại Phật là Tạng, Thông, Biệt, Viên. Tạng Giáo Phật vẫn chưa kiến tánh, đương nhiên là có quang minh, nhưng quang minh nhỏ bé. Thông Giáo Phật thù thắng hơn Tạng Giáo Phật một chút, vẫn chưa kiến tánh. Biệt Giáo Phật bằng Bồ Tát thuộc địa vị Nhị Hạnh trong Viên Giáo, phá mười hai phẩm vô minh. Vô minh có bốn mươi mốt phẩm, Biệt Giáo Phật mới phá mười hai phẩm; cho thấy tâm vị Phật này có chỗ thanh tịnh và chỗ chẳng thanh tịnh. Đạt đến Viên Giáo Phật, sẽ là thanh tịnh tối cực, Biệt Giáo Phật vẫn chưa thanh tịnh. Do vậy, quang minh lớn hay nhỏ khác nhau.

2) Thứ hai, tuy cùng là Viên Giáo Phật, Tự Thọ Dụng hoàn toàn như nhau, tức là Thật Trí hoàn toàn tương đồng, tác dụng của Quyền Trí sẽ khác nhau. Tác dụng của Quyền Trí [khác biệt] là do chư Phật lúc tu nhân đã phát nguyện độ sanh khác nhau. A Di Đà Phật phát nguyện phổ độ hết thảy chúng sanh trong pháp giới. Nguyện ấy quá lớn, hết thảy chúng sanh chẳng sót một ai! Đối với chúng sanh trong hết thảy các thế giới của chư Phật, Ngài đều muốn độ, phát nguyện to lớn dường ấy. Có những vị khi tu nhân phát nguyện: Ta muốn độ chúng sanh trong một đại thiên thế giới. [Chỉ độ chúng sanh trong] một đại thiên thế giới thì nguyện ấy nhỏ nhoi, sai biệt ở chỗ này. Chẳng phải là do năng lực của các Ngài có sai biệt, chẳng phải là do trí huệ của các Ngài có sai biệt, mà là do các Ngài kết duyên cùng chúng sanh có sai biệt. Phát nguyện trong lúc tu nhân chính là kết duyên cùng chúng sanh. Duyên được kết khác nhau. Nếu quý vị mong trong tương lai làm Phật, quang minh sẽ vượt trỗi một thế giới, hoặc mười thế giới, cho đến bất khả thuyết thế giới, nay quý vị phải phát tâm rộng lớn, phải kết pháp duyên rộng rãi cùng hết thảy chúng sanh. Cho đến lúc quý vị thành Phật, quang minh của quý vị bèn vượt trỗi vô lượng chư Phật quốc độ, đạo lý là như vậy đó. Xác thực là chân tâm của chính mình vốn sẵn có quang minh từ nơi trí huệ Bát Nhã, quyết định chẳng phải là do bên ngoài mà có. Bên ngoài thứ gì cũng chẳng có. Kinh Lăng Nghiêm đã nói rất hay: “Viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc” (Viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ không có gì để đạt được). Những gì quý vị đạt được toàn là vốn sẵn có trong tự tánh; bất quá khi ấy sẽ là hoàn toàn chẳng có chướng ngại, chính mình ứng dụng tự tại!

 

(Sao) Cố viết: Ngã kiến Đăng Minh Phật, bổn quang thụy như thử.

(Diễn) Bổn quang, thị chúng sanh bổn lai hữu thử quang minh dã.

()故曰:我見燈明佛,本光瑞如此。

()本光。是眾生本來有此光明也。

(Sao: Vì thế nói: “Ta thấy quang minh nơi bản tánh của Đăng Minh Phật tốt lành như thế”.

Diễn: “Bổn quang” nghĩa là chúng sanh vốn có quang minh ấy).

Kinh nói: Ta thấy Đăng Minh Phật Như Lai, “bổn quang” là quang minh từ bản tánh của chính mình. Phật do đâu mà có? Phật vẫn là do tự tâm của chúng ta biến hiện. Không chỉ Tây Phương Cực Lạc thế giới là “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, mười phương hết thảy các cõi Phật đều là duy tâm sở hiện, đều là tự tánh sở biến. Thân thể của chính mình trong hiện tiền, không gian sống đang vây quanh chúng ta trong hiện thời, hết thảy đều là “duy tâm sở hiện, tự tánh sở biến”. Lìa khỏi tự tánh, sẽ chẳng có một pháp nào để có thể đạt được. Vì thế, tu học Phật pháp chẳng có gì khác, chỉ là chứng thực tự tánh mà thôi!

 

(Kinh) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới.

()各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。

(Kinh: Mỗi vị đều ở trong nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới).

Đọc đoạn kinh văn này phải dùng tâm tình chí thành, cung kính, muôn phần cảm tạ để lãnh nhận. Vô lượng vô biên chư Phật Như Lai ở phương Nam ở trong cõi của chính mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, vì hết thảy chúng sanh giới thiệu Tây Phương Tịnh Độ, khuyên dạy đại chúng niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc. Đấy là một đại sự cảm động dường ấy. Mỗi vị Phật trong chư Phật:

 

(Kinh) Thuyết thành thật ngôn.

()說誠實言。

(Kinh: Nói lời thành thật).

Đều khuyến cáo chúng ta như vậy.

 

(Kinh) Nhữ đẳng chúng sanh, đương tín thị.

()汝等眾生。當信是。

(Kinh: Chúng sanh các ngươi hãy nên tin tưởng điều này).

 Chữ Thị (是) chỉ bộ kinh này. Trong bộ kinh này, đối với những lời giới thiệu của đức Phật, chúng ta phải thật sự tin tưởng. Tin tưởng bộ kinh này là…

 

(Kinh) Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

()稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經。

(Kinh: Kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm).

Trong phần trước, đoạn này đã được giảng hết sức cặn kẽ, đã hiểu rõ ý nghĩa được nêu ra trong phần trước, mỗi lần niệm đến đoạn kinh văn này, chúng ta sẽ bị cảm động rất sâu, nhất định là sẽ cảm kích vô tận. Đức Phật rát miệng buốt lòng khuyên dạy chúng ta như vậy, duyên phận của chúng ta trong một đời này đúng là chẳng thể nghĩ bàn, có thể gặp kinh độ chúng sanh bậc nhất của chư Phật. Do bộ kinh này, chúng ta quyết định vãng sanh bất thoái thành Phật trong một đời này!

 

Tam, Tây phương.

(Kinh) Xá Lợi Phất! Tây phương thế giới hữu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật.

三、西方。

()舍利弗。西方世界。有無量壽佛。無量相佛。無量幢佛。大光佛。大明佛。寶相佛。淨光佛。如是等恆河沙數諸佛。

(Ba, phương Tây.

Kinh: Xá Lợi Phất! Thế giới ở phương Tây có Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, các vị Phật như thế nhiều như số cát trong sông Hằng).

Trong phương Đông và phương Nam thuộc phần trên, chúng ta thấy có danh hiệu của năm vị Phật. Phương Tây có danh hiệu của bảy vị Phật. “Bảy” biểu thị sự viên mãn. “Tây Phương” biểu thị sự tu phước. Sau khi đã tu huệ, đối với phước báo cũng chớ nên vứt bỏ. Chúng ta thường nói “phước huệ song tu”, vì người thế gian rất coi trọng phước, coi phước quan trọng hơn huệ. Đức Phật tùy thuận Thế Đế (Saṃvṛti-satya), [nghĩa là] tùy thuận thế tục mà nói “phước huệ song tu”. Ở đây, chẳng tùy thuận Tục Đế, mà là tùy thuận Chân Đế (Paramārtha-satya). Tùy thuận Chân Đế thì phải xếp huệ ra trước, xếp phước đằng sau. “Bảy” biểu thị phước báo viên mãn, có ý nghĩa này!

Vị Phật thứ nhất là Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus). Vô Lượng Thọ Phật ở đây rốt cuộc có phải là A Di Đà Phật hay không? Hay là một vị đồng danh đồng hiệu với A Di Đà Phật? Kinh chẳng nói rõ ràng, có lẽ là hai ý nghĩa ấy đều có. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu Tây Phương Cực Lạc thế giới Vô Lượng Thọ Phật, nói như vậy hợp lẽ, vì ở đây chẳng phải là Vô Lượng Thọ Phật tự tán thán chính mình. Thật ra, vượt ngoài phương Tây còn có phương Tây xa hơn nữa. Trong các thế giới ở phương Tây có vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, tôi tin là những vị đồng danh đồng hiệu với A Di Đà Phật chắc chắn là không ít! Nói theo sự thật này thì cũng hợp lẽ. Liên Trì đại sư đã gộp chung hai ý nghĩa này, cả hai ý nghĩa đều có.

Tu phước, chư vị phải biết: Thọ mạng là phước bậc nhất. Trong phước báo, thọ mạng được xếp hàng đầu. Quý vị có vô lượng của cải, có địa vị cao ngất ngưởng, mà nếu chẳng có thọ mạng, chết sớm, chẳng phải là hết thảy đều rỗng tuếch hay sao? Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện đã nói là “thứ gì cũng chẳng mang theo được!” Nhất định là phải có trường thọ thì mới có thể thật sự hưởng thụ phước báo và trí huệ. Vì thế, thọ mạng được xếp hàng đầu trong phước báo. Thọ mạng là phước bậc nhất. Từ xưa tới nay, những vị đại đức đều nói: Vô Lượng Thọ là điều đạt được bậc nhất khi chúng sanh sanh vào Tây Phương, vì đạt được vô lượng thọ, hết thảy đều đạt được. Vì sao để thành Phật trong thế giới này, chúng ta phải tốn ba đại A-tăng-kỳ kiếp? Ba đại A-tăng-kỳ kiếp thì chẳng biết là đã phải trải qua sanh tử luân hồi bao nhiêu lần! Đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, đối với chúng ta mà nói, ba đại A-tăng-kỳ kiếp chẳng hề bận lòng mảy may! Vì sao? Bản thân chúng ta đã có thọ mạng vô lượng, ba đại A-tăng-kỳ kiếp so với vô lượng thọ mà nói, thời gian ấy rất ngắn ngủi, tạm bợ. Ví như quý vị có tuổi thọ một trăm năm, học pháp này chỉ cần thời gian ba ngày bèn thành công, đấy không phải là chuyện quá dễ dàng, chẳng tốn công phí sức ư? Thọ mạng là điều đạt được bậc nhất. Nhất định phải hiểu rõ điều này, chứ tu các pháp môn khác, quý vị sẽ chẳng đạt được [thọ mạng dài lâu như thế]. Chỉ cậy vào một điều này, một lợi ích này, một ưu điểm này, chúng ta bèn quyết định phải đến Tây Phương. Đã có thọ mạng, những chuyện khác đều dễ thực hiện, học vô lượng pháp môn chẳng khó, có đủ thời gian mà! Thế giới này thọ mạng ngắn ngủi, học thứ gì chúng ta cũng đều cảm thấy chẳng đủ thời gian, chẳng có cách nào thành tựu. Những điều này đều là sự thật, chúng ta chớ nên không biết. Hôm nay chúng tôi nói tới chỗ này.

 

Tập 264

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm ba mươi bốn:

 

(Sớ) Vô Lượng Thọ, nhân dữ bổn Phật đồng danh. Cổ hữu nhị thuyết, diệc câu hữu lý.

(Sao) Nhị thuyết giả.

()無量壽。因與本佛同名。古有二說。亦俱有理。 

()說者。

(Sớ: Vô Lượng Thọ vì có cùng tên với A Di Đà Phật, nên từ xưa đã có hai thuyết, cũng đều là hữu lý.

Sao: Hai thuyết là…)

 Để giải thích danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, từ xưa tới nay đã có hai cách giảng.

 

(Sao) Linh Chi vị chư Phật đồng danh thậm đa, quyết phi Pháp Tạng sở thành chi Phật, dĩ thị bổn Phật bất ưng tự tán cố.

()靈芝謂諸佛同名甚多,決非法藏所成之佛,以是本佛不應自讚故。

(Sao: Ngài Linh Chi bảo chư Phật có cùng danh hiệu rất nhiều, [Vô Lượng Thọ Phật được nói trong đoạn kinh này] quyết chẳng phải là vị Phật do ngài Pháp Tạng tu thành; bởi lẽ, Phật chẳng nên tự ca ngợi mình).

Đây là cách nhìn của Linh Chi đại sư, Ngài giải thích như vậy đó.

 

(Sao) Từ Ân vị thiết nhược tự tán, lý diệc vô phương, dĩ đạo dẫn chúng sanh, linh sanh thắng ý cố.

(Diễn) Đạo dẫn chúng sanh, linh sanh thắng ý giả, chúng sanh trí thiển bất tri Phật cảnh, nhược bất tán dương, thắng ý bất sanh. Cố dục dẫn đạo chúng sanh, linh sanh thắng ý, tất tu tự tán dã. Như Thích Ca Thế Tôn diệc tự tán vân: “Ngã thị Như Lai Ứng Cúng giả, ngã thị tri đạo giả, khai đạo giả, thuyết đạo giả” đẳng, diệc phổ triệu quần cơ, linh sanh thắng ý dã.

()慈恩謂設若自讚,理亦無妨,以導引眾生,令生勝意故。

()導引眾生。令生勝意者。眾生智淺不知佛境。若不贊揚。勝意不生。故欲引導眾生。令生勝意。必須自贊也。如釋迦世尊。亦自贊云。我是如來應供者。我是知道者。開道者。說道者等。亦普召群機。令生勝意也。

(Sao: Ngài Từ Ân bảo: Dẫu là tự khen ngợi, xét theo Lý cũng chẳng ngại gì. Vì để hướng dẫn chúng sanh khiến cho họ sanh ý niệm thù thắng.

Diễn: “Hướng dẫn chúng sanh khiến cho họ sanh ý niệm thù thắng”: Chúng sanh trí nông cạn, chẳng biết cảnh Phật. Nếu chẳng tán dương, ý niệm thù thắng sẽ chẳng sanh khởi. Vì thế, muốn hướng dẫn chúng sanh khiến cho họ sanh ý niệm thù thắng, ắt cần phải tự khen ngợi. Như Thích Ca Thế Tôn cũng tự khen ngợi rằng: “Ta là đấng Như Lai Ứng Cúng, là bậc biết đạo, là bậc mở đạo, là bậc thuyết đạo” v.v… cũng là nhằm triệu tập trọn khắp các căn cơ khiến cho họ sanh ý niệm thù thắng).

 

Khuy Cơ đại sư nói: Đức Phật tự khen ngợi mình, nói theo Lý cũng chẳng trở ngại gì, mục đích là để tiếp dẫn chúng sanh. Có rất nhiều phương tiện và pháp môn để tiếp dẫn chúng sanh, có thể làm như vậy. Ý nghĩa này cũng hết sức hay!

 

(Sao) Kim song thủ nhị thuyết.

()今雙取二說。

(Sao: Nay chọn cả hai thuyết).

Hai cách nói ấy đều có lý, đều nói thông suốt. Cả hai cách giải thích đều hay!

 

(Sao) Vị cứ Đại Bổn.

()謂據大本。

(Sao: Nghĩa là dựa theo kinh Đại Bổn).

Căn cứ trên kinh Vô Lượng Thọ.

 

(Sao) Quá vô biên Phật sát, đồng danh Thích Ca Mâu Ni giả, bất khả thắng số.

()過無邊佛剎,同名釋迦牟尼者,不可勝數。

(Sao: Qua khỏi vô biên cõi Phật, các vị có cùng danh hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng thể kể xiết).

Các vị Phật có danh hiệu trùng nhau quả thật rất nhiều. Trong thế gian này, chúng ta có danh hiệu giống nhau cũng rất nhiều, cũng thường có thể trông thấy.

 

(Sao) Hựu, Quán Âm sư Quán Âm Như Lai đẳng.

(Diễn) Quán Âm sư Quán Âm giả, Lăng Nghiêm vân: “Ngã ư quá khứ, ngộ Quán Thế Âm Như Lai, bỉ Phật giáo ngã, Như Huyễn Văn Huân Văn Tu Kim Cang tam-muội”.

()又觀音師觀音如來等。

()觀音師觀音者。楞嚴云。我於過去。遇觀世音如來。彼佛教我。如幻聞熏聞修金剛三昧。

(Sao: Lại như thầy của ngài Quán Âm là Quán Âm Như Lai v.v…

Diễn: “Thầy của ngài Quán Âm là Quán Âm Như Lai”: Kinh Lăng Nghiêm chép: “Trong quá khứ, ta gặp Quán Âm Như Lai, đức Phật ấy dạy ta môn Như Huyễn Văn Huân Văn Tu Kim Cang tam-muội”).

 Thầy của Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Quán Âm Như Lai! Thầy và trò có cùng danh hiệu.

 

(Sao) Tắc Vô Lượng Thọ chi danh, hà chỉ nhất Phật? Bách thiên vạn ức, bất khả cùng tận.

()則無量壽之名,何止一佛?百千萬億,不可窮盡。

(Sao: Vậy thì danh hiệu Vô Lượng Thọ làm sao chỉ là một vị Phật cho được? Trăm ngàn vạn ức, chẳng thể cùng tận).

Nói rõ: Xác thực là có những vị Phật đồng danh đồng hiệu. Không chỉ là có, mà lại còn là rất nhiều.

 

(Sao) Nhược cứ Phật phân biên sự, yên đắc dĩ phàm thường lệ chi, tương vô tự tán hủy tha, phạm Bồ Tát thập trọng giới da?

()若據佛分邊事,焉得以凡常例之,將無自讚毀他,犯菩薩十重戒耶。

(Sao: Đối với những chuyện thuộc về địa vị Phật, há nên suy luận theo lẽ thông thường! [Nếu cứ suy bì theo lẽ thường] sao tránh khỏi [chê trách Ngài mắc lỗi] khen mình, hủy báng kẻ khác, phạm mười trọng giới của Bồ Tát ư?)

Phật và đại Bồ Tát tâm địa thanh tịnh, trước nay chưa hề phân biệt, chấp trước, trước nay chưa hề có vọng tưởng, lấy đâu ra lầm lỗi? Vì thế, chẳng thể dùng phàm phu để so sánh Phật, Bồ Tát. Phàm phu phiền não tập khí sâu nặng, nhất là những kẻ thuộc địa vị giống như chúng ta trong hiện tại, một phẩm Kiến Tư phiền não cũng chẳng đoạn. Đức Phật chế định khá nhiều giới luật nhằm giúp chúng ta đắc Định, khai Huệ, giúp chúng ta minh tâm kiến tánh. Giới luật là một loại phương tiện, chẳng phải là mục đích! Nếu chúng ta muốn tự khen ngợi mình, hủy báng kẻ khác, như vậy là đã phạm mười trọng giới của hàng Bồ Tát[33], đã phạm giới! Chư Phật Như Lai thanh tịnh vô nhiễm, chẳng ngại tự mình tán thán chính mình, chẳng sao cả! Chúng ta tán thán chính mình, tâm ngạo mạn dấy lên, khinh rẻ người khác, phiền não dấy lên. Đức Phật tự tán thán chính mình, chẳng phải là có tâm ngạo mạn, mà là nhằm khơi gợi, phát khởi tín tâm của chúng sanh đối với Phật, có gì mà chẳng được!

 

(Sao) Ngã vi Pháp Vương, ư pháp tự tại.

()我為法王,於法自在。

(Sao: Ta là Pháp Vương, tự tại nơi pháp).

Chúng ta thấy điều này trong kinh, đức Phật tự khen mình: Ngài đắc đại tự tại trong hết thảy các pháp.

 

(Sao) Tung hoành dư đoạt, Quyền Thật song chương.

()縱橫予奪,權實雙彰。

(Sao: Dọc, ngang, ban cho, đoạt lấy, Quyền lẫn Thật cùng phô bày).

 Chỉ rõ phương pháp độ chúng sanh của Phật và đại Bồ Tát có những kỹ xảo hết sức xảo diệu. Chỉ cần chúng sanh có thể đạt được lợi ích, hết thảy mọi kỹ xảo đều có thể vận dụng! Chúng ta có thể thấy những trường hợp giống như vậy trong Tứ Thập Hoa Nghiêm, cũng như trong phẩm cuối cùng là phẩm Nhập Pháp Giới của Bát Thập Hoa Nghiêm. Trong năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử, năm mươi ba vị thiện tri thức ấy đều là Pháp Thân đại sĩ. Nếu nói theo tiêu chuẩn của kinh Kim Cang, các Ngài đều là chư Phật Như Lai. Chúng ta đọc xong năm mươi ba lần tham học bèn hoảng nhiên đại ngộ: “Tung, hoành, dư, đoạt, Quyền Thật song chương” (Dọc, ngang, ban cho, đoạt lấy, Quyền lẫn Thật cùng phô bày). Hai câu này chính là tổng cương lãnh của năm mươi ba lần tham học. Tám chữ ấy đã nói trọn vẹn năm mươi ba lần tham học.

 

(Sao) Cẩu hữu lợi ư chúng sanh, diệc hà thi nhi bất khả.

()苟有利於眾生,亦何施而不可。

(Sao: Nếu có lợi cho chúng sanh, cũng có gì mà không thể làm được).

Thật sự lợi ích chúng sanh thì phương pháp ấy có thể sử dụng. Nếu chúng ta hỏi, những gì là lợi ích chúng sanh? Phải hiểu đạo lý này. Chẳng phải là làm cho chúng sanh được sung sướng, chẳng phải là ý nghĩa này. Tiêu chuẩn của lợi ích chúng sanh là làm cho chúng sanh phá mê khai ngộ; đấy mới là lợi ích thật sự, lợi ích chân thật.

 

(Sao) Thiên thượng thiên hạ, duy ngô độc tôn.

(Diễn) Duy ngã độc tôn giả, Tất Đạt thái tử sơ giáng sanh thời, nhất thủ chỉ thiên, nhất thủ chỉ địa, châu hành thất bộ, mục cố tứ phương, viết: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

()天上天下,唯吾獨尊。

()唯我獨尊者。悉達太子初降生時。一手指天。一手指地。周行七步。目顧四方。曰天上天下。唯我獨尊。

(Sao: Trên trời dưới đất, chỉ có Ngã là độc tôn.

Diễn: “Chỉ có Ngã là độc tôn”: Thái Tử Tất Đạt lúc mới giáng sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, đi trọn khắp các phương, mỗi phương đều đi bảy bước, mắt nhìn bốn phương, nói: “Trên trời, dưới đất, chỉ có Ngã là tôn quý”).

Đây là khi Thích Ca Mâu Ni Phật giáng thế [đã nói như vậy]. Có những người chẳng chịu tham cứu Phật pháp sâu xa, nghe nói như vậy bèn chê Thích Ca Mâu Ni Phật quá đỗi tự đại, quá sức ngạo mạn. Làm sao có thể là trên trời, dưới đất, chỉ có ta là tôn quý độc nhất cho được? Đấy là vì chẳng hiểu ý nghĩa của chữ Ta. Ta ở đây là Chân Ngã, chẳng phải là Cái Tôi trong khái niệm của bọn phàm phu chúng ta. Đức Phật nói Vô Ngã, có thể thấy Ngã chẳng phải là nói về cái thân này! Ngã chỉ điều gì? Chỉ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh trong Tam Đức. Tam Đức là Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát. Trong Pháp Thân có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh; Bát Nhã cũng có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh; Giải Thoát cũng có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (Nitya, Sukha, Ātmā, Śubha). Đó là “bốn tịnh đức”, là chân thật. “Ngã” (Ātmā) có nghĩa là chủ tể, tự tại, quyết định chẳng phải là ngạo mạn, mà cũng chẳng phải là tự khen ngợi mình!

 

(Sao) Tiền chi nhất thuyết, khủng nhân bất tri chư Phật số như vi trần, câu chấp nhất thiên cố.

()前之一說,恐人不知諸佛數如微塵,拘執一偏故。

(Sao: Thuyết trước là vì sợ có kẻ chẳng biết chư Phật số nhiều như vi trần, bèn câu nệ, chấp trước phiến diện).

Cách nói thứ nhất nhằm bảo quý vị: Chư Phật đồng danh đồng hiệu quá nhiều, chớ nên có thiên kiến, chớ nên chấp trước chuyện này!

 

(Sao) Hậu chi nhất thuyết, khủng nhân nệ ư bất ưng tự tán, muội Phật thần dụng cố.

()後之一說,恐人泥於不應自讚,昧佛神用故。

(Sao: Thuyết sau là do sợ có kẻ câu nệ “chớ nên tự khen ngợi”, mờ mịt chẳng biết đến diệu dụng thần kỳ của Phật).

 “Bất ưng tự tán” (Chớ nên tự khen ngợi) cũng là một loại chấp trước. “Muội Phật thần dụng cố”, [nghĩa là] chẳng biết đại dụng thần thông của Phật, Bồ Tát nhằm lợi khắp quần sanh.

 

(Sao) Nhị thuyết kiêm thành, lý cố vô ngại.

()說兼成,理固無礙。

(Sao: Hai thuyết bổ sung lẫn nhau, cố nhiên, xét theo Lý, chẳng trở ngại gì).

 Cả hai cách giải thích của cổ đức đều hay. Chúng ta có cách nhìn viên dung, ý nghĩa càng rõ rệt hơn.

Vô Lượng Thọ Phật tượng trưng cho phước thọ, là mục tiêu mong cầu bậc nhất của chúng ta. Chúng ta cầu phước, cầu trường thọ, nhưng phải ghi nhớ: Chẳng phải là sự trường thọ trong thế gian này! Trường thọ trong thế gian này vô dụng! Sống lâu rất khổ, khổ sở vì tuổi già. Trường thọ trong Tây Phương Cực Lạc thế giới tốt đẹp lắm, vì sao? Người trong cõi ấy chẳng già, vĩnh viễn là tuổi thanh xuân, đấy chính là phước báo thật sự. Chúng ta trường thọ trong cõi này hoàn toàn chẳng phải là phước báo thật sự. Trường thọ nhất định phải kèm thêm khỏe mạnh; khỏe mạnh, sống lâu thì mới là phước. Còn phải kèm thêm điều kiện; chẳng có khỏe mạnh đi kèm theo, sống lâu rất khổ! Ắt cần phải hiểu điều này, [như vậy thì mới tha thiết] mong cầu trường thọ trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, Vô Lượng Thọ. Vị Phật tiếp theo…

 

(Sớ) Vô Lượng Tướng giả, tướng hảo vô tận cố.

(Sao) Tướng hảo giả, hoặc tam thập nhị tướng.

()無量相者,相好無盡故。

()相好者,或三十二相。

(Sớ: Vô Lượng Tướng (Amitālakṣaṇa) là tướng hảo vô tận.

Sao: “Tướng hảo”: Hoặc là ba mươi hai tướng).

Đó là [nói theo quan niệm về tướng hảo của] người thế gian chúng ta, [sẽ là] ba mươi hai tướng.

 

(Sao) Hoặc bát vạn tứ thiên tướng, hoặc vi trần tướng.

()或八萬四千相,或微塵相。

(Sao: Hoặc là tám vạn bốn ngàn tướng, hoặc tướng hảo nhiều như vi trần).

 Tướng hảo thù thắng, là cảnh giới của Phật và Đại Bồ Tát, chẳng phải là cảnh giới của phàm phu. Trong cảnh giới phàm phu, kể cả Đại Phạm Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương [là người có địa vị] tột đỉnh trong Tứ Thiền Thiên cũng chỉ là ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo. Đó là tướng hảo cực hạn trong thế giới Sa Bà.

 

(Sao) Phước đức vô lượng, tướng diệc vô lượng dã. Tích Chí Công hiện thập nhất diện Quán Âm tướng, Tăng Diêu bất năng cử bút, huống Phật tướng hồ!

(Diễn) Chí Công hiện thập nhất diện giả, Lương Vũ Đế, thường triệu họa công Trương Tăng Diêu tả Chí Công tượng. Chí Công dĩ chỉ phân phi diện môn, tác thập nhất diện Quán Âm tướng, hoặc từ, hoặc oai, hoặc Định, hoặc Huệ, Tăng Diêu cánh bất năng hạ bút.

()福德無量,相亦無量也。昔誌公現十一面觀音相,僧繇不能舉筆,況佛相乎。

()誌公現十一面者。梁武帝。嘗召畫工張僧繇。寫誌公像。誌公以指分披面門。作十一面觀音相。或慈或威。或定或慧。僧繇竟不能下筆。

(Sao: Phước đức vô lượng, tướng cũng vô lượng. Xưa ngài Bảo Chí Công hiện tướng Quán Âm mười một mặt, ông Tăng Diêu[34] chẳng thể vẽ được, huống hồ là tướng Phật ư?

Diễn: “Chí Công hiện mười một mặt”: Lương Vũ Đế từng sai thợ vẽ Trương Tăng Diêu vẽ hình tượng Chí Công. Ngài Chí Công dùng ngón tay xoa mặt, biến thành hình tướng Quán Âm mười một mặt, hoặc từ bi, hoặc oai mãnh, hoặc Định, hoặc Huệ, Tăng Diêu trọn chẳng thể vẽ được).

 Ở đây có một câu chuyện, trong sách Diễn Nghĩa có chú giải chuyện này. Trước hết, chúng tôi phải nói đến nguyên do của tướng hảo. Tướng liên quan đến phước. Vì thế, chúng ta thường nói là “phước tướng” hoặc “quý tướng”. Ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo là tướng phú quý. Nhìn vào tướng hảo của người khác, bèn biết phước báo của người ấy. Tướng của người có phước và tướng của kẻ không có phước rất rõ rệt, vừa nhìn bèn biết ngay. Muốn có tướng hảo, nhất định là phải tu phước. Chẳng tu phước, mong sửa sắc đẹp, giả trất, sửa kiểu nào cũng đều chẳng có phước báo; đâm ra, chuốc lấy một thân đầy bệnh tật, một thân đầy trục trặc. Có thể sửa đổi cho tướng mạo tốt đẹp hơn hay không? Có thể! Chỉ cần quý vị chịu tu. Đức Phật dạy chúng ta một nguyên lý: “Tướng chuyển theo tâm”. Đấy là nói rõ: Tướng của chính mình có thể tu được. Tâm địa từ bi, tướng cũng rất hiền lành. Tâm địa hiểm ác, tướng rất hung tợn, khiến cho người ta trông thấy buốt xương rởn ốc, xác thực là có thể biến hóa. Cổ nhân thường nói: Tướng mạo sau năm bốn mươi tuổi sẽ do chính mình chịu trách nhiệm. Trước bốn mươi tuổi là “tiên thiên” (先天: bẩm sinh), người hiện thời nói là “được di truyền từ cha mẹ”. Phật pháp chẳng nói “di truyền”, Phật pháp nói là khi một người đến đầu thai, người ấy thích ai, tướng mạo của kẻ đó in vào A Lại Da Thức của người ấy, biến ra tướng mạo đó. Ví như khi người ấy đến đầu thai, ưa thích cha mẹ, tướng người ấy sẽ giống như cha mẹ của chính mình. [Tướng mạo] được quyết định vào lúc ấy, chẳng do di truyền. Sau bốn mươi tuổi, sẽ là “hậu thiên” (後天), [nghĩa là] từ bốn mươi tuổi trở đi, [tướng mạo] được quyết định bởi tâm hạnh tạo tác các nghiệp thiện ác. Một người thật sự có thể đoạn hết thảy ác, tu hết thảy thiện, tướng mạo nhất định là mỗi năm một tốt đẹp hơn, tướng mạo biến đổi, thể chất cũng biến đổi, thân tâm thanh tịnh, đấy là khỏe mạnh, trường thọ thật sự.

Vô Lượng Tướng Phật, biểu thị phú quý. Phú quý cũng là điều đại chúng mong cầu. “Đức phước vô lượng, tướng diệc vô lượng” (Phước đức vô lượng, tướng cũng vô lượng). Đức Thế Tôn tán thán Tây Phương thế giới A Di Đà Phật: “Phật có vô lượng tướng, mỗi tướng có vô lượng hảo”. Không chỉ là ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo! Những tướng ấy do đâu mà có? A Di Đà Phật phước đức vô lượng vô biên. Vì thế, cảm vời tướng mạo cũng là thù thắng khôn sánh! “Tích” (昔) là quá khứ. “Chí Công” là ngài Bảo Chí Công[35], tức là một vị cao tăng vào thời Lương Vũ Đế. Truyện ký chép ngài Bảo Chí Công là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Do cộng nghiệp thù thắng, cộng nghiệp tốt đẹp của chúng sanh trong thế gian này, cảm vời chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trụ thế. Thời ngài Bảo Chí Công trụ thế nhằm đúng thời đại Lương Vũ Đế. Lương Vũ Đế là một Phật tử kiền thành, hết sức tôn kính ngài Bảo Chí Công. Tại Đài Loan, người lạy Lương Hoàng Sám rất nhiều, Lương Hoàng tức là Lương Vũ Đế. Lương Vũ Đế siêu độ phi tử. Khi còn sống, phi tử của ông ta từng tạo ác nghiệp, đọa vào súc sanh đạo. Nhà vua thỉnh cầu ngài Bảo Chí Công tác pháp siêu độ cho cô ta. Phật sự siêu độ của ngài Bảo Chí Công dành cho cô ta, nay được gọi là Lương Hoàng Sám. Lương Hoàng Sám do ngài Bảo Chí Công biên soạn. Bảo Chí Công là Quán Âm Bồ Tát. Quán Âm Bồ Tát siêu độ cô ta, cũng chỉ có thể siêu độ đến cõi trời Đao Lợi. Lên cao hơn nữa, chẳng được! Trong kinh Địa Tạng, cô gái Bà-la-môn và cô Quang Mục đều là tiền thân của Địa Tạng Bồ Tát, siêu độ thân nhân cũng là siêu độ về Đao Lợi Thiên. Trước đây, chúng tôi giảng A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung Kinh, kinh ấy do đại sư An Thế Cao phiên dịch. Sau khi công tác phiên dịch kết thúc, ngài An Thế Cao đến Giang Nam để độ một đồng học trong đời trước. Người đồng học ấy cũng tạo tác ác nghiệp, đọa vào thần đạo, làm long vương hồ Cung Đình, tức là hồ Bà Dương (鄱陽)[36] hiện thời, thuộc huyện Cửu Giang [tỉnh Giang Tây]. Sư siêu độ long vương ấy, cũng giúp cho ông ta sanh lên trời Đao Lợi. Cho thấy: Do công đức siêu độ, chỉ có thể đạt tới Đao Lợi Thiên. Lên tầng trời cao hơn Đao Lợi, phải cậy vào sự tu hành của chính mình, hoàn toàn nhờ vào người khác tu phước sẽ chẳng thể đạt được! Nhất định phải là do chính mình có công phu tu hành thì mới có thể sanh vào tầng trời thứ ba trở lên trong Dục Giới! Lương Vũ Đế rất kính nể, bội phục ngài Bảo Chí Công; khi ấy, chẳng có máy chụp hình, nhà vua rất muốn giữ lại hình ảnh ngài Bảo Chí Công, bèn mời họa sĩ đến vẽ, họa hình Sư giữ lại để thờ phụng. Ngài Bảo Chí Công có thần thông, trong chốc lát biến hiện mười một loại gương mặt khác nhau, người vẽ chân dung chẳng có cách nào vẽ được, chẳng thể vạch nét bút nào. Trong Cao Tăng Truyện có một câu chuyện như vậy. Ngài Bảo Chí Công có thần thông biến hóa, có thể biến hóa các gương mặt khác biệt, chúng ta thường gọi [tướng biến hiện ấy] là Thập Nhất Diện Quán Âm.

 

(Sớ) Vô Lượng Tràng giả.

()無量幢者。

(Sớ: Vô Lượng Tràng – Amitadhvaja).

Tràng (幢) là cao, rõ rệt, hình dung người có địa vị hiển hách, cao vời trong xã hội, là bậc đại quý.

 

(Sớ) Công đức cao hiển, dụ chi như tràng. Cực kỳ cao hiển, danh vô lượng dã. Hựu vô lượng giả, quảng đa nghĩa.

()功德高顯,喻之如幢。極其高顯,名無量也。又無量者,廣多義。

(Sớ: Công đức cao vời, rõ rệt, ví như tràng. Cao vời, rõ rệt tột bậc, gọi là vô lượng. Vô lượng lại có nghĩa là rộng nhiều).

“Tràng” (幢) là tỷ dụ. Ở Đài Loan ít thấy tràng, tại Đại Lục hoặc Nhật Bản thì thường thấy. Tràng và Phan (旛) thuộc cùng một loại, đều treo trên cột cờ, thuộc loại cờ xí. Phan dẹp, tràng hình tròn, giống như ống thoát gió ở phi trường. Vào thời cổ, Phật môn là sư đạo. Sư đạo thì chẳng chiêu sinh. Sư đạo có tôn nghiêm của sư đạo: “Chỉ nghe trò tìm đến thầy xin học, chưa nghe nói thầy phải tìm trò đến nghe thầy dạy”, chẳng thể triệu tập mọi người tới. Nhưng chúng ta có hoạt động ở đây cũng chẳng thể không thông báo cho mọi người biết. Thông báo cho quý vị biết, quý vị thích thì đến. Chẳng thích, quý vị có thể không đến, chẳng có mảy may miễn cưỡng nào! Phương pháp thông báo là trước cửa chùa miếu đều có cột cờ; cột cờ để treo phan hoặc tràng. Nếu ở chỗ chúng ta có pháp hội bèn treo phan. Người ta thấy phan, [biết là] hôm nay đạo tràng ấy có pháp hội, người thích tham gia pháp hội bèn đến. Nếu giảng kinh thì dùng tràng, hình tròn, treo trên cột cờ, [nhằm thông báo] hôm nay đạo tràng này có giảng kinh, ai thích nghe kinh thì đến. Đấy là nhằm báo với đại chúng đạo tràng chúng tôi hôm nay có hoạt động gì. Hiện thời, không cần đến những thứ ấy. Hiện thời, thông tin rất thuận tiện, có thể gởi thông cáo, hoặc đăng quảng cáo trên báo, thay thế tác dụng của tràng và phan xưa kia. Tràng treo ở cột cờ bèn treo rất cao, gọi là “pháp tràng cao thụ” (dựng cao pháp tràng), biểu thị pháp hội giảng kinh.

 

(Sao) Tràng giả, phan thuộc, hựu vân kỳ thuộc.

()幢者,旛屬,又云旗屬。

(Sao: Tràng thuộc loại phan, lại là một loại cờ).

 Thuộc loại cờ xí[37].

 

(Sao) San Định Ký, tràng hữu thất nghĩa, ước chi thành ngũ.

()刊定記,幢有七義,約之成五。

(Sao: Theo San Định Ký[38], tràng có bảy nghĩa, nói giản ước thì thành năm nghĩa).

 “Ước” (約) là quy nạp, quy nạp bảy ý nghĩa lại thì tối thiểu là có năm ý nghĩa.

 

(Sao) Nhất, cao hiển nghĩa, dụ Phật vị cực tôn cố. Nhị, kiến lập nghĩa, dụ Phật bi trí, kiến lập chúng sanh, cập Bồ Đề cố.

(Diễn) Kiến lập nghĩa giả, thượng dĩ đại trí kiến lập Bồ Đề, hạ dĩ đại bi kiến lập chúng sanh cố.

()一、高顯義,喻佛位極尊故。二、建立義,喻佛悲智,建立眾生,及菩提故。

()建立義者。上以大智建立菩提。下以大悲建立眾生故。

(Sao: Một là nghĩa cao hiển, ví như địa vị Phật tôn quý tột cùng. Hai là nghĩa kiến lập, ví như bi và trí của Phật kiến lập chúng sanh và Bồ Đề.

Diễn: “Nghĩa kiến lập”: Trên là dùng đại trí tạo dựng Bồ Đề, dưới là dùng đại bi để dựng yên chúng sanh).

 Chúng ta thường nói “kiến pháp tràng”. Kiến pháp tràng có nghĩa là kiến lập đạo tràng. “Kiến pháp tràng” [thuở trước] và “kiến lập đạo tràng” trong hiện thời có ý nghĩa khác nhau. Người hiện thời xây dựng một ngôi chùa, đó có phải là “kiến lập đạo tràng” hay không? Không nhất định! Chùa xây dựng hoàn tất, nhưng chẳng có đạo trong ấy, chẳng thể gọi là đạo tràng. Trong ấy phải có đạo thì mới được. “Kiến pháp tràng” thì trong ấy nhất định là có đạo. Lập tông chỉ, xác định phương pháp và mục tiêu tu học, dùng phương pháp ấy để đạt tới mục tiêu tu học thì cần phải thành lập tông chỉ.

Giống như trong Tịnh Tông, chúng ta theo pháp môn Niệm Phật, “tín nguyện trì danh” là phương pháp tu hành, “vãng sanh bất thoái thành Phật” là mục tiêu tu hành. Đó là tông chỉ của Tịnh Tông. Đấy là ý nghĩa “kiến lập”.

 

(Sao) Tam, quy hướng nghĩa, dụ Phật vị chúng sanh sở tông ngưỡng cố.

()三、歸向義,喻佛為眾生所宗仰故。

(Sao: Ba là ý nghĩa quy hướng, ví như Phật được chúng sanh kính trọng, ngưỡng mộ).

Có ý nghĩa quy y trong ấy.

 

(Sao) Tứ, tồi điễn nghĩa, hàng phục nhất thiết chư ma quân cố.

()四、摧殄義,降伏一切諸魔軍故。

(Sao: Bốn là ý nghĩa đập tan, trừ sạch, hàng phục hết thảy các ma quân).

Vì Phật pháp có thể giúp chúng ta phân biệt tà, chánh, hiểu rõ đúng, sai, cho nên có ý nghĩa hàng phục tà tri tà kiến trong ấy.

 

(Sao) Ngũ, diệt bố nghĩa.

()五、滅怖義。

(Sao: Năm là ý nghĩa diệt trừ sự sợ hãi).

“Bố” (怖) là kinh sợ. Nếu chúng ta có thể lìa khỏi hết thảy ưu lự, bất an, hoảng sợ, đó là được Phật pháp hộ niệm.

 

(Sao) Như Đế Thích cáo chư thiên chúng, nhữ dữ Tu La chiến thời, thiết hữu khủng bố, đương niệm ngã thất bảo tràng, kỳ bố tức diệt.

()如帝釋告諸天眾,汝與修羅戰時,設有恐怖,當念我七寶幢,其怖即滅。

(Sao: Như Đế Thích bảo chư thiên: “Khi các ông cùng A Tu La giao chiến, nếu sợ hãi, hãy nên nghĩ tới tràng bảy báu của ta, nỗi sợ hãi ấy sẽ diệt”).

Đây là tỷ dụ, [ý nói] chúng sanh niệm Phật có thể rời khỏi hết thảy các thứ kinh sợ.

 

(Sao) Dụ Phật đắc vô sở úy, chúng sanh niệm Phật, tức ly khủng bố cố. Kim duy thủ cao hiển nhất nghĩa, nhiếp dư nghĩa dã.

()喻佛得無所畏,眾生念佛,即離恐怖故。今唯取高顯一義,攝餘義也。

(Sao: Ví như Phật đắc vô sở úy (không sợ hãi điều gì), chúng sanh niệm Phật bèn lìa sợ hãi. Nay chỉ dùng một nghĩa là cao hiển để bao gồm những nghĩa khác).

Đối với năm ý nghĩa ấy, nói một ý nghĩa, những ý nghĩa khác cũng đều được bao gồm trong ấy.

 

(Sao) Quảng đa giả, kỳ tràng đa nhi vô lượng. Như kinh ngôn, tràng phan, bảo cái, biến mãn hư không, Phật thụ vô lượng diệu nghĩa, chỉ thị chúng sanh, diệc phục như thị.

()廣多者,其幢多而無量。如經言,幢旛寶蓋,遍滿虛空,佛豎無量妙義,指示眾生,亦復如是。

(Sao: “Rộng nhiều”: Tràng ấy nhiều vô lượng. Như kinh nói: “Tràng phan, lọng báu đầy khắp hư không”. Đức Phật kiến lập vô lượng nghĩa mầu nhiệm để chỉ dạy chúng sanh cũng giống như thế).

 Hai câu kinh này cũng bảo cho chúng ta biết đôi chút về trạng huống chân thật trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tràng là tiêu chí (biểu tượng, logo) của việc giảng kinh, thuyết pháp. Ví như chúng tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ, trên cái tràng ấy nhất định đề “Nam-mô Vô Lượng Thọ Kinh”. Giảng kinh Hoa Nghiêm, trên tràng nhất định viết là “Nam-mô Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Tràng phan, lọng báu vô lượng vô biên nhằm bảo chúng ta: Trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, hết thảy các kinh pháp đều đang được tuyên giảng.

Nói cách khác, nếu chúng ta hết sức hâm mộ kinh giáo, thảy đều mong học hết, những thứ [tràng phan, lọng báu] ấy đã nói rất rõ rệt: Trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, bất luận quý vị tu học pháp môn nào, ở bên ấy thảy đều trọn đủ, có thầy tốt nhất, bạn học tốt nhất, hoàn cảnh tu học tốt đẹp nhất. Vì sao chẳng đến nơi đó để tu học? Hai câu ấy bao hàm ý nghĩa rất sâu, bảo cho chúng ta biết tình huống giảng kinh, thuyết pháp sôi nổi, phong phú trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nói thật ra, các thế giới phương khác chẳng thể sánh bằng. Lại xem vị Phật kế tiếp:

 

(Sớ) Đại Quang giả, quang huy quảng bị cố.

()大光者,光輝廣被故。

(Sớ: Đại Quang (Mahāprabhā) là chiếu sáng rực rỡ rộng khắp).

 Danh hiệu này biểu thị đại trí.

 

(Sao) Quang chỉ hóa tha chi dụng, chư thiên nhân diệc hữu thân quang, bất giả nhật nguyệt.

()光指化他之用,諸天人亦有身光,不假日月。

(Sao: Quang là nói đến tác dụng hóa độ người khác. Thân các vị trời cũng có quang minh, chẳng cần nhờ đến mặt trời, mặt trăng [soi sáng]).

Hiện thời, quang minh trong thế gian này xuất phát từ mặt trời. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng, chứ bản thân mặt trăng chẳng tỏa sáng. Bản thân chư thiên có quang minh; phước báo của họ to lớn, vật chất [trong cõi trời] cũng tỏa ánh sáng. Chư thiên còn như thế, đương nhiên là Tây Phương Cực Lạc thế giới càng chẳng cần phải nói nữa!

 

(Sao) Nhị Thừa tiểu quả, nhân địa Bồ Tát, giai hữu quang minh, tỷ Phật vi tiểu.

()二乘小果,因地菩薩,皆有光明,比佛為小。

(Sao: Hàng Nhị Thừa tiểu quả, các Bồ Tát còn đang tu nhân đều có quang minh, nhỏ hơn quang minh của Phật).

 A La Hán có quang minh, thân của Bích Chi Phật và các vị Bồ Tát đều có quang minh. Có [hai loại quang minh là] thường quang và phóng quang, nhưng đều thua kém Phật.

 

(Sao) Phật quang ánh tế nhất thiết, cố vân đại dã.

(Diễn) Phật quang ánh tế nhất thiết giả, thiên nhân chi quang đản tế nhật nguyệt. Thanh Văn chi quang kiêm tế thiên nhân, Chi Phật chi quang kiêm tế Thanh Văn, Bồ Tát chi quang kiêm tế Chi Phật, duy Phật quang minh, ánh tế nhất thiết chi đại quang dã.

()佛光映蔽一切,故云大也。

()佛光映蔽一切者。天人之光但蔽日月。聲聞之光兼蔽天人。支佛之光兼蔽聲聞。菩薩之光兼蔽支佛。唯佛光明。映蔽一切之大光也。

(Sao: Quang minh của Phật chiếu rực, che lấp hết thảy [các ánh sáng khác], nên nói là “đại”.

Diễn: “Phật quang che lấp hết thảy”: Quang minh của chư thiên chỉ che lấp mặt trời, mặt trăng. Quang minh của Thanh Văn [ngoài che lấp mặt trời, mặt trăng] còn kèm thêm che lấp quang minh của chư thiên. Quang minh của Bích Chi Phật còn kèm thêm che lấp quang minh của Thanh Văn. Quang minh của Bồ Tát còn kèm thêm che lấp quang minh của Bích Chi Phật, chỉ có quang minh của Phật là to lớn che lấp hết thảy). Được gọi là Đại Quang Phật.

 

(Sớ) Đại Minh giả, vị Phật dĩ đại trí, phá chư Hoặc tận cố.

()大明者,謂佛以大智,破諸惑盡故。

(Sớ: Đại Minh (Mahānirbhāsa), ý nói Phật dùng trí huệ phá sạch các Hoặc).

Biểu thị tác dụng của trí huệ.

 

(Sao) Phá chư Hoặc tận giả.

()破諸惑盡者。

(Sao: Phá hết sạch các Hoặc).

Phá hết sạch. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chưa đoạn hết sạch Hoặc, vẫn còn thừa sót, chỉ có nơi quả địa Như Lai là hoàn toàn đoạn sạch.

 

(Sao) Nhất Thiết Trí, phá Kiến Tư Hoặc tận; Đạo Chủng Trí, phá Trần Sa Hoặc tận; Nhất Thiết Chủng Trí, phá Vô Minh Hoặc tận.

(Diễn) Kiến Tư Hoặc giả, kiến giả, nhược vân kiến Lý thời, năng đoạn thử Hoặc, tức tùng giải đắc danh. Nhược vân kiến chỉ thị Giả, Giả giả bất thật vi nghĩa, tức đương thể thọ xưng. Tư Hoặc nhập tu đạo vị, trọng lự duyên chân, thử Hoặc tức trừ, danh Tư Duy Hoặc. Thử tùng giải đắc danh. Nhược vân tư giả cập ái hoặc giả, thử đương thể thọ xưng. Nhiên Kiến Hoặc tùng Pháp Trần khởi, năng chướng chân lý. Tư Hoặc tùng ngũ trần khởi, năng khiên tam giới. Thử giai ước Dục Giới đa phần thuyết, tế luận bất câu. Trần Sa Hoặc giả, vị chúng sanh Kiến Tư số đa như trần sa, nãi tha nhân phận thượng chi Hoặc. Bồ Tát chi hạnh, chuyên vị hóa tha. Nhược linh chúng sanh năng đoạn Kiến Tư chi hoặc, ư Bồ Tát tức thị đoạn Trần Sa Hoặc, diệc danh Biệt Hoặc giả, biệt tại Bồ Tát sở đoạn cố dã. Vô Minh Hoặc giả, vị ư nhất thiết pháp vô sở minh liễu, cố viết vô minh. Thử Hoặc nãi nghiệp thức chủng tử, phiền não căn bổn. Thanh Văn, Duyên Giác bất tri kỳ danh. Biệt tại Đại Thừa Bồ Tát, Định Huệ song tu, vạn hạnh cụ túc, phương đoạn thử Hoặc. Cố diệc danh Biệt Hoặc dã. Nội pháp, nội danh, ngoại pháp, ngoại danh, năng tri, năng giải, danh Nhất Thiết Trí. Năng tri nhất thiết đạo chủng sai biệt, phân biệt vô mậu, danh Đạo Chủng Trí. Phật trí trung tất song chiếu, tam trí cụ túc, danh Nhất Thiết Chủng Trí. Thử tam trí thị quả, Tam Quán thị nhân. Thỉ Chung Tâm Yếu vân: “Không Quán giả, phá Kiến Tư Hoặc, chứng Nhất Thiết Trí, thành Bát Nhã đức. Giả Quán giả, phá Trần Sa Hoặc, chứng Đạo Chủng Trí, thành Giải Thoát đức. Trung Quán giả, phá Vô Minh Hoặc, chứng Nhất Thiết Chủng Trí, thành Pháp Thân đức”. Nhiên phi trí bất đoạn, phi đoạn bất trí. Tâm Yếu tiên ngôn phá Hoặc, hậu ngôn chứng trí. Thị phi đoạn bất thành trí dã. Kim Sao tiên ngôn trí chứng, hậu ngôn phá Hoặc giả. Thị phi trí bất năng đoạn dã.

()一切智,破見思惑盡;道種智,破塵沙惑盡;一切種智,破無明惑盡。

()見思惑者。見者。若云見理時。能斷此惑。即從解得名。若云見祇是假。假者不實為義。即當體受稱。思惑入修道位。重慮緣真。此惑即除。名思惟惑。此從解得名。若云思假及愛惑者。此當體受稱。然見惑從法塵起。能障真理。思惑從五塵起。能牽三界。此皆約欲界多分說。細論不拘。塵沙惑者。謂眾生見思數多如塵沙。乃他人分上之惑。菩薩之行。專為化他。若令眾生能斷見思之惑。於菩薩即是斷塵沙惑。亦名別惑者。別在菩薩所斷故也。無明惑者。謂於一切法無所明了。故曰無明。此惑乃業識種子。煩惱根本。聲聞緣覺不知其名。別在大乘菩薩。定慧雙修。萬行具足。方斷此惑。故亦名別惑也。內法內名。外法外名。能知能解。名一切智。能知一切道種差別。分別無謬。名道種智。佛智中必雙照。三智具足。名一切種智。此三智是果。三觀是因。始終心要云。空觀者。破見思惑。證一切智。成般若德。假觀者。破塵沙惑。證道種智。成解脫德。中觀者。破無明惑。證一切種智。成法身德。然非智不斷。非斷不智。心要先言破惑。後言證智。是非斷不成智也。今鈔先言智證。後言破惑者。是非智不能斷也。

(Sao: Nhất Thiết Trí phá hết Kiến Tư Hoặc, Đạo Chủng Trí phá hết Trần Sa Hoặc, Nhất Thiết Chủng Trí phá hết Vô Minh Hoặc.

Diễn:  “Kiến Tư Hoặc”:  Nếu nói theo lúc thấy Lý,  Kiến sẽ có thể

đoạn Hoặc này, tức [danh xưng Kiến Hoặc] là từ Giải mà gọi tên. Nếu nói Kiến chỉ là giả, giả có nghĩa là chẳng thật, tức là [phiền não này] được gọi tên theo Thể. Đối với Tư Hoặc, thì dự vào địa vị Tu Đạo, những mối ưu lự nặng nề đều duyên theo lẽ chân, phiền não này bèn trừ. Gọi nó là Tư Duy Hoặc chính là gọi tên theo Giải. Nếu nói Tư là giả và Ái Hoặc thì phiền não này được gọi tên theo Thể, nhưng Kiến Hoặc do Pháp Trần sanh khởi, có thể chướng ngại chân lý. Tư Hoặc do Ngũ Trần sanh khởi, có thể lôi kéo [chúng sanh] vào tam giới. Những điều này phần lớn là nói theo Dục Giới. Nếu luận định tỉ mỉ, sẽ chẳng hạn định trong một cõi nào [của tam giới]. Trần Sa Hoặc có nghĩa là Kiến Hoặc và Tư Hoặc của chúng sanh số lượng nhiều như cát bụi, thuộc về phiền hoặc của người khác. Hạnh Bồ Tát chuyên vì hóa độ người khác. Nếu có thể khiến cho chúng sanh đoạn trừ Kiến Tư Hoặc thì đó chính là Bồ Tát đoạn Trần Sa Hoặc. [Phiền não này] còn gọi là Biệt Hoặc vì nó [là phiền não] dành riêng cho Bồ Tát phải đoạn. Vô Minh Hoặc có nghĩa là do chẳng hiểu rõ hết thảy các pháp, nên gọi là Vô Minh. Phiền não này chính là chủng tử của nghiệp thức, là căn bản phiền não. Thanh Văn, Duyên Giác chẳng biết đến danh xưng của phiền não này. Chỉ riêng Đại Thừa Bồ Tát cùng tu Định và Huệ, vạn hạnh trọn đủ, mới đoạn Hoặc này, nên nó cũng được gọi là Biệt Hoặc. Đối với nội pháp, nội danh, ngoại pháp, ngoại danh đều có thể biết, có thể hiểu, thì gọi là Nhất Thiết Trí. Có thể biết hết thảy các đạo chủng sai biệt, phân biệt chẳng sai lầm thì gọi là Đạo Chủng Trí. Trong Phật trí, ắt song chiếu, ba trí cùng trọn đủ, bèn gọi là Nhất Thiết Chủng Trí. Ba trí ấy chính là quả, ba phép Quán là nhân. Sách Thỉ Chung Tâm Yếu nói: “Không Quán phá Kiến Tư Hoặc, chứng Nhất Thiết Trí, thành Bát Nhã đức. Giả Quán phá Trần Sa Hoặc, chứng Đạo Chủng Trí, thành Giải Thoát đức. Trung Quán phá Vô Minh Hoặc, chứng Nhất Thiết Chủng Trí, thành Pháp Thân đức”. Nhưng chẳng có trí, sẽ chẳng thể đoạn; chẳng có đoạn, bèn chẳng có trí. Sách Tâm Yếu trước là nói đến chuyện phá Hoặc, sau là nói đến chuyện “chứng trí”; đó là [nói theo khía cạnh] “chẳng đoạn sẽ không thể thành trí”. Nay lời Sao trước hết là nói đến chuyện chứng đắc trí, rồi mới nói đến chuyện phá Hoặc, là nói theo phương diện “chẳng có trí, sẽ không thể đoạn”).

Đều là nói về sự phá trừ hết sạch [các Hoặc]. Từ kinh Tiểu Thừa, chúng ta thấy Tứ Quả La Hán đoạn sạch Kiến Tư phiền não, chứng Nhất Thiết Trí. Có phải là thật sự đoạn hết hay không? Kinh Đại Thừa cho biết [hàng Tiểu Thừa] đoạn hết các Hoặc trong tam giới, nhưng chẳng đoạn được tế hoặc (細惑: những phiền não vi tế) ở ngoài tam giới. Hoặc thuộc tam giới là thô, Hoặc ở ngoài tam giới là tế, vẫn phải là cho đến khi thành Phật mới đoạn trừ hết được. Dưới đây là một tỷ dụ:

 

(Sao) Cảo nhật đương không, vô sở bất chiếu, vân Đại Minh dã.

()杲日當空,無所不照,云大明也。

(Sao: Vầng mặt trời rạng rỡ giữa không trung, không đâu chẳng chiếu đến bèn gọi là Đại Minh).

 Giống như vầng mặt trời. Mặt trời hoàn toàn chẳng bị mây che lấp, ánh nắng mặt trời tỏa rạng hoàn toàn, soi khắp đại địa. Dùng chuyện này để tỷ dụ Phật. Bồ Tát và La Hán tuy đoạn Hoặc, chẳng đoạn hết, hãy còn một tầng mây mỏng che khuất. Quang minh tuy rất rõ rệt, chẳng phải là viên mãn, hãy còn có một tầng mây mỏng, nên chẳng gọi là Đại Minh. Phải là ngay cả vi tế Hoặc thảy đều đoạn sạch thì mới gọi là quang minh viên mãn, gọi là Đại Minh.

 

(Sao) Tuy tiền tự giác tha, thử tự tự giác.

()雖前似覺他,此似自覺。

(Sao: Tuy vị Phật trước dường như là giác tha, vị Phật này dường như là tự giác).

Đại Quang dường như là Giác Tha, Đại Minh dường như là Tự Giác.

 

(Sao) Các cử nhất đức, nghĩa thật hỗ cụ, như thượng tổng thuyết trung biện.

()各舉一德,義實互具,如上總說中辯。

(Sao: Tuy là đối với mỗi vị Phật chỉ nêu một đức, nhưng vị nào cũng thật sự trọn vẹn các nghĩa ấy như đã biện định trong phần Tổng Thuyết thuộc phần trước).

Hai thứ ý nghĩa ấy (tự giác và giác tha) đều có, Đại Quang có ý nghĩa tự giác, giác tha. Đại Minh cũng là ý nghĩa tự giác, giác tha, chớ nên khăng khăng chấp trước. Chúng ta nói theo sự biểu thị pháp: Đại Quang biểu thị đại trí, Đại Minh biểu thị đại trí khởi dụng (phát sanh tác dụng). Ý nghĩa này tương đối dễ hiểu.

 

(Sớ) Bảo Tướng giả, tướng hảo thù đặc, như bảo tôn quý cố.

()寶相者,相好殊特,如寶尊貴故。

(Sớ: Bảo Tướng là tướng hảo thù thắng đặc biệt, như chất báu tôn quý vậy).

 Bảo Tướng (Ratnalakṣaṇā) biểu thị sự tôn thắng, tôn quý thù thắng.

 

(Sao) Tướng hảo như bảo giả, Phật hữu vô lượng tướng, cô cử nhất nhị. Mục tướng, như kinh ngôn: “Bát vạn tứ thiên thanh tịnh bảo mục”. Hào tướng, như kinh ngôn: “Lưu ly đồng”. Hung tướng, như kinh ngôn: “Tử ma kim”. Nhục kế tướng, như kinh ngôn: “Chân Thúc Ca”. Giai sở vị bảo tướng dã.

()相好如寶者,佛有無量相,姑舉一二。目相,如經言:八萬四千清淨寶目;毫相,如經言:琉璃筒;胸相,如經言:紫磨金;肉髻相,如經言:甄叔迦。皆所謂寶相也。

(Sao: “Tướng hảo như chất báu”: Phật có vô lượng tướng, chỉ nêu một hai tướng. Tướng mắt là như kinh nói: “Tám vạn bốn ngàn mắt báu thanh tịnh”. Tướng bạch hào là như kinh nói: “Ống lưu ly”. Tướng ngực là như kinh nói: “Vàng tía được giồi mài”. Tướng nhục kế là như kinh nói: “Chân Thúc Ca”. Những tướng ấy đều được gọi là “bảo tướng”).

“Mục” (目) là mắt, “hào” (毫) là bạch hào. Các tỷ dụ đều dùng bảy báu để hình dung. Tám vạn bốn ngàn mắt báu thanh tịnh được nói trong kinh Lăng Nghiêm.

 

(Diễn) Lăng Nghiêm vân: “Do ngã hoạch đắc diệu diệu văn tâm, cố ngã năng hiện chúng đa diệu dung, nãi chí nhị mục, tam mục, tứ mục, cửu mục, bát vạn tứ thiên thanh tịnh bảo mục, hoặc từ, hoặc oai, hoặc Định, hoặc Huệ, cứu hộ chúng sanh đắc đại tự tại”. Hào tướng như lưu ly đồng giả, Như Lai hiện tướng, sơ sanh thời khiên trường ngũ xích, khổ hạnh thời trường nhất trượng tứ xích ngũ thốn. Thành đạo thời trường nhất trượng ngũ xích, trung không, ngoại minh, như lưu ly đồng.

()楞嚴云:由我獲得妙妙聞心,故我能現眾多妙容,乃至二目三目、四目九目,八萬四千清淨寶目,或慈或威,或定或慧,救護眾生得大自在。毫相如琉璃筒者。如來現相。初生時牽長五尺。苦行時長一丈四尺五寸。成道時長一丈五尺。中空外明。如琉璃筒。

(Diễn: Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do ta đạt được cái tâm diệu diệu văn[39], nên ta có thể hiện các thứ dung mạo nhiệm mầu, cho đến hai mắt, ba mắt, bốn mắt, chín mắt, tám vạn bốn ngàn mắt báu thanh tịnh, hoặc từ bi, hoặc oai mãnh, hoặc Định, hoặc Huệ, cứu giúp, bảo vệ chúng sanh đắc đại tự tại”. “Tướng bạch hào như ống lưu ly”: Như Lai hiện tướng, lúc mới sanh, bạch hào kéo ra dài năm thước. Khi khổ hạnh dài một trượng bốn thước năm tấc. Khi thành đạo dài một trượng năm thước. Ở giữa rỗng, bên ngoài sáng ngời, như ống lưu ly vậy).

Đây là kinh văn trong phần Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Chương trong kinh Lăng Nghiêm, do chính Quán Thế Âm Bồ Tát nói. Trong kinh Lăng Nghiêm, Quán Thế Âm Bồ Tát thuộc địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo. Trong kinh Hoa Nghiêm, Quán Thế Âm Bồ Tát là Bồ Tát thuộc địa vị Đệ Thất Hồi Hướng. Trong kinh Pháp Hoa, Quán Thế Âm Bồ Tát là Đẳng Giác Bồ Tát. Theo kinh Lăng Nghiêm, bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo còn có năng lực to tát như thế, đáng nên dùng thân gì để thuyết pháp bèn có thể hiện thân ấy. “Nên dùng thân Phật để độ, bèn hiện thân Phật để thuyết pháp”. Đấy chính là bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo có thể dùng thân phận ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo để vì chúng sanh thuyết pháp. Trong bộ Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa, cư sĩ Giang Vị Nông đã chú giải “chư Phật” trong kinh Kim Cang là từ Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo cho đến Phật quả rốt ráo, đều gọi là “chư Phật”, vì Viên Giáo Sơ Trụ có thể thị hiện tám tướng thành đạo. Chữ “chư Phật” chỉ bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ. Thiền Tông thường nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo đã kiến tánh, kiến tánh là thành Phật, có ý nghĩa này. Vị Phật cuối cùng…

 

(Sớ) Tịnh Quang giả.

()淨光者。

(Sớ: Tịnh Quang (Śuddharaśmi-prabhā)).

 Sáu vị trước đều biểu thị tu phước. Trong tu phước, Vô Lượng Thọ Phật biểu thị trường thọ, Vô Lượng Tướng Phật biểu thị phú quý, Vô Lượng Tràng Phật biểu thị địa vị cao vời, hiển hách, Đại Quang Phật biểu thị đầy đủ đại trí huệ. Đại Minh Phật biểu thị xử sự, đãi người, tiếp vật đều tuân theo lý tánh, chẳng phải là cảm tình. “Lý tánh” là trí huệ, tức là lý trí nắm quyền, chẳng có tâm riêng tư. Bảo Tướng Phật biểu thị lòng tôn trọng, sùng kính, ngưỡng mộ của chúng sanh đối với Ngài, đều là biểu thị phước đức. Vị Phật cuối cùng dạy chúng ta phương pháp tu phước, phải tu đại phước đức như thế nào? Phải tịnh, phải quang. Tâm phải thanh tịnh, tâm địa quang minh; thanh tịnh quang minh, quý vị bèn có thể tu đại phước báo. Tu phước báo hết sức khó khăn!

Sáng nay có người đến phỏng vấn tôi, người ấy muốn làm máy niệm Phật, muốn dùng băng thâu tiếng niệm Phật của Đồ Thư Quán chúng ta để làm băng gốc chế máy niệm Phật. Đó là chuyện tốt đẹp. Người ấy kể: Trong quá khứ đã từng làm những tấm cạc (card) nhỏ in hình Phật, thần chú Lăng Nghiêm, hoặc làm tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, làm những thứ nho nhỏ có thể đeo trên thân. Người ấy làm rất nhiều. Sau đấy mới nói đến chuyện bản quyền, vì bọn họ tốn nhiều công sức thiết kế, cũng mong trong tương lai chính mình có bản quyền, chẳng cho phép kẻ khác làm nhái theo. Tôi bảo người ấy: “Ông làm kiểu đó, phước báo rất nhỏ. Ông chỉ có thể kiếm lợi một chút”. Tôi nhắc nhở người ấy, nói: Ông hãy đọc kỹ Liễu Phàm Tứ Huấn. Chúng sanh trong lục đạo, kể cả Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên, phước báo là nhất định. “Một hớp uống, một miếng ăn, không gì chẳng được định sẵn”. Ông vắt óc suy nghĩ, rất thông minh, rất có phương pháp, kiếm tiền khá lắm. Thật ra [tiền ấy] đã được định sẵn trong mạng. Trong mạng chẳng có thì một đồng ông cũng chẳng kiếm được! Oan uổng quá! Hằng ngày luôn tính toán, tính đến nỗi hết sạch một chút phước báo tu được trong đời trước. Phước báo do đâu mà có? Đức Phật đã dạy chúng ta rất rõ ràng, Phật chẳng gạt người! Của cải là do tài bố thí mà có. Tiền bạc, vật chất trong một đời này là do đời quá khứ tu tài bố thí, đời này được quả báo. Trong đời quá khứ chẳng tu tài bố thí, đời này quý vị sẽ bị bần tiện, khổ sở, chẳng có cách nào hết, chẳng tránh được! Bản lãnh lớn, trí huệ cao, vô dụng! Quý vị bần cùng thì vẫn phải bần cùng. Trước kia, thầy tôi là tiên sinh Phương Đông Mỹ thật sự có trí huệ. Trong thời gian chiến tranh tại Đại Hàn, thầy rất tự hào bảo tôi: “Một mình tôi tối thiểu có thể chống lại binh lực của mười sư đoàn”. Thầy có đầu óc, có trí huệ! Nhưng như thế nào? Vẫn là một vị giáo viên nghèo túng, sống qua ngày bằng tiền lương, chẳng đủ tiền mua sách! Đấy là vì đời trước thầy tu huệ, chẳng tu phước. Thầy rất thông minh, chẳng có phước báo, cuộc sống rất kham khổ. Vì thế, muốn có của cải, hãy tu tài bố thí. Muốn thông minh, trí huệ, hãy tu pháp bố thí. Muốn khỏe mạnh, sống lâu, hãy tu vô úy bố thí. Đức Phật dạy chúng ta, ba thứ phước báo do như vậy mà có!

Quý vị làm ra những thứ ấy đúng là có công đức, giúp cho bao nhiêu người niệm Phật được lợi ích, nhưng sở hữu bản quyền thì công đức mất sạch, toàn bộ đều bị gột sạch, biến thành phước báo nhỏ tí tì ti! Chút phước báo ấy chẳng phải là do đời này, mà là do đời trước tu thành, đời sau có phước báo hay không? Đời sau chẳng có phước báo! Không chỉ là chẳng có phước báo, nay tôi nói lời thật, quý vị nghe xong sẽ sợ hãi. Chuyện là như thế nào? Quý vị còn mắc tội lỗi, tội lỗi gì vậy? Buôn bán Như Lai! Những thứ thuộc về Phật pháp thì phải để lợi ích trọn khắp hết thảy chúng sanh, quý vị cướp đoạt lấy, chiếm giữ để làm của riêng mình, đem ra mua bán, quả báo là ở trong địa ngục A Tỳ, quý vị nói xem có đáng thương lắm không? Tôi nói lời này chẳng phải là hù dọa quý vị, tôi nói lời chân thật. Trong tương lai, quý vị đọa vào địa ngục, tới khi ấy bèn trách móc: “Thuở đó, tôi gặp pháp sư Tịnh Không, ông ta chẳng nói với tôi, hại tôi khổ sở ngần ấy!” Tôi đã bảo quý vị, tôi nói lời thật cùng quý vị. Quyết định chớ nên “giữ bản quyền sở hữu, tái bản sẽ bị truy cứu trách nhiệm”. Hai câu ấy là chứng cớ tội trạng để vua Diêm La phán quý vị đọa địa ngục. Chẳng có cách nào chống lại chứng cớ gây tội ấy! Vì thế, hết sức nghiêm trọng. Vì sao chẳng mở rộng tâm lượng? Làm một đệ tử Phật thật sự, giúp Phật lưu thông đại pháp, lợi ích chúng sanh, phước báo sẽ chẳng cùng tận. Vì thế, người ấy làm [như vậy] chẳng ít năm, mà tướng mạo cũng chẳng tốt đẹp, khí sắc cũng chẳng tốt đẹp, thân thể cũng lắm bệnh tật. Tôi nói: “Ông tu hành có vấn đề, đã đâm vào lối rẽ. Thật sự tu hành đúng pháp, hiện tiền sẽ đạt được quả báo tốt đẹp, tướng mạo nhất định là mỗi năm một tốt hơn, mỗi năm thân thể một khỏe mạnh hơn, mặt mũi hồng hào. Phải nên là như vậy thì mới là đúng, [vì] ông đã làm nhiều chuyện tốt đẹp dường ấy mà! Có thể thấy là những gì ông đã làm chẳng phải là chuyện tốt đẹp, phải biết điều này!” Vì thế, tâm địa phải thanh tịnh, phải quang minh, cũng là phải có lý trí, phải có trí huệ và lý tánh thì quý vị mới có thể thật sự tu được phước báo!

Ông ta nhìn đạo tràng của chúng ta, nói đạo tràng của chúng ta chẳng đáng kể. Tôi nói: “Chúng tôi kiến lập đạo tràng từ năm Dân Quốc 68 (1979), không ngừng phát triển mở rộng, phát triển cho tới tình trạng như hiện thời. So với các đạo tràng khác, chúng tôi thua kém xa [về quy mô vật chất nguy nga, tráng lệ]. Đạo tràng của chúng tôi chẳng chèo kéo tín đồ, không ép người khác quyên tiền. Chúng tôi bảo vệ một nguyên tắc: ‘Đạo tràng nhỏ, chi tiêu ít, tâm an thoải mái!’ Chúng tôi đi theo con đường chánh đáng. Có dư sức thì thay mọi người tu phước, chúng tôi in kinh bố thí, làm hết thảy sự nghiệp Phật giáo, thay mọi người tu phước. Người ta tặng tiền nhiều bèn làm nhiều, ít tiền bèn làm ít, chẳng có tiền thì không làm! Không làm là tốt nhất! Khi không làm, chúng tôi chẳng có chuyện gì để làm, hằng ngày niệm A Di Đà Phật, rất tốt! Chúng tôi giữ vững nguyên tắc này, cho nên chẳng mong phát triển [cơ sở vật chất đồ sộ], tâm an thoải mái, cuộc sống hết sức hạnh phúc, hết sức vui sướng, chẳng gánh lấy nhân quả!”

 

(Sớ) Phật đức thanh tịnh, phát quang minh cố. Hựu kỳ quang thanh tịnh, danh Tịnh Quang cố.

(Sao) Thanh tịnh phát quang giả, hữu nhiễm chi trí, bất phát diệu quang.

(Diễn) Hữu nhiễm chi trí, bất phát diệu quang giả. Ngoại đạo tà trí, Nhị Thừa thiên trí, giai vô minh vi Thể, bất phát diệu quang. Phật nãi ngũ trụ cứu tận, tịnh cực quang thông đạt dã.

()佛德清淨,發光明故。又其光清淨,名淨光故。

()清淨發光者,有染之智,不發妙光。

()有染之智。不發妙光者。外道邪智。二乘偏智。皆無明為體。不發妙光。佛乃五住究盡。淨極光通達也。

(Sớ: Phật đức thanh tịnh, nên phát ra quang minh. Quang minh ấy lại thanh tịnh nên gọi là Tịnh Quang.

Sao: “Do thanh tịnh nên phát ra quang minh”: Trí bị nhiễm sẽ chẳng phát ra diệu quang”.

Diễn: “Trí bị nhiễm sẽ chẳng phát ra diệu quang”: Trí tà vạy của ngoại đạo và trí lệch lạc của Nhị Thừa đều dùng vô minh làm Thể, chẳng phát ra diệu quang. Phật đã thấu suốt tột cùng Ngũ Trụ, tịnh đến cùng cực, quang minh bèn thông đạt).

“Hữu nhiễm chi trí” là gì? “Nhiễm” (染) là vọng tưởng, phiền não. Nói cách khác, vọng tưởng chẳng phá, phiền não chẳng đoạn. Phiền não là tham, sân, si, mạn, chẳng đoạn những ý niệm ấy, tâm sẽ chẳng thanh tịnh. Trí huệ từ tâm sanh ra. Trí huệ sanh từ cái tâm, trí huệ sanh từ [trong cái tâm] chẳng thanh tịnh sẽ là tà trí huệ, chẳng phải là chánh trí huệ, chẳng phải là chân trí huệ. Tà trí huệ cũng có thể gạt người, cũng có thể khởi tác dụng rất lớn. Chúng tôi thường nói: “Tin tà, chẳng tin chánh; nghe lừa, chẳng nghe khuyên”. Tà trí cũng có thể mê hoặc kẻ khác nhất thời, nhưng rốt cuộc sẽ bị vạch trần, tới cuối cùng bị người ta phát hiện là họ đang bị lừa, bị gạt gẫm, họ sẽ giác ngộ, sẽ quay đầu, sẽ xa lìa! Vì thế, hễ là tà tri kiến thì sẽ chẳng thể tồn tại lâu dài. Mắc hại cạn hay sâu, nói thật ra, có liên quan tới sự ngu mê của kẻ ấy. Bị hại nông cạn bèn giác ngộ, quay đầu, đấy là kẻ thông minh, có thiện căn. Chấp mê chẳng ngộ, đó là kẻ mê muội sâu xa, chẳng có thiện căn, nghiệp chướng sâu nặng. Do vậy có thể biết, trong giáo hóa, vì sao Phật pháp coi trọng đoạn phiền não như vậy, đạo lý ở ngay chỗ này! Tứ Hoằng Thệ Nguyện dạy chúng ta thứ tự trong tu học; trước hết là phải “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Sau khi đã đoạn phiền não thì mới học pháp môn. “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Đoạn phiền não, học pháp môn, giới hạn ở chỗ nào? Phải đoạn phiền não đến trình độ nào thì mới có thể học pháp môn? Nói theo tiêu chuẩn trong kinh Đại Thừa, hãy quên đi ý niệm học pháp môn trong một đời này. Vì sao? Chẳng thể nào đạt tới. Khuôn mẫu trong kinh Đại Thừa là năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm. Thiện Tài đồng tử đắc Căn Bản Trí trong hội của Văn Thù Bồ Tát. Căn Bản Trí là gì? Là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là gì? Đoạn hết Kiến Tư phiền não thì mới có tư cách ra ngoài tham học. Thật sự đoạn hết phiền não, đi tham học sẽ là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, giới hạn ở chỗ ấy. Chẳng đoạn hết Kiến Tư phiền não, chẳng có tư cách đi tham học. Nếu quý vị đi tham học, sẽ học được toàn là tà tri tà kiến. Vì sao? Quý vị chẳng đoạn Tam Độc phiền não, nhào trộn lẫn lộn, biến chánh kiến thành tà kiến, quý vị sẽ nghĩ sai lời Phật, sẽ hiểu sai bét ý nghĩa, vận dụng sai be bét, với tình hình như vậy quý vị thường là chẳng tránh khỏi tạo tội nghiệp. Đây là nói đến tiêu chuẩn chân chánh do kinh Hoa Nghiêm đã dạy; nhưng lũ phàm phu bình phàm chúng ta xác thực là chẳng thể đạt tới tiêu chuẩn này. Chẳng đạt tới tiêu chuẩn thì làm như thế nào? Do vậy, người đời sau lại hạ thấp tiêu chuẩn này; nói thật ra, hạ đến mức thấp nhất, hạn độ thấp nhất cũng là Tiểu Thừa Sơ Quả. Tiểu Thừa Sơ Quả phải đoạn hết tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc, tiêu chuẩn ấy đã bị hạ thấp quá nhiều! Từ Tiểu Thừa Tứ Quả giáng xuống Sơ Quả. Nếu đã nói đến Tứ Quả Tứ Hướng, [đặt ra tiêu chuẩn là Tiểu Thừa Sơ Quả] tức là đã hạ thấp xuống bảy tầng cấp, không thể hạ thấp hơn được nữa, có thể miễn cưỡng học điều này! Nhưng đối với tiêu chuẩn ấy, trong một đời này, chúng ta vẫn chẳng làm được, nói thật thà đấy nhé!

Chúng ta muốn nghiên cứu giáo pháp, làm như thế nào? Đúng là chẳng có cơ hội. Trước kia, chúng tôi theo thầy Lý học giảng kinh ở Đài Trung. Chúng tôi đâu có giảng kinh! Chẳng phải là giảng kinh, mà là gì? Giảng chú giải! Hoàn toàn nương theo chú giải của cổ nhân để giảng. Cổ nhân viết chú sớ bằng Văn Ngôn, chúng tôi dịch sang văn nói Bạch Thoại, [giảng chú giải] tức là dịch chú giải của cổ nhân [từ Văn Ngôn sang tiếng Bạch Thoại] trên giảng đài! Nếu giảng trật là do cổ đức chú giải sai, là chuyện của các Ngài, chẳng liên quan gì đến chúng tôi, chúng tôi làm công tác phiên dịch mà thôi! Lão nhân gia dạy chúng tôi học giảng kinh phải dùng thái độ như vậy thì sẽ chẳng có lầm lỗi, vì sao? Chúng tôi chẳng thể đoạn phiền não, chưa thể khai ngộ. Tôi dạy mọi người đọc kinh, bắt đầu học Phật thì trước hết hãy niệm kinh Vô Lượng Thọ ba ngàn lần. Có kẻ nghe xong, hiểu lầm ý nghĩa, bảo: “Pháp sư Tịnh Không dạy người ta niệm kinh Vô Lượng Thọ ba ngàn lần sẽ khai ngộ”. Tôi chẳng hề nói lời ấy, chính kẻ đó hiểu lầm ý nghĩa. Nói thật ra, tôi dạy người khác niệm ba ngàn lần, chắc chắn là chẳng khai ngộ. Chẳng khai ngộ, cớ sao niệm ba ngàn lần? Ba ngàn lần nhằm thâu hồi cái tâm, ý nghĩa ở chỗ này. Tâm chúng ta tán loạn quá mức, niệm kinh ba ngàn lần để thâu liễm, thâu hồi cái tâm. Nói cách khác, giúp cho tâm quý vị thanh tịnh. Chưa thể đạt tới tiêu chuẩn thanh tịnh, nói chung là chúng ta đang tu tập. Nếu tiêu chuẩn của tâm thanh tịnh đòi hỏi sáu mươi điểm, nay chúng ta có tối thiểu năm điểm hoặc mười điểm, nói chung, chẳng phải là không có điểm nào, mà là có được mấy điểm, có ý nghĩa như thế đó! Sau khi tâm đã thâu liễm, niệm Phật hiệu sẽ dễ có cảm ứng, mà cũng dễ đắc lực, mục đích ở chỗ này! Vì thế, ngàn muôn phần đừng hiểu lầm ý nghĩa.

“Tịnh” là hết sạch phiền não, “Quang” là trí huệ hiện tiền. Phiền não tiêu, trí huệ tăng trưởng. Diệt một phần phiền não, tăng trưởng một phần trí huệ. Nói cách khác, phiền não tăng trưởng một phần, trí huệ giảm bớt một phần; phiền não giảm một phần, trí huệ tăng trưởng một phần. Đấy là lý do vì sao đức Phật coi trọng chuyện đoạn phiền não như thế ấy. “Nhiễm” là phiền não, “hữu nhiễm chi trí” chẳng đáng coi là quý, chúng ta cũng chẳng cần giữ lấy nó, nhất định phải là trước hết đoạn phiền não, tu tâm thanh tịnh, tu bình đẳng, đó là điều trọng yếu. Thật sự đạt tới thanh tịnh, bình đẳng, sau đó sẽ nhất định là có giác, giác ấy là trí huệ. Tựa đề kinh Vô Lượng Thọ đã phô rõ cho chúng ta thấy chuyện này.

 

(Sao) Phật đức chí tịnh.

()佛德至淨。

(Sao: Phật đức thanh tịnh tột bậc).

Tâm Phật thanh tịnh đến cùng cực.

 

(Sao) Xuất đại quang minh, thí như kính thể thanh tịnh, năng giám hình cố.

()出大光明,譬如鏡體清淨,能鑑形故。

(Sao: Tỏa đại quang minh, ví như do thể của gương là thanh tịnh, nên có thể chiếu soi hình tướng).

Sánh ví [tâm] như một tấm gương. Tấm gương sạch làu, chẳng có mảy may ô nhiễm nào. “Giám” (鑑) là chiếu, chiếu bên ngoài rõ ràng rành mạch.

 

(Sao) Kỳ quang thanh tịnh giả, thí như dã thiêu, diệc hữu quang minh, tỷ chi nhật nguyệt, bất danh tịnh cố.

()其光清淨者,譬如野燒,亦有光明,比之日月,不名淨故。

(Sao: “Quang minh ấy thanh tịnh”: Ví như đốt rẫy, cũng có quang minh, nhưng so với mặt trời, mặt trăng thì [quang minh ấy] chẳng thể gọi là tịnh được).

Lửa cháy đồng hoang thiêu núi cũng có quang minh, cũng có ánh lửa, nhưng quang minh ấy chẳng thanh tịnh. Trong quang minh ấy có ô nhiễm, có rất nhiều bụi bặm trong đó, chẳng thanh tịnh như quang minh của mặt trời, mặt trăng.

Vị Phật này biểu thị cương lãnh trọng yếu trong tu hành: Phải dùng cái tâm thanh tịnh, phải dùng trí huệ thì mới có thể tu phước. Chẳng có trí huệ, phước tu được là giả, người ấy đã thấy sai mất rồi! Hôm nay, có một vị cư sĩ đến hỏi tôi. Vì thân thể ông ta không khỏe, thường bị bệnh, gặp phải tai nạn, có người khuyên ông ta lạy Lương Hoàng Sám, lạy Thủy Sám, làm đàn Thủy Lục, ông ta đều làm cả. Ông ta hỏi tôi: Ông ta đã thực hiện khá nhiều phương pháp để tiêu tai, nhưng chẳng tiêu tai được. Nhà Phật thường nói “tiêu nghiệp chướng”, tôi hỏi ông ta: Nghiệp chướng là gì? Ông ta chẳng thốt nên lời! Chúng ta học Giáo đã nhiều năm như thế, chớ nên chẳng hiểu rõ! Nghiệp là gì? Đang trong lúc tạo tác thì gọi là Sự. Sự sau khi đã làm xong, kết quả của nó là Nghiệp. Học hành trong nhà trường, học xong, đã tốt nghiệp. Khi còn chưa tốt nghiệp, ngay trong lúc đang học tập trong trường, quý vị thấy tập vở, vở bài tập, đứa học trò ấy đang tạo nghiệp. Nghiệp tạo xong, tốt nghiệp, rời khỏi nhà trường, vào xã hội lại bắt đầu tác nghiệp. Trong nhà trường có vở bài tập rất rõ ràng, quý vị hằng ngày làm những nghiệp gì, đặt chân vào xã hội, tuy chẳng có tập vở, chẳng ghi chép, nhưng trong A Lại Da Thức đã ghi từng khoản một, giống như nhập hết dữ liệu vào computer, chẳng sót một khoản nào! Quý vị hằng ngày đang tạo nghiệp, khởi tâm động niệm là tạo nghiệp, miệng nói năng là tạo nghiệp, hết thảy động tác nơi thân thể là tạo nghiệp, thân miệng ý đều đang tạo nghiệp. Nghiệp có thiện, có ác, có vô ký, tạo thiện nghiệp có thiện quả, tạo ác nghiệp có ác báo, đó là nghiệp. Nếu chúng ta muốn tiêu nghiệp chướng, đương nhiên là chẳng thể nào tiêu thiện nghiệp, nói chung là phải tiêu trừ nghiệp chướng của ác nghiệp. Hiểu rõ điều này, quý vị lạy Lương Hoàng Sám, sau khi lạy xong, có phải là chẳng có ác niệm nào hay không? Nếu như sau khi đã lạy xong Lương Hoàng Sám, chẳng có ác niệm nào, nói chuyện với người khác, chẳng nói một câu dơ bẩn hay bại hoại nào, quý vị đã thật sự tiêu nghiệp! Nếu lạy xong, trong tâm vẫn dấy vọng tưởng, vẫn luôn nghĩ chuyện lợi mình tổn người, nghiệp của quý vị chẳng thể tiêu được. Không chỉ là chẳng thể tiêu trừ, mà nghiệp còn tăng trưởng, vì sao? Đã bái Lương Hoàng Sám, tốn nhiều tiền dường ấy, tốn tinh thần lắm ngần ấy, ta chẳng tiêu nghiệp chướng được, [bèn nghi ngờ sám pháp] chẳng linh, ngay cả Phật, Bồ Tát cũng đều bị chê trách, chẳng phải là tội nghiệp nặng thêm hơn ư? Ngu si đấy mà!

Sau khi đã thật sự hiểu rõ thì mới thật sự biết một câu A Di Đà Phật đúng là đã tiêu trừ nghiệp chướng của chúng ta. Trong tâm chúng ta khởi một ác niệm, [bèn niệm] A Di Đà Phật để chèn ép ác niệm ấy, [khiến cho] cái tâm bình lặng. Nói một lời xấu xa bèn “A Di Đà Phật”, chèn ép lời nói xấu xa ấy, đó là thật sự tiêu trừ nghiệp chướng. Lâu ngày chầy tháng, trải qua nửa năm, một năm, hai năm, ba năm, đúng là ác niệm ít đi, hành vi ác ít đi, thiện niệm tăng trưởng, hành vi thiện tăng trưởng, đó là hiệu quả thật sự. Vì thế, tu phước, tâm địa chẳng thanh tịnh, chẳng có trí huệ, chẳng thể nào tu được phước báo thật sự.

 

(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh thanh tịnh bất khả tận, thị Tây phương hằng sa Phật nghĩa.

(Diễn) Tự tánh thanh tịnh giả, dĩ tánh ly hoặc nhiễm, tùng bổn dĩ lai, nhất thiết nhiễm pháp bất tương ứng cố.

()稱理,則自性清淨不可盡,是西方恆沙佛義。

()自性清淨者。以性離惑染。從本以來。一切染法不相應故。

(Sớ: Xứng Lý thì tự tánh thanh tịnh chẳng thể tận, là ý nghĩa của hằng sa Phật ở Tây phương.

Diễn: “Tự tánh thanh tịnh”: Do tánh lìa Hoặc nhiễm, trước nay vốn chẳng tương ứng với hết thảy các nhiễm pháp).

Ý nghĩa của Tây Phương đã được nói trong phần trước.

 

(Sao) Tây Phương nghĩa kiến tiền giải, lương dĩ Chân Như tự thể, trạm nhược hư không, tuyệt điểm thuần thanh, tằng hà nhai tế.

(Diễn) Trạm nhược hư không giả, như thật không trung, ly nhất thiết pháp sai biệt chi tướng, vô hư vọng tâm niệm cố, tằng hà nhai tế giả. Ly niệm tướng giả, đẳng hư không giới, vô sở bất biến cố.

()西方義見前解,良以真如自體,湛若虛空,絕點純清,曾何涯際。

()湛若虛空者。如實空中。離一切法差別之相。無虛妄心念故。曾何涯際者。離念相者。等虛空界。無所不遍故。

(Sao: Đối với ý nghĩa của Tây Phương, hãy xem lời giải thích trong phần trước, ấy là vì tự thể của Chân Như lặng trong như hư không, thuần thanh tột bậc, chẳng hề có ngằn mé.

Diễn: “Lặng trong như hư không”: Trong cái Không như thật, lìa tướng sai biệt của hết thảy các pháp, do chẳng có tâm hư vọng, há từng có ngằn mé ư? Lìa tướng niệm, bằng với hư không giới, không gì chẳng trọn khắp vậy).

“Nhai tế” (涯際) là rộng lớn chẳng có ngằn mé.

 

(Sao) Tiêm trần sạ khởi.

()纖塵乍起。

(Sao: Mảy trần vừa dấy lên).

Mảy may trần duyên mới vừa dấy lên.

 

(Sao) Phật diệt đa thời.

()佛滅多時。

(Sao: Thì Phật đã diệt từ lâu).

Phật là giác tánh; một vọng niệm dấy lên, giác tánh liền mê mất.

 

(Sao) Tâm cấu đốn trừ, cổ Phật tùy hiện.

()心垢頓除,古佛隨現。

(Sao: Chất dơ trong tâm vừa trừ, cổ Phật liền hiện).

“Cổ Phật” là tự tánh, là con người thật sự của chính mình. Chỉ cần tâm thanh tịnh, thanh tịnh đến tột bậc, giống như tỷ dụ ở chỗ này, “tuyệt điểm thuần thanh” [nghĩa là] thanh tịnh đến cùng cực, vô lượng vô biên trí huệ, vô lượng vô biên công đức trong tự tánh thảy đều hiện tiền. Thành Phật là thành vị Phật nào vậy? Tự tánh Phật. Trong kinh Hoa Nghiêm và Viên Giác, đức Phật đã dạy: “Hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”, thành vị Phật vốn sẵn có. Xin hãy xem kinh văn.

 

(Kinh) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn, nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

()各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經。

(Kinh: Mỗi vị đều ở trong nước mình hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”).

Ý nghĩa này giống như trong phần trước. Mỗi lần chúng tôi đọc đoạn kinh văn này đều bị cảm động rất sâu. Đức Phật đối với chúng ta vô tận từ bi, ban cho chúng ta lời khuyên chân thành trung thực nhất, chúng ta nhất định phải tin tưởng, chẳng cô phụ sự hộ niệm của đức Phật dành cho chúng ta.

 

Tập 265

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm ba mươi chín:

 

(Kinh) Xá Lợi Phất! Bắc phương thế giới, hữu Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật.

(Sớ) Diệm Kiên giả, giải kiến tiền văn.

(Sao) Tiền hữu Đại tự, nghĩa vô ưu liệt.

()舍利弗。北方世界。有燄肩佛。最勝音佛。難沮佛。日生佛。網明佛。如是等恆河沙數諸佛。

()燄肩者。解見前文。

()前有大字。義無優劣。

(Kinh: Xá Lợi Phất! Thế giới phương Bắc có Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, Hằng hà sa số chư Phật như thế.

Sớ: “Diệm Kiên” xem lời giải thích trong phần trước.

Sao: [Danh hiệu của vị Phật] trong phần trước có chữ Đại, [trong đoạn này không có], nhưng ý nghĩa chẳng hơn kém).

Đây là phương Bắc trong sáu phương Phật. Đối với phương Bắc, nêu ra đức hiệu của năm vị Phật nhằm biểu thị Hóa Tha (hóa độ người khác). Sau khi đã trọn đủ phước huệ thì mới có thể thật sự thực hiện viên mãn hoằng nguyện do đức Phật đã phát trong khi còn tu nhân. Như chúng ta học Phật, cũng như chư Phật trong khi tu nhân đã phát nguyện, đó là [phát nguyện bằng] chân tâm hay giả tâm, chúng ta tạm thời chẳng bàn đến. Như trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện, nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nói thật ra, bốn nguyện đó quy kết thành một nguyện này, ba nguyện sau đều nhằm viên mãn một nguyện [đầu tiên] này mà phát. Do đó, trong bốn nguyện, nguyện thứ nhất là chủ chốt, là trọng yếu nhất. Nguyện thứ nhất, nói thật ra, cũng là một sức mạnh thúc đẩy chư Phật viên thành Phật đạo. Chúng ta biết người thế gian hằng ngày siêng năng nỗ lực làm việc, sức mạnh nào thúc đẩy họ? Quy nạp lại, chẳng ngoài sức mạnh “danh lợi”. Chẳng phải vì danh thì là vì lợi. Nếu danh lẫn lợi đều chẳng có, tôi nghĩ tuyệt đối là họ sẽ chẳng muốn làm việc! Chư Phật, Bồ Tát danh lẫn lợi đều chẳng cần, thảy đều bỏ hết, sức mạnh nào thúc đẩy khiến cho các Ngài tinh tấn, nỗ lực, hăng hái, chẳng biếng nhác? Do chính nguyện này! Do vậy có thể biết: Bồ Tát phát tâm tự hành (chính mình tu hành), phát tâm hóa độ kẻ khác, đều do nguyện thứ nhất này [thúc đẩy]. Cho đến phát tâm mong thành Phật đạo vẫn nhằm thỏa mãn nguyện thứ nhất. Vì nếu Bồ Tát chẳng thành Phật đạo, dẫu thuộc địa vị Đẳng Giác Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát chẳng thể hóa độ Đẳng Giác Bồ Tát, [bởi lẽ] địa vị và trình độ của các Ngài như nhau. Nhất định là phải thành Phật thì mới có thể độ Đẳng Giác Bồ Tát, mới có thể độ hết thảy chúng sanh tới mức rốt ráo viên mãn. Do vậy, nhất định là trí huệ và phước đức đều viên mãn; khi ấy, sẽ rộng độ chúng sanh.

Đối với Phật pháp, độ sanh là sự nghiệp. Nói theo cách hiện thời, “độ” (度) là giúp đỡ, hiệp trợ họ, giúp họ lìa khổ được vui. Trong các nỗi khổ của tam giới, có hai loại sanh tử: Một loại là Phần Đoạn sanh tử, loại kia là Biến Dịch sanh tử, hai nỗi khổ ấy! Thoát khỏi tam giới, từ Tiểu Thừa Tứ Quả La Hán trở lên, chẳng còn có Phần Đoạn sanh tử trong tam giới. Tuy đã vượt ra ngoài tam giới, mãi cho đến địa vị Đẳng Giác Bồ Tát, vẫn còn có Biến Dịch sanh tử. Nói cách khác, các Ngài sung sướng hơn chúng ta nhiều lắm, nhưng chẳng phải là đã đạt đến rốt ráo, chẳng phải là viên mãn. Nhất định là phải giúp chúng sanh viên thành Phật đạo thì sự lìa khổ ấy mới là lìa đến rốt ráo, “được vui” mới đạt đến viên mãn. Chư vị ngẫm xem: Muốn giúp chúng sanh thành Phật, mà chính mình chẳng thành Phật, làm thế nào được? Chẳng có lẽ ấy! Chính mình nhất định phải thành Phật!

Cũng có lẽ mọi người từng nghe nói: “Chính mình chưa độ, đã độ chúng sanh trước; đấy là Bồ Tát phát tâm”. Giống như Địa Tạng Bồ Tát, chính mình chưa thành Phật, đã độ chúng sanh đều thành Phật, lão nhân gia vẫn là Bồ Tát. Chúng ta có thể học theo chuyện ấy hay chăng? Rất nhiều người hiểu ý nghĩa trong kinh điển theo kiểu cắt xén chương đoạn, hiểu lệch lạc ý nghĩa của Phật, cho rằng Địa Tạng Bồ Tát rất vĩ đại: Chính mình chưa thành Phật, mà đã độ chúng sanh trước, ta phải học theo Địa Tạng Bồ Tát. Quý vị có thể học nổi hay không? Địa Tạng Bồ Tát là hạng người nào? Đẳng Giác Bồ Tát! Nếu quý vị chứng đắc Đẳng Giác Bồ Tát bèn có thể học theo Địa Tạng Bồ Tát: “Ta chẳng thành Phật, độ chúng sanh thành Phật trước. Chúng sanh chưa độ hết, ta thề chẳng thành Phật”. Lời ấy do bậc Đẳng Giác Bồ Tát thốt ra. Chúng ta chẳng có tư cách! Nếu chúng ta chẳng thành Phật, sẽ phải đọa trong lục đạo luân hồi, sẽ đọa trong ba ác đạo. Đọa ba ác đạo, bản thân quý vị còn chưa giữ nổi, làm sao có thể độ người khác cho được? Vì thế, chớ nên hiểu cong vạy ý nghĩa trong kinh, chớ nên hiểu sai ý Phật.

Trên thực tế, Địa Tạng Bồ Tát đã sớm thành Phật, bất quá lão nhân gia chẳng muốn hiện hình tướng Phật mà thôi. Học trò đã thành Phật đông ngần ấy, lẽ đâu lão nhân gia vẫn chẳng thành Phật? Há có đạo lý ấy? Bất quá là Ngài chẳng biến ra hình dạng Phật, mà biến thành hình tướng Bồ Tát đó thôi! Người ta có năng lực thành Phật bất cứ lúc nào, chẳng muốn dùng thân Phật để hóa độ chúng sanh, vị đó gọi là Địa Tạng Bồ Tát. Chúng ta thật sự phát tâm học theo Địa Tạng Bồ Tát thì vẫn là phải tới Tây Phương Cực Lạc thế giới trước để gặp A Di Đà Phật. Sau khi đã chứng đắc viên mãn Bồ Đề trong thế giới Cực Lạc, bèn có thể bắt chước Địa Tạng Bồ Tát. Đấy là chánh xác, chẳng có vấn đề gì!

Kinh văn cho đến đoạn này, xét theo sự biểu thị pháp là chú trọng lợi ích chúng sanh. Danh hiệu của vị Phật thứ nhất là Diệm Kiên Phật. Trong phần trước, đã từng nói về Đại Diệm Kiên Phật; ở đây, chúng ta chú trọng ý nghĩa biểu thị pháp. Kiên (肩) là hai vai, biểu thị ý nghĩa gánh vác: Vai chúng ta có thể gồng gánh được. Diệm (燄) là ngọn lửa, biểu thị ý nghĩa quang minh. Hai vai biểu thị Quyền Trí và Thật Trí. Có Quyền Trí và Thật Trí thì mới có thể gánh vác gia nghiệp của Như Lai. Sự nghiệp của chư Phật Như Lai là hoằng pháp lợi sanh. Bồ Tát có hai loại trí huệ ấy. Bồ Tát có tại gia và xuất gia; ở đây là tại gia lẫn xuất gia thảy đều được bao gồm. Vì thế, chư vị đồng tu học Phật phải biết: Không nhất định là phải xuất gia, tại gia Bồ Tát chứng đắc rất nhiều! Tại gia Bồ Tát thành Phật vô lượng vô biên. Chúng ta xem phần năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm, [sẽ thấy] trong năm mươi ba vị thiện tri thức[40], kể từ tỳ-kheo Đức Vân, tỳ-kheo Đức Vân đại diện cho hàng Sơ Trụ trong Viên Giáo, là Pháp Thân đại sĩ, mãi cho đến Phổ Hiền Bồ Tát, trong ấy [bao gồm] viên mãn bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ, tức là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, và Đẳng Giác. Năm mươi ba địa vị Pháp Thân đại sĩ, thị hiện thân phận xuất gia chỉ có sáu vị, những vị khác đều là tại gia. Như vậy thì chúng ta có thể hiểu rõ: Tại gia Bồ Tát đông đảo, tại gia thành Phật và xuất gia thành Phật chẳng khác gì nhau!

Xuất gia chỉ có một chuyện là hoằng dương và hộ trì chánh pháp. Phật giáo là nền giáo dục của đức Phật, chúng ta phải tiếp nối, duy trì nền giáo dục ấy. Muốn thúc đẩy, phát triển nền giáo dục ấy, nhất định là phải có nhân viên chuyên nghiệp để làm chuyện này, giống như mở trường học: Những vị đảm nhiệm vai trò giáo chức trong nhà trường là những người chuyên nghiệp, chẳng phải là chức trách kiêm nhiệm. Thúc đẩy nền giáo dục của đức Phật phát triển mạnh mẽ, duy trì nền giáo dục ấy, cũng ắt phải do nhân viên chuyên nghiệp tiến hành. Quý vị phát tâm chuyên môn tiến hành công việc này, theo đuổi “nghề nghiệp” ấy, bèn xuất gia. Nếu không, chẳng cần phải xuất gia, tại gia vẫn có thành tựu y hệt. Bất luận theo đuổi nghề nghiệp nào, đều là Bồ Tát, đều là Phật. Quý vị đọc kinh Hoa Nghiêm thuần thục sẽ hiểu rõ, cũng biết: Chúng ta ở trong xã hội này, bất cứ nghề nghiệp nào, thân phận nào, làm loại Bồ Tát nào, đều có thể viên thành Phật đạo.

Hoằng dương và hộ trì Phật pháp đều lấy trí huệ cao độ làm cơ sở, cho nên là Diệm Kiên. Điều khẩn yếu nhất trong trí huệ là Thật Trí, đó là trí huệ chân thật. Kinh Bát Nhã nói “Bát Nhã vô tri”, cái “vô tri” ấy chính là Thật Trí, tức là trí huệ chân thật. Tâm Kinh đến cuối cùng nói: “Vô trí mà cũng vô đắc”. Đó là tinh hoa của Tâm Kinh, là trung tâm của một bộ Đại Bát Nhã sáu trăm quyển. Vì vậy, vô tri là chân trí huệ. Nay chúng ta điều gì cũng không biết, có phải là có chân trí huệ hay không? Chẳng phải! Người ta rất dễ hiểu lầm ý nghĩa này, tưởng “Bát Nhã vô tri” thì chúng ta chẳng đọc sách mà cũng chẳng cần học hành. Đức Phật nói “chân trí huệ”, chúng ta hiểu ý Phật theo kiểu đó, tức là đã hiểu sai bét ý Phật mất rồi! “Vô tri” là tâm thanh tịnh, trong tâm chẳng sanh một niệm, trong tâm chẳng tồn tại một vật. Lục Tổ nói: “Vốn chẳng có một vật”. Đó là chân trí huệ, tâm thanh tịnh, thanh tịnh đến cùng tột. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng là Quyền Trí. Kinh Bát Nhã nói Quyền Trí là “không gì chẳng biết”. Khi chẳng khởi tác dụng thì đúng là chẳng sanh một niệm, cho nên gọi là “vô tri”. Khi khởi tác dụng, bèn “không gì chẳng biết”. Nay chúng ta khi chẳng khởi tác dụng bèn vô tri, mà lúc khởi tác dụng cũng vô tri luôn, sai mất rồi! Diệm Kiên Phật biểu thị phải trọn đủ hai thứ trí huệ là Quyền Trí và Thật Trí. Thật Trí còn gọi là Căn Bản Trí, là Bát Nhã vô tri. Vô tri là Căn Bản Trí. Quyền Trí còn gọi là Hậu Đắc Trí, tức là Căn Bản Trí khởi tác dụng. Điều này cũng nhằm nói rõ: Toàn thể Phật pháp được kiến lập trên cơ sở trí huệ chân thật. Có trí huệ chân thật thì mới có thể tự độ, và mới có thể giúp đỡ người khác.

Vị Phật thứ hai là Tối Thắng Âm Phật (Vaiśvānaranirghōṣa). Phật pháp coi trọng nhất là khế cơ và khế lý. Diệm Kiên Phật trong đoạn trước biểu thị sự Khế Lý, ở đây nói đến sự Khế Cơ. Chúng ta biết đức Phật thuyết pháp là nói tương ứng với căn cơ. Có thể suy ra: Đức Phật thuyết pháp trong thế giới phương khác nhất định sẽ chẳng giống những gì đã được nói trong thế giới Sa Bà của chúng ta. Vì sao? Căn cơ khác nhau. Căn tánh của chúng sanh trong thế gian này là Nhĩ Căn nhạy bén nhất. Trong kinh Lăng Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát đã vì chúng sanh trong thế giới Sa Bà chọn lựa pháp môn, Ngài chọn môn Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông. Ngài nói: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn” (Chân giáo thể phương này, thanh tịnh tại nghe tiếng). Mắt thấy chẳng rõ ràng, tai nghe bèn rõ ràng. Đương nhiên là cũng có thiểu số ngoại lệ; có một ít người nghe chẳng rõ ràng, nhưng họ nhìn bèn thấy rất minh bạch. Có hạng người như vậy, nhưng là thiểu số. Đại đa số mọi người là Nhĩ Căn nhạy bén hơn Nhãn Căn. Do vậy, đức Phật giáo hóa chúng sanh trong thế gian này bèn dùng âm thanh để thuyết pháp. Thuở tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng viết văn chương, chẳng lưu lại tác phẩm nào cho hậu thế, toàn là diễn giảng. Kinh điển là sau khi đức Phật đã diệt độ, các đệ tử họp lại, ghi chép những lời đức Phật đã giảng trước kia thành văn tự, biên chép lại, soạn thành kinh điển. Do vậy, thuở đức Phật tại thế, [trong Phật giáo] chẳng có văn tự. Thuở Khổng lão phu tử tại thế dạy học, cũng dùng âm thanh làm Phật sự, cũng chẳng có sách vở. Bất quá, Khổng Tử còn có trước tác, viết này nọ, như phần Hệ Từ Truyện[41] trong kinh Dịch. Ngài còn lưu lại văn chương cho hậu thế, chứ Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng có. Vị Phật thứ hai là nói về phương thức và phương pháp dạy học, nhất định là dùng âm thanh để làm Phật sự. Tối Thắng Âm (最勝音) là âm thanh thù thắng nhất. Âm thanh trong thế gian quá nhiều, hết thảy các âm thanh ấy đều chẳng có cách nào giúp chúng ta liễu sanh tử, thoát tam giới. Dẫu âm thanh ấy dễ nghe cách mấy, đều chẳng thể gọi là Tối Thắng (thù thắng nhất). Vì thế, Tối Thắng Âm như Liên Trì đại sư giải thích ở đây chỉ là hình dung.

 

(Sớ) Tối Thắng Âm giả, Phật âm cực hảo, nhất thiết âm thanh vô năng cập cố.

(Sao) Phật hữu bát âm, nhất cực hảo âm, nhị nhu nhuyễn âm, nãi chí bát bất kiệt âm. Kim cứ cực hảo, dĩ thích tối thắng, diệc khả bát âm kiêm bị, cố danh Tối Thắng, tắc nhất thiết thiên, nhân, Thanh Văn, Bồ Tát sở bất năng cập dã.

(Diễn) Bát âm giả, nhất nhị như văn, tam hòa thích âm, tứ tôn huệ âm, ngũ bất nữ, lục bất ngộ, thất thâm viễn, bát như văn.

()最勝音者,佛音極好,一切音聲無能及故。

()佛有八音。一極好音。二柔軟音。乃至八不竭音。今據極好。以釋最勝。亦可八音兼備。故名最勝。則一切天人聲聞菩薩所不能及也。 

()八音者。一二如文。三和適音。四尊慧音。五不女。六不誤。七深遠。八如文。

(Sớ: Tối Thắng Âm: Âm thanh của Phật hay đẹp tột bậc, hết thảy các âm thanh chẳng thể sánh bằng.

Sao: Phật có tám âm, một là âm thanh tốt đẹp cùng cực, hai là âm thanh mềm mại, cho đến điều thứ tám là âm thanh chẳng cạn kiệt. Nay dựa trên [ý nghĩa] Cực Hảo để giải thích chữ Tối Thắng, mà cũng có thể dùng trọn cả tám loại âm thanh để giải thích. Vì thế, gọi là Tối Thắng, vì hết thảy người, trời, Thanh Văn, Bồ Tát đều chẳng thể sánh bằng.

Diễn: Tám âm: Điều thứ nhất và thứ nhì giống như trong lời Sao [đã chép], ba là âm thanh hòa hoãn, thích hợp, bốn là âm thanh trí huệ cao quý, năm là chẳng có âm hưởng nữ nhân, sáu là chẳng sai lầm, bảy là sâu xa, điều thứ tám giống như trong lời Sao).

Âm thanh hay đẹp tột bậc mà nếu chẳng thể giúp chúng ta liễu sanh tử, thoát tam giới, âm thanh hay đẹp tột bậc ấy cũng chẳng thể gọi là âm thanh thù thắng nhất. [Âm thanh thù thắng nhất] là gì? “Âm” (音) ở đây là âm thanh thuyết pháp, tức là dùng ngôn ngữ hoặc âm thanh để nói rõ chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, khiến cho chúng ta nghe xong sẽ hoảng nhiên đại ngộ, âm thanh ấy là mầu nhiệm. Âm thanh ấy đúng là thù thắng. Hết thảy các âm thanh trong cõi trời và nhân gian đều chẳng thể sánh bằng. Vì thế, Tối Thắng Âm là [âm thanh] thuyết pháp. Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, hết thảy các kinh điển, kể cả kinh Tiểu Thừa, đều nhằm giúp chúng ta liễu sanh tử, thoát tam giới, đó là Tối Thắng Âm. Viết thành sách, sẽ là sách vở thù thắng nhất trong thế gian, chẳng có sách vở nào khác có thể sánh bằng! Sách ấy có thể giúp chúng ta thoát tam giới, tất cả hết thảy sách vở trong thế gian chẳng thể [giúp chúng sanh] thoát khỏi tam giới. Dẫu là các sách vở tôn giáo, tối đa cũng chẳng qua là giúp cho chúng sanh đạt đến thiên đạo mà thôi. Tôn giáo cao cấp của Ấn Độ có thể giúp quý vị sanh lên Sắc Giới Thiên hoặc Vô Sắc Giới Thiên, nhưng chẳng thoát khỏi tam giới. Chỉ riêng Phật pháp là có thể giúp chúng ta thoát tam giới, liễu sanh tử, vĩnh viễn thoát luân hồi, đó là Tối Thắng Âm.

Chúng ta dùng những sách vở ấy để tu học, trong thời gian ngắn ngủi mấy chục mùa nóng lạnh, có thể thật sự đạt tới mục tiêu ấy hay không? Khó lắm! Khó ở chỗ nào? Chẳng phải là pháp môn khó khăn, đức Phật đã nói rất hay: “Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp”. Vì thế, [khó khăn] chẳng do pháp môn, mà là do căn tánh của chúng sanh. Căn tánh của cổ nhân chẳng giống người hiện thời, căn tánh của người phương Đông chẳng giống người phương Tây. Thậm chí căn tánh của đồng bào Đài Loan chẳng giống căn tánh của đồng bào tại Đại Lục. Vì thế, đối với pháp môn, chẳng thể không chọn lựa! Đó gọi là “pháp môn có khó, dễ”. Khó hay dễ chẳng do bản thân pháp môn, mà là do căn tánh của chúng sanh khác nhau. Căn tánh có thù thắng hay kém cỏi. Do vậy, tu học còn có hiện tượng khó, dễ. Một pháp môn làm như thế nào để có thể bảo đảm hết thảy chúng sanh đều có thể thành Phật đạo? Đó là pháp thù thắng nhất trong các thứ thù thắng, là Tối Thắng Âm. Như vậy, chúng ta bèn hiểu rõ: Nguyên lai, Tối Thắng Âm chính là một câu danh hiệu “Nam-mô A Di Đà Phật”. Câu danh hiệu ấy chính là Tối Thắng Âm, trên có thể độ Đẳng Giác Bồ Tát, dưới có thể độ chúng sanh trong địa ngục. Chỉ cần quý vị thật sự tin, thật sự nguyện, thật sự niệm, bèn thật sự vãng sanh, thật sự thấy Phật, thật sự bất thoái thành Phật. Kết quy lại, Tối Thắng Âm chính là “Nam-mô A Di Đà Phật”, phải biết điều này. Trong lời chú giải có giải thích Phật có “bát âm”, chư vị tự xem. Chúng tôi chỉ nói đại ý, lời chú sớ kinh chẳng có ý ấy, cho nên tôi nói rõ cùng quý vị. Lại xem vị Phật kế tiếp:

 

(Sớ) Nan Trở giả, Phật đức kiên mật, bất khả hoại cố.

(Sao) Trở giả, thủy danh. Phật chứng Pháp Thân, dĩ đắc Kim Cang bất hoại chi thể, cánh vô dư Hoặc. Phiền não hoành lưu, mạc năng xung đãng. Cố viết Nan Trở. Tích nhân vị “Ngô kỳ chiểu hồ”, nan trở giả, do ngôn bất khả chiểu dã. Hựu Trở trở thông dụng, chỉ át dã.

(Diễn) “Ngô kỳ chiểu hồ” giả, Tử Tư ngôn: “Việt thập niên sanh tụ, thập niên giáo huấn, nhị thập niên hậu, Ngô kỳ chiểu hồ”. Chỉ át giả, Phật chứng Pháp Thân, đắc vô tận tạng. Sở hữu thần thông, diệu dụng, bất khả chỉ át dã. Thượng nghĩa ước Thể, thử nghĩa ước Dụng.

()難沮者,佛德堅密,不可壞故。

()沮者。水名。佛證法身。已得金剛不壞之體。更無餘惑。煩惱橫流。莫能衝蕩。故曰難沮。昔人謂吳其沼乎。難沮者。猶言不可沼也。又沮阻通用。止遏也。

()吳其沼乎者。子胥言。越十年生聚。十年教訓。二十年後吳其沼乎。止遏者。佛證法身。得無盡藏。所有神通妙用。不可止遏也。上義約體。此義約用。

(Sớ: Nan Trở (Duṣpradharṣa) là Phật đức cứng chắc, kín đáo, chẳng thể phá hoại được.

Sao: Trở[42] là tên một con sông. Phật chứng Pháp Thân, đã đắc cái thể kim cang bất hoại, chẳng còn sót phiền hoặc; dòng lũ phiền não chẳng thể dâng tràn được. Vì thế nói là Nan Trở. Người xưa nói: “Nước Ngô trở thành cái ao của họ ư?” Đó là ngăn trở vậy, ví như [can ngăn] chẳng để cho nước Ngô biến thành cái ao của họ. Chữ Trở () và Trở () lại được dùng lẫn cho nhau, [cùng có nghĩa] là ngăn dứt.

Diễn: “Nước Ngô trở thành cái ao của họ ư?” Tử Tư[43] nói: “Nước Việt bồi dưỡng thực lực mười năm, trải qua mười năm giáo huấn, hai mươi năm sau, nước Ngô sẽ trở thành cái ao của họ ư?”[44] “Ngăn dứt”: Phật chứng Pháp Thân, đắc Vô Tận Tạng, tất cả thần thông diệu dụng, chẳng thể ngăn dứt được. Nghĩa trước là nói theo Thể, nghĩa này nói theo Dụng).

Vị Phật này biểu thị sự hoằng dương và hộ trì chánh pháp, khá là chẳng đơn giản. Tục ngữ thường nói: “Đạo cao một thước, ma cao một trượng”; học Phật có thể thuận buồm xuôi gió, chẳng có ma chướng, tra khắp Đại Tạng Kinh, chẳng tìm thấy [có trường hợp tương tự như vậy]. Trong một đời thị hiện của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lão nhân gia, trong thì Tăng đoàn có Lục Quần Tỳ Kheo[45], hằng ngày nghịch phá, quấy rối, gây tiếng xấu cho Tăng đoàn, gây nên phiền phức, bên ngoài thì có chín mươi sáu thứ ngoại đạo. Có thể thấy là vào thời ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật kiến lập Phật pháp khá khó khăn. Lịch đại tổ sư đại đức tu hành, hoằng dương, giáo hóa, có vị nào chẳng bị chướng ngại hay không? Tại Trung Hoa, [xét theo] sự hoằng dương và giáo hóa có sức ảnh hưởng lớn nhất, không ai hơn được Lục Tổ Huệ Năng đại sư của Thiền Tông. Quý vị thấy Ngài gặp thử thách: Sau khi đắc đạo, minh tâm kiến tánh, Ngài hai mươi bốn tuổi. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đại sư truyền y bát cho Ngài, Ngài còn phải tới lánh nạn trong đội thợ săn, ẩn náu suốt mười lăm năm mới có thể rời khỏi, gặp bao nhiêu khổ nạn? Ma chướng nhiều lắm! Nay chúng ta gặp phải một chút trắc trở bèn ngã lòng, làm sao quý vị có thể thành tựu cho được? Chư vị phải hiểu: Trong lẫn ngoài đều có ma chướng. Đối với các bạn tại gia học Phật, người nhà là ma chướng, [tức là] người trong nhà chướng ngại quý vị. Đối với người xuất gia học Phật, sư huynh, sư đệ trong Tăng đoàn chướng ngại quý vị, đó cũng là ma chướng, chẳng thể tránh né! Chúng ta phải đối phó như thế nào? Học theo Nan Trở Phật. Trở (沮) là ngăn trở, phá hoại. Thứ gì chẳng bị phá hoại? Tín tâm bất hoại, nguyện tâm bất hoại, hạnh tâm bất hoại. Chỉ cần ba điều Tín, Nguyện, Hạnh của quý vị bất hoại, quý vị bèn thành công.

Vị Phật này dạy chúng ta đừng sợ ma vương, ngoại đạo, chúng ta biết chúng nó tồn tại, luôn ở quanh chúng ta, thời thời khắc khắc kiếm chuyện, ngăn trở, chúng ta phải sử dụng trí huệ cao độ để thông đạt quyền biến: Nơi này chẳng suông sẻ thì còn có nơi khác để có thể đến. Ví như quý vị niệm Phật ở nhà, người nhà đều chán ghét, phản đối quý vị, [vậy thì] ta cần gì cứ chường ra dáng vẻ là người học Phật? Hãy gạt bỏ hình tướng, họ sẽ chẳng nhìn ra! Ta niệm Phật bèn niệm trong tâm, chẳng niệm ra miệng. Trong nhà cũng chẳng thờ tượng Phật, chẳng cần thắp hương; đối với quý vị, hết thảy đều tùy duyên. Học Phật kiểu ấy gọi là “mật hạnh”. Chúng ta công phu rất đắc lực, mà họ cũng chẳng có phiền não, khiến cho họ chẳng nhìn ra [quý vị đang dụng công]! Đối với mật hạnh, thuở đức Thế Tôn tại thế, con trai đức Thế Tôn là tôn giả La Hầu La hành mật hạnh. Ngài mang thân phận sa-di, suốt ngày từ sáng đến tối chơi đùa bên ngoài, người khác đều nói “đứa bé này chẳng dụng công”. Thích Ca Mâu Ni Phật biết tôn giả dụng công trong tâm, tôn giả tu mật hạnh. Chúng ta phải nên học theo điều ấy. “Bồ Tát ở chỗ nào cũng đều khiến cho hết thảy chúng sanh sanh tâm hoan hỷ”. Dẫu kẻ khác là yêu ma, quỷ quái, cũng khiến cho họ sanh tâm hoan hỷ, chẳng trở ngại công phu của chúng ta, không ảnh hưởng tín nguyện kiên định của chúng ta. Nan Trở Phật dạy chúng ta phương pháp này.

Vị thứ tư là Nhật Sanh Phật (Adityasambhava). Hết thảy tà ma ngoại đạo đều chẳng thể chướng ngại quý vị, quý vị đã thành tựu, sau đấy mới có thể đạt tới mức độ “giáo học tương trưởng” (dạy dỗ và học tập đều khiến cho chính mình và người khác được thêm tăng tấn), [khiến cho]  chánh pháp tồn tại lâu dài. Nhật Sanh là tỷ dụ, giống  như  mặt  trời mọc từ phương Đông, quang minh chiếu trọn khắp.

 

(Sớ) Nhật Sanh giả, Phật quang sơ hiện, như nhật sơ thăng dã, kiêm nhị lợi thuyết.

(Sao) Nhị lợi giả. Nhất giả tự lợi, chúng sanh Bổn Giác, phú tại vô minh. Như đại dạ trung, nhật quang bất hiện. Phá Hoặc, hiển Trí, Thỉ Giác lãng chiếu, như nhật Đông sanh cố. Nhị giả lợi tha, Hoa Nghiêm nhị thập tam kinh vân: “Thí như nhật thiên tử, bất dĩ sanh manh bất kiến cố, ẩn nhi bất hiện. Bất dĩ Càn Thát Bà thành, A Tu La thủ, Diêm Phù Đề thụ, sùng nham, thúy cốc, trần, vụ, yên, vân đẳng vật phú chướng cố, ẩn nhi bất hiện. Bất dĩ thời tiết cải biến cố, ẩn nhi bất hiện”. Dụ Phật thỉ thành Chánh Giác, thuyết pháp lợi sanh, huệ quang phổ chiếu, như nhật Đông sanh cố.

 (Diễn) “Thí như nhật thiên tử” hạ, nhật luân phổ chiếu dụ dã. Dụ ngộ ác bất tức lợi ích. Kinh trung hợp pháp vân: Bất dĩ chúng sanh kỳ tánh tệ ác, tà kiến sân trược, nan khả điều phục, tiện tức khí xả, bất tu hồi hướng. Bất dĩ chúng sanh bất tri báo ân, thoái Bồ Tát hạnh. Bất dĩ phàm ngu cộng đồng nhất xứ, xả ly nhất thiết như thật thiện căn. Bất dĩ chúng sanh sổ khởi quá ác, nan khả nhẫn thọ, nhi ư bỉ sở, sanh bì yếm tâm. Thích viết: Tệ ác hợp sanh manh, tà kiến hợp Càn Thát Bà thành, linh nhân vọng vị vi thật cố. Sân trược hợp Tu La thủ, nhật vi Đế Thích tiên phong. Bỉ sân cố, phú chướng dã. Bất tri ân, hợp Diêm Phù thụ, sùng nham, thúy cốc. Phàm ngu cộng đồng nhất xứ, hợp trần, vụ, yên, vân. Dĩ vân vụ năng biến hư không, do bỉ phàm ngu đồng nhất xứ trụ cố. Chúng sanh sổ khởi quá ác, hợp thời tiết cải biến. Vị tần khởi quá thắc, sạ thiện, sạ ác, như bỉ trú dạ âm dương dịch độ đẳng.

()日生者,佛光初現,如日初升也,兼二利說。

()二利者。一者自利。眾生本覺。覆在無明。如大夜中。日光不現。破惑顯智。始覺朗照。如日東生故。二者利他。華嚴二十三經云。譬如日天子。不以生盲不見故。隱而不現。不以乾闥婆城。阿脩羅手。閻浮提樹。崇巖邃谷。塵霧煙雲等物覆障故。隱而不現。不以時節改變故。隱而不現。喻佛始成正覺。說法利生。慧光普照。如日東生故。

()譬如日天子下。日輪普照喻也。喻遇惡不息利益。經中合法云。不以眾生其性弊惡。邪見嗔濁。難可調伏。便即棄捨。不修回向。不以眾生不知報恩。退菩薩行。不以凡愚共同一處。捨離一切如實善根。不以眾生。數起過惡。難可忍受。而於彼所生疲厭心。釋曰弊惡合生盲。邪見合乾闥婆城。令人妄謂為實故。瞋濁合修羅手。日為帝釋先鋒。彼嗔故覆障也。不知恩。合閻浮樹崇巖邃谷。凡愚共同一處。合塵霧煙雲。以雲霧能遍虛空。猶彼凡愚同一處住故。眾生數起過惡。合時節改變。謂頻起過忒。乍善乍惡。如彼晝夜陰陽易度等。

(Sớ: Nhật Sanh: Phật quang vừa mới hiện, như mặt trời vừa mọc, nói kèm hai điều lợi.

Sao: Hai điều lợi: Một là tự lợi. Bổn Giác của chúng sanh bị vô minh che lấp, như trong đêm sâu, ánh sáng mặt trời chẳng hiện. Phá phiền não, hiển lộ trí huệ, Thỉ Giác chiếu rạng ngời, như mặt trời mọc từ phía Đông. Hai là lợi tha. Kinh Hoa Nghiêm quyển thứ hai mươi ba chép: “Như nhật thiên tử (mặt trời) chẳng vì kẻ đui mù từ lúc lọt lòng không trông thấy bèn ẩn mất chẳng hiện. Chẳng vì các vật như thành Càn Thát Bà, tay A Tu La, cây Diêm Phù Đề, vách đá cao, hang sâu, bụi bặm, sương mù, khói, mây v.v… che ngăn, bèn ẩn mất chẳng hiện. Chẳng vì thời tiết biến đổi bèn ẩn mất chẳng hiện”. Ví như đức Phật lúc vừa mới thành Chánh Giác, thuyết pháp lợi sanh, huệ quang chiếu trọn khắp, giống như mặt trời mọc từ phương Đông.

Diễn: Từ câu “ví như nhật thiên tử” trở đi, ví như vầng mặt trời chiếu trọn khắp, sánh ví [chư Phật] dẫu gặp kẻ ác vẫn tạo lợi ích chẳng ngớt. Phối ứng [những tỷ dụ đã nói trong kinh Hoa Nghiêm] với những pháp được biểu thị bèn nói: Chẳng vì căn tánh của chúng sanh tệ ác, tà kiến, sân hận, dơ bẩn, khó thể điều phục rồi liền vứt bỏ họ, chẳng tu hồi hướng. Chẳng vì chúng sanh không biết báo ân mà lui sụt Bồ Tát hạnh. Chẳng vì ở chung với phàm ngu cùng một chỗ mà bỏ lìa hết thảy thiện căn như thật. Chẳng vì chúng sanh nhiều lượt phạm lỗi, tạo ác, khó thể chịu đựng, mà sanh tâm chán nhàm đối với họ. Giải rằng: “Tệ ác” ứng với kẻ mù từ lúc lọt lòng. “Tà kiến” ứng với thành Càn Thát Bà, do nó khiến cho người ta lầm tưởng là có thật. Sân hận, dơ bẩn ứng với tay A Tu La. Mặt trời là tiên phong của Đế Thích, A Tu La do sân hận bèn che lấp nó. “Chẳng biết ân” ứng với cây Diêm Phù, vách đá cao, hang sâu. “Cùng ở chung với phàm ngu một chỗ” ứng với bụi bặm, sương, mù, khói, mây, vì mây, sương mù có thể phủ khắp hư không, giống như ở cùng một chỗ với kẻ phàm ngu. “Chúng sanh nhiều lượt tạo lỗi, làm ác”, ứng với thời tiết biến đổi, nghĩa là liên tiếp phạm lầm lỗi, thoắt thiện, thoắt ác, như ngày, đêm, âm, dương thay đổi v.v…)

“Nhị lợi” là tự lợi và lợi tha. Chỉ có thể khắc phục hết thảy chướng nạn thì trí huệ mới có thể sanh khởi. Nay chúng ta học Phật công phu chẳng đắc lực, nguyên nhân ở chỗ nào? Chẳng chống nổi ma quấy nhiễu. “Ma”: Ngũ Ấm là nội ma, bên ngoài mới có thiên ma. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật nói ma có bốn loại. Thứ nhất là Ngũ Ấm, thứ hai là phiền não, thứ ba là thiên ma, thứ tư là tử ma. Ngoại trừ thiên ma là bên ngoài, những thứ khác đều là ma chướng nơi bản thân chúng ta, quý vị có thể khắc phục hay không? Nói cách khác, nghiệp chướng, bệnh tật của chính mình, cho đến đoản mạng, đều thuộc về nghiệp chướng, có thể khắc phục hay không? Chẳng thể khắc phục, đạo nghiệp sẽ chẳng thể thành tựu, bị ma lôi đi mất rồi. Nếu chúng ta hỏi: “Có thể khắc phục hay không?” Thưa cùng chư vị, quyết định là có thể. Tôi thường khuyên người mới học Phật, tốt nhất là trước hết hãy đọc Liễu Phàm Tứ Huấn ba trăm lần, nguyên nhân là khiến cho quý vị liễu giải chân tướng sự thật này, hiểu rõ đạo lý này. Vận mạng có, nghiệp chướng cũng có, nhưng chúng có thể biến đổi. Tiên sinh Viên Liễu Phàm dùng đoạn ác, tu thiện, tích lũy công đức để biến đổi vận mạng, kéo dài thọ mạng của chính mình. Khổng tiên sinh đoán thọ mạng của ông Viên chỉ có năm mươi ba tuổi, ông Viên sống tới bảy mươi mấy tuổi. Đó là hiệu quả do đoạn ác, tu thiện, tích lũy công đức. Đã sửa, sửa với mức độ chẳng lớn, sửa nho nhỏ, sửa cũng rất khổ, người ấy có thu hoạch. Còn có phương pháp càng mầu nhiệm, càng thù thắng hơn phương pháp ấy, phương pháp gì vậy? Kinh Phật thường nói: “Bồ Tát thừa nguyện tái lai”. Quý vị thừa nguyện tái lai, nói chung phải là sau khi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thành Bồ Tát, bèn thả chiếc bè Từ, trở lại thế gian này. Vậy là chẳng sai, là bậc thành tựu. Trên thực tế, nếu hiện thời chúng ta phát nguyện mà nguyện lực của chúng ta vượt trỗi nghiệp lực, nguyện lực khởi tác dụng, nghiệp lực chẳng khởi tác dụng, thì nói cách khác, đấy chính là “thừa nguyện tái lai” (nương theo nguyện trở lại). Do đó; chẳng cần đến thế giới Cực Lạc [mới có thể] thừa nguyện tái lai.

Trong cõi này, chúng ta phát tâm, [nếu như] nguyện lực vượt trỗi nghiệp lực, sẽ chuyển biến, nghiệp chướng tiêu trừ, sửa đổi tập khí, bệnh tật và biến hóa sinh lý nơi thân thể cũng biến đổi tốt đẹp. Những điều này nói theo khoa học đều thông suốt. Nói thật ra, bệnh tật do đâu mà có? Bệnh sanh từ suy tưởng loạn xạ. Trong hết thảy các kinh, đức Phật đã nói rất rõ ràng: Tâm là chủ tể, vạn pháp duy tâm. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Thân thể của chúng ta là một hiện tượng trong mười pháp giới, hiện tượng này là duy tâm sở hiện. Các thứ biến hóa sinh lý là do duy thức sở biến. “Thức” là tám thức, chúng ta gọi nó là “tám tâm vương”. Tám tâm vương của chúng ta bị hư hỏng, khiến cho cái thân này cũng bị biến đổi thành hư hoại theo. Thân thể này liền bệnh tật, rắc rối dấy lên. Nếu tâm tánh của chúng ta tốt đẹp, nó cũng sẽ biến đổi sắc thân này thành tốt đẹp, bệnh tật chẳng còn nữa! Tâm thanh tịnh, thân bèn thanh tịnh, đạo lý là như vậy đó! Vì thế, tin sâu đậm, nguyện thiết tha, tâm chúng ta chân thành, thanh tịnh, đại từ, đại bi, thân này bèn biến đổi. Vốn có bệnh mà chẳng cần đi bác sĩ, bệnh tự lành. Vì sao? Nó tự điều chỉnh. Đều là dụng công dốc sức nơi tâm địa, cầu chân thành, thanh tịnh, bình đẳng nơi tâm địa, trí huệ như vậy đương nhiên sẽ phát khởi. Trên thực tế sẽ là “nhân Giới sanh Định, nhân Định khai Huệ” như trong kinh Phật đã nói.

Thanh tịnh, bình đẳng, giác là Giới, Định, Huệ. Tựa đề kinh Vô Lượng Thọ là “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, thanh tịnh là Giới, bình đẳng là Định, giác là Huệ. Chúng ta dùng “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi” để tu Giới, Định, Huệ; với tình hình ấy, chúng ta đã có Định. Định đã có thì Huệ hiện tiền, tức là Phật quang xuất hiện. Phật quang ở đây chẳng phải là Phật quang từ bên ngoài, mà là Phật quang của chính mình. Phật có nghĩa là giác, là tự giác. Trí huệ Bát Nhã vốn sẵn có trong bản tánh của chính mình thấu lộ, đó là Phật quang, “như nhật sơ thăng” (như mặt trời mới mọc). Đã tự lợi, lại có thể lợi tha, chỉ có như thế, chánh pháp mới có thể tồn tại lâu dài trên thế gian, mới có thể thật sự lợi ích hết thảy chúng sanh. Chúng ta không hiểu rõ đạo lý này, chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật, cho nên học Phật thường bị thoái chuyển, hễ gặp phải chướng ngại bèn nguội lạnh tấm lòng, gặp khó khăn bèn chẳng dám tiến lên, bèn thoái chuyển. Hiểu rõ đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật, [điều ấy được biểu thị qua danh hiệu] Nan Trở Phật trong phần trước, chướng ngại nào cũng đều chẳng thể ngăn trở quý vị được, thanh tịnh, bình đẳng, giác bèn thành tựu, sẽ tu thành công Tam Học Giới, Định, Huệ. Chúng ta lại xem vị Phật cuối cùng.

 

(Sớ) Võng Minh giả.

()網明者。

(Sớ: Võng Minh (Jālinprabha)).

Đức hiệu của vị Phật này được kiến lập từ tỷ dụ. “Võng” (網: lưới) là cái lưới Nhân Đà La (Indra) của Đại Phạm Thiên, đức Phật giảng kinh thường dùng nó làm tỷ dụ. “Minh” (明) là quang minh, cái lưới báu ấy tỏa ánh sáng.

 

(Sớ) Trí như bảo võng, biến chiếu chúng sanh cố.

()智如寶網,遍照眾生故。

(Sớ: Trí như lưới báu, vì chiếu khắp chúng sanh).

Biểu thị phương pháp độ chúng sanh của Bồ Tát: Dùng vô lượng vô biên pháp môn phổ độ hết thảy chúng sanh. Đến đây, sáu phương mới nói đến phương thứ tư. Bồ Tát tu học xác thực là có công phu rất cao sâu, chẳng phải là học hỏi nông cạn, vị ấy mới có năng lực khai hiển vô lượng pháp môn. Trong thế gian này, như Long Thọ Bồ Tát trong quá khứ, người Hoa nói Long Thọ Bồ Tát là “Đại Thừa bát tông cộng tổ” (tổ chung của tám tông Đại Thừa). Tám tông Đại Thừa đều do Ngài truyền, chuyện này giống cái lưới Nhân Đà La của Đại Phạm Thiên. Có bao nhiêu vị Bồ Tát suốt đời chỉ truyền một pháp môn, còn ngài Long Thọ truyền vô lượng vô biên pháp môn, Ngài có năng lực ấy. Đối với hết thảy căn tánh bất đồng của chúng sanh, Ngài đều có phương pháp để dạy họ. Đó là trí huệ chân thật viên mãn hiện tiền, nên Ngài mới có năng lực ấy. Chuyện này chúng ta chẳng thể học theo, chẳng có cách nào học được. Trong Văn Sao, Ấn Quang đại sư thường nói: Đó là bậc đại thông gia, chẳng phải là phàm nhân! Hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian Ngài đều thấu suốt, người như vậy thì mới được. Nay chúng ta tu học, chẳng khai ngộ, chẳng chứng quả, chẳng thoát khỏi tam giới, đều chẳng được coi là thành tựu. Đã khai ngộ thì vẫn chưa được! Đã khai ngộ mà chưa có năng lực vượt thoát tam giới, liễu đoạn sanh tử thì đều chẳng coi là thành tựu.

Đối với Tứ  Hoằng  Thệ  Nguyện, chúng ta thiên trọng hai nguyện trước. Chúng ta phải phát đại Bồ Đề tâm, phải đoạn phiền não, thâm nhập một môn là đoạn phiền não. Giống như kinh Di Đà đã dạy chúng ta “nhất tâm bất loạn”, kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta “một mực chuyên niệm”, chúng ta đi theo một môn. Đến thế giới Cực Lạc, thấy A Di Đà Phật, Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư bảo: “Chỉ được thấy Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ”. Thấy A Di Đà Phật, khai ngộ, chúng ta lại học hai điều sau đó: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Đến thế giới Tây Phương, chúng ta lại làm hai điều ấy; hiện thời bèn thực hiện hai điều trước. Đó là ổn thỏa, thích đáng, tuyệt đối chẳng trở thành xôi hỏng bỏng không, chúng ta thật sự nắm chắc là có thể làm được! Hiện thời, chúng ta thấy kẻ bình phàm học Phật điên đảo, họ cũng chẳng phát tâm. “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”“miệng có, tâm không”. Vì sao? Thấy chúng sanh này đáng ghét, thấy kẻ kia ngứa mắt, họ chẳng độ những kẻ đó. Họ muốn độ những kẻ họ ưa thích, chẳng độ những kẻ họ thấy ngứa mắt, chẳng độ kẻ không có lợi ích gì cho họ! Lấy đâu ra cái gọi là “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”? Người ấy cũng chẳng đoạn phiền não; tham, sân, si, mạn hằng ngày tăng trưởng, người ấy thực hiện từ chỗ nào? Từ “pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, người ấy làm hai chuyện ấy. Chuyện này giống như chúng ta xây một tòa cao ốc, cao ốc có bốn tầng lầu, chẳng cần hai tầng dưới cùng, dựng ngay tầng thứ ba và tầng thứ tư. Đó là muốn dựng lầu gác trên không trung, là huyễn tưởng, quyết định chẳng phải là sự thật, sai bét mất rồi!

Bồ Tát sau khi trí huệ và đức hạnh đã viên mãn, phương pháp độ chúng sanh sẽ triển hiện vô lượng vô biên, có thể ứng với hết thảy các căn tánh bất đồng. Nói thông thường, từ bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo trở lên thì mới có năng lực này. Giống như trong kinh Lăng Nghiêm, hoặc như trong phẩm Phổ Môn đã nói: “Nên dùng thân Phật để độ, bèn hiện thân Phật để thuyết pháp. Nên dùng thân Bồ Tát bèn hiện thân Bồ Tát để thuyết pháp”. Ngài có thể tùy loại hiện thân, có thể tùy duyên thuyết pháp. Đấy chính là ý nghĩa của đoạn này.

 

(Sao) Võng giả, tức Phạm võng thiên châu. Thiên châu giao ánh, quang minh đỗng triệt, như Phật trí biến phú chúng sanh, vô sở bất chiếu cố. Hựu chủng chủng pháp môn, hỗ tương dung triệt, giác quần mê cố.

(Diễn) Phạm võng thiên châu giả, Đại Phạm thiên cung hữu võng la tràng, hồng quang hỗ tạ, thái sắc giao huy. Thời Phật quán chư la võng, nhân vị thuyết vô lượng thế giới, do như võng khổng, các các bất đồng, biệt dị vô lượng. Phật giáo môn diệc phục như thị đẳng. Hựu chủng chủng pháp môn hỗ tương dung triệt giả, nhất môn thiệp nhập vô lượng môn, vô lượng môn thiệp nhập nhất môn dã. Thượng nghĩa ước biến phú thuyết, thử nghĩa ước giao dung thuyết.

()網者,即梵網千珠。千珠交映,光明洞徹,如佛智遍覆眾生,無所不照故。又種種法門,互相融徹,覺群迷故。

()梵網千珠者。大梵天宮有網羅幢。紅光互射。彩色交輝。時佛觀諸羅網。因為說無量世界。猶如網孔。各各不同。別異無量。佛教門亦復如是等。又種種法門互相融徹者。一門涉入無量門。無量門涉入一門也。上義約遍覆說。此義約交融說。

(Sao: “Võng” là cái lưới có ngàn hạt châu của Phạm Thiên. Ngàn hạt châu chiếu rọi lẫn nhau, quang minh chiếu thấu suốt, như trí Phật bao trùm khắp chúng sanh, không gì chẳng chiếu tới. Lại nữa, các thứ pháp môn dung thông, thấu triệt lẫn nhau, giác ngộ những kẻ mê muội.

Diễn: Cái lưới ngàn viên châu của Phạm Thiên: Trong cung của Đại Phạm Thiên có võng la tràng, tỏa ra ánh sáng màu đỏ xen lẫn, màu sắc rực rỡ chiếu xen. Khi ấy, đức Phật quán mành lưới ấy, bèn vì đó nói vô lượng thế giới ví như những mắt lưới, mỗi mỗi đều khác nhau, khác biệt vô lượng. Giáo môn (các pháp môn) của đức Phật cũng giống như vậy. Lại nữa, các pháp môn dung thông, thấu triệt lẫn nhau, một môn tấn nhập vô lượng môn, vô lượng môn tấn nhập một môn. Nghĩa trước là nói theo phương diện trùm khắp, nghĩa sau là nói theo phương diện dung thông lẫn nhau).

Dùng cái lưới Nhân Đà La của Đại Phạm Thiên để làm tỷ dụ.

 

(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh hàm nhiếp bất khả tận, thị Bắc phương hằng sa Phật nghĩa.

(Sao) Bắc phương vi Đông.

()稱理,則自性含攝不可盡,是北方恆沙佛義。

()北方為冬。

(Sớ:  Xứng Lý,  tự tánh hàm nhiếp chẳng thể tận chính là  ý  nghĩa

phương Bắc có hằng sa Phật.

Sao: Phương Bắc là mùa Đông).

Bốn phương phối hợp Tứ Quý, tức là phối ứng với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

 

(Sao) Đông chủ tàng.

()冬主藏。

(Sao: Mùa Đông chuyên chủ thâu tàng).

Xuân sanh, Hạ trưởng, Thu thâu hoạch, Đông ẩn tàng. Mùa Đông chủ trì sự thâu tàng.

 

(Sao) Vạn vật chi sở thành chung, nhi sở thành thỉ dã.

(Diễn) Vạn vật chi sở thành chung thành thỉ giả. Ư thời, tắc vi quần âm bác tận, nhất dương phục sanh. Ư vật, tắc vi thật lý cụ bị, sanh dục chi nguyên. Ư nhân, tắc vi trí nhi vi chúng sự chi cán.

()萬物之所成終,而所成始也。

()萬物之所成終成始者。於時。則為群陰剝盡。一陽復生。於物則為實理具備。生育之原。於人。則為智而為眾事之幹。

(Sao: Đối với muôn vật, [mùa Đông] là kết thúc của sự sanh thành, mà cũng là khởi đầu cho sự sanh thành.

Diễn: “Kết thúc của sự sanh thành mà cũng là khởi đầu của sự sanh thành”: Đối với thời gian, khi các Âm đã hết sạch, một Dương lại sanh. Đối với vật thì Thật Lý trọn đủ, là nguồn cội của sự sanh trưởng. Đối với người thì trí là nguồn cội của các sự).

Kết thúc và khởi đầu là cùng một chuyện. Mùa Thu hái gặt, ví như thâu hoạch lúa, đó là kết thúc, [lúa] đã trưởng thành, kết quả. Nhưng những hạt lúa ấy lại là hạt giống cho năm sau, nó lại là khởi đầu. “Thành chung, thành thỉ” sanh trưởng chẳng ngừng, vĩnh viễn chẳng diệt. Chẳng phải là một giai đoạn từ sanh đến diệt là xong, nó là sanh sôi chẳng ngừng. Mùa Đông đã qua, mùa Xuân lại đến. Ba Mươi tháng Chạp đã qua, mồng Một tháng Giêng bèn đến. Ba Mươi tháng Chạp là kết thúc, mồng Một tháng Giêng là khởi đầu. Sau kết thúc là khởi đầu, sanh trưởng chẳng ngớt!

 

(Sao) Kim tắc bách thiên pháp môn, đồng quy phương thốn.

(Diễn) Bách thiên pháp môn thị Bát Nhã đức, vô biên đức dụng thị Giải Thoát đức, đồng quy phương thốn tổng tại tâm nguyên. Thị tổng nhất Pháp Thân đức dã.

()今則百千法門,同歸方寸。

()百千法門是般若德。無邊德用是解脫德。同歸方寸總在心源。是總一法身德也。

(Sao: Nay trăm ngàn pháp môn cùng quy vào một tấc vuông.

Diễn: Trăm ngàn pháp môn là Bát Nhã đức, vô biên đức dụng là Giải Thoát đức, “cùng quy vào một tấc vuông” trong một nguồn tâm, tức là gộp tất cả vào Pháp Thân đức).

 “Bách thiên” chẳng phải là con số, mà nhằm biểu thị vô lượng vô biên pháp môn. Nếu nói đến “chung” (終: kết thúc) của vô lượng vô biên pháp môn, “chung” là quy, [tức là] đều quy vào nhất tâm. Kinh Di Đà bảo “nhất tâm bất loạn”. Cổ đại đức xưng dương Tịnh Tông, bảo: “Ngàn kinh vạn luận, khác đường mà cùng về một nơi”, [ý nói] đều quy vào Tịnh Độ. Do vậy, Tịnh Độ là “thành chung, thành thỉ”; lời này là thật, mà cũng xác thực là sự thật. Vì từ kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy vị đạt đến “đăng phong tạo cực” (tột đỉnh, tuyệt diệu) trong các vị Bồ Tát là Phổ Hiền Bồ Tát đã dùng “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, đó là “thành chung”. Đã tới Tây Phương Cực Lạc thế giới, viên chứng ba món Bất Thoái, viên thành vô thượng Bồ Đề, đó là “thành thỉ”. Như vậy thì chúng ta mới thật sự hiểu rõ ràng, hiểu minh bạch công đức và lợi ích thù thắng của Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta sẽ khăng khăng một mực niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, trọn chẳng lay động. Vì sao có người bị dao động? Kẻ ấy chẳng hiểu rõ ràng, vẫn nghĩ là có pháp môn khác tốt đẹp hơn, thù thắng hơn pháp môn này. Thật ra, kẻ ấy đã phạm sai lầm. Nếu quý vị lại chú tâm quan sát, [sẽ thấy] Tông Môn và Giáo Hạ đều do Văn Thù Bồ Tát truyền. Thiền Tông chẳng lìa Văn Thù Bồ Tát, Giáo Hạ cũng chẳng lìa Văn Thù Bồ Tát. Tịnh Độ Tông và Mật Tông đều do Phổ Hiền Bồ Tát truyền. Trong hội Hoa Nghiêm, “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc” chính là Phổ Hiền Bồ Tát. Vì thế, Phổ Hiền Bồ Tát là Tịnh Tông Sơ Tổ trong thế giới Sa Bà. Mật Tông do Phổ Hiền Bồ Tát truyền. Thuở ấy, tại Nam Thiên, Long Thọ Bồ Tát mở tháp sắt, thấy Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva), tức là Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapāṇi), Ngài truyền Mật pháp cho Long Thọ. Long Thọ truyền lại [cho người đời sau]. Kim Cang Tát Đỏa là ai? Chính là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát. Do vậy có thể biết: Mười tông phái Đại Thừa đều do hai vị đại Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm truyền thừa. Hai vị ấy đều niệm A Di Đà Phật vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đấy chẳng phải là “vô lượng vô biên pháp môn tuy khác đường mà về cùng một chỗ” ư? Ở đây, chúng ta đã được ấn chứng, đã được chứng minh, xác thực là quy về Tịnh Độ, thành Phật trong Tịnh Độ.

“Bách thiên pháp môn, đồng quy phương thốn” (Trăm ngàn pháp môn cùng về một tấc vuông): Đồng quy nhất tâm. Nói cách khác, vô lượng vô biên pháp môn đều từ nhất tâm lưu xuất. Từ nhất tâm lưu xuất, trở về nhất tâm. Vậy thì mới biết: Tất cả hết thảy các pháp môn đều là tu nhất tâm. Tuy tên gọi chẳng phải là nhất tâm, nhưng trên thực tế là nhất tâm. Công phu được sử dụng trong nhà Thiền, bất luận là dùng quán tâm, hoặc dùng tham thoại đầu, nếu chẳng quy vào nhất tâm, sẽ chẳng thể khai ngộ. Đại triệt đại ngộ là gì? Trở về nhất tâm, bèn đại triệt đại ngộ, bèn thông đạt, hiểu rõ hết thảy. Từ Lục Tổ Đàn Kinh, chúng ta có được chứng cứ: Lục Tổ không biết chữ, chưa từng học hành, mà cũng chưa hề nghe kinh. Ngài chỉ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang; giảng một phần ba, Ngài liền khai ngộ, chẳng cần giảng hết! Thế mà sau này, Ngài gặp nhiều bộ kinh điển, người khác đọc cho Ngài nghe, Ngài liền có thể giảng cho họ nghe, Ngài đều có thể thông đạt! Đó là đã đắc nhất tâm, hết thảy đều thông đạt, hết thảy đều hiểu rõ. Đấy là “đại triệt đại ngộ” trong Thiền Tông, Tịnh Độ Tông gọi [đại triệt đại ngộ] là “nhất tâm bất loạn”, trong Giáo Hạ gọi là “đại khai viên giải”, trong Mật Tông gọi là “tam mật tương ứng”. Mỗi tông phái có danh từ thuật ngữ riêng, trên thực tế là cùng một chuyện. Tuy là cùng một chuyện, chúng ta lại chú tâm nhìn sâu xa hơn, [sẽ thấy] Tịnh Tông hay, Tịnh Tông khéo. Vì sao? Trực tiếp tu nhất tâm bất loạn. Những tông khác tu nhất tâm còn phải đi đường vòng, còn có khá nhiều tầng cấp mới hòng đạt tới. Pháp môn này (Tịnh Độ Tông) rất đơn giản, dùng một câu A Di Đà Phật để trực tiếp tu nhất tâm bất loạn, pháp môn này thù thắng hơn những pháp môn khác. Vì thế, nó là tu trực tiếp, chẳng phải là tu gián tiếp. Tu trực tiếp thì gọi là “pháp môn viên đốn, thành tựu trong một đời”. Nếu chẳng phải là tu trực tiếp, bèn gọi là “tiệm chứng” (漸證: chứng đắc dần dần), có tầng lớp, có Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, có năm mươi mốt giai cấp.  Tịnh Tông chẳng có giai cấp; vì thế, được gọi là “đốn siêu” (頓超).

 

(Sao) Vô biên đức dụng, tổng tại tâm nguyên.

()無邊德用,總在心源。

(Sao: Vô biên đức dụng đều ở trong nguồn tâm).

“Đức dụng”, nói về phía chính mình thì là Tự Thọ Dụng, hưởng thụ chân, thiện, mỹ, huệ. Tha Thọ Dụng là vô lượng trí huệ, vô lượng phương tiện thiện xảo nhằm giáo hóa hết thảy chúng sanh, đều ở trong “tâm nguyên”, tức cội nguồn của cái tâm. “Tâm” là tám thức, [nói chi tiết sẽ là] tám tâm vương, năm mươi mốt tâm sở. “Nguyên” (源) là chân tâm bản tánh.

 

(Sao) Mịch chi tắc vô tướng, vô hình.

(Diễn) Mịch chi tắc vô tướng, vô hình giả. Dĩ tự tánh phi hữu tướng, phi vô tướng, phi phi hữu phi vô tướng, phi diệc hữu diệc vô tướng, phi nhất tướng, phi dị tướng, phi câu phi tướng, phi nhất dị câu tướng, viễn ly nhất thiết chư tướng cố.

()覓之則無相無形。

()覓之則無相無形者。以自性非有相。非無相。非非有非無相。非亦有亦無相。非一相。非異相。非俱非相。非一異俱相。遠離一切諸相故。

(Sao: Tìm thì vô tướng, vô hình.

Diễn: “Tìm thì vô tướng, vô hình”: Do tự tánh chẳng phải là có tướng, chẳng phải là vô tướng, chẳng phải là tướng ‘chẳng phải có, chẳng phải không’, cũng chẳng phải là ‘vừa có tướng, vừa không tướng’, chẳng phải là một tướng, chẳng phải là khác tướng, chẳng phải là ‘không phải là một tướng, không phải là khác tướng’, cũng chẳng phải ‘vừa là một tướng, vừa khác tướng’, do xa lìa hết thảy các tướng vậy).

 Chân tâm chẳng có hình tướng, chẳng có hình trạng, tìm chẳng thấy!

 

(Sao) Xuất chi tắc vô cùng, vô tận.

(Diễn) Xuất chi tắc vô cùng vô tận giả. Thử viên giác tánh, bổn hữu quá trần sa chi diệu dụng,  tiềm hưng,  mật ứng,  vô hữu hưu tức, vô hữu cùng tận cố.

()出之則無窮無盡。

()出之則無窮無盡者。此圓覺性。本有過塵沙之妙用。潛興密應。無有休息。無有窮盡故。

(Sao: Khởi tác dụng bèn vô cùng, vô tận.

Diễn: “Khởi tác dụng bèn vô cùng, vô tận”: Tánh viên giác ấy vốn có diệu dụng nhiều hơn cát, bụi, thầm hưng khởi, ngầm ứng hợp, chẳng hề ngưng nghỉ, chẳng có cùng tận).

“Xuất” (出) là khởi tác dụng. Khi khởi tác dụng bèn vô cùng, vô tận.

 

(Sao) Bổn lai cụ túc.

()本來具足。

(Sao: Vốn trọn đủ).

Câu này hết sức quan trọng, ai nấy đều có! “Bổn lai cụ túc” (Vốn sẵn trọn đủ): Chẳng thiếu khuyết chút nào! So sánh giữa chúng ta và hết thảy chư Phật Như Lai, các Ngài chẳng nhiều hơn chúng ta tí nào, mà chúng ta cũng chẳng thua kém các Ngài tí nào!

 

(Sao) Bất giả tha cầu.

(Diễn) Bổn lai cụ túc, bất giả tha cầu giả. Vọng tâm ngoại niệm cầu chi bất tận, tịnh đức tánh mãn vô giả ngoại cầu dã.

()不假他求。

()本來具足。不假他求者。妄心外念求之不盡。淨德性滿無假外求也。

(Sao: Chẳng phải cầu chi khác.

Diễn: “Vốn sẵn trọn đủ, chẳng phải cầu chi khác”: Tâm niệm hư vọng hướng ra ngoài để cầu thì [dẫu cầu cách mấy] cũng vẫn chẳng trọn hết được. Tánh trọn đủ tịnh đức chẳng cần phải cầu từ bên ngoài).

 Câu này khẩn yếu. Nếu cầu điều gì khác, sai lầm quá đỗi! Phật pháp là cầu nơi chân tâm bản tánh của chính mình, chẳng cầu những thứ bên ngoài. Phật pháp được gọi là Nội Học là do đạo lý này, hết thảy cầu từ tâm địa! Trạng huống thân thể và hoàn cảnh sống của chúng ta đều cầu từ tâm địa, chớ nên cầu từ bên ngoài. Dẫu cầu được từ bên ngoài, cũng rất dễ dàng mất đi. Bên ngoài có được, mất, chẳng phải là vốn sẵn có. Cái vốn sẵn có thì chẳng có được, mất. Của chính mình thì làm sao có thể nói là “được”? Chẳng thể nói là được! Đã là chẳng có được, lấy đâu ra “mất”? Vì thế, bảo là chẳng có “được, mất”. Hết thảy đều cầu từ tự tánh, cầu từ chân tâm; đấy là đúng.

 

(Sao)Thị cố chúng sanh tâm, tức danh Như Lai Tạng.

(Diễn) Chúng sanh tâm, tức phàm phu bổn cụ Tánh Đức. Như Lai Tạng, thị quả Phật viên minh chi Thể, nhi chúng sanh Tánh Đức chi Phật, phi tự, phi tha, phi nhân, phi quả, tức thị viên thường đại giác chi Thể. Cố tức danh Như Lai Tạng. Hựu chúng sanh tâm giả, tức thị sanh diệt môn trung bất giác nghĩa. Y nhất niệm vô minh, toại thành nghiệp thức, phục tùng nghiệp thức, chuyển khởi sự thức. Dĩ tùy sự ban duyên, phân biệt lục trần, thị chúng sanh tâm tướng dã. Hựu Như Lai Tạng giả, tức thị sanh diệt môn trung giác nghĩa, vị tâm thể ly niệm, pháp giới nhất tướng, tức thị Như Lai bình đẳng Pháp Thân. Thị tức danh vi Như Lai Tạng dã. Nhi chúng sanh tâm, tức danh Như Lai Tạng giả. Dĩ bất giác tâm bất ly bổn giác cố. Luận vân: “Nhược ly giác tánh, tắc vô bất giác. Nhược ly bất giác chi tâm, diệc vô chân giác tự tướng khả thuyết”. Hựu vân: “Thí như chủng chủng ngõa khí, giai đồng vi trần tánh tướng. Như thị vô lậu vô minh chủng chủng nghiệp huyễn, giai đồng Chân Như tánh tướng”, thị dã.

()是故眾生心,即名如來藏。

()眾生心。即凡夫本具性德。如來藏。是果佛圓明之體。而眾生性德之佛。非自非他。非因非果。即是圓常大覺之體。故即名如來藏。又眾生心者。即是生滅門中不覺義。依一念無明。遂成業識。復從業識。轉起事識。以隨事扳緣。分別六塵。是眾生心相也。又如來藏者。即是生滅門中覺義。謂心體離念。法界一相。即是如來平等法身。是即名為如來藏也。而眾生心。即名如來藏者。以不覺心不離本覺故。論云。若離覺性。則無不覺。若離不覺之心。亦無真覺自相可說 。又云。譬如種種瓦器 。皆同微

塵性相。如是無漏無明種種業幻。皆同真如性相。是也。

(Sao: Vì thế, cái tâm của chúng sanh được gọi là Như Lai Tạng.

Diễn: “Tâm chúng sanh” chính là Tánh Đức vốn sẵn có của phàm phu. Như Lai Tạng là cái Thể viên minh của Phật quả, là vị Phật nơi Tánh Đức của chúng sanh, chẳng phải tự, chẳng phải tha, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, tức là cái Thể của đại giác viên thường. Vì thế, gọi là Như Lai Tạng. Lại nữa, tâm chúng sanh chính là ý nghĩa Bất Giác trong Sanh Diệt môn. Do nương theo một niệm vô minh, bèn thành nghiệp thức. Lại từ nghiệp thức, chuyển biến, dấy lên sự thức. Do phan duyên theo Sự mà phân biệt sáu trần. Đó là cái tướng của tâm chúng sanh. Lại nữa, Như Lai Tạng chính là ý nghĩa Giác trong Sanh Diệt môn, ý nói: Tâm thể ly niệm, pháp giới nhất tướng chính là Pháp Thân bình đẳng của Như Lai, đó gọi là Như Lai Tạng. Nhưng tâm chúng sanh được gọi là Như Lai Tạng là vì cái tâm bất giác chẳng lìa Bổn Giác. Vãng Sanh Luận nói: “Nếu lìa giác tánh thì chẳng có bất giác. Nếu lìa cái tâm bất giác, cũng chẳng có tự tướng của chân giác để có thể nói được!” Luận lại nói: “Ví như các món đồ bằng sành đều có cùng tánh và tướng với vi trần, các thứ nghiệp vô lậu vô minh hư huyễn như vậy, đều có cùng tánh và tướng với Chân Như” chính là nói về ý này).

Như Lai Tạng là tiếng xưng hô đối với Phật. Tạng (藏) là giống như kho chứa, giống như ở trong tâm Phật bao hàm vô lượng vô biên trí huệ, đức năng, tài nghệ. Cái tâm của bọn chúng sanh chúng ta là Như Lai Tạng. Vì sao nay chúng ta chẳng thể khởi tác dụng? Do tâm chúng ta loạn, nên chẳng khởi tác dụng. Loạn nhưng hoàn toàn chẳng mất đi, vẫn là vốn trọn đủ. Đức Phật dạy chúng ta phương pháp để điều chỉnh nó. Trong kinh điển Đại Thừa Phật pháp, đức Phật có nói lời chân thật: “Phật chẳng độ chúng sanh”. Chúng sanh do ai độ? Chính mình độ, tự ngộ, tự độ. Xác thực là chính mình độ, chẳng phải do Phật độ, Phật chẳng thể độ chúng sanh. Nếu Phật có thể độ chúng sanh, chúng ta cần gì phải tu hành nữa?

Đức Phật đại từ đại bi giúp chúng ta tu hành là được rồi! Ắt cần phải điều chỉnh chính mình, điều chỉnh loạn tâm thành tâm thanh tịnh, khôi phục cái tâm ô nhiễm thành thanh tịnh, điều chỉnh loạn thành định, điều chỉnh nhiễm thành tịnh, là được rồi. Bất luận phương pháp nào, bất luận pháp môn nào, tổng cương lãnh, tổng nguyên tắc đơn giản như vậy đó, sẽ thành công!

 

(Kinh) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.

()各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經。

(Kinh: Mỗi vị ở trong nước mình hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Khen Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”).

Nhằm đặc biệt nhắc nhở: Chúng ta phải coi trọng. Mở Đại Tạng Kinh ra, trong tất cả hết thảy các kinh, kinh nào có tựa đề như vậy? “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức”, ai xưng tán? Hết thảy chư Phật Như Lai xưng tán. “Công đức chẳng thể nghĩ bàn” là gì? Là công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật từ nhân đến quả, từ sơ phát tâm mãi cho đến khi đã thành Phật, rộng độ chúng sanh. Đó là nói theo Sự. Nói theo Lý, đấy là công đức chẳng thể nghĩ bàn mà bản thân chúng ta vốn sẵn trọn đủ, [công đức ấy] tức là chân tâm, là bản tánh của chính mình. “Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”: Câu này cũng là nói theo mặt Sự. Đã là hết thảy chư Phật đều hộ niệm bộ kinh này; nói cách khác, hết thảy chư Phật nhất định phải tuyên giảng bộ kinh này. “Hộ niệm” là gì? Hộ niệm là tuyên giảng, chẳng phải là coi bộ kinh này như bảo bối, canh giữ cho thật kỹ. Tướng của tất cả hết thảy các vật đều là “thành, trụ, hoại, không”, đều chẳng gìn giữ được. Tuyên giảng, lưu thông bộ kinh này, đó là “hộ niệm”. Những kinh khác chẳng nói “hết thảy chư Phật hộ niệm”, chỉ riêng bộ kinh này là được hết thảy chư Phật hộ niệm, quý vị mới biết: Trong toàn thể Phật pháp, trong pháp giới của hết thảy chư Phật, không chỉ là một mình Thích Ca Mâu Ni Phật, mà là vô lượng vô biên hết thảy chư Phật, trong đại hoàn cảnh ấy, kinh này là kinh bậc nhất, cho nên được hết thảy chư Phật hộ niệm. Nay chúng ta đọc bộ kinh này, thọ trì bộ kinh này, chiếu theo bộ kinh này tu hành, đương nhiên là được hết thảy chư Phật hộ niệm. Được hết thảy chư Phật hộ niệm, lẽ nào quý vị chẳng tự tại? Lẽ nào quý vị chẳng sung sướng? Quý vị còn gặp khó khăn chi nữa? Chẳng thể nào có chuyện ấy! Hễ quý vị gặp chướng nạn, chẳng sung sướng; nói cách khác, quý vị chẳng được hết thảy chư Phật hộ niệm, quý vị đã hoàn toàn trái nghịch kinh này! Dẫu niệm Phật, do “miệng có, tâm không”, cho nên chẳng có cảm ứng. Đã thật sự hiểu rõ, hiểu minh bạch, quý vị tu học pháp môn này, đời hiện tại này sẽ vui sướng khôn sánh! Đối với thế giới Cực Lạc, [quý vị] hiện đang là người trong thế giới Cực Lạc. Hiện tại vui sướng khôn sánh thì mới tương ứng với thế giới Cực Lạc. Hôm nay, chúng tôi giảng đến chỗ này!

 

Tập 266

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm bốn mươi ba:

 

(Kinh) Xá Lợi Phất! Hạ phương thế giới hữu Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật.

()舍利弗。下方世界。有師子佛。名聞佛。名光佛。達摩佛。法幢佛。持法佛。如是等恆河沙數諸佛。

(Kinh: Xá Lợi Phất! Thế giới phương dưới có Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật. Hằng hà sa số chư Phật như thế).

Ở đây nói đến “hạ phương thế giới”, đức Thế Tôn nêu đại lược đức hiệu của sáu vị Phật. Danh hiệu của sáu vị Phật này biểu thị đại hạnh giáo hóa, phổ độ chúng sanh. Đó là sự nghiệp của đại Bồ Tát. Nói thông thường, mức độ thấp nhất cũng là Sơ Địa Bồ Tát thì mới có thể gánh vác, giống như chư Phật Như Lai phổ độ chúng sanh. Đức hiệu của vị Phật thứ nhất là Sư Tử Phật (Sinha), biểu thị Pháp Thân. Chúng ta thấy trong kinh thường gọi đệ tử của đức Phật là “pháp vương tử”. Đức Phật là Pháp Vương. Các vị Pháp Thân đại sĩ như vậy có thể kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của đức Phật, thuyết pháp giống như Phật chẳng khác, nên gọi là “pháp vương tử”. Trong lời chú giải, Liên Trì đại sư chú giải đã giải thích đại ý của danh hiệu như sau:

 

(Sớ) Sư Tử giả, như sư tử phục quần thú cố.

()師子者,如師子伏群獸故。

(Sớ: “Sư Tử”: Như sư tử hàng phục các loài thú).

Sư tử là vua trong loài thú.

(Sao) Sư tử nhị nghĩa: Nhất giả sư tử chúng thú trung vương, du hành vô úy, như Phật phàm thánh độc tôn, xuất nhập tam giới tự tại vô ngại cố. Nhị giả sư tử nhất hống, bách thú úy cụ, như Phật thuyết pháp, thiên ma ngoại đạo giai tín phục cố. Hựu vô ngũ chủng bố, cụ tứ vô úy, giai sư tử nghĩa.

(Diễn) Xuất nhập tam giới tự tại vô ngại giả, phàm phu nhập tam giới, vị sanh tử phược, bất đắc tự tại. Nhị Thừa xuất tam giới, vị Niết Bàn phược, bất đắc tự tại. Phật bi trí song hành, vãng lai tự tại cố. Sư tử nhất hống, bách thú úy cụ giả. Vĩnh Gia vân: “Sư tử hống, vô úy thuyết, bách thú văn chi giai não liệt. Hương tượng bôn ba thất khước oai, thiên long tịch thính sanh hân duyệt”. Ngũ chủng bố giả, nhất bất hoạt, nhị ác danh, tam tử, tứ ác đạo, ngũ oai đức. Tứ vô úy giả, nhất nhất thiết trí vô úy, nhị lậu tận vô úy, tam quyết nghi vô úy, tứ thuyết khổ tận đạo vô úy.

()師子二義:一者師子眾獸中王,遊行無畏,如佛凡聖獨尊,出入三界,自在無礙故。二者師子一吼,百獸畏懼,如佛說法,天魔外道皆信服故;又無五種怖,具四無畏,皆師子義。

()出入三界自在無礙者。凡夫入三界。為生死縛。不得自在。二乘出三界。為涅槃縛。不得自在。佛悲智雙行。往來自在故。師子一吼。百獸畏懼者。永嘉云。師子吼。無畏說。百獸聞之皆腦裂。香象奔波失卻威。天龍寂聽生欣悅。五種怖者。一不活。二惡名。三死。四惡道。五威德。四無畏者。一一切智無畏。二漏盡無畏。三決疑無畏。四說苦盡道無畏。

(Sao: Sư tử có hai nghĩa: Một, sư tử là vua trong các loài thú, dạo chơi không sợ hãi. Như Phật là bậc độc tôn trong phàm và thánh, ra vào ba cõi tự tại vô ngại. Hai, hễ sư tử rống lên, trăm loài thú kinh hãi, như đức Phật thuyết pháp, thiên ma ngoại đạo thảy đều tin phục. Lại chẳng có năm nỗi sợ, đủ bốn món vô úy. [Những điều ấy] đều là ý nghĩa của sư tử.

Diễn:  “Ra vào ba cõi tự tại vô ngại” :  Phàm phu vào tam giới bị sanh tử trói buộc, chẳng được tự tại. Nhị Thừa thoát khỏi tam giới, bị Niết Bàn trói buộc, chẳng tự tại. Phật thì Bi và Trí song hành, qua lại [tam giới] tự tại. “Hễ sư tử rống lên, trăm loài thú đều kinh hãi”: Ngài Vĩnh Gia nói: “Sư tử rống, nói vô úy. Trăm thú nghe tiếng, nứt đầu óc. Hương tượng rảo chạy, chân luống cuống. Trời, rồng yên lặng nghe, sanh lòng vui thích”. Năm thứ sợ hãi là: Một là chẳng sống được, hai là mang tiếng xấu, ba là chết, bốn là ác đạo, năm là [kinh hãi trước] oai đức [của người khác]. Bốn thứ vô úy là: Một, Nhất Thiết Trí vô úy, hai là lậu tận vô úy, ba là quyết nghi vô úy (đoạn trừ nghi hoặc chẳng sợ hãi), bốn là nói đạo hết khổ chẳng sợ hãi).

Chẳng có năm thứ sợ hãi, trọn đủ bốn món vô úy, được biểu thị Sư Tử. Chúng ta nhìn từ ý nghĩa biểu thị pháp, [sẽ thấy] trong lịch trình tu học của hàng Bồ Tát, sẽ đạt tới một cảnh giới như vậy. Phần trước là hai thứ trí huệ Quyền Trí và Thật Trí trọn đủ, bắt đầu lấy chuyện hóa độ chúng sanh làm chánh yếu. Hai trí chẳng hiện tiền thì lấy việc tự độ làm chánh yếu. Trí huệ đã viên mãn thì mới thật sự phát tâm giống như Địa Tạng Bồ Tát: Chính mình chưa thể đắc độ mà độ chúng sanh trước đã. “Chính mình chưa thể đắc độ” có nghĩa là thành Phật [nhưng không thị hiện thành Phật]. Chính mình [thật sự] còn chưa thành Phật mà đã độ chúng sanh trước, có năng lực hay không? Có năng lực, người ấy đã là Đăng Địa Bồ Tát, đương nhiên là có năng lực độ chúng sanh. Đấy gọi là “Bồ Tát phát tâm”, chẳng phải là hạng Bồ Tát bình phàm, cũng chẳng phải là hạng Pháp Thân đại sĩ thông thường, mà là Bồ Tát Ma Ha Tát. Tiểu Bồ Tát thì không được, tự độ khẩn yếu hơn! Đại Bồ Tát thì được, chính mình đã đắc độ, chẳng qua là chưa viên mãn (thành Phật mới là viên mãn), phát đại tâm giúp đỡ người khác trước đã, thay Phật thuyết pháp. Pháp do vị ấy nói sẽ giống như do chính đức Phật nói, vì vị ấy hết sức gần với [địa vị đã] thành Phật. Điều này có nghĩa là Bồ Tát từ Thất Địa hoặc Bát Địa trong Viên Giáo trở lên bèn đạt đến cảnh giới này, hãy nên làm theo cách như vậy!

 

(Sớ) Danh Văn giả, thích nghĩa đồng tiền.

(Sao) Tiền Danh Văn Quang, kim vô Quang tự. Danh văn giả đức, quang giả dụ. Tuy vô kỳ dụ, bất dị kỳ đức.

(Sớ) Danh Quang giả, danh như nhật quang, vô sở bất bị, diệc khả tịnh xưng, dĩ danh hiển quang xí cố.

(Sao) Như quang nghĩa đồng thượng. Danh hiển giả, như A Di Đà Phật, danh xưng phổ văn. Thập phương tam thế, vô bất chiêm niệm cố. Quang xí giả, như A Di Đà Phật, quang minh phổ chiếu. Thập phương tam thế, vô sở chướng ngại cố.

()名聞者。釋義同前。 

()前名聞光。今無光字。名聞者德。光者喻。雖無其喻。不異其德。

()名光者。名如日光。無所不被。亦可並稱。以名顯光熾故。 

()如光義同上。名顯者。如阿彌陀佛。名稱普聞。十方三世。無不瞻念故。光熾者。如阿彌陀佛。光明普照。十方三世。無所障礙故。

(Sớ: Danh Văn: Giải thích ý nghĩa giống như trong phần trước.

Sao: Phần trước là Danh Văn Quang, danh hiệu của vị Phật trong phần này không có chữ Quang. Danh Văn là nói về Đức, Quang là tỷ dụ. Tuy không có tỷ dụ ấy, phẩm đức của hai vị Phật chẳng khác nhau.

Sớ: Danh Quang: Tiếng tăm như ánh mặt trời, không đâu chẳng soi thấu, cũng có thể cùng nói tới [danh lẫn quang] vì danh tiếng rạng rỡ, quang minh chói ngời.

Sao: “Quang” có ý nghĩa như trên. “Danh tiếng rạng rỡ”: Như A Di Đà Phật, mười phương ba đời, không ai chẳng chiêm niệm. “Quang minh chói ngời”: Như A Di Đà Phật, quang minh chiếu khắp. Mười phương ba đời, không gì chướng ngại được).

 Vị thứ hai là Danh Văn Phật (Yaśas). Nay chúng ta gọi “danh văn” (名聞) là nổi tiếng. Bồ Tát có mức độ nổi tiếng rất cao, tiếng tăm vang dội, nhắc tới Ngài chẳng ai không biết. Ví như Quán Thế Âm Bồ Tát, tiếng tăm rất lớn, chẳng có người học Phật nào không biết Quán Thế Âm Bồ Tát. Do vậy có thể biết: Trong đoạn này, kinh nói đến sự phổ độ chúng sanh của hàng Bồ Tát, chính là nói đến những vị Đẳng Giác Bồ Tát, [chẳng hạn như] Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí, Di Lặc, Địa Tạng, các Ngài đều là Đẳng Giác Bồ Tát. Danh tiếng của những vị Bồ Tát này đều được người trong hết thảy các cõi Phật tận hư không khắp pháp giới hay biết. Tiếng tăm của chư Phật, Bồ Tát, thánh hiền đều “thật chí danh quy” (thực chất đạt đến tột bậc, nên tiếng tăm dồn về), chắc chắn chẳng phải là hư danh. “Danh xưng phổ văn” cho thấy sự giáo hóa của Ngài có sức ảnh hưởng sâu rộng, nhiều người ngưỡng mộ Bồ Tát, nhiều người vui thích theo Bồ Tát học tập. Đó là ý nghĩa thật sự được bao hàm [trong danh hiệu của đức Phật này].

 

(Sớ) Đạt Ma giả, thử vân Pháp, diệc kiêm nhị lợi.

(Sao) Pháp giả, quỹ trì nghĩa. Dĩ pháp quỹ trì kỷ đức, thành kỷ Pháp Thân. Dĩ pháp quỹ trì tha thân, linh chư chúng sanh giai chứng Pháp Thân cố.

(Diễn) Quỹ trì nghĩa giả, nhược Lý, Pháp tắc năng quỹ sanh vật giải, nhậm trì tự tánh, như học nhân tùng duyên nhất niệm, đắc ngộ tự tánh, tức thử ngộ do, nãi tùng tánh quỹ sanh, phi ngoại đắc cố. Nhược giáo hạnh đẳng pháp, tắc năng quỹ chánh thân tâm, trì linh bất thất dã.

()達摩者。此云法。亦兼二利。 

()法者。軌持義。以法軌持己德。成己法身。以法軌持他身。令諸眾生皆證法身故。 

()軌持義者。若理法則能軌生物解。任持自性。如學人從緣一念。得悟自性。即此悟由。乃從性軌生。非外得故。若教行等法。則能軌正身心。持令不失也。

(Sớ: Đạt Ma, cõi này dịch là Pháp, cũng bao gồm hai điều lợi.

Sao: Pháp có nghĩa là gò ép vào khuôn khổ. Dùng pháp để uốn nắn phẩm đức của chính mình, thành tựu Pháp Thân cho chính mình. Dùng pháp để uốn nắn thân người khác, khiến cho các chúng sanh đều chứng Pháp Thân.

Diễn: “Có nghĩa là quỹ trì”: Nếu xét theo Lý thì Pháp có thể khiến cho người vâng giữ pháp sanh ra sự liễu giải đối với căn nguyên của vạn vật, mà chẳng làm mất đi tánh chất của bất cứ pháp nào. Như kẻ học do một niệm mà ngộ tự tánh, tức là cội nguồn của cái Ngộ ấy chính là nương vào tánh mà sanh, chẳng phải là có được từ bên ngoài. Như các pháp giáo, hạnh v.v… có thể uốn nắn, giữ gìn thân tâm, chẳng để mất đi).

 Vị Phật kế tiếp là Đạt Ma Phật. Đạt Ma (Dharma) là tiếng Phạn, dịch sang nghĩa tiếng Hán là Pháp. Vị này biểu thị đại pháp nhất định là do sư thừa chư Phật, như vậy thì mới có thể nêu gương, làm khuôn mẫu cho hết thảy chúng sanh. Ở đây, chúng ta cũng có thể hiểu sâu hơn một tầng nữa: Bất luận là chính mình tu học, hay bất luận là giáo hóa chúng sanh, đều phải “y pháp, bất y nhân”, pháp là kinh điển. Kinh điển nhiều lắm, rốt cuộc dùng loại kinh điển nào để giúp đỡ chúng sanh thì chúng sanh mới có thể đạt được lợi ích chân thật? Trong ấy có mối quan hệ hết sức to lớn, giống như bệnh nhân phát bệnh, phải dùng thuốc thì mới có thể trị lành bệnh. Chúng ta đến tiệm thuốc, thấy mấy ngàn loại, mấy vạn loại thuốc, phải chọn lựa loại thuốc nào thì mới có thể trị lành bệnh cho người ta? Nếu chúng ta chọn lầm thuốc, thuốc chẳng đúng chứng bệnh, không chỉ là chẳng thể chữa bệnh, mà nhất định lại còn ngược ngạo khiến cho bệnh nặng thêm, thậm chí hại chết người ta! Chúng ta có những kiến thức thông thường ấy, nhưng sơ sót! Kinh điển là pháp dược; kinh cũng thường sánh ví đức Phật là đại y vương. Pháp do đức Phật đã nói chính là pháp dược, chúng sanh đều là bệnh nhân. Đức Phật thuyết pháp, đức Phật là một vị thầy thuốc hết sức cao minh, đáng tin cậy. Được Ngài chẩn đoán, hễ Ngài cắt thuốc, thuốc uống vào, bệnh liền khỏi. Nghe đức Phật thuyết pháp, chẳng có ai không khai ngộ, chẳng có ai không chứng quả, đều có thể đạt được lợi ích chân thật. Sau khi đức Phật diệt độ, vị thầy thuốc ấy chẳng còn nữa, lưu lại toa thuốc cả một đống lớn. Đại Tạng Kinh chính là toa thuốc. Toa thuốc nhiều ngần ấy, chúng ta mắc bệnh gì chính mình chẳng biết. Nếu uống thuốc bừa bãi, chẳng thể lành bệnh được. Có nghĩa là: Sau khi đức Phật diệt độ, người học Phật đông đảo, người khai ngộ ít ỏi, người chứng quả càng ít hơn!

Phật pháp đã truyền thừa hơn ba ngàn năm, chúng ta thấy trong xã hội hiện tiền: Người học Phật không chỉ là chẳng có người chứng quả, mà người khai ngộ cũng là “lông phượng, sừng lân”. Nguyên nhân ở chỗ nào? Nói thật ra, chắc chắn là chẳng thể nói “người trong đời này chẳng bằng cổ nhân”. Nếu quý vị nói kiểu đó, tôi tuyệt đối chẳng thừa nhận, tôi cảm thấy người hiện thời càng thông minh hơn người xưa. Vì sao thành tựu tu học của chúng ta thua kém cổ nhân? Chẳng có gì khác, uống sai thuốc! Nếu uống đúng thuốc, hiện thời, chúng ta sẽ khai ngộ, chứng quả nhanh hơn cổ nhân! Thậm chí [người hiện thời] hiểu sai be bét ý nghĩa trong kinh điển, thật đấy! Bài kệ Khai Kinh có câu “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, nay chúng ta hiểu sai ý nghĩa chân thật của Như Lai. Không chỉ là xem kinh hiểu sai bét ý nghĩa, mà nghe giảng cũng thường hiểu lầm ý nghĩa. Những gì tôi nói ở đây, đợi một lát để người khác nhắc lại cho tôi nghe, hoàn toàn chẳng giống những gì tôi đã nói! Hiện diện ngay tại chỗ mà còn hiểu trật ý nghĩa! Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai, khó quá! Khó ở chỗ chúng ta dụng tâm sai lầm! Chư Phật, Bồ Tát sử dụng chân tâm, chúng ta dùng vọng tâm. Chư Phật, Bồ Tát hoàn toàn chẳng có thành kiến, chúng ta là “tiên nhập vi chủ” (những gì được tiếp xúc trước tiên sẽ đóng vai trò quyết định), khó lắm! Tìm đến tận nguồn cội, gốc bệnh ở ngay chỗ này. Có bệnh đừng sợ! Sợ là chẳng gặp được thầy thuốc giỏi. Gặp được thầy thuốc giỏi, bèn sợ là chẳng thể tín nhiệm ông ta, nếu vậy thì bó tay mất rồi!

Chúng ta nhận biết chính mình có bệnh, gặp gỡ Phật pháp, đó là thầy thuốc giỏi, điều mấu chốt là chúng ta có thể tin tưởng hay không? Có thể chọn lựa hay không? Sự chọn lựa có mối quan hệ lớn nhất. Trong vô lượng pháp môn, rốt cuộc chúng ta chọn lựa pháp môn nào? Chúng ta chẳng có trí huệ, chẳng có năng lực, cũng chẳng gặp gỡ thiện tri thức; trong trạng huống ấy, làm như thế nào đây? Phật, Bồ Tát đã sớm biết những sự tao ngộ và hoàn cảnh của chúng ta. Từ ba ngàn năm trước, đức Thế Tôn đã chọn sẵn cho chúng ta. Trong kinh Đại Tập, đức Phật nói: “Thời kỳ Chánh Pháp, Giới Luật thành tựu”, trong một ngàn năm đầu tiên sau khi đức Phật diệt độ, trì giới có thể thành tựu. “Thời kỳ Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu”, một ngàn năm thứ hai sau khi đức Phật diệt độ, chỉ trì giới sẽ chẳng thể thành tựu, phải tu Định. Phật giáo được truyền sang Trung Hoa nhằm thời kỳ đầu của thời Tượng Pháp. Vì thế, Thiền Tông Trung Hoa hết sức phát triển, hoàn toàn tương ứng với lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật. Thứ ba, “thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu”, Mạt Pháp gồm một vạn năm. Đó là lòng từ bi triệt để của đức Thế Tôn. Sau khi lão nhân gia diệt độ, lìa khỏi thế giới này, người học Phật hãy nên chọn lựa pháp môn như thế nào, Ngài đã chỉ cho chúng ta một con đường. Nay chúng ta sanh nhằm thời kỳ Mạt Pháp, nếu chẳng chọn lựa Tịnh Độ, tức là đã vi phạm giáo huấn của đức Phật. Đức Phật bảo chúng ta chọn lựa Tịnh Độ, chúng ta khăng khăng muốn chọn Thiền, hoặc chọn pháp khác, pháp ấy chẳng khế cơ, trách nhiệm ấy do chính mình gánh lấy, đức Phật chẳng chịu trách nhiệm. Chúng ta sanh trong thời kỳ Mạt Pháp, tuân thủ giáo huấn của đức Phật chọn lựa pháp môn này, há có sai lầm?

Đối với kinh điển Tịnh Tông, Đạt Ma được nói ở đây là nói về kinh điển Tịnh Độ. Nguyên bản [kinh điển Tịnh Độ] chỉ có ba kinh do Thích Ca Mâu Ni Phật dạy. Thứ tự của ba kinh là:

1) Thoạt  đầu,  đức  Phật  giảng  kinh  Vô  Lượng  Thọ,  giới  thiệu tường tận Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vì thế, kinh Vô Lượng Thọ là khái luận của Tịnh Độ, lại còn được tuyên giảng nhiều lần, chúng ta phải đặc biệt coi trọng điều này. Vì thuở đức Thế Tôn tại thế giảng kinh, mỗi bộ kinh chỉ giảng một lần, chẳng trùng lặp, chỉ riêng kinh Vô Lượng Thọ [được giảng] trùng lặp rất nhiều lần. Căn cứ trên các bản dịch còn giữ được hiện thời, hiện nay, trong Đại Tạng Kinh có năm loại bản dịch gốc. Cổ đức đã so sánh cặn kẽ, phát hiện: Tối thiểu là có ba bản tiếng Phạn bất đồng. Nói cách khác, tối thiểu là đức Phật giảng kinh này ba lượt. Trong hội Phương Đẳng, đức Phật giảng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh và kinh Vô Lượng Thọ. Trong kinh Đại Bảo Tích, hội Vô Lượng Thọ Như Lai, đức Phật lại đặc biệt giới thiệu Tây Phương Tịnh Độ. Xác thực là đã chứng minh: Thuở tại thế, đức Phật đã nhiều lần tuyên giảng kinh này. Theo mục lục trong Kinh Tạng, kinh Vô Lượng Thọ có tất cả mười hai loại bản dịch, nay chỉ còn lưu lại năm loại, bảy loại đã thất truyền. Nếu bảy loại kia đều còn, lại so sánh, có thể là còn phát hiện có những văn bản khác với ba loại [Phạn bản] ấy. Điều này chứng tỏ đức Phật đã nói [kinh ấy] rất nhiều lần. Trong một đời, đức Phật đã nói pháp môn này rất nhiều lần. Pháp môn này đặc biệt trọng yếu, đặc biệt khế cơ, nên Ngài mới tuyên nói nhiều lượt.

2) Tiếp đó, Ngài lại nói kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, chuyên môn dạy chúng ta phương pháp vãng sanh Tịnh Độ. Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói đơn giản, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói cặn kẽ, quý vị hành theo cách như thế nào. Quán Kinh dạy chúng ta lý luận, phương pháp tu hành, và nhân quả của chín phẩm [vãng sanh].

3) Cuối cùng, đức Phật nói kinh A Di Đà, khuyên chúng ta phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Trong bộ kinh này, đức Phật ba lượt khuyên chúng ta “ưng đương phát nguyện, cầu sanh bỉ quốc” (hãy nên phát nguyện cầu sanh về cõi ấy), một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, rát miệng buốt lòng khuyên bảo, khích lệ chúng ta. Hợp ba kinh lại để xem, [sẽ thấy] đó là bi tâm triệt để của đức Thế Tôn khiến cho hết thảy chúng sanh được viên thành Phật đạo ngay trong một đời này, chỉ riêng pháp môn này [là có thể thực hiện viên mãn những điều đó]! Pháp môn này lại còn hết sức khế hợp [căn cơ của] chúng sanh trong thời kỳ Mạt Pháp. Pháp vận của đức Phật là một vạn hai ngàn năm, nay đã qua ba ngàn năm, còn có chín ngàn năm. Kinh Pháp Diệt Tận dạy: Trong tương lai, khi Phật pháp đều diệt, tất cả các kinh điển đều chẳng còn nữa, kinh Vô Lượng Thọ còn tồn tại. Kinh Vô Lượng Thọ diệt cuối cùng, nó sẽ còn tồn tại thêm một trăm năm. Sau một trăm năm ấy, kinh Vô Lượng Thọ cũng chẳng còn, nhưng hãy còn có một câu “Nam-mô A Di Đà Phật”, sáu chữ ấy lưu lại trong thế gian. Người hữu duyên, người thiện căn sâu dầy, gặp câu danh hiệu này mà có thể chuyên trì thì cũng có thể vãng sanh. Có thể thấy là pháp môn này thật sự chẳng thể nghĩ bàn!

Nói tới chuyện chọn lựa pháp môn, chúng ta chọn lựa pháp môn Tịnh Tông, kinh điển để y cứ chính là Tịnh Độ Tam Kinh. Về sau, cư sĩ Ngụy Nguyên là người sống trong đời vua Hàm Phong nhà Thanh, đã ghép Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm vào sau ba kinh, gọi là Tịnh Độ Tứ Kinh. Đầu thời Dân Quốc, Ấn Quang đại sư đã ghép chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm vào sau bốn kinh, gọi là Tịnh Độ Ngũ Kinh. Đến đây, có thể nói là kinh điển Tịnh Tông đã thật sự viên mãn. Nay chúng ta tuân thủ giáo nghĩa trong năm kinh, chiếu theo giáo huấn trong kinh điển để tu hành, chắc chắn chẳng sai lầm. Nương vào Tịnh Độ Ngũ Kinh để khuyên dạy hết thảy chúng sanh, sẽ chẳng khác gì chư Phật tiếp dẫn đại chúng. Huống hồ pháp môn này được mười phương hết thảy chư Phật Như Lai tán thán, giới thiệu, lấy đâu ra sai lầm! Chúng ta giới thiệu kinh điển khác cho chúng sanh, thưa cùng chư vị, quý vị phải cẩn thận, phải gánh lấy trách nhiệm nhân quả. Thật đúng như người ta ngã bệnh, nếu quý vị giới thiệu thuốc cho người ấy, người ấy uống vào lành bệnh, kẻ ấy rất cảm tạ quý vị. Nếu họ uống vào chết ngắc, quý vị cũng lãnh phần trách nhiệm. Giới thiệu một toa thuốc khác, chúng ta chẳng nắm chắc, nay chúng ta chẳng có năng lực ấy, chẳng có trí huệ để quan sát căn cơ. Nói cách khác, chẳng thông thạo dược tánh cho lắm bèn không dám dùng, cũng chẳng dám tùy tiện giới thiệu với người khác. Uống thuốc [Tịnh Độ] này tốt lắm! Bất luận bệnh gì cũng trị được; sau khi dùng, chắc chắn chẳng có tác dụng phụ. Do vậy, an tâm lớn mật, ổn thỏa, thích đáng mà sử dụng. Bản thân chúng ta dùng, đạt được lợi ích, bèn cũng giới thiệu với người khác, quyết định sẽ chẳng sai lầm. Đạt Ma Phật biểu thị ý nghĩa này.

 

(Sớ) Pháp Tràng giả. Pháp như tràng cố.

(Sao) Pháp như tràng giả, Phật pháp cao hiển, nhân thiên ngưỡng chi vi tông, tà ngoại vọng chi nhi phục. Tường như tiền văn Vô Lượng Tràng nghĩa.

()法幢者。法如幢故。

()法如幢者。佛法高顯 。人天仰之為宗 。邪外望之

而伏。詳如前文無量幢義。

(Sớ: Pháp Tràng: Pháp giống như tràng.

Sao: “Pháp như tràng”: Phật pháp cao hiển, trời, người ngưỡng mộ tôn sùng, tà ma, ngoại đạo vừa thấy bèn khuất phục. Giải thích tường tận ý nghĩa thì như trong phần nói về Vô Lượng Tràng trong phần trước).

 Vị Phật kế tiếp là Pháp Tràng Phật (Dharmadhvaja), biểu thị sự kiến lập pháp tràng. Cổ nhân nói: “Dựng pháp tràng, lập tông chỉ”, ban bố lợi ích cho chúng sanh. Tràng (幢) là cờ xí. Phật pháp kiến lập pháp tràng, nói theo cách hiện thời sẽ là kiến lập chế độ (quy chế) trong đạo tràng, quan trọng nhất là đạo phong và học phong. “Học phong” (學風) là nói họ căn cứ theo lý luận và cảnh giới đã được giảng trong những bộ kinh điển nào đó. “Đạo phong” (道風) là nói tới phương pháp và thành quả tu hành. Chúng ta thường nói “giải hạnh tương ứng”, Giải (解) là học, Hạnh (行) là đạo. Kiến lập tông chỉ như vậy, có thể đề xướng rộng rãi Phật pháp, hoằng dương rạng rỡ Phật pháp, lợi ích hết thảy chúng sanh, giúp chư Phật Như Lai giáo hóa hết thảy chúng sanh.

 

(Sớ) Trì Pháp giả, nhị nghĩa: Nhất giả chấp trung danh trì, nhị giả chấp thủ danh trì.

(Sao) Chấp trung giả, bất đọa Hữu biên, bất đọa Vô biên, thiện trì Trung Đạo diệu pháp cố. Chấp thủ giả, trì thử diệu pháp, lưu thông tam thế, sử bất đoạn tuyệt cố.

()持法者。二義。一者執中名持。二者執守名持。

()執中者。不墮有邊。不墮無邊。善持中道妙法故。執守者。持此妙法。流通三世。使不斷絕故。

(Sớ: Trì Pháp có hai nghĩa: Một là chấp trung bèn gọi là Trì. Hai là chấp thủ bèn gọi là Trì.

Sao: Chấp Trung là chẳng rớt vào bên Có, chẳng rớt vào bên Không, khéo giữ diệu pháp Trung Đạo. Chấp Thủ là giữ diệu pháp ấy, lưu thông ba đời khiến chẳng đoạn tuyệt).

Vị cuối cùng là Trì Pháp Phật, biểu thị “y giáo phụng hành, thật thà niệm Phật”. Danh hiệu của vị Phật này hiển thị: Để đề cao rộng rãi Phật pháp hòng lợi ích hết thảy chúng sanh, hãy nên dùng phương thức gì? Ở đây, đức Phật dạy chúng ta phải Trì Pháp, [nghĩa là] chúng ta học, hiểu, do nương theo năm kinh một luận, đạo phong phải thực hiện bằng thật thà niệm Phật. Chúng ta hành trì là chuyên tín, chuyên nguyện, chuyên trì danh hiệu. Đó gọi là thật thà niệm Phật, đó là đúng, so với chư Phật giáo hóa chúng sanh sẽ chẳng hai, chẳng khác. Thời cổ, chúng ta gọi bậc đại đức hoằng pháp là “pháp sư”. Gọi bậc phiên dịch kinh điển là “Tam Tạng pháp sư” vì Ngài thông đạt Tam Tạng. Người thừa truyền Thiền Tông được gọi là “Thiền sư”. Người chỉ dạy giới luật được gọi là “Luật sư”. Thầy của hoàng đế được gọi là Quốc Sư. Chỉ có tổ sư của Tịnh Độ Tông được người ta tôn xưng là Đại Sư. Đại Sư là tiếng để gọi Phật. Hàng Đẳng Giác Bồ Tát đều chẳng thể gánh vác cách xưng hô này, Bồ Tát được gọi là Đại Sĩ, ví dụ như Quán Âm đại sĩ. Hiện thời, có những kẻ tự xưng là “đại sư”, quá đáng! Dẫu được người khác tôn kính [mà gọi như vậy], vẫn chẳng thể nhận lãnh được. Ví như quý vị chưa học tới Trung Học, có người hễ gặp mặt bèn gọi quý vị là “tiến sĩ tiên sinh”, có phải là chửi người ta hay không? Chúng ta là kẻ xuất gia bình phàm, người khác gặp mặt bèn gọi là “đại sư này nọ”, có ý vị ấy, chửi bới người ta! Danh và thực cách biệt quá xa! Vì sao có thể gọi tổ sư của Tịnh Độ Tông là đại sư? Vì pháp môn bậc nhất để chư Phật Như Lai giáo hóa chúng sanh là khuyên họ niệm Phật, giới thiệu ba kinh [Tịnh Độ] cho chúng sanh. Tịnh Tông Tổ Sư cũng giảng giải ba kinh, cũng khuyên người khác niệm Phật, chẳng sai khác chư Phật Như Lai cho mấy. Do đó, người đời sau tôn xưng các Ngài là đại sư, nhưng chư vị phải ghi nhớ: [Các Ngài] được người đời sau tôn xưng, chẳng phải là thuở sanh tiền tại thế. Nếu thuở tại thế mà có người gọi các Ngài như vậy, các vị ấy nhất định sẽ quở trách, sẽ nổi nóng! [Tôn xưng các Ngài là đại sư] chính là có ý nói: Tổ sư Tịnh Độ Tông tự hành, hóa tha đều chẳng hai, chẳng khác chư Phật Như Lai. Đoạn kế tiếp:

 

(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh trắc chi di thâm bất khả tận, thị hạ phương hằng sa Phật nghĩa.

(Sao) Văn Thù thủ bát, diêu thùy hữu thủ quá hạ phương tứ thập nhị Hằng hà sa thế giới. Kim vị cánh quá hạ phương bất khả thuyết Hằng hà sa thế giới, cầu ư tự tánh. Thí như trì can thám hải, dục cùng kỳ để, chung bất khả đắc.

()稱理,則自性測之彌深不可盡,是下方恆沙佛義。

()文殊取缽。遙垂右手過下方四十二恆河沙世界。今謂更過下方不可說恆河沙世界。求於自性。譬如持竿探海。欲窮其底。終不可得。

(Sớ: Xứng Lý thì tự tánh nếu thăm dò sẽ thấy sâu xa chẳng thể cùng tận, đó là ý nghĩa của phương dưới có hằng sa Phật.

Sao: Ngài Văn Thù cầm bát, thõng tay phải qua khỏi bốn mươi hai Hằng hà sa thế giới ở phương dưới. Nay lại nói qua khỏi bất khả thuyết Hằng hà sa thế giới ở phương dưới để cầu tự tánh, ví như cầm sào thăm dò biển, mong thấu tận đáy, trọn chẳng thể được).

Liên Trì đại sư chú giải Sớ Sao, dụng tâm hết sức khổ sở. Vì trong thời đại của lão nhân gia, Tịnh Tông đã suy vi tới tận cùng, những kẻ bình phàm trong xã hội đều coi thường Tịnh Tông. Pháp môn thù thắng và kinh điển bậc nhất trong Phật môn như thế mà chẳng có ai biết, không có ai nhận thức, cứ một mực tham Thiền. Thuở ấy, Thiền Tông cực thịnh, sự hưng thịnh ấy là gì? Hưng thịnh ngoài mặt, bề ngoài rất hưng vượng, người học đông đảo, người thật sự khai ngộ rất ít! Không chỉ là ít kẻ khai ngộ, mà người đắc Định cũng ít. Nếu lão nhân gia khuyên những kẻ ấy học theo Tịnh Độ niệm Phật, mọi người chẳng thể tiếp nhận. Vì thế, để hoằng dương Tịnh Độ Tông, trong bộ Sớ Sao, trích dẫn kinh Hoa Nghiêm chiếm từ một phần ba [dung lượng sách Sớ Sao] trở lên, mục đích là dùng Hoa Nghiêm để đề cao Tịnh Tông, khiến cho mọi người có thể tin tưởng. Bởi lẽ, đệ tử Phật chẳng có ai không tôn trọng Hoa Nghiêm, [tổ Liên Trì] dùng Hoa Nghiêm để giải thích kinh Di Đà. Cuối cùng là Xứng Tánh, tức là hội quy tự tánh, [quy vào] Thiền Tông, nói rõ “Tịnh và Thiền là một, không hai”. Niệm Phật chẳng lìa khỏi tự tánh, Xứng Lý là xứng tánh. “Tự tánh trắc chi di thâm bất khả tận” (Thăm dò tự tánh sẽ thấy sâu xa chẳng thể cùng tận), vì “hạ phương” là nói đến sự sâu xa, chẳng có đáy, mang ý nghĩa này. Nói theo sự hiển thị nơi Sự thì chư Phật, Bồ Tát hóa độ chúng sanh chẳng có cùng tận, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ!

 

(Kinh) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới, thuyết thành thật ngôn: “Nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”.

()各於其國。出廣長舌相。遍覆三千大千世界。說誠實言。汝等眾生。當信是稱讚不可思議功德一切諸佛所護念經。

(Kinh: Mỗi vị đều ở nước mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật: “Chúng sanh các ngươi hãy nên tin kinh Ca Ngợi Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm này”).

Chúng ta lại xem đoạn kinh văn kế tiếp:

 

Lục, thượng phương.

(Kinh) Xá Lợi Phất! Thượng phương thế giới, hữu Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Sa La Thụ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật. Như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật.

六、上方。

()舍利弗。上方世界。有梵音佛。宿王佛。香上佛。香光佛。大燄肩佛。雜色寶華嚴身佛。娑羅樹王佛。寶華德佛。見一切義佛。如須彌山佛。如是等恆河沙數諸佛。

(Sáu, phương trên.

Kinh: Xá Lợi Phất! Phía trên thế giới có Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Sa La Thụ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật. Hằng hà sa số chư Phật như thế).

Đoạn kinh văn này là tổng kết của cả một đoạn lớn [phần sáu phương Phật tán thán], nêu ra đức hiệu của mười vị Phật. “Mười” biểu thị sự viên mãn, biểu thị pháp môn này là pháp môn đại viên mãn. Chư Phật trong mỗi phương [nhiều] vô lượng vô biên, Hằng hà sa số. Đức Phật chỉ nêu ra mấy vị đại diện, [nêu tên] mấy vị ấy, nhất định là có dụng ý đặc biệt, chắc chắn chẳng phải là nói tùy tiện, nhất định là có ý nghĩa biểu thị pháp. Chúng ta chú trọng quan sát từ góc độ này, quả nhiên chẳng sai! Sáu phương Phật là quá trình theo thứ tự kể từ khi chúng ta sơ phát tâm mãi cho đến khi chứng Vô Thượng Bồ Đề. Từ các danh hiệu ấy, chúng ta có thể thấy, chẳng khác gì năm mươi ba lần tham học ở cuối kinh Hoa Nghiêm. Năm mươi ba lần tham học là nói rõ rệt. Phật hiệu được sử dụng ở đây ngầm phù hợp ý nghĩa ấy, mật thuyết đấy nhé! Vị Phật đầu tiên trong thượng phương thế giới là…

 

(Sớ) Phạm Âm giả, Phật âm thanh tịnh, vô tạp nhiễm cố.

()梵音者,佛音清淨,無雜染故。

(Sớ: Phạm Âm (Brahmāghōṣa): Âm thanh của Phật thanh tịnh, vì chẳng có tạp nhiễm).

 “Phạm” (梵) có nghĩa là thanh tịnh. “Tạp nhiễm” (雜染) chỉ điều gì? Chỉ tâm địa. Tâm tạp nhiễm, thân và ngữ sẽ chẳng thanh tịnh. Nếu tâm thanh tịnh, thân bèn thanh tịnh, ngữ cũng thanh tịnh, ba nghiệp đều thanh tịnh. Ở đây, Ngài nói đến ý nghĩa trọng yếu là “thuyết pháp thanh tịnh”. Nếu muốn đạt tới thuyết pháp thanh tịnh, nhất định là tâm địa chẳng nhiễm đắm, giống như Lục Tổ đại sư đã nói: “Vốn chẳng có một vật, nơi nào nhuốm bụi bặm”. “Bụi bặm” tượng trưng cho nhiễm trước. Nhất định phải đạt được thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, âm thanh bèn thanh tịnh.

 

(Sao) Vô tạp nhiễm giả, dư thừa thuyết pháp, thị vi tạp nhiễm nhi bất thanh tịnh. Kim Phật duy dĩ Nhất Thừa pháp, hóa đạo chư quần sanh, sở vị “thuần nhất bất tạp, cụ túc thanh bạch phạm hạnh chi tướng”, cố danh Phạm Âm.

(Diễn) Dư thừa thuyết pháp, thị vi tạp nhiễm giả, Luân Vương thuyết giới thiện, Đế Thích thuyết xuất dục, thật hữu thiện đương hành, hữu ác đương chỉ. Nhị Thừa thuyết Tứ Đế, thập nhị nhân duyên pháp, diệc thật hữu sanh tử khả yếm, Niết Bàn khả hân, giai tạp vô minh chi nhiễm, nhi bất thanh tịnh. Nhược Phật thuyết Nhất Thừa chi pháp, tắc nhiễm ô, thanh tịnh, tổng thuộc không hoa; sanh tử, Niết Bàn vô phi mộng huyễn, duy thử nhất sự thật. Dư nhị tắc phi chân, sở vị thuần nhất bất tạp, cụ túc thanh bạch phạm hạnh chi tướng dã.

()無雜染者,餘乘說法,是為雜染而不清淨。今佛唯以一乘法,化導諸群生 ,所謂純一不雜 ,具足清白梵行

之相,故名梵音。

()餘乘說法。是為雜染者。輪王說戒善。帝釋說出欲。實有善當行。有惡當止。二乘說四諦。十二因緣法。亦實有生死可厭。涅槃可欣。皆雜無明之染。而不清淨。若佛說一乘之法。則染污清淨。總屬空花。生死涅槃無非夢幻。唯此一事實。餘二則非真。所謂純一不雜。具足清白梵行之相也。

(Sao: “Chẳng có tạp nhiễm”: Các thừa khác thuyết pháp thì là tạp nhiễm, chẳng thanh tịnh. Nay đức Phật chỉ dùng pháp Nhất Thừa hóa độ, chỉ dạy các chúng sanh, đó gọi là tướng phạm hạnh thuần nhất, chẳng tạp, trọn đủ thanh bạch. Vì thế gọi là Phạm Âm.

Diễn: “Các thừa khác thuyết pháp thì là tạp nhiễm”: Luân Vương nói giới thiện, Đế Thích nói lìa dục, thật sự “có thiện nên hành, có ác nên dứt”. Nhị Thừa nói pháp Tứ Đế, mười hai nhân duyên, cũng là thật sự có “sanh tử đáng chán, Niết Bàn đáng ưa”, đều là tạp nhiễm vô minh, chẳng thanh tịnh. Nếu đức Phật nói pháp Nhất Thừa thì nhiễm ô và thanh tịnh đều là hoa đốm trên hư không, sanh tử và Niết Bàn không gì chẳng phải là mộng huyễn, chỉ có một sự thật ấy. Những thứ khác hễ có hai thì là chẳng thật. Đó gọi là “tướng phạm hạnh thuần nhất chẳng tạp, trọn đủ thanh bạch”).

Nói theo Tánh, tức chân tánh, bản tánh thanh tịnh vô nhiễm. Nói theo Tướng, so giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tiểu Thừa là tạp nhiễm, Đại Thừa là thanh tịnh. So giữa Đại Thừa và Thiền, Thiền thanh tịnh, Đại Thừa tạp nhiễm. So giữa Thiền và Tịnh Độ, Thiền chẳng thanh tịnh, Tịnh Tông thuần tịnh vô nhiễm. “Phạm Âm”: Vị Phật thứ nhất biểu thị tổng cương lãnh “tự hành, hóa độ người khác”. Bình thường, chúng ta niệm câu Phật hiệu này, phải dùng cái tâm thanh tịnh để niệm, dùng tâm bình đẳng để niệm, đó là “tự hành”. Nếu còn kèm thêm cái tâm đại từ bi để niệm, đó là “hóa tha”. Tự hành và hóa tha là một câu Phật hiệu này, đấy là Phạm Âm. Vị thứ hai:

 

(Sớ) Tú Vương giả, nhất vân nguyệt vi tú vương; nhất vân tức tú trung vương, như Bắc Thần cố. Nhị nghĩa giai đắc.

(Sao) Nguyệt vi tú vương. Sở vị vạn điểm tinh quang, bất như cô

nguyệt, nguyệt phi tinh loại. Dụ Phật vi đại giác, giác phi mê loại, thắng nhất thiết cố, tức tú trung vương giả. Luận Ngữ vân: “Thí như Bắc Thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi”. Ngôn Bắc Thần tú loại, nhi xuất hồ kỳ loại, dụ Phật tức chúng sanh, xuất hồ chúng sanh. Dĩ sanh sở quy y cố, giai đắc giả. Nhất dĩ tinh nguyệt đối hiển xưng Vương, nhất tựu tinh trung độc thắng xưng Vương. Kim ngôn Phật tại dị loại, dị loại trung vương. Phật tại đồng loại, đồng loại trung vương, cố giai đắc dã.

(Diễn) Giác phi mê loại giả, phàm phu Tam Đế câu mê, Nhị Thừa bất mê Chân nhi mê Tục, Bồ Tát bất mê Chân, Tục nhi mê Trung. Phật nãi Tam Đế tề giác, siêu cửu giới chúng sanh cố. Phật tức chúng sanh giả, nhược y sanh Phật đối thuyết, tắc cửu giới vi sanh, Phật nãi đại giác. Kim ngôn Phật tức chúng sanh giả, kinh vân “chúng sanh vô thượng giả, Phật thị”, tắc Phật nãi vô thượng chúng sanh dã. Phật tại dị loại giả, đối cửu giới vân, Phật vi dị loại. Nhược thập giới giai sanh, tắc Phật vi đồng loại dã.

()宿王者。一云月為宿王。一云即宿中王。如北辰故。二義皆得。

()月為宿王。所謂萬點星光。不如孤月。月非星類。喻佛為大覺。覺非迷類。勝一切故。即宿中王者。論語云。譬如北辰。居其所而眾星拱之。言北辰宿類。而出乎其類。喻佛即眾生。出乎眾生。以生所歸依故。皆得者。一以星月對顯稱王。一就星中獨勝稱王。今言佛在異類。異類中王。佛在同類。同類中王。故皆得也。

()覺非迷類者。凡夫三諦俱迷。二乘不迷真而迷俗。菩薩不迷真俗而迷中。佛乃三諦齊覺。超九界眾生故。佛即眾生者。若依生佛對說。則九界為生。佛乃大覺。今言佛即眾生者。經云眾生無上者佛是。則佛乃無上眾生也。佛在異類者。對九界云。佛為異類。若十界皆生。則佛為同類也。

(Sớ: Tú Vương: Một nghĩa là mặt trăng là vua trong các ngôi sao. Nghĩa thứ hai là vua trong các tinh tú, như sao Bắc Thần vậy. [Hiểu theo cả] hai nghĩa đều được.

Sao: Mặt trăng là vua trong các ngôi sao, ý nói: Ánh sáng của muôn vàn đốm sao chẳng bằng một vầng trăng lẻ loi. Trăng chẳng cùng loại với sao, ví như Phật là bậc đại giác, do giác nên chẳng thuộc loại mê, thù thắng hơn hết thảy. “Là vua trong các tinh tú”: Sách Luận Ngữ viết: “Ví như sao Bắc Thần[46] ngự ở nơi đâu, các ngôi sao khác đều chầu về”. Ý nói Bắc Thần thuộc loại tinh tú, nhưng vượt trỗi các tinh tú. Ví như Phật chính là chúng sanh mà vượt trỗi chúng sanh, là chỗ để chúng sanh quy y. “Đều được”: Một đằng là so sánh mặt trăng rạng rỡ hơn các ngôi sao mà nói là Vua, một đằng là do [mặt trăng] thù thắng độc nhất trong các ngôi sao nên gọi là Vua. Nay nói: Phật ở trong dị loại bèn là vua trong dị loại; Phật ở trong đồng loại bèn là vua của đồng loại. Vì thế [nói theo cả hai kiểu] đều được.

Diễn: “Giác thì chẳng thuộc loại mê”: Phàm phu đối với Tam Đế đều mê, Nhị Thừa chẳng mê Chân, nhưng mê Tục, Bồ Tát chẳng mê Chân và Tục, nhưng mê Trung. Phật là Tam Đế đều giác, siêu việt chúng sanh trong chín pháp giới. “Phật chính là chúng sanh”: Nếu nói so sánh giữa chúng sanh và Phật thì chín pháp giới là chúng sanh, Phật là bậc Đại Giác. Nay nói “Phật chính là chúng sanh”, kinh dạy “bậc vô thượng trong chúng sanh là Phật”, tức là so trong các chúng sanh thì Phật là vô thượng. “Phật ở trong dị loại” là nói theo chín pháp giới, Phật là dị loại. Nếu coi mười pháp giới đều là chúng sanh, Phật là đồng loại).

“Tú” (宿) là tinh tú. Tú Vương Phật (Nakṣatrarāja) biểu thị Đại Thừa Phật pháp, là đường tắt để thành Phật, sánh ví vô lượng pháp môn của Phật giống như ánh sáng của hết thảy các ngôi sao. Các pháp môn của Phật đều là quang minh. Trong các quang minh, quang minh của pháp nào lớn nhất? Tú Vương là Đại Thừa. So giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, Đại Thừa trí huệ cao, quang minh lớn. Tú Vương Phật biểu thị pháp môn Đại Thừa. Đại Thừa là con đường tắt để thành Phật. Giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa, quan niệm và sự tu hành đều khác nhau. Tiểu Thừa bảo thủ, quý vị nói cho họ nghe pháp Đại Thừa, họ chẳng thể tiếp nhận, cho đó là cuồng vọng, chẳng thể tu hành! Thời đại hiện tại là dân chủ, tự do, cởi mở, thích hợp Đại Thừa Phật pháp. Nay dùng pháp Tiểu Thừa để dạy chúng sanh, họ chẳng thể tiếp nhận, [họ sẽ chê là] quá khô khan, quá bó buộc! Trong Phật pháp, khế lý là điều trọng yếu, nhưng khế cơ cũng chẳng thể sơ sót, phải xét căn tánh, phải xem hoàn cảnh sống và hình thái ý thức của họ. Chúng ta nhìn về tương lai, mười năm sau toàn thể thế giới tiến nhập thời đại điện toán, phương thức sống của chúng ta sẽ biến đổi rất lớn. Phật pháp là giáo dục trí huệ, là giáo học trí huệ, tuyệt đối chẳng bị đào thải bởi thời đại. Trong bất cứ thời đại nào, nó cũng đều có thể phát huy trí huệ cao độ, có thể khiến cho hết thảy chúng sanh viên thành Phật đạo. Vị Phật thứ ba:

 

(Sớ) Hương Thượng giả, Phật thánh trung thánh, như hương trung hương, tối thượng vô tỷ cố.

(Sao) Hương trung hương giả, như chiên đàn hương. Vân: “Thử hương lục thù, giá trị tam thiên đại thiên thế giới”. Hựu vân: “Thử hương nhất phần, tứ thập lý ngoại, vô bất văn giả”. Thị hương chi tối thượng giả dã. Phật chứng ngũ phần Pháp Thân chi hương. Kỳ hương phổ huân vô lượng thế giới, nhất thiết nhân, thiên, Tu La, ngoại đạo, Nhị Thừa chi hương, vô năng cập giả. Cố viết Hương Thượng.

(Diễn) Ngũ phần Pháp Thân thông Đại Tiểu Thừa, kim vân “ngũ phần”, nãi Đại Thừa chuyển Ngũ Ấm thân tâm, đắc ngũ phần Pháp Thân. Nhất thiết nhân, thiên, Tu La, ngoại đạo, Nhị Thừa chi hương giả, nhân thiên hữu giới thiện hương, Tu La hữu hạ phẩm Thập Thiện hương. Ngoại đạo diệc hữu tà định tà huệ chi hương. Nhị Thừa hữu Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hương.

()香上者。佛聖中聖。如香中香。最上無比故。 

()香中香者。如栴檀香。云此香六銖。價值三千大千世界。又云。此香一焚。四十里外無不聞者。是香之最上者也。佛證五分法身之香。其香普熏無量世界。一切人天脩羅外道二乘之香。無能及者。故曰香上。 

()五分法身 。通大小乘。今云五分。 乃大乘轉五陰

身心。得五分法身。一切人天修羅外道二乘之香者。人天有戒善香。修羅有下品十善香。外道亦有邪定邪慧之香。二乘有戒定慧解脫解脫知見香。

(Sớ: Hương Thượng (Gandhottama): Phật là bậc thánh của các thánh, giống như hương bậc nhất trong các loại hương, tối thượng khôn sánh.

Sao: “Hương bậc nhất trong các loại hương”: Như hương Chiên Đàn, [kinh] nói “sáu thù của hương ấy giá trị bằng tam thiên đại thiên thế giới”. Lại nói: “Hương ấy vừa đốt lên, ngoài bốn mươi dặm, không ai chẳng ngửi thấy mùi”. Đó là loại hương tối thượng vậy. Đức Phật chứng năm phần Pháp Thân hương, hương ấy xông khắp vô lượng thế giới, hết thảy hương của người, trời, Tu La, ngoại đạo, Nhị Thừa chẳng thể sánh bằng. Vì vậy gọi là Hương Thượng.

Diễn: Năm phần Pháp Thân chung cho Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Nay nói “năm phần”, chính là Đại Thừa do chuyển thân tâm Ngũ Ấm mà được năm phần Pháp Thân. “Hết thảy các loại hương của người, trời, Tu La, ngoại đạo, Nhị Thừa”: Người và trời có hương giới thiện, Tu La có hương hạ phẩm Thập Thiện, ngoại đạo cũng có hương tà định tà huệ, Nhị Thừa có hương Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hương).

 Phần chú giải (phần Sao) đề cập Ngũ Phần Pháp Thân Hương, [vị Phật này] biểu thị Thiền Tông. Đại Thừa là đường tắt, Thiền Tông là đường tắt nhất trong các con đường tắt, nên gọi là “kính trung kính” (徑中徑: đường tắt nhất trong các con đường tắt). [Thế mà] đường tắt ấy lại còn có một con đường nhanh tắt hơn nữa, nên bảo là “hựu kính” (又徑: lại tắt hơn), được biểu thị bằng vị Phật kế tiếp là Hương Quang Phật. Vị Phật thứ tư:

 

(Sớ) Hương Quang giả, kỳ hương phát quang, như Đoạn Trí nhị đức cố.

(Diễn) Đoạn Trí nhị đức giả, Như Lai quả thượng hữu Trí, Đoạn, Ân tam đức, kim lược Ân đức dã.

(Sao) Đoạn đức giả, hương năng tỵ ác, hữu diệt uế nghĩa. Chư ác tịnh tận, danh chi vi Hương. Trí đức giả, quang năng phá ám, hữu trí huệ nghĩa. Linh minh quảng chiếu, danh chi vi Quang. Hựu thường hương chỉ bị tỵ căn, hương trung phát quang, kiêm bị nhãn căn, dụ Thanh Văn chỉ năng diệt ác, hữu Thể vô Dụng. Phật diệt chư ác, năng cụ chư thiện, cụ túc Đoạn Trí, như hương quang dã.

(Diễn) Chỉ năng diệt ác, hữu Thể vô Dụng giả, Thanh Văn tuy đoạn phiền não, chứng Niết Bàn, bất năng tùng Không xuất Giả, quảng độ chúng sanh. Đản hữu ngũ phần Pháp Thân chi hương, nhi vô đại dụng chi quang, hữu Thể vô Dụng dã. Phật tắc nội đoạn phiền não, cụ công đức chi hương; ngoại độ chúng sanh, xuất đại dụng chi quang, Thể Dụng song chương dã.

()香光者。其香發光。如斷智二德故。

()斷智二德者。如來果上有智斷恩三德。今略恩德也。

()斷德者。香能避惡。有滅穢義。諸惡淨盡。名之為香。智德者。光能破暗。有智慧義。靈明廣照。名之為光。又常香止被鼻根。香中發光。兼被眼根。喻聲聞止能滅惡。有體無用。佛滅諸惡。能具諸善。具足斷智。如香光也。 

()止能滅惡。有體無用者。聲聞雖斷煩惱證涅槃。不能從空出假。廣度眾生。但有五分法身之香。而無大用之光。有體無用也。佛則內斷煩惱。具功德之香。外度眾生。出大用之光。體用雙彰也。

(Sớ: Hương Quang: Hương ấy tỏa sáng, như hai đức Đoạn và Trí.

Diễn: “Hai đức Đoạn và Trí”: Nơi quả địa Như Lai có ba đức là Đoạn, Trí và Ân, nay tỉnh lược Ân đức.

Sao: “Đoạn đức”: Nhờ hương có thể tránh được mùi hôi thối, nên hương có ý nghĩa diệt uế. Hết sạch các điều ác thì gọi là Hương. “Trí đức”: Ánh sáng có thể trừ tối tăm, có ý nghĩa trí huệ. Linh thông, sáng suốt, chiếu rộng rãi, nên gọi là Quang. Lại nữa, hương bình thường chỉ có thể tương ứng với Tỵ Căn. Trong hương tỏa sáng tức kèm thêm tác dụng tương ứng với Nhãn Căn. Ví như Thanh Văn chỉ có thể diệt ác, có Thể mà không có Dụng. Phật diệt các ác, có thể trọn đủ các điều thiện, trọn đủ Đoạn đức và Trí đức như Hương Quang vậy.

Diễn: “Chỉ có thể diệt ác, có Thể mà không có Dụng”: Thanh Văn tuy đoạn phiền não, chứng Niết Bàn, chẳng thể từ Không xuất hiện Giả để rộng độ chúng sanh, chỉ có năm phần Pháp Thân hương, chẳng có quang minh khởi tác dụng lớn lao, cho nên là “có Thể mà không có Dụng”. Phật thì trong là đoạn phiền não, trọn đủ hương công đức, ngoài là độ chúng sanh, phát ra quang minh đại dụng, Thể và Dụng cùng tỏ lộ).

Hương Quang (Gandhaprabhā) biểu thị Tịnh. Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương có nói “hương quang trang nghiêm”. Từ xưa tới nay, có rất nhiều đạo tràng tu hành, nếu đặt tên là Hương Quang Thất, hoặc có hai chữ Hương Quang, ta biết đạo tràng ấy tu pháp môn Niệm Phật. Hương Quang Phật biểu thị pháp môn Niệm Phật. Hương quang trang nghiêm là đường tắt hơn con đường tắt nhất trong các con đường tắt, là con đường gần nhất để thành Phật. Không chỉ là gần nhất, lại còn là con đường ổn thỏa, thích đáng nhất. Thiền cố nhiên là con đường gần, nhưng chưa chắc đã ổn thỏa, thích đáng. [Lý do] thứ nhất, [để tu Thiền] ắt phải là căn cơ thượng thượng. Lục Tổ độ kẻ căn cơ thượng thượng. Chẳng phải là kẻ thượng thượng căn, sẽ chẳng thích hợp học pháp môn ấy. Thứ hai, trong Thiền có rất nhiều ma sự. Năm mươi loại Ấm ma được nói trong kinh Lăng Nghiêm đều là cảnh giới trong Thiền Định. Cổ nhân nói pháp môn Niệm Phật đơn giản nhất, dễ dàng nhất, ổn thỏa thích đáng nhất, viên nhất, đốn nhất, tức là đã tán thán pháp môn này đến cùng cực. Vị Phật thứ năm:

 

(Sớ) Đại Diệm Kiên giả, thích nghĩa đồng tiền.

(Sao) Diệm Kiên chi danh lũ xuất, chánh diêu Phật đồng danh hiệu, vô lượng vô biên cố.

()大燄肩者。釋義同前。 

()燄肩之名屢出。正繇佛同名號。無量無邊故。

(Sớ: Đại Diệm Kiên: Giải thích ý nghĩa giống như phần trước.

Sao: Danh hiệu Diệm Kiên xuất hiện nhiều lần chính là vì vô lượng vô biên chư Phật có cùng danh hiệu).

Biểu thị ý nghĩa này, đề xướng, giới thiệu pháp môn thượng thượng cho đại chúng, khuyên khắp mọi người niệm Phật, thành tựu trong một đời. Trong phần trước, Đại Diệm Kiên Phật (Maharciskandha) [biểu thị ý nghĩa] gánh vác gia nghiệp của Như Lai, [trong phần này], Đại Diệm Kiên là đại pháp bậc nhất của Như Lai. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải khẳng định, pháp môn này là đại pháp bậc nhất của Như Lai, vì kinh Vô Lượng Thọ xác thực là cô đọng, tinh hoa của kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm có tám mươi quyển, kinh Vô Lượng Thọ chỉ có một quyển, nhưng nghĩa lý và cảnh giới chẳng hai, chẳng khác kinh Hoa Nghiêm, hoàn toàn như nhau. Ta mới biết bộ kinh này đáng quý, hàm nhiếp viên mãn vô lượng vô biên pháp môn trong ấy. Niệm kinh Vô Lượng Thọ từ đầu tới cuối một lượt, sẽ giống như niệm kinh Hoa Nghiêm một lượt. Vị Phật thứ sáu:

 

(Sớ) Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân giả, vạn hạnh nhân hoa, trang nghiêm Pháp Thân cố.

(Sao) Vạn hạnh trang nghiêm giả, tuy chứng Pháp Thân, nhược vô vạn hạnh, danh tố Pháp Thân. Phật xưng Nhất Thiết Chủng Trí, cố tu Tứ Đẳng, Lục Độ, chủng chủng hạnh môn, vô bất bị tập, tích công lũy đức, trợ hiển Pháp Thân, như vạn chủng bảo hoa trang nghiêm sắc thân dã. Dĩ Pháp Thân bổn cụ hằng sa Tánh Đức cố.

(Diễn) Dĩ Pháp Thân bổn cụ Tánh Đức giả, tuy vân vạn đức nghiêm thân, nhiên thử vạn đức thuộc Tu. Tu vô biệt tu, giai tùng tánh khởi tu. Dĩ hữu hằng sa Tánh Đức, phương hữu hằng sa Tu Đức. Bất nhiên, tu bất tùng tánh, nãi hữu tác chi tu, vô can tánh thể, vân hà năng nghiêm Pháp Thân da?

()雜色寶華嚴身者。萬行因華。莊嚴法身故。 

()萬行莊嚴者。雖證法身。若無萬行。名素法身。佛稱一切種智。故須四等六度。種種行門。無不備集。積功累德。助顯法身。如萬種寶華莊嚴色身也。以法身本具恆沙性德故。 

()以法身本具性德者。雖云萬德嚴身。然此萬德屬修。修無別修。皆從性起修。以有恒沙性德。方有恒沙修德。不然。修不從性。乃有作之修。無干性體。云何能嚴法身耶。

(Sớ: Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân (Ratnakusuma-sampush-pitagatra): Vạn hạnh nhân hoa trang nghiêm Pháp Thân.

Sao: “Vạn hạnh trang nghiêm”: Tuy chứng Pháp Thân, nếu chẳng có vạn hạnh, sẽ gọi là Pháp Thân suông! Phật được gọi là bậc Nhất Thiết Chủng Trí; vì thế, cần phải có Tứ Đẳng, Lục Độ, các thứ hạnh môn, không pháp nào chẳng tu tập trọn đủ. Tích lũy công đức để giúp hiển lộ Pháp Thân. Như muôn thứ hoa báu trang nghiêm sắc thân, do Pháp Thân vốn sẵn trọn đủ hằng sa Tánh Đức vậy.

Diễn: “Do Pháp Thân vốn sẵn trọn đủ Tánh Đức”: Tuy nói là vạn đức trang nghiêm cái thân, nhưng vạn đức ấy thuộc về Tu. Tu mà chẳng tu chi khác, đều là khởi tu từ tánh. Do có hằng sa Tánh Đức, nên mới có hằng sa Tu Đức. Nếu chẳng phải vậy, tu chẳng từ tánh bèn là tu hữu tác, chẳng dính dáng gì đến tánh thể, sao có thể nói là trang nghiêm Pháp Thân cho được?)

 Thật ra, đức hiệu của vị Phật này biểu thị Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh trong pháp môn căn bản. Cổ nhân thường nói: “Thành Phật viên mãn trong một đời, chỉ có mình kinh Hoa Nghiêm”. Đức Phật giảng hết thảy các kinh, đối với chuyện từ [địa vị] phàm phu tu thành Phật trong một đời, kinh giảng giải lý luận, phương pháp, và cảnh giới rành mạch, viên mãn, quả thật là kinh Hoa Nghiêm. Do vậy, có thể nói Hoa Nghiêm là Phật pháp khái luận của toàn thể Phật pháp, hết thảy các kinh đã được nói đều là một bộ phận đặc biệt của kinh Hoa Nghiêm nhằm giới thiệu chi tiết mà thôi, tổng cương lãnh là Hoa Nghiêm. Vị Phật này biểu thị ý nghĩa ấy. Trong Hoa Nghiêm, [các nhân vật giữ vai trò] khẩn yếu nhất là Văn Thù, Phổ Hiền, và Thiện Tài đồng tử, các Ngài học gì? Các Ngài tu gì? Đạt được kết quả gì? Nếu chúng ta có thể quan sát từ chỗ này, hiểu rõ ràng, sẽ thật sự có thâu hoạch. Trong kinh Hoa Nghiêm, trọng yếu nhất là Văn Thù Bồ Tát dạy chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, đối với chuyện xử sự, đãi người, tiếp vật, phải tuân thủ mười nguyên tắc, [thường gọi là] Thập Ba La Mật. Đó là đại hạnh trí huệ viên mãn, trong cuộc sống hằng ngày, hành vi của chúng ta sung mãn trí huệ viên mãn.

1) Thứ nhất là Bố Thí, có nghĩa là buông xuống. Thân, tâm, thế giới, hết thảy đều buông xuống, tâm chúng ta thanh tịnh, trong tâm chẳng nhiễm mảy trần. Bố thí là bỏ, là buông xuống. Chẳng phải là bảo quý vị buông xuống những thứ khác; buông tiếng tăm, lợi dưỡng xuống, vô dụng! Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, ưu lự, vướng mắc trong tâm địa, phải buông những thứ ấy xuống, phải triệt để bố thí. Đã buông xuống những thứ bên trong thì đối với vật ở ngoài thân sẽ chẳng có trở ngại gì. Kinh Đại Thừa nói “Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại”. Trở ngại ở chỗ  nào? Nếu  trong  tâm  có  vướng  mắc, sẽ  bị  trở  ngại,  vấn  đề  bèn

nghiêm trọng. Trong tâm chẳng có vướng mắc bèn gọi là Bố Thí.

2) Trì Giới: Trì giới là vâng giữ pháp. Bất luận là pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, nhất định phải tuân thủ.

3) Nhẫn Nhục là kiên nhẫn, phải nhẫn nại. Nếu có thể kiên nhẫn, sẽ chẳng bị lay động bởi thuận cảnh hay nghịch cảnh.

4) Tinh Tấn: Tấn (進) là tiến bộ, chẳng thoái chuyển. Đối với tiến bộ, nhấn mạnh Tinh (精), [nghĩa là] tinh thuần chẳng tạp, tiến bộ như vậy là đúng. Tiến bộ của người thế gian trong hiện thời là tạp tấn, loạn tấn. Vì vậy, họ chẳng thể thành tựu. Họ thật sự dụng công, thật sự nỗ lực, suốt ngày từ sáng đến tối chẳng nghỉ ngơi, tới cuối cùng chẳng có kết quả, điều gì cũng chẳng thể thành tựu.

5) Thiền Định: Chẳng lay động, bất thoái chuyển.

6) Bát Nhã: Trí huệ hiện tiền. Bản thân chúng ta xử thế, đãi người phải dùng lý trí, chớ nên xử sự theo cảm tình. Cảm tình là mê, lý trí là Bát Nhã.

7) Sau đó là Phương Tiện, Nguyện, Lực và Trí.

Đấy là nguyên tắc chỉ đạo, đều là dạy chúng ta nên làm như thế nào trong cuộc sống nơi thế gian này, Văn Thù Bồ Tát dạy chúng ta những việc ấy. Đấy là phương pháp tu học cơ sở.

Phổ Hiền Bồ Tát mở rộng cơ sở ấy, mở rộng đến tận hư không khắp pháp giới, hoàn toàn tương ứng với tự tánh, viên thành Phật đạo. Đối với mười điều ấy, nếu chúng ta thật sự dùng cái tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm bình đẳng, tâm đại từ bi để tu, sẽ là mười nguyện Phổ Hiền. Phổ Hiền Bồ Tát nêu lên mười khuôn mẫu, gọi là “mười đại nguyện vương”. Điều thứ nhất là dạy chúng ta “lễ kính chư Phật ”. Chư Phật: Trừ chính mình ra, [bất cứ gì khác] đều gọi là “chư Phật ”. Không chỉ hết thảy hữu tình là chư Phật, mà vô tình cũng là chư Phật. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy: “Tình và vô tình, cùng viên thành Chủng Trí”. Vì thế, chúng ta phải lễ kính hữu tình, mà đối với vô tình cũng phải lễ kính, quyết định chẳng có phân biệt, chẳng thấy có sai biệt, phải vận dụng cái tâm bình đẳng. Lễ kính theo cách nào? Có phải là thấy người khác liền bò rạp xuống đất, dập đầu ba lạy? Nếu quý vị tu theo kiểu như vậy, đức Phật trông thấy sẽ ứa lệ, quý vị đã hiểu lầm ý nghĩa chân thật của Phật, ý nghĩa của Phật đều bị quý vị hiểu sai bét hết rồi! Về Sự thì phải thuận theo thế tục, “Phật pháp trong thế gian, chẳng hoại pháp thế gian”, đối với pháp thế gian phải tùy thuận thế tục. Phật pháp dùng tâm trí huệ, tâm thanh tịnh, sử dụng đại trí huệ, thanh tịnh chân thật để tùy thuận hết thảy sự vụ thế tục. Đó là Phổ Hiền hạnh, mầu nhiệm chẳng thể nói được! Vì vậy, Đại Thừa Phật pháp, nhất là nói đến pháp Nhất Thừa tối cao, chính là nhân sinh viên mãn, là hạnh phúc chân thật. Trong phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện đã nói rất rõ ràng về lễ kính: Chủ thể thực hiện sự lễ kính bèn “ngã dĩ thanh tịnh thân, ngữ, ý” (tôi dùng thân, ngữ, ý thanh tịnh). Do vậy có thể biết: Tam nghiệp thanh tịnh chính là lễ kính. Tam nghiệp chẳng thanh tịnh, dù thấy người khác bèn dập đầu lễ bái, vẫn chẳng phải là Phổ Hiền Hạnh. Tam nghiệp thanh tịnh, thấy người khác bèn gật đầu đều là lễ kính chư Phật. Nói thật ra, như kinh Vô Lượng Thọ đã nói “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, mười nguyện [Phổ Hiền] đều là “thanh tịnh, bình đẳng, giác” được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế, vị Phật này biểu thị kinh Hoa Nghiêm viên mãn trong một đời. Chúng ta phải lấy Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đồng tử làm gương, làm tiêu chuẩn cho sự tu học trong cuộc sống, biểu thị ý nghĩa này. Do vậy, Phật pháp hết sức sống động, hết sức viên mãn. Đối với chuyện “liễu sanh tử, thoát tam giới, vãng sanh bất thoái thành Phật ”, chính mình có tín tâm sung mãn, cuộc sống của quý vị sẽ vui sướng khôn sánh. Vị Phật thứ bảy:

 

(Sớ) Sa La Thụ Vương giả. Sa La, thử vân kiên cố, diệc vân tối thắng. Đức bất biến dịch, tam giới độc tôn, như thụ vương cố.

()娑羅樹王者。娑羅。此云堅固。亦云最勝。德不變易。三界獨尊。如樹王故。

(Sớ: Sa La Thụ Vương (Śalendrarājā): Sa La cõi này dịch là Kiên Cố, còn dịch là Tối Thắng (thù thắng nhất). Do đức chẳng biến đổi, tôn quý độc nhất trong tam giới, như vua của loài cây vậy).

Trong phần trước, Hiển Giáo đã được nói xong, còn có một pháp môn rất đặc biệt, vị Phật này tượng trưng cho Mật. Sa La Thụ Vương mang ý nghĩa tỷ dụ sự kiên cố.

 

(Sao) Kiên cố giả, thử thụ tuế hàn bất điêu, phủ cân bất tổn, hữu kiên cố nghĩa. Như Phật chứng Pháp Thân, Hoặc bất năng dao, cảnh bất năng động cố. Tối thắng giả, thử thụ cao đại, nhất thiết lâm mộc vô năng cập giả, như Phật siêu tam giới, chúng thánh trung tôn cố. Cụ tư nhị đức, danh Thụ Vương dã.

()堅固者。此樹歲寒不彫 。斧斤不損 。有堅固義。

如佛證法身。惑不能搖。境不能動故。最勝者。此樹高大。一切林木無能及者。如佛超三界。眾聖中尊故。具斯二德。名樹王也。

(Sao: “Kiên cố”: Loại cây này đến mùa lạnh chẳng rụng lá, búa rìu chẳng thể gây tổn hại được, nên có ý nghĩa kiên cố. Như Phật chứng Pháp Thân, phiền não chẳng thể lay, cảnh chẳng thể động. “Tối thắng”: Cây này cao to, hết thảy cây cối chẳng thể sánh bằng. Như Phật vượt trỗi tam giới, là bậc tôn quý nhất trong các vị thánh. Do có đủ hai đức ấy, nên gọi là Thụ Vương).

 Tại Trung Hoa, cây tùng, cây bách mùa Đông cũng chẳng rụng lá, hết sức kiên cố, mang ý nghĩa này. Mật Thừa vô thượng, nói thật ra, vẫn là một câu Phật hiệu. Câu Phật hiệu chính là vô thượng chú. Cuối Tâm Kinh có nói: “Là chú vô thượng, là chú không có gì sánh bằng”. Chú ấy chính là Nam-mô A Di Đà Phật. Sáu chữ ấy hoàn toàn phiên âm từ tiếng Phạn, chính là vô thượng mật chú. Trong kinh Đại Tập, đức Phật đã nói: Câu Phật hiệu là “vô thượng thậm thâm Thiền”, cũng là vô thượng, vô đẳng đẳng chú (chú không có gì sánh bằng). Kinh Hoa Nghiêm nói “nhiều chính là một, một chính là nhiều”. “Một” là câu danh hiệu này, “nhiều” là vô lượng vô biên pháp môn. Một câu Phật hiệu triển khai sẽ là vô lượng vô biên pháp môn, vô lượng vô biên pháp môn quy nạp thành một câu Phật hiệu. Vì thế mới biết danh hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn. Vị Phật thứ tám:

 

(Sớ) Bảo Hoa Đức giả, Phật đức như bảo hoa cố.

(Sao) Tiền vân “nghiêm thân”, nghiêm hữu nhân nghĩa; kim đản ngôn “hoa”, dĩ hoa dụ đức. Phật chi vạn đức, quý trọng, hoa mỹ, như bảo hoa dã. Nhất vân Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Phật chi tứ đức: Thường như bảo hoa, vô điêu lạc cố. Lạc như bảo hoa, duyệt nhân ý cố. Ngã như bảo hoa, vô đãi ngoại cố. Tịnh như bảo hoa, thể oánh khiết cố. Phú hữu vạn đức, quý trọng hoa mỹ, khả lệ tri hỹ.

(Diễn) Phật chi tứ đức, phiên phá phàm phu vô thường kế thường đẳng tứ đảo. Nhị Thừa thường kế vô thường đẳng tứ đảo. Phật duy Tam Đức bí tạng, bất vị tứ tướng sở thiên, viết Thường. Do như bảo hoa, bất dĩ Xuân sanh, bất dĩ Thu tụy, cụ vô thượng Bồ Đề giác pháp lạc, vô thượng Niết Bàn tịch tĩnh lạc, viết Lạc. Do như bảo hoa, trân kỳ túy mỹ, thích duyệt nhân tâm, cụ bát tự tại ngã, bất đãi ư ngoại, viết Ngã. Do như bảo hoa, bất giả dương hòa, bất tư vũ lộ, bất vi ngũ trụ sở nhiễm, nhị tử sở lụy, viết Tịnh. Do như bảo hoa, tinh kim mỹ ngọc, tịnh vô tiêm trần cố.

()寶華德者。佛德如寶華故。 

()前云嚴身。嚴有因義。今但言華。以華喻德。佛之萬德。貴重華美。如寶華也。一云常樂我淨。佛之四德。常如寶華無彫落故。樂如寶華悅人意故。我如寶華無待外故。淨如寶華體瑩潔故。富有萬德。貴重華美。可例知矣。

()佛之四德。翻破凡夫無常計常等四倒。二乘常計無常等四倒。佛維三德祕藏。不為四相所遷曰常。猶如寶華。不以春生。不以秋瘁。具無上菩提覺法樂。無上涅槃寂靜樂。曰樂。猶如寶華。珍奇粹美。適悅人心。具八自在我。不待於外曰我。猶如寶華。不假陽和。不資雨露。不為五住所染。二死所累曰淨。猶如寶花。精金美玉。淨無纖塵故

(Sớ: Bảo Hoa Đức (Ratnophūlaśri): Phật đức như hoa báu.

Sao: Phần trước nói là Nghiêm Thân, Nghiêm có ý nghĩa “nhân” ở trong ấy. Nay chỉ nói Hoa, dùng hoa để tỷ dụ đức. Vạn đức của Phật, quý trọng, đẹp đẽ như hoa báu. Một nghĩa là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, tức bốn đức của Phật. Thường là như hoa báu, chẳng tàn rụng. Lạc là như hoa báu khiến cho người ta vui sướng. Ngã là như hoa báu chẳng vướng mắc bên ngoài. Tịnh là như hoa báu thể chất sáng sạch, phong phú vạn đức. Có thể suy ra mà biết sự quý trọng, đẹp đẽ ấy.

Diễn: “Bốn đức của Phật” lật nhào, phá vỡ bốn quan niệm điên đảo[47] vô thường mà chấp là thường v.v… của phàm phu và bốn quan niệm điên đảo “thường mà chấp là vô thường” của Nhị Thừa. Chỉ có Tam Đức bí tạng của Phật là chẳng bị bốn tướng[48] dời đổi nên nói là Thường. Giống như hoa báu, chẳng vì Xuân mà sanh, chẳng vì Thu mà rơi rụng, có đủ niềm vui nơi giác pháp vô thượng Bồ Đề, niềm vui tịch tĩnh nơi Vô Thượng Niết Bàn, đó là Lạc. Ví như hoa báu, quý báu, lạ lùng, tinh túy, đẹp đẽ, vui sướng lòng người, có đủ tám món tự tại Ngã[49], chẳng phụ thuộc vào bên ngoài nên gọi là Ngã. Ví như hoa báu, chẳng cần ánh mặt trời ấp ủ, chẳng nhờ mưa, sương để tưới tắm, chẳng bị nhuốm bẩn bởi Ngũ Trụ, chẳng bị vướng mắc bởi hai thứ Tử (Phần Đoạn và Biến Dịch), đó là Tịnh. Ví như hoa báu, vàng ngọc đẹp đẽ, tinh tế, tinh sạch, chẳng có mảy trần).

Vị Phật này biểu thị Báo Thân viên mãn. Ba vị Phật cuối cùng đều biểu thị sự viên mãn rốt ráo.

 

(Sớ) Kiến Nhất Thiết Nghĩa giả, chư pháp chi nghĩa, vô bất tri cố.

(Sao) Nhất thiết giả, thế xuất thế gian chư pháp vô lượng, tắc nghĩa vô lượng. Hữu tri cận nghĩa, bất tri viễn nghĩa giả. Hữu tri thiên nghĩa, bất tri viên nghĩa giả. Hữu tri tổng nghĩa, bất tri biệt nghĩa giả. Hữu tri thật nghĩa, bất tri quyền nghĩa giả. Phật vô bất kiến, như Tất Đạt thái tử, danh Nhất Thiết Nghĩa Thành, tức thử ý dã.

(Diễn) Thế xuất thế gian chư pháp vô lượng, tắc nghĩa vô lượng giả. Thế gian chi pháp, thị Ấm, Nhập, Xứ, Giới đẳng. Thế gian chi nghĩa, tắc tích tụ, thiệp nhập đẳng. Xuất thế chi pháp, thị Đế, Duyên, Lục Độ đẳng. Xuất thế chi nghĩa, tắc bức bách, chiêu cảm đẳng. Phàm phu tri cận, bất tri viễn, đản tri thế gian pháp, bất tri xuất thế gian pháp cố. Nhị Thừa tri thiên, bất tri viên, yếm hữu, trước không, bất tri không hữu vô ngại cố. Sơ tâm Bồ Tát, tri tổng, bất tri biệt, đản ngộ Niết Bàn tâm, bất tri sai biệt nghĩa cố. Tri thật, bất tri quyền, đản tri Chân Như giới nội, bất tri Phật sự môn đầu cố. Phật nãi ngũ nhãn viên minh, tam trí viên hiển, vô bất kiến dã.

()見一切義者。諸法之義。無不知故。 

()一切者。世出世間。諸法無量。則義無量。有知近義。不知遠義者。有知偏義。不知圓義者。有知總義。不知別義者。有知實義。不知權義者。佛無不見。如悉達太子。名一切義成。即此意也。 

()世出世間諸法無量。則義無量者。世間之法。是陰入處界等。世間之義。則積聚涉入等。出世之法。是諦緣六度等。出世之義。則逼迫招感等。凡夫知近不知遠。但知世間法。不知出世間法故。二乘知偏不知圓。厭有著空。不知空有無礙故。初心菩薩。知總不知別。但悟涅槃心。不知差別義故。知實不知權。但知真如界內。不知佛事門頭故。佛乃五眼圓明。三智圓顯。無不見也。

(Sớ: Kiến Nhất Thiết Nghĩa (Sarvārthadarśa): Nghĩa của chư pháp, không gì chẳng biết.

Sao: Nhất Thiết: Các pháp thế gian và xuất thế gian vô lượng, cho nên nghĩa vô lượng. Có kẻ biết nghĩa gần, chẳng biết nghĩa xa. Có kẻ biết nghĩa thiên lệch, chẳng biết nghĩa viên mãn. Có kẻ biết nghĩa tổng quát, chẳng hiểu nghĩa riêng biệt. Có kẻ biết thật nghĩa, chẳng biết quyền nghĩa. Phật không gì chẳng thấy. Như thái tử Tất Đạt (Siddhārtha) tên là Nhất Thiết Nghĩa Thành, chính là vì ý này.

Diễn: “Các pháp thế gian và xuất thế gian vô lượng, cho nên nghĩa vô lượng”: Pháp thế gian là Ấm, Nhập, Xứ, Giới v.v… Nghĩa thế gian là như tích lũy, tu tập, xen nhập v.v… Pháp xuất thế là Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ v.v… Nghĩa xuất thế là như bức bách, chiêu cảm v.v… Phàm phu biết gần, mà chẳng biết xa, chỉ biết pháp thế gian, chẳng biết pháp xuất thế gian. Nhị Thừa biết Thiên (thiên chấp, lệch về một bên), chẳng biết Viên, chán Có, chấp Không, chẳng biết Không và Hữu vô ngại. Sơ tâm Bồ Tát biết Tổng, chẳng biết Biệt, chỉ biết Niết Bàn tâm, chẳng biết nghĩa sai biệt, biết Thật, chẳng biết Quyền, chỉ biết trong phạm vi Chân Như, chẳng biết những chuyện thuộc về Phật sự. Phật là ngũ nhãn viên minh, tam trí hiển lộ trọn vẹn, không gì chẳng thấy).

Biểu thị trăm ngàn ức Hóa Thân.

 

(Sớ) Như Tu Di Sơn giả, Tu Di vi chúng sơn chi vương, Phật đức siêu tuyệt như Tu Di cố.

(Sao) Tiền ngôn Tu Di Tướng, cố chỉ tướng hảo. Kim vô Tướng tự, chuyên tựu đức ngôn. Hợp vạn đức nhi giao la, như Tu Di dĩ bảo thành xưng Diệu. Trung thiên hạ nhi độc lập, như Tu Di dĩ tối thượng xưng Cao. Tu Di vương ư chúng sơn, Như Lai vương ư tam giới, kỳ nghĩa nhất dã.

()如須彌山者。須彌為眾山之王。佛德超絕。如須彌故。 

()前言須彌相。故指相好。今無相字。專就德言。合萬德而交羅。如須彌以寶成稱妙。中天下而獨立。如須彌以最上稱高。須彌王於眾山。如來王於三界。其義一也。

(Sớ: Như Tu Di Sơn (Sumērukalpa): Tu Di là vua trong các quả núi. Phật đức siêu tuyệt như Tu Di.

Sao: Trong phần trước nói Tu Di Tướng là nói về tướng hảo, nay không có chữ Tướng là chuyên nói về đức. Hợp vạn đức kết thành, như núi Tu Di do các chất báu tạo thành, được gọi là Diệu. Đứng sừng sững một mình giữa thiên hạ, như núi Tu Di tối thượng nên gọi là Cao. Tu Di là vua của các núi, Như Lai là vua của tam giới, có cùng một nghĩa).

Biểu thị Pháp Thân viên mãn thanh tịnh. Báo Thân là Tự Thọ Dụng Thân, Hóa Thân là Tha Thọ Dụng Thân, dùng để hóa độ chúng sanh. Lý Thể là thanh tịnh Pháp Thân. Học Phật đến chỗ này mới là thật sự đạt đến viên mãn rốt ráo, chứng đắc viên mãn ba thân Pháp, Báo, Ứng.

Kinh văn trước sau tương ứng trọn vẹn. Phương Đông biểu thị thái độ học Phật cơ bản. A Súc Bệ Phật biểu thị bất động, tín tâm thanh tịnh bèn sanh Thật Tướng. Tâm chẳng định, chẳng thể học điều gì! Tâm phải định, nếu tâm bất động, chẳng bị hết thảy lay động, quý vị sẽ có thể học. Ba vị Phật kế tiếp [biểu thị] những mục tiêu chúng ta mong cầu. Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật chính là ba thân. Trước hết là những gì trong tâm hướng tới, Tu Di Tướng là Báo Thân, Đại Tu Di là Pháp Thân, Tu Di Quang là Ứng Hóa Thân. Đến cuối cùng, ở đây chúng ta đã viên mãn, đã đạt được. Trong phần trước là mong cầu đạt đến, phần sau là thật sự đạt được. Đức hiệu của sáu phương Phật đã hiển thị sự tu học trong Tịnh Tông từ sơ phát tâm mãi cho đến khi thành Phật trong tương lai, toàn thể lịch trình tu học là như thế đó. Đoạn kinh văn này thật sự hết sức hay, nếu mọi người hời hợt, hờ hững xem lướt qua, quá đáng tiếc! Hôm nay, chúng tôi giảng đến chỗ này!