Pháp Hoa Tam Muội
Pháp là Phật Pháp cũng là Diệu Pháp. “Diệu Pháp” tức là pháp huyền diệu, vi diệu, thâm áo không thể dò.
Hoa là Liên Hoa hay là hoa sen để làm ví dụ. Có nghĩa là dùng diệu pháp chi phối liên hoa, làm đề mục cho tam muội nầy
Tam muội có nghĩa là bất động hay là định
Pháp Hoa Tam Muội là một trong những tam muội trong bộ kinh Pháp Hoa. Tam muội nầy dùng Diệu Pháp Liên Hoa làm tên. Diệu Pháp là pháp, Liên Hoa là ví dụ. Tam muội này rất là vi diệu thâm sâu, một số người không dễ gì hiểu nổi, cho nên dùng hoa để ví dụ, do đó tam muội nầy lấy pháp và dụ làm tên.
Hoa có nhiều loại khác nhau, có loại “hoa dại không có quả”, chỉ có hoa mà chẳng có quả, là ví dụ những người buông lung, cứ nói dối, chỉ nói mà không làm, cũng là ví dụ cho ngoại đạo. Vì những bàng môn tả đạo, mặt ngoài trông có vẻ rất là thần thánh, họ cũng rất dụng công tu hành, tu đủ thứ sự khổ hạnh, nhưng chẳng kết quả, cuối cùng chẳng thành công, đó cũng như hoa dại chẳng có quả.
Có thứ “hoa có rất nhiều quả”, đó là ví dụ phàm phu cúng dường cho cha mẹ, sư trưởng, đủ thứ hành vi hiếu thuận. Vì cúng dường cha mẹ, cho nên được rất nhiều công. Những công này, tương lai cũng sẽ kết rất nhiều quả, hoặc là sinh về cõi trời, hoặc là sinh vào cõi người làm người giàu có, đó thật là một hoa có nhiều quả.
Lại có, “một hoa kết một quả”, đó là biểu thị Duyên Giác. Duyên Giác tu hạnh viễn ly, tu pháp môn này, thì vào trong rừng sâu núi thẳm, cũng chỉ đắc được quả vị Duyên Giác.
Lại có, “trước quả sau hoa”, như Tu Ðà Hoàn, họ đã chứng quả Tu Ðà Hoàn, nhưng về sau họ vẫn cần tiếp tục tu hành.
Lại có, “trước hoa sau quả”, đây là biểu thị Bồ Tát thừa, Bồ Tát thì trước phải tu hành, về sau mới đắc được quả vị Bồ Tát. Song, những thứ hoa đã nói ở trên, không thể ví dụ với diệu pháp được, cũng không thể sánh với diệu pháp, chỉ có hoa sen mới thật sự có thể ví dụ cho diệu pháp, vì hoa sen là hoa quả cùng lúc, biểu thị tức quyền tức thật.
Hoa quả cùng lúc vừa nói ở trên, mới biểu thị khai quyền hiển thật, vừa có hoa lại có quả, quyền là hoa, thật là quả, song, duy thật thí quyền, sao lại có hoa? Hoa là vì chấp quả mà có. Khi Phật nói Kinh Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Ðẳng, Bát Nhã đều vì nói Kinh Pháp Hoa, mới nói những Kinh điển đó. Pháp được nói ra trước là quyền pháp (pháp phương tiện), chứ chẳng phải là thật pháp, đến hội Pháp Hoa mới là thật pháp, thật giáo. Ðem quyền giáo triển khai, để hiện thị ra nhất thừa thật pháp,
Loài hoa tượng trưng trong Pháp Hoa Tam Muội là hoa sen. Bởi vì hoa nở sen hiện, cũng gọi là khai quyền hiển thật. Hoa rụng sen thành, tức gọi là bỏ quyền lợi thật, xả bỏ quyền pháp, tuyên lưu ra diệu pháp chân thật. Thật giáo thượng thừa tức là viên đốn nhất thừa.
Hoa sen là một thứ hoa hy hữu nhất. Thứ hoa này, thuộc về: hoa quả cùng lúc ; hoa nở thì sen hiện, hoa rụng thì sen thành. Rễ của hoa sen ở dưới bùn, cọng thì ở trong nước, còn hoa thì vượt lên khỏi mặt nước. Rễ ở trong bùn là biểu thị phàm phu, cọng ở trong nước là biểu thị hàng nhị thừa. Phàm phu chấp về có, ở trong bùn là ví dụ có ; nhị thừa thì chấp không, cọng hoa ở trong nước là biểu thị không. Hoa sen ở trên mặt nước là vượt ra không, có ; là biểu thị trung đạo và liễu nghĩa. Tức chẳng rơi về không, cũng chẳng rơi về có. Không, có gọi là hai bên, chẳng chấp vào hai bên, là trung đạo liễu nghĩa.
Sao lại nói hoa sen là biểu thị sự trung đạo liễu nghĩa, đại giáo viên đốn? Vì một khi hoa sen nở, thì có sen, đó gọi là biểu thị nhân quả không hai ; nhân là quả, quả cũng là nhân, như trồng nhân Phật thì kết quả Phật. Mà hoa quả cùng lúc, cũng là biểu thị khai quyền hiển thật. Hoa sen nở thì biểu thị khai quyền, pháp quyền xảo phương tiện, sen hiện ra là biểu thị thật pháp; là chân thật không hư, dùng pháp thật tướng làm thể.
Quý vị muốn tu hành Pháp hoa tam muội thì phải hiểu rằng nhân quả không hai. Nhân tức là quả, quả tức là nhân. Nhân quả cùng lúc, cho nên ví như hoa sen. Hoa sen là hoa nở sen hiện, hoa tàn thì sen thành. Tức là quyền thật không hai. Quyền là quyền xảo phương tiện, thật là chân thật bất hư, vì thật thí quyền, vì thật pháp mới dùng pháp quyền xảo phương tiện. Khai quyền hiển thật, khai mở quyền rồi, thì hiện ra thật. Tức là bổn tích không hai. Bổn là sự lý rất lâu xa về trước, tích là thật hiện sinh. Vì nhân quả không hai, quyền thực không hai, bổn tích không hai, cho nên gọi là Pháp hoa tam muội.
Hoa sen nở và mang quả đồng thời cũng đại diện cho “sự mở ra tạm thời để biểu lộ sự thật. Sự nở hoa của hoa sen tượng trưng cho sự” mở ra “của pháp tạm thời. Pháp tạm thời đề cập đến các thiết bị hiện có và Pháp thực là Pháp chân chính, “không giả”, chân lý của dấu ấn chân thật.