Hạnh Hoan Hỉ trong Thập Hạnh

Người tu đạo, phải y theo Phật trí để tu hành, đây là năng y. Thập hạnh là sở y, sở y chiếu mười hạnh môn để tu hành. Thập hạnh tức là thập độ. Bồ Tát phải tu hành thập độ (pháp môn Ba La Mật), khi công đức viên mãn, thì mới chứng nhập ba bậc Hiền (thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng), sau đó chứng nhập mười bậc Thánh (thập địa). Những gì là thập hạnh ?

  1. Hạnh hoan hỉ là pháp môn bố thí của Bồ Tát tu, chẳng những tự mình hoan hỉ, mà cũng khiến cho chúng sinh hoan hỉ.
  2. Hạnh nhiêu ích là pháp môn trì giới của Bồ Tát tu, đều là lợi ích chúng sinh, khiến cho chúng sinh đắc được ấm no và đầy đủ.
  3. Hạnh vô vi nghịch là pháp môn nhẫn nhục của Bồ Tát tu, chẳng trái ngược với mình, cũng chẳng trái ngược với chúng sinh.
  4. Hạnh vô khuất nhiễu là pháp môn tinh tấn của Bồ Tát tu, cũng chẳng khiến cho mình khuất nhiễu, cũng chẳng khiến cho chúng sinh khuất nhiễu.
  5. Hạnh vô si loạn là pháp môn thiền định của Bồ Tát tu, thân tâm chẳng điên đảo, vì có định lực, nên hạnh chẳng loạn.
  6. Hạnh thiện hiện là pháp môn Bát Nhã của Bồ Tát tu, thấu rõ pháp thế gian là vô thường, khổ, không, vô ngã; và hiểu rõ pháp xuất thế là thường, lạc, ngã, tịnh.
  7. Hạnh vô trước là pháp môn phương tiện của Bồ Tát tu, có cảnh giới sự lý chẳng trì trệ, dùng phương tiện khéo léo để độ chúng sinh.
  8. Hạnh nan đắc là pháp môn nguyện của Bồ Tát tu, là đại nguyện đại hạnh, đại từ đại bi, độ khắp chúng sinh.
  9. Hạnh thiện pháp là pháp môn lực của Bồ Tát tu, có trí huệ lực, mới thực hành tất cả pháp lành, có lực ngu si thì muốn làm tất cả pháp ác.
  10. Hạnh chân thật là pháp môn trí của Bồ Tát tu, lời nói việc làm đều chẳng hư vọng, tất cả đều chân thật.

Ðây là mười hạnh môn của Bồ Tát tu, cũng là mười pháp tiêu chuẩn của người tu đạo, mọi người thực hành, thì mọi người đều là Bồ Tát.

Bài viết hôm nay sẽ thảo luận về bậc cấp đầu tiên của Thập Hạnh, đó là Hạnh Hoan Hỉ. Trong kinh đức Phật nói: “A-nan! Thị Thiện nam tử, thành Phật tử dĩ. Cụ túc vô lượng, Như Lai diệu đức. Thập phương tùy thuận, danh Hoan Hỉ Hạnh. “

Giảng: A Nan! Thiện Nam tử ấy, đã thành con Phật, đầy đủ vô lượng diệu của đức Như Lai, tùy thuận mười phương chúng sanh, phương tiện tiếp dẫn, gọi là Hoan Hỉ Hạnh.

Tùy thuận mười phương chúng sanh” là tu hành phải lợi ích cho tất cả mọi người, đây gọi là lập công. Ðức tức là âm chất, nghĩa là lợi ích cho người, mà không mong người biết. Do đó : “Âm chất đức hạnh”. Trước hết phải lập công, công hạnh viên mãn, thì mới có đức hạnh. Có đức hạnh rồi thì mới dám nhận cúng dường. Phàm là Bồ Tát tu hạnh hoan hỉ, phải làm một vị đại thí chủ, đem tất cả của cải tài vật của mình, bố thí hết cho những chúng sinh cần. Bất cứ là ngoại tài hoặc nội tài, Ngài đều bố thí không sẻn tiếc, Do đó : “Tam luân thể không”. Nghĩa là chẳng có người bố thí, chẳng có người nhận, cũng chẳng có vật thí, tư tưởng như vậy mới là chân bố thí. Bố thí có 3 loại:

  1. Bố thí tài (tu phước) – giving of wealth.
  2. Bố thí pháp (tu huệ) – giving of Dharma.
  3. Bố thí vô uý (tu giới) – giving of fearlessness

Có rất nhiều vị tu hành trước khi xuất gia đều tu hành cả 3 loại bố thí trên. Nhưng sau khi xuất gia, đọc kinh và nghe nói bố thí pháp là cao cả trên hết. Không hiểu toàn ý của kinh, lấy bố thí pháp làm trọng và không còn tu 2 loại bố thí kia,: bố thí tài và bố thí vô uý.
“Siêng tu giới định huệ, Diệt trừ tham sân si”

Nếu chỉ tu huệ thì chỉ có thể diệt trừ si. Còn tham và sân thì chừng nào tu hành. Cho nên nhiều khi càng tu hành thì càng mê Tướng. Mê có chùa đẹp có chùa to lớn. Cho rằng chùa càng lớn thì độ càng nhiều người. Họ quên rằng tu pháp là tu huệ, dùng Phật pháp độ người. Đâu có kinh nào nói rằng dùng tướng để độ người. Người chân chánh học Phật pháp thì phải lìa tướng, lìa tướng tức là bồ đề. Trong 55 địa vị tu hành Bồ Tát: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa, Đẳng Giác. Đâu có địa vị hay giai cấp nào là Thập Tướng – Chùa To

Nếu các vị hỏi các Phật Tử lý do Phật Tử cúng dường. Các Phật Tử sẽ trả lời là lúc ban đầu cầu Phước, sau là mong các tăng ni có chổ tu hành. Có nhiều vị tu hành xây chùa để cho các tăng ni ở thì đó là đều tốt. Nhưng khi đã có nơi tu hành rồi lại càng muốn xây cho to cho đẹp. Có nhiều chùa xây dựng trên 30 năm mà vẫn còn tổ chức gây quỹ. Xây dựng chùa nữa chừng thì dừng không được, xây tiếp cũng không xông. Chùa càng lớn, nợ càng nhiều.

Nếu quý vị tu hành nghĩ rằng, quý vị tu hành tại ngôi chùa to lớn thì sẽ có nhiều Phật Tử. Quý vị mê lầm rồi. Không tin cuối tuần nay, chuà quý vị tổ chức 3 buổi lễ.

  • Một nơi là tại ngôi chùa. Một vị ngồi trên ghế thuyết pháp
  • Một nơi là tại ngôi chùa lớn.
  • Một nơi là tại một công viên lớn. Một vị ngồi dưới góc cây ngồi thiền, hay niệm Phật

Sau 2 ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, quý vị đếm coi có bao nhiêu Phật Tử ghé thăm tại 3 chỗ. Qua số người ghé qua, quý vị sẽ hiểu rõ Phật Tử nơi thành phố của quý vị. Và trong tương lai quý vị sẽ dùng đúng phương tiện để tu hành và làm đúng theo Hoan Hỉ Hạnh. Đó là “Tùy thuận mười phương chúng sanh”.

Không hoàn thành Hoan Hỉ Hạnh mà lại mang nợ của chúng sanh. Vì sao mang nợ chúng sanh? Tại vì chúng sanh bố thí tài là những phàm phu, luôn luôn mê đắm tiền tài, tuy tụng kinh Bát Nhã, nhưng không thể áp dụng Kinh Bát Nhã. Có nghĩ là họ vẫn còn luống tiết số tiền đã cúng dường, vẫn thấy mình cúng dường, vẫn thấy các tăng ni thọ nhận, vẫn cầu phước thọ. Người cho không thật tâm hoan hỷ thì việc bố thí đó sẽ trở thành nhân quả nợ nần. Các vị có bao giờ nghĩ rằng, thọ nhận cúng dường từ những Phật Tử đó thì kiếp sau quý vị sẽ làm trâu làm bò để trả nợ hay không?

Vậy các chùa cũ đã xây dựng lên do tiền và sức lực của các Phật Tử có cần phải trả ân thí chủ hay không? Câu trả lời nầy tùy vị chủ trì nào đứng ra tạo dựng công việc xây cất. Nếu là một vị Ðại Bồ-tát thì không cần phải trả ân thí chủ. Vì sao?

Vì đã trả đủ rồi. Vì Ðại Bồ-tát là vị đại thí chủ bố thí các thiện pháp cho chúng hữu tình. Nghĩa là bố thí cho chúng hữu tình mười nẻo nghiệp thiện, năm giới Cận sự, tám giới Cận trụ, bốn Tĩnh lự, bốn Vô lượng, bốn Ðịnh vô sắc, bốn trí Thánh đế, bốn Niệm trụ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy chi Ðẳng giác, tám chi Thánh đạo, sáu pháp Ba-la-mật-đa, mười tám pháp không, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí Nhất thiết, trí Ðạo tướng, trí Nhất thiết tướng. Vì Bồ-tát bố thí cho các hữu tình vô lượng, vô số, vô biên thiện pháp như vậy nên gọi là đại thí chủ. Do đó đã trả ân cho thí chủ, phước điền chân thật thanh tịnh sinh vô lượng phước.Vì vậy khi các chúng sanh có duyên kiếp này gặp lại vị đại Bồ Tát đó, họ đều hoan hỷ cúng dường xây dựng chùa và tượng Phật.

Muốn chúng sanh hoan hỷ thì trước nhất là quý vị phải hành hạnh hoan hỷ. Kinh Kim Cang nói rằng: “Sắc, thọ tưởng rồi mới hành”. Sắc là lià bỏ cái mê sắc mê tướng. Thọ là không còn thọ hưởng ái lạc tiền tài phú quý. Tưởng là không còn mơ tưởng chùa to tài sắc. Tưởng là không còn mơ mộng trong cuộc sống hằng ngày và ngay cả trong mơ mộng khi ngủ. Lúc đó thì quý vị mới bước tới “Hành” trong sắc thọ tưởng hành. Hành là hành động trong buông bỏ cái ngã cái tôi cái lợi ích riêng tư. Chỉ còn để lại những hành động hoan hỷ cứu độ tất cả chúng sanh.

Không muốn lợi ích cho chính mình, căn bản là chẳng có sự mong cầu, vì rằng đạt đến vô cầu phẩm tự cao, đương nhiên cũng không lo, tại sao chúng ta sầu lo? Vì có sự tham cầu, có tham cầu thì có sầu lo. Quý vị không tham cầu danh văn lợi dưỡng, cũng không tham cầu năm dục – tài, sắc, danh, ăn, ngủ. Quý vị đối với những thứ nầy đều giải thoát, càng không tham sự cúng dường. Chỉ chuyên bố thí cho tất cả chúng sinh, vì quý vị chuyên nhất tu bố thí, bất luận cúng dường gì, quý vị đều đem cho hết thảy chúng sinh.

Quý vị phải phát đại tâm nguyện, đại từ, đại bi, đại bố thí, là vì cứu độ tất cả chúng sinh, khiến cho được lìa khổ, ái hộ tất cả chúng sinh, khiến cho chúng sinh được an vui. Do đó, quý vị lại cầu thêm một bước nữa, làm thế nào tại thế gian lợi ích chúng sinh, lại làm thế nào lợi ích chúng sinh xuất thế gian. Luôn luôn tu hạnh Bồ Tát nầy, chưa từng sinh tâm nhàm mỏi, như vậy lâu dần sẽ thành tựu tâm rất tự nhiên chẳng có sự nhàm mỏi.

Đắc được tâm không nhàm mỏi rồi, thì gieo xuống sức tinh tấn không giải đãi, đối với tất cả Kinh điển luận thuyết đại thừa, càng không có tâm sợ hãi khiếp nhược làm chướng ngại, cũng chẳng sợ Phật pháp như biển cả, không dám đi nhiếp thọ. Phàm là Kinh điển của Phật nói, một khi thấy thì mắt sẽ tỏ rõ, chiếu thấu thật tướng các pháp, vào sâu tạng Kinh, trí huệ như biển, thành tựu trí huệ nghiên cứu tất cả Kinh luận.

Quý vị đắc được trí huệ vào sâu tạng Kinh, trí huệ như biển rồi, đối với tất cả sự lý, kế hoạch đều rất tỉ mỉ, nghĩ việc gì đáng làm, việc gì không đáng làm, đều phân biệt nhận thức được rõ ràng. Gặp chúng sinh thượng căn thượng trí, chúng sinh trung căn trung trí, hạ căn ngu si, quý vị đều tuỳ theo sức của mình, hiểu rõ ưa thích chán ghét tập tánh của chúng sinh, nên dùng phương pháp và thân phận gì mới có thể độ được họ, đều tuỳ thuận giáo hoá chúng sinh. Vì quý vị đã thành tựu trí huệ thế gian pháp.

Quý vị thành tựu trí huệ thế gian rồi, có lực quyết định “biết thời biết lượng”, biết rõ cơ duyên của tất cả chúng sinh đã thành thục chưa, những chúng sinh đó đáng được độ trước, nên dùng pháp gì, những chúng sinh cơ duyên chưa thành thục, thì chưa nên độ. Tuỳ thời quý vị đều cảnh sách chính mình, phát tâm hổ thẹn, dùng “sự hổ thẹn” để “trang nghiêm” chính mình, tu phước tu huệ, tích tụ phước đức.